K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 2 2022

tham khảo

Lũ lụt là một trong những thảm họa nguy hiểm nhất trên thế giới. Thực tế là mọi lũ lụt gây ra thiệt hại không chỉ tài sản mà còn con người. Việt Nam mảnh đất chữ S nằm ở Đông Nam Á bị ảnh hưởng nặng nề do lũ lụt, đặc biệt là miền trung Việt Nam. Hàng năm có khoảng 10-15 trận lụt xảy ra tại Việt Nam. Lý do chính là mưa lớn với lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500-2000mm do vị trí của nó. Ảnh hưởng của gió mùa cũng là một lý do khiến Việt Nam phải chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới. Hơn nữa, bên cạnh biển, thủy triều gây lũ lụt ở nhiều vùng có hệ thống thoát nước kém. Thêm vào đó, sự nóng lên của Trái Đất dẫn tới sự gia tăng mực nước biển và nạn phá rừng làm cho vấn đề nghiêm trọng hơn. Lũ lụt phá hủy đất đai, ruộng lúa, nhà cửa, làm hư hại các cơ sở vật chất vùng trung lưu. Mọi người mất nhà và thậm chí cả mạng sống do lũ lụt. Mặc dù Việt Nam luôn hỗ trợ các địa phương nhưng phải mất thời gian và ngay sau khi khôi phục lại cuộc sống, lũ sẽ lại xảy ra. Để ngăn chặn điều này, chính phủ đang tìm kiếm giải pháp mới hiện đại và đưa ra các biện pháp phòng ngừa với các cảnh báo càng sớm càng tốt. Tôi hy vọng rằng trong tương lai Việt Nam sẽ có một giải pháp hiệu quả hơn và người dân địa phương ở khu vực miền trung sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn

13 tháng 2 2022

tk

 

Miền Trung nước ta bị ảnh hưởng nặng nề khi một loạt trận bão đổ bộ liên tiếp. Nhưng sau bão chĩnh là lũ lụt. Nước dâng cao không ngừng, hàng trăm ngàn hộ dân bị ngập trong nước. Hoa màu vật nuôi bị lũ cuốn mất trắng. Mặc dù các hoạt động cứu hộ đã bắt đầu nhưng không tình hình năm nay lại không giống như mọi năm. Lũ dâng cao quá. Có những hình ảnh được truyền tải trên mạng, đó là hình ảnh được chụp từ trên cao, một số khu vực miền Trung như ngập trong biển nước.

Tài sản mất cả rồi! Một thực trạng đau lòng hơn nữa đó chính là có nhiều người đã thiệt mạng vì bão lũ, trong đó có sản phụ đi đẻ và ba mươi năm cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ tại nơi đây. Hậu quả của bão lũ mà ai cũng có thể nhìn thấy chính là đời sống người dân bị tàn phá nặng nề gây thiệt hại lớn về người và của. Tài sản mà họ gây dựng cả đời bị hủy hoại hoàn toàn. Môi trường sinh thái cũng bị phá hủy nghiêm trọng do nước lũ.

Chính vì vậy, Chính phủ và người dân cả nước chung tay, góp sức giúp đồng bào miền Trung vượt qua khó khăn, khắc phục hậu quả sau lũ, giúp người dân ổn định cuộc sống nhanh nhất có thể. Chúng ta cần phải lạc quan hơn nữa để vượt qua giai đoạn này đồng thời chúng ta cũng cần tương trợ lẫn nhau để những mảnh đời bớt khó khăn hơn đúng với tinh thần “Tương thân tương ái” của dân tộc.

Ngày nay xã hội đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển, cuốn theo nhiều sự thay đổi. Từ nhịp sống bề bộn, bon chen cho đến những truyền thống, đạo lý làm người cũng đang bị xoay vần. Trong xã hội ấy con người dường như đã trở nên thờ ơ, ít quan tâm với cuộc sống của người khác, để "mạnh ai nấy lo", "phải ai tai nấy". Nhưng cuộc sống vốn không có gì tuyệt đối bởi vậy bên cạnh đó cũng có hàng triệu trái tim đã cất lên tiếng nói yêu thương, đang lắng mình để nhìn quanh, đồng cảm và sẻ chia với những đồng loại còn khổ đau, bất hạnh của mình, để phát huy những truyền thống tốt đẹp mà xưa nay cha ông ta vẫn luôn gìn giữ.

Một nhà văn Nga đã từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương”. Đã là con người nếu sống không có tình thương thì chẳng khác gì loài vật, cũng chẳng khác chi một cái xác không hồn, tồn tại giữa dòng đời một cách vô nghĩa và sẽ chết dần chết mòn trong cô đơn, lạnh lẽo. Người đời cũng có câu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” - bởi vậy “cho và nhận” đã trở thành quy luật của cuộc sống. Khi làm người phải có qua có lại, tồn tại giữa tập thể, cộng đồng của ta không chỉ biết có mình. Cuộc sống ngày nay đã quá đổi thay so với lúc trước, nhưng cuộc sống vật chất có thể đổi thay nhưng tình người thì không thể nào thay đổi được.

Từ thuở khai thiên lập địa, khi con người còn sống trong cảnh phó thác số phận của mình cho thiên nhiên. Khi hai chữ "văn minh" chưa được định thành hình thù rõ nét trong trí óc của con người thì cha ông ta đã biết đến hai chữ "tình người", đã biết đến cái "nghĩa vụ" của người đối với người, để từ đó luôn nhắc nhở nhau: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng", hay "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ". Vậy thì tại sao chúng ta - những lớp con cháu đi sau, đã và đang sống trong thời kì mà "văn minh" đang nở rộ, bao nhiêu thuyết lí đẹp đẽ ra đời - không cố gắng phát huy những nét đẹp của ông cha?

Dù đang phát triển nhưng "đất nước ta vẫn đang còn nghèo, dân ta còn đói khổ, đồng bào ta không phải ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Bên cạnh những tòa cao ốc, những ngôi biệt thự đẹp đẽ với đầy đủ tiện nghi thì những ngôi nhà ổ chuột, lụp xụp với những tấm áo vá rách. Hay những bữa cơm đạm bạc, với những đứa trẻ nghèo mới năm, bảy tuổi đã phải nghỉ học để đi làm kiếm miếng ăn, vẫn còn đó đây trên đường phố. Cuộc sống của không ít đồng bào ta đang còn chìm ngập trong cảnh bần hàn, đang cần đến những con tim biết yêu thương, biết đồng cảm và sẻ chia.

Vậy đồng cảm và sẻ chia là gì? Nếu muốn nói cho rõ, cho rạch ròi thì rất khó bởi nó xuất phát từ trái tim con người. Nhưng làm sao có thể hiểu được nhịp đập của từng trái tim, cho nên mọi cách hiểu về nó chỉ mang tính khái quát mà thôi. Ở một khía cạnh nào đó có thể hiểu đồng cảm là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, hiểu và cảm thông với những gì đang diễn ra xung quanh cuộc đời họ và luôn đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ quan tâm của mình. Đồng cảm đi từ con tim đến mách bảo chúng ta hành động, tạo nên sự sẻ chia, sẻ chia là cùng người khác san sẻ niềm vui, nỗi buồn; sẵn sàng có mặt khi người khác cần mình, không tỏ thái độ vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét, đố kỵ, nhạo báng vinh quang, niềm vui của họ.

Đồng cảm và sẻ chia tuy không cùng chung một "đất nước" nhưng chúng có chung một "biên giới" đó là thắp lên những nét chung của hai nét đẹp truyền thống ấy. Đó là đem đến niềm vui cho người khác hay ít nhất là giảm bớt một phần nỗi buồn đau trong họ, đồng thời làm cho giá trị bạn trong mắt mọi người càng cao hơn nữa. Nó siết chặt thêm tình nghĩa đồng bào, làm cho người gần người hơn.

Tự nhiên sinh ra con người bình đẳng nhưng sự trôi dạt, xô đẩy của dòng đời, của hoàn cảnh đôi khi đã phân hoá, tạo ra con người với những cảnh đời khác nhau, có kẻ giàu người nghèo. Và những con người chân chính luôn muốn lấp đầy rút ngắn cái khoảng cách giàu nghèo ấy bằng tình thương lòng nhiệt tình. Trên thực tế, đã có nhiều nghĩa cử cao đẹp đã được "thực hành" và đem lại nhiều kết quả không nhỏ.

