Câu 1. Tác giả của văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” là ai?A. O.Hen-ri.B. An-dec-xen.C. Xec-van-tét.D. Lỗ Tấn.Câu 2. Tác giả của văn bản “Ôn dịch, thuốc lá” là ai?A. Thái An.B. Nguyễn Khắc Việt.C. Ngô Tất Tố.D. Nguyễn Khắc Viện.Câu 3. Trong văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”, nhận định nào không nói về tác hại của bao bì ni lông đối với môi trường tự nhiên?A.Bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá...
Đọc tiếp
Câu 1. Tác giả của văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” là ai?
A. O.Hen-ri. B. An-dec-xen. | C. Xec-van-tét. D. Lỗ Tấn. |
Câu 2. Tác giả của văn bản “Ôn dịch, thuốc lá” là ai?
A. Thái An. B. Nguyễn Khắc Việt. | C. Ngô Tất Tố. D. Nguyễn Khắc Viện. |
Câu 3. Trong văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”, nhận định nào không nói về tác hại của bao bì ni lông đối với môi trường tự nhiên?
A.Bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh. B. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. | C. Bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. D. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. |
Câu 4. Trong câu văn “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu” (Ôn dịch, thuốc lá), tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. Nhân hóa. B. So sánh. | C. Liệt kê. D. Hoán dụ. |
Câu 5. Câu nào dưới đây sử dụng thán từ?
A. Than ôi thời oanh liệt nay còn đâu! B. Ngay cả tôi còn không biết. | C. Ta đi chơi nhé! D. Nó ăn những hai bát cơm. |
Câu 6. Câu văn nào dưới đây là câu ghép?
A. Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em, lấy điếu thuốc làm một cử chỉ cho biểu tượng quý trọng chính là đẩy con em vào con đường phạm pháp. B. Quân triều đình đã đốt rừng để giết chết người thủ lĩnh nghĩa quân đó, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt. | C. Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. D. Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên ngọc. |
Câu 7. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép “Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi” (Trong lòng mẹ) là:
A. Quan hệ mục đích. B. Quan hệ nguyên nhân. | C. Quan hệ điều kiện. D. Quan hệ tiếp nối. |
Câu 8: Tình thái từ trong câu “Mẹ đi làm về ạ!” có tác dụng gì?
A. Dùng để tạo câu cầu khiến. B. Dùng để biểu thị sắc thái tình cảm. | C. Dùng để tạo câu cảm thán. D. Dùng để tạo câu nghi vấn. |
A
Nguyễn văn xe