K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 1.    Xác định một phép liên kết hình thức được sử dụng trong các câu văn sau:a.     Cơm xong, Minh trở về buồng nằm xem báo. Anh chưa đọc hết nửa trang báo thì nghe tiếng gọi ngoài cửa. (Nguyễn Thị Ngọc Tú)…………………………………………………………………..b.    Người mẹ chồng và nàng dâu nhìn nhau. Hai người chợt thấy lẻ loi, cô đơn và thương nhau lạ lùng. (Tô Hoài)…………………………………………………………………..c.     Keng phải may một bộ cánh. Việc này không...
Đọc tiếp

 1.    Xác định một phép liên kết hình thức được sử dụng trong các câu văn sau:

a.     Cơm xong, Minh trở về buồng nằm xem báo. Anh chưa đọc hết nửa trang báo thì nghe tiếng gọi ngoài cửa. (Nguyễn Thị Ngọc Tú)

…………………………………………………………………..

b.    Người mẹ chồng và nàng dâu nhìn nhau. Hai người chợt thấy lẻ loi, cô đơn và thương nhau lạ lùng. (Tô Hoài)

…………………………………………………………………..

c.     Keng phải may một bộ cánh. Việc này không thể cho bố biết được. (Nguyễn Kiên)

…………………………………………………………………..

2. Tìm các biểu hiện liên kết nội dung và liên kết hình thức trong đoạn văn sau:

Nhân nghĩa là nhân dân. Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân.

Thiện nghĩa là tốt đẹp, vẻ vang. Trong xã hội không gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ lợi ích của nhân nhân (Hồ Chí Minh). 

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

3. Hãy cho biết đoạn văn sau mắc lỗi gì? Vì sao em lại khẳng định như vậy?

a) Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị và lành mạnh như trước nữa. Có bạn mặc mãi một kiểu áo không thay đổi gì cả. Thật là thiếu phong cách hiện đại. Nhà trường đang phát động phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai. 

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..…………………………………………………………………..

4. Chỉ ra và sửa chữa lỗi liên kết hình thức giữa các câu sau:

Thúy Kiều và Thúy Vân là hai chị em. Nhưng Thúy Kiều là chị, còn Thúy Vân là em. Họ đều là những người con gái có nhan sắc.

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

5. Sắp xếp các câu sau thành một đoạn văn

(a) Vị lạnh của đá đã được xay nhuyễn làm cho vị thơm ngon của dừa trộn sữa toát ra hết rồi lan tỏa khắp miệng để lại dư vị tuyệt vời trên đầu lưỡi.

(b) Thời gian trước người ta thưởng thức dừa bằng cách nạo cơm dừa rồi bỏ vào li có sẵn đá rồi sau đó cho sữa bò vào.

(c) Ngày nay người ta bỏ cơm dừa vào máy xay sinh tố có chứa sữa và đá ở trong đó.

………………………………………………………………….. 

0
31 tháng 12 2018

d, Liên kết câu: sử dụng quan hệ trái nghĩa yếu đuối- mạnh, hiền lành – ác

Bài 1: Vì sao các đoạn văn trong văn bản cũng như các câu văn trong đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức ?Bài 2: Về nội dung, hình thức có những phép liên kết nào ?Bài 3:Chỉ ra các phép liên kết có trong đoạn trích sau ?Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có...
Đọc tiếp

Bài 1: Vì sao các đoạn văn trong văn bản cũng như các câu văn trong đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức ?

Bài 2: Về nội dung, hình thức có những phép liên kết nào ?

Bài 3:

Chỉ ra các phép liên kết có trong đoạn trích sau ?

Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học "thời thượng", nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề.

Bài 4. Chỉ ra và nêu cách sửa các lỗi liên kết hình thức trong những đoạn trích dưới đây:

 

a. Với bộ răng khỏe cứng, loài nhện khổng lồ này có thể cắn thủng cả giày da. Mọi biện pháp chống lại nó vẫn chưa có kết quả vì chúng sống lâu dưới mặt đất. Hiện nay, người ta vẫn đang thử tìm cách bắt chúng để lấy nọc điều trị cho những người bị nó cắn.

 

b. Tại văn phòng, đồng chí Bộ trưởng đã gặp gỡ một số bà con nông dân để trao đổi ý kiến. Mỗi lúc bà con kéo đến hội trường một đông.

2
27 tháng 2 2022

Bài 1 : Các đoạn văn trong văn bản cũng như các câu văn trong đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức vì như vậy sẽ khiến cho các câu văn trong đoạn văn mạch lạc, không rời rạc và liền mạch hơn về cấu trục.

Bài 2: * Liên kết về nội dung có 2 phép liên kết là :

`-` Liên kết chủ đề : các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn, các đoạn văn phải thể hiện được chủ đề chung của toàn văn bản.

`-` Liên kết lô - gic : các câu trong đoạn văn và các đoạn văn trong văn bản phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí

* Liên kết hình thức có 4 phép liên kết là :

`-` Phép lặp

`-` Phép nối

`-` Phép thế

`-` Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng.

Bài 3 : 

`-` Phép thế : "Bản chất trời phú ấy" thay thế cho "thông minh, nhạy bén với cái mới".