Từ lâu tinh thần đồng cảm và sẻ chia đã trở thành nhu cầu của con người Việt Nam nhân ái, nồng hậu. Đến ngày nay, điều đó vẫn luôn thường trực trong nếp sống của người Việt. Lúc trước, dân ta còn trong cảnh thiếu cơm, thiếu gạo thậm chí chết vì đói vậy mà họ vẫn còn san sẻ cho nhau từng miếng cơm, hạt muối, "tối lửa tắt đèn có nhau", sống cùng sống chết cùng chết. Ngày nay nét đẹp ấy vẫn còn được bảo tồn và phát huy, nhiều ngôi nhà tình nghĩa được mọc lên, nhiều trường học dành riêng cho trẻ em khuyết tật và có hoàn cảnh khó khăn học tập và phát triển.

Xoáy theo vòng quay của sự phát triển công nghiệp, môi trường ngày càng bị tàn phá và hủy diệt. Con người lâm vào cảnh khốn cùng không chỉ vì thiếu cái ăn, cái mặc mà còn bị sự "trả thù" của thiên nhiên, chịu những cơn giận dữ của đất trời. Nước ta, dù đang bước đi trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhưng phần lớn nhân dân ta đang sống nhờ vào việc sản xuất nông nghiệp, vì vậy phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Một đầm cá, một ao tôm trị giá hàng chục triệu, một cơn lũ quét qua đủ khiến cho một ông chủ trở thành một con nợ. Ngô lúa, hoa màu đang đến mùa, một đợt hạn hán kéo dài, một trận dịch bệnh cũng đủ làm cho nhiều gia đình rơi vào cảnh màn trời chiếu đất. Không dừng ở thế, đôi khi những trận "trả thù" của thiên nhiên còn ảnh hưởng đến cả một vùng lớn. Ví dụ như vào năm 2006, khi cơn bão Chanchu đi qua miền Trung đã khiến người dân ở đây phải khốn đốn, chịu nhiều thiệt hại về người và của nhưng bù lại họ được người dân trong nước quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ; giúp họ về tiền của, lương thực, đồng thời giúp họ tìm xác của những nạn nhân. Hay trong vụ sập cầu Cần Thơ vào năm 2007 đã khiến nhiều gia đình phải điêu đứng trước sự ra đi đột ngột của những người thân họ. Nhưng họ cũng như những người dân miền Trung, dù đớn đau, chua xót nhưng không đến nỗi phải chịu cảnh cô đơn, lẻ loi gánh chịu mọi khổ đau một mình mà cạnh họ hàng ngàn con tim của cả nước cũng đã cùng cất tiếng khóc thương và ra tay đóng góp, cứu trợ cho người nhà nạn nhân. Dù tiền và vật phẩm không mang những người ra đi trở về nhưng nó phần nào đã xoa dịu nỗi đau trong lòng người còn sống cũng như giúp họ vượt qua được cơn hoạn nạn, khó khăn, ít nhất là ngay lúc đó khi mà người thân của họ ra đi vĩnh viễn.

Để thể hiện tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - một tổ chức chính trị có vai trò tập hợp, tăng cường khối đoàn kết toàn dân cũng đã đứng ra phát động và thành lập quỹ "Vì người nghèo" - để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bức bách, đời sống cơ cực vượt lên số phận để sống một cuộc đời như những người bình thường khác, thậm chí đã vực dậy không biết bao nhiêu cảnh đời đen bạc mà chính họ cũng cảm thấy gần như mọi thứ đã quay lưng lại với cuộc đời họ. Từ ngày được thiết lập, tài khoản của quỹ ngày càng nhận được nhiều đóng góp của những cá nhân, tập thể, từ những em bé học mẫu giáo cho đến những cụ già về hưu, từ những người dân trong nước đến những người Việt kiều xa quê hương. Mang thông điệp yêu thương, phong trào ấy đã trở thành nguồn động lực để người nghèo phấn đấu thoát nghèo, rũ bỏ cuộc sống cơ hàn, vươn lên xây dựng cuộc sống mới tươi hơn, đẹp hơn, từ đó tạo ra tiềm lực để phát triển đất nước.

hok tốt ;-; !

Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành bài ca, tiếng hát của cả cộng đồng dân tộc. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành tiếng gọi của lương tâm. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành sức mạnh đẩy lùi khó khăn, hoạn nạn.

"Thương người như thể thương thân" là đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình thương là lẽ sống tốt đẹp của triệu triệu con người Việt Nam. Truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, ngày một phát triển mạnh mẽ và sâu sắc. Tình thương, lòng nhân ái là một biểu hiện rõ nét về đạo đức của mỗi người. Tình thương, lòng nhân ái được biểu hiện một cách cụ thể qua thái độ và hành động, đó là đồng cảm và sẻ chia.

Có thương người mới biết đồng cảm và sẻ chia. Nhìn thấy người bất hạnh, tàn tật, ốm đau. đói khổ, hoạn nạn, ta động lòng thương, ta rơi nước mắt, đó là đồng cảm "Một miếng khi đói bằng một gói khi no", đó là san sẻ. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Bác Hồ kêu gọi toàn dân "diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm". Bác Hồ cũng như hàng triệu gia đình đã giảm bớt khẩu phần hàng ngày, dành gạo để cứu đói. Chiến thắng được giặc đói lúc bấy giờ là một thành tích to lớn của cách mạng, là do sức mạnh lòng nhân ái của nhân dân ta.

Sau ba mươi năm chiến tranh, nước ta hiện có hàng chục vạn nạn nhân chất độc da cam. Hàng triệu đồng bào ở vùng sâu, vùng xa còn sống trong cảnh nghèo khó, thiếu thốn, khó khăn. Lũ lụt, bão tố xảy ra triền miên, gây ra cảnh người chết, cảnh màn trời chiếu đất cho nhiều gia đình. Nhiều học sinh đến trường bị nước lũ cuốn trôi; nhiều ngư dân ra khơi đánh cá bị sóng gió cuốn mất tích. Trước những cảnh đau lòng đó, ai mà chẳng động lòng thương, ai mà chẳng rơi nước mắt?

Các phong trào quyên góp do Mặt trận Tổ quốc phát động để cứu giúp, để ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam, các bệnh nhân nhiễm HIV - AIDS đã được đồng bào ta hướng ứng nhiệt liệt. Nhiều Việt kiều đã gửi về hàng trăm triệu đồng đóng góp vào quỹ từ thiện được báo chí ngợi ca. Phong trào giúp học sinh nghèo, học sinh khó khăn được đông đảo thầy cô giáo và các bạn trẻ tham gia nhiệt liệt. Tất cả các phong trào đó đã nói lên một cách cảm động sức mạnh đoàn kết, truyền thống nhân ái vô cùng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta.

Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành bài ca, tiếng hát của cả cộng đồng dân tộc. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành tiếng gọi của lương tâm. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành sức mạnh đẩy lùi khó khăn, hoạn nạn.

Nói đến đồng cảm và sẻ chia trong xã hội ta ngày nay, tôi không bao giờ quên câu ca mà bà nội tôi vẫn nhắc các con, các cháu:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”

12 tháng 10 2023

tui ko bt làm=)))

 

18 tháng 10 2023

:))

