Hãy nói về món ăn tuổi thơ mà em và cả nhà em đều đã ăn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những món ăn mà em đã dùng trong các bữa ăn hàng ngày: Thịt rang, thịt luộc, cá nấu, cá rán, cá kho, đậu phụ rán, nem, rau,…
Những món nướng mà em đã được ăn: Khoai nướng, thịt lợn nướng,…
Các món đó là:khoai lang nướng,vịt nướng,lợn nướng,....
Nhận xét:các món đều rấ ngon và có các hương vị rất đa dạng,trong đó có một số món ăn nhiều sẽ hơi ngán.
4 món ăn là: phở bò Nam Định, nem nắm Giao Thủy, bánh gai Nam Định, bánh xíu páo
Đặt câu:
- Xíu páo là loại bánh có vỏ mỏng như bánh trung thu nướng nhưng mềm và thơm hơn.
- Những nguyên liệu đã tạo nên một mùi vị khác biệt biệt mùi thơm của gạo, ngọt của sen và dừa.
_HT_
Mình sinh ra và lớn lên ở Nam Định nên bạn cứ yên tâm là đúng nhé!
4 món ăn đặc sản của tỉnh nam định là:
1. Phở bò
2. Bún đũa
3. Xôi xíu
4. Bánh Xíu Páo
Đặt câu:
- Em rất thích ăn phở bò
- Bà em nấu xôi xíu rất ngon
TK
Gần hết năm rồi. Đi ra chợ, hàng rau – quả – củ…, cứ cách vài bước đã thấy người ta đổ đông kiệu bán. Để làm kiệu, phải có giấm. Thế nên, tôi lại nhớ một “món” mà mẹ hay làm: giấm nuôi.
Mẹ tôi hay mua chuôi xiêm cho cả nhà ăn. Lâu lâu, tôi thấy mẹ cất riêng ra vài trái, để chín muồi. Lúc nào như vậy, tôi biết mẹ tôi định làm giấm mới. Trước tiên, mẹ tôi đã chuẩn bị một cái hũ dung tích khoảng 2 – 3 lít, đã được rửa sạch và thật khô, rồi mẹ tôi cho khoảng nửa xị rượu đế, nước dừa tươi lọc thật sạch, không có một chút bụi nào vào hũ. Kế đến, mẹ tôi lột vỏ chuôi, lột hết những đường chỉ còn bám thân trái chuôi, để lộ một lớp cám óng ánh, chuôi chín có mùi thơm ngọt thật dễ chịu dễ thèm(nhưng lúc ấy, có thèm cũng không được, vì mẹ đã dành làm giấm mà)
Đoạn, mẹ đặt trái chuối nằm lên mặt thớt (cũng thật sạch và khô), mẹ dùng con dao to bản, ép nhẹ trái chuối cho dẹp xuống, rồi cho vào trong hũ hỗn hợp nước dừa, rượu trắng để sẵn. Cứ thế, với trái thứ hai, thứ ba. Một hũ, nhiều lắm là ba trái chuôi thôi. Sau đó, mẹ đậy nắp hũ lại, rồi cẩn thận bao quanh hũ bằng một lớp giấy báo. Mẹ nói: không ai được tò mò mà mở ra nhìn đó nhé, vì nó mắc cỡ, sẽ không thành giấm đâu. Và mẹ giấu kĩ vào góc khuất của tủ chén.
Độ đôi ba tháng, khi lũ nhỏ chúng tôi quên khuây đi mất, thì mẹ kêu chúng tôi vào bếp, mở lớp giấy báo bọc ngoài hũ ra cho chúng tôi xem. Thích chưa bơi là đà trong hũ là những màng trăng trắng, mẹ tôi gọi đó là con giấm. Trong khi chúng tôi còn tròn mắt ngạc nhiên, mẹ đã đưa ngón tay trỏ lên môi, ra dấu suỵt như thể ngăn chúng tôi đừng làm ồn, kẻo con giấm kinh động mà biến mất vậy. Rồi mẹ lại cẩn thận bọc giấy báo lại, cất đi.
Khi mẹ tôi bắt đầu chiết giấm, là chúng tôi biết mẹ đã tính tới làm điệu, làm đồ chua bao nhiêu hũ, hũ lớn, hũ nhỏ, hũ nào nhà dùng, hũ nào đem biếu. Trước Tết ta độ nửa tháng, mẹ tôi nấu giấm đường, để nguội rồi rót vào hũ cho ngập kiệu, củ cải (đã được cắt tỉa, phơi nắng). Giấm đường mẹ tôi nấu khá đặc, làm cho kiệu, củ cải bóng mật, mau chua mà giòn vị đậm đà rất riêng biệt. Ai ăn dưa kiệu mẹ tôi làm, đều khen ngon, hương giấm khó quên.
Mấy hũ giấm nuôi ấy tiết kiệm cho mẹ tôi tiền mua chanh. Nhà tôi hay ăn nước – mắm – giấm hơn là nước – mắm – chanh. Xa mẹ, tôi không có thói quen làm giấm, nhiều khi đi mua giấm ở tiệm, ngửi mùi là chỉcó đổ đi chứ không ăn nổi. Và vì thế, tôi lại đổi thói quen ra làm nước mắm chanh. Nhưng cứ cuối năm ta, chanh thường lên giá, rồi lại cần giấm để làm kiệu, tôi lại nhớ giấm mẹ tôi nuôi.
văn à anh