`-` Phép nối : Nhưng

Bài 4 : 

a, `-` Lỗi thay thế : nó (từ nó này không thể thay thế cho loài nhện)

`-` Sửa : nó `->` chúng

b,

`-` Lỗi : dùng từ không thống nhất, mạch lạc, hội trường và văn phòng là hai danh từ có nghĩa khác nhau hoàn toàn, không thể thay thế cho nhau.

`-` Sửa : hội trường `->` văn phòng.

 

27 tháng 2 2022

cảm ơn bro nhé! Tks! <3

6 tháng 4 2019

a, Liên kết câu: trường học- trường học (phép lặp)

- Liên kết đoạn: trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến- như thế (phép thế)

29 tháng 8 2018

b, Lỗi dùng từ không thống nhất, từ hội trường và văn phòng không đồng nghĩa, không thể thế cho nhau.

Sửa: bỏ từ hội trường trong câu 2 hoặc thay từ này bằng từ văn phòng.

27 tháng 11 2017

b, Liên kết câu: văn nghệ - văn nghệ (phép lặp)

- Liên kết đoạn: lặp từ sự sống, văn nghệ (lặp)

16 tháng 5 2021

phép lăp: vừa

phép thế: con bé-> nó

16 tháng 5 2021

phép thế : từ "con bé" được thay thê bằng từ "nó"

 

 

Hãy điền từ thích hợp cho bài văn hay hơn nha:Ông em trước đây là thầy giáo, vì thế mà tuy tuổi đã cao nhưng ông vẫn thường hay đọc sách báo. Ông thường dạy em đọc sách báo nhiều sẽ giúp em mở mang được đầu óc và tăng cường tư duy. Chẳng thế mà trong nhà em có hẳn một kệ sách rất lớn.Ông em năm nay đã gần 70 tuổi. Khuôn mặt của ông đã in hằn những vết tích của thời gian....
Đọc tiếp

Hãy điền từ thích hợp cho bài văn hay hơn nha:

Ông em trước đây là thầy giáo, vì thế mà tuy tuổi đã cao nhưng ông vẫn thường hay đọc sách báo. Ông thường dạy em đọc sách báo nhiều sẽ giúp em mở mang được đầu óc và tăng cường tư duy. Chẳng thế mà trong nhà em có hẳn một kệ sách rất lớn.

Ông em năm nay đã gần 70 tuổi. Khuôn mặt của ông đã in hằn những vết tích của thời gian. Những nếp nhăn trên vầng trán cao, những chấm đồi mồi trên hai gò má ngày càng nhiều hơn.  Tóc ông đã bạc đi nhiều và đôi mắt ông cũng không còn tinh anh như hồi còn trẻ nữa. Nhưng em vẫn thấy ông em đẹp lão lắm. 

Ông em sinh hoạt rất điều độ. Ngày nào cũng như ngày nào, buổi sáng ông thường dạy sớm tập thể dục. Sau bữa sáng cùng cả nhà ông lại vào thư phòng đọc sách. Ông có một phòng đọc sách báo riêng, trước kia đó là phòng làm việc của ông. Những kệ sách cao chạm đến tận trần nhà. Phòng đọc sách của ông có một chiếc cửa sổ to, mỗi buổi sáng khi ông mở cửa sổ, ánh nắng tràn vào sáng rực cả căn phòng. Ông thường ngồi bên .............................................................đeo kính. Ông em rất thích đọc báo Nhân dân. Nên ông thường đặt báo theo kì, ngày nào cũng có người giao báo tới tận nhà. Khi ngồi đọc báo ông thường rất chăm chú. Ông cẩn thận xem trang bìa đầu tiên để theo dõi xem số báo này có những tin tức gì nổi bật. Sau đó mới lật giở những trang bên trong để đọc nội dung. Ông đọc rất c.....................................báo đó lắm. Cũng có những tin tức khiến ông không đồng tình, đôi chân mày của ông nhíu lại, khuôn mặt ông trở nên đăm chiêu hơn. Khi đọc xong tờ báo,ông lại nhẹ nhàng cẩn thận gấp ................................ nơi ông thường để những tờ báo.Ông sắp xếp chúng rất khoa học theo tờ báo, số báo và ngày phát hành của mỗi tờ báo. Chính thế mà khi muốn đọc lại hay tìm lại tờ báo nào ông thường tìm rất nhanh. 

Mỗi ngày, khi đọc báo xong, sau mỗi giờ ăn cơm, ông thường mang những tin tức hôm nay ông đọc được để nói chuyện với ba mẹ em. Ngồi nghe người lớn .................................................lẫn rất thích. Ông bảo đọc báo nhiều sẽ giúp em cập nhật thông tin về nhiều mặt, mở mang được nhiều kiến thức hơn.

Ông ........................................................... ông đọc báo. Em yêu ông thật nhiều và mong ông khoẻ, sống lâu trăm tuổi. Lúc nào đó, khi ông không thể đọc báo nữa, em sẽ đọc báo cho ông nghe.

5
25 tháng 1 2018

khó quá vậy bạn!!

25 tháng 1 2018

nhìn dễ mà bạn chỉ cần cố gắng thôi

27 tháng 6 2018

c, Liên kết câu: thời gian, con người (phép lặp)