16 tháng 5 2022

Tham khảo

Lũ lụt là một trong những thảm họa nguy hiểm nhất trên thế giới. Thực tế là mọi lũ lụt gây ra thiệt hại không chỉ tài sản mà còn con người. Việt Nam mảnh đất chữ S nằm ở Đông Nam Á bị ảnh hưởng nặng nề do lũ lụt, đặc biệt là miền trung Việt Nam. Hàng năm có khoảng 10-15 trận lụt xảy ra tại Việt Nam. Lý do chính là mưa lớn với lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500-2000mm do vị trí của nó. Ảnh hưởng của gió mùa cũng là một lý do khiến Việt Nam phải chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới. Hơn nữa, bên cạnh biển, thủy triều gây lũ lụt ở nhiều vùng có hệ thống thoát nước kém. Thêm vào đó, sự nóng lên của Trái Đất dẫn tới sự gia tăng mực nước biển và nạn phá rừng làm cho vấn đề nghiêm trọng hơn. Lũ lụt phá hủy đất đai, ruộng lúa, nhà cửa, làm hư hại các cơ sở vật chất vùng trung lưu. Mọi người mất nhà và thậm chí cả mạng sống do lũ lụt. Mặc dù Việt Nam luôn hỗ trợ các địa phương nhưng phải mất thời gian và ngay sau khi khôi phục lại cuộc sống, lũ sẽ lại xảy ra. Để ngăn chặn điều này, chính phủ đang tìm kiếm giải pháp mới hiện đại và đưa ra các biện pháp phòng ngừa với các cảnh báo càng sớm càng tốt. Tôi hy vọng rằng trong tương lai Việt Nam sẽ có một giải pháp hiệu quả hơn và người dân địa phương ở khu vực miền trung sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

16 tháng 5 2022

     Chắc hẳn hiện tượng lụ lụt còn không xa lạ gì với chúng ta . Lũ lụt là do triều cường hoặc bão gây nên.Khi lũ lụt ,nó sẽ làm vỡ đê và tràn qua bờ sông rồi vào nhà dân.Nói ngay đây không xa,ở miền Trung nước ta năm cũng đã xảy ra 1 trận lũ lụt.Trận lũ lụt đó nó đã mang đi bao nhiêu của cải ,nhà cửa của người dân.Đặc biệt là những bạn học sinh cũng đã bị lũ làm ướt hay mất hết sách vở .Vì thấy tình trạng như này,nước ta đã cùng chung tay quyên góp ,ủng hộ cho người dân ở miền Trung.Rất nhiều người đã ủng hộ nhiều thứ như là quần áo,sách vở,đồ dùng học tập,lương thực,thực phẩm,...cho miền Trung.Như vậy,chúng ta có thể thấy lũ lụt có xảy ra dù chỉ là 1 lần nhưng nó cũng gây thiệt hại nhiều thứ .

1 tháng 11 2020

Mưa lũ tại miền Trung vẫn đang diễn biến phức tạp gây nhiều thiệt hại về người và của , tính đến ngày 10/10 đã có 8 người chết, 7 người mất tích, gần 20.000 người dân phải sơ tán tránh lũ.
Quảng Trị: Mưa lũ diễn biến phức tạp, huy động mọi lực lượng cứu hộ, cứu nạn

Theo thông tin từ báo Quảng Trị, tính đến 6 giờ sáng ngày 10/10/2020, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã xảy ra ngập lụt trên diện rộng ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố. Đặc biệt, đã xuất hiện đỉnh lũ vượt lũ lịch sử trên lưu vực sông Hiếu làm 2 người chết, 5 người bị nước cuốn trôi; 21.309 hộ với 67.865 nhân khẩu bị ảnh hưởng.

Tình trạng ngập lụt xảy ra trên diện rộng ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố - Ảnh: H.T

Lượng mưa 4 ngày, từ ngày 5/10 đến ngày 10/10 trên địa bàn tỉnh phổ biến từ 600 mm – 800 mm. Đặc biệt, đã xảy ra hiện tượng mưa với cường suất lớn, tập trung trong thời gian ngắn trong đêm 7/10 và sáng ngày 8/10 tại các trạm là: Đakrông 272 mm, Khe Sanh 167 mm, Tà Rụt 139 mm, Đầu Mầu 128 mm. Lũ trên các sông đều lên nhanh và đạt đỉnh phổ biến ở mức trên báo động 2 đến báo động 3, có nơi trên báo động 3.Tại huyện Hướng Hóa, các xã: Tân Thành, Tân Long, Thuận, Thanh, Hướng Phùng, Hướng Việt và thị trấn Lao Bảo bị ngập lụt, chia cắt cục bộ. Đường vào trung tâm xã Hướng Linh bị sạt lở 2 điểm thuộc địa phận xã Hướng Tân, hiện các loại phương tiện không qua lại được.

Lực lượng Bộ đội Biên phòng hỗ trợ di dời người dân đến nơi an toàn - Ảnh: L.T

Tại huyện Đakrông, tuyến đường 558 bị ngập sâu, chia cắt nhiều điểm; đường vào trung tâm xã A Vao, Ba Nang bị chia cắt nhiều vị trí như cầu Đá Rò, Ra Lây, Tà Rẹc. Mưa lũ cũng đã gây ngập lụt ở thôn Đá Nỗi, xã Ba Lòng và một số vị trí của thôn Na Nẫm, xã Triệu Nguyên. Một số tuyến đường nội thôn, liên thôn, như: thôn A Bung, xã A Bung đến thôn A Rồng, xã A Ngo, thôn Gia Giã, xã Hướng Hiệp, thôn Húc Nghì, xã Húc Nghì, thôn Ly Tôn, xã Tà Long bị chia cắt do các tràn và ngầm tràn mực nước ngập sâu 1 – 2m; tuyến đường Hồ Chí Minh (Km 17,23 trên Quốc lộ 9) nhiều điểm sạt lở với khối lượng lớn, đặc biệt tại KM 50+150 gây tắc đường nghiêm trọng.

Sạt lở đất do mưa lũ tại huyện Hướng Hóa - Ảnh: Đồn Biên phòng Hướng Lập cung cấp

Tại huyện Cam Lộ, trên 2.000 nhà dân vùng thấp, trũng ven sông Hiếu như thôn Bích Giang, xã Cam Hiếu; thôn Bình Mỹ, An Mỹ, xã Cam Tuyền; thôn Tam Hiệp, xã Cam Thủy đã bị ngập sâu. Toàn huyện có trên 200 con gia súc và 20.000 con gia cầm các loại bị chết, trôi; trên 2.000 tấn lương thực bị ướt, hư hỏng; trên 500 ha sắn, hoa màu bị ngập lụt, hư hại. Nhiều tuyến đường giao thông, kênh mương bị ngập lụt sâu, xói lở, cuốn trôi. Có 3 điểm trường bị ngập lụt nghiêm trọng là Trường Tiểu học và THCS Cam Tuyền; Trường Tiểu học và THCS Cam Hiếu và Trường Mầm non Hoa Hồng.

Tại huyện Hải Lăng, có 14/16 xã, thị trấn với 16.875 hộ gia đình bị ngập lụt từ 0,2 – 3,5 m. Một số xã như: Hải Phú, Hải Thượng mực nước cao hơn đỉnh lũ năm 1999. Toàn bộ hệ thống giao thông các tuyến đường tỉnh, huyện, liên xã đều đã bị ngập, chia cắt. Hệ thống đê bao vùng trũng chìm trong nước; các hồ, đập gò đồi đã tích nước đầy và nước đã qua tràn.

Tại huyện Triệu Phong, đã có 10.010 nhà dân bị ngập, cuốn trôi; tiến hành di dời 738 hộ với 1.812 nhân khẩu đến nơi an toàn. Toàn huyện có 59,4 ha rau màu, 190,65 ha nuôi trồng thủy sản, 58.500 vật nuôi cùng nhiều tài sản có giá trị của người dân bị ngập lụt, cuốn trôi.

Chăm sóc sức khỏe cho các thuyền viên được cứu vào bờ - Ảnh: T.T

Tại các huyện Gio Linh, Vĩnh Linh vẫn còn nhiều địa bàn các xã, thị trấn đang bị ngập lụt trên diện rộng. Trong đó, huyện Gio Linh có 434 hộ bị ảnh hưởng, di dời 30 hộ với 116 nhân khẩu; Vĩnh Linh có 1.043 lượt nhà ở dân cư bị ngập nước dưới 1m, 03 nhà bị tốc mái. Trên 570 hecta diện tích sản xuất nông nghiệp; cây trồng hàng năm; hoa màu; nuôi trồng thủy sản bị tổn thất. Đặc biệt, nhiều công trình giao thông, thủy lợi bị hư hỏng nặng, như: Đập đất Khe Cạn, xã Hiền Thành sạt trôi 15m; Đê Tả Bến Hải bị sạt lở mái 100m; vỡ 2 xuồng máy 15CV ở thị trấn Cửa Tùng; 730 m đường gồm đường thị trấn Cửa Tùng, đường nội đồng xã Vĩnh Giang; Cầu Tân Hòa, xã Vĩnh Thái bị sạt lỡ 2 bên mố cầu.... Tổng thiệt hại toàn huyện ước tính gần 62 tỉ đồng.Đến nay, cùng với hoạt động phòng, chống mưa lũ, công tác khắc phục đang được huyện Vĩnh Linh tích cực thực hiện. Trong đó, huyện chỉ đạo huy động nhân lực, phương tiện ưu tiên hỗ trợ các địa phương, người dân thuộc vùng trũng bị ngập lụt nặng như Hiền Thành, Vĩnh Sơn, Vĩnh Lâm, Vĩnh Long… và các đơn vị ven biển thị trấn Cửa Tùng, xã Vĩnh Thái. Sửa chữa tạm thời các tuyến giao thông bị chia cắt để lưu thông thuận tiện. Mặt khác, theo dõi chặt chẽ, cảnh báo kịp thời diễn biến mưa lũ để các cơ quan liên quan và nhân dân chủ động ứng phó khi có tình huống xảy ra.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị trực tiếp chỉ đạo công tác cứu hộ- Ảnh: T.T

Trước ảnh hưởng nghiêm trọng của mưa lũ, UBND tỉnh đã ban hành các công điện khẩn về việc tăng cường chỉ đạo ứng phó mưa lớn trên diện rộng và triển khai khẩn cấp các phương án ứng phó. Tỉnh Quảng Trị đã huy động toàn bộ hệ thống chính trị cùng vào cuộc hỗ trợ các địa phương chống, khắc phục hậu quả mưa lũ gây ra.Bộ CHQS tỉnh đã huy động gần 600 cán bộ, chiến sĩ lực lượng thường trực, 3.884 dân quân, 23 ca nô, 15 ô tô các loại trực tiếp tham gia ứng cứu mưa lũ. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh triển khai 62 tổ với 549 cán bộ, chiến sĩ ; 3 tàu tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; 10 ô tô chuyên dụng về các địa bàn xung yếu cứu hộ, cứu nạn người dân trong mưa lũ. Đồng thời triển khai các phương án ứng phó để cứu các thuyền viên bị mắc kẹt trên các tàu gặp nạn tại cảng Cửa Việt tỉnh Quảng Trị.Đến sáng ngày 10/10/2020, các lực lượng chức năng đã cứu được 8 thuyền viên. Hiện trên tàu Vietship 01 là 11 thuyền viên, trong đó có 3 thuyền viên cứu hộ ra ứng cứu bị mắc kẹt lại; tàu Thanh Thành Đạt 68 trên tàu có 15 thành viên đã trôi dạt vào bãi tắm Cửa Việt, Gio Linh, sức khỏe các thuyền viên trên tàu vẫn đang an toàn và đang chờ cứu hộ.Trước tình hình diễn biến mưa lũ còn nhiều phức tạp, Công an tỉnh Quảng Trị đã chủ động tăng cường 1.024 cán bộ, chiến sĩ về cơ sở, huy động 18 ca nô, trên 100 ô tô để kịp thời vận động, giúp di dời người dân ở vùng thấp, trũng lên vùng cao, chỉ đạo toàn bộ cán bộ chiến sĩ ứng trực. Đồng thời bố trí các tổ công tác tăng cường chốt chặn tại các tuyến đường ngập lũ, không cho người dân qua lại, tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra, tăng cường công tác cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn các nạn nhân mất tích trong cơn lũ và sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ người dân khi cần.

Cứu nạn tàu Vieship 01 gặp nhiều khó khăn do sóng biển mạnh thêm

Theo báo Quảng Trị, sáng nay 10/10, theo thông tin từ báo Quảng Trị, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Thiếu tướng Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng Quân khu 4 Hà Thọ Bình đang chỉ huy tại hiện trường chỉ đạo cứu hộ tàu Vietship 01.

Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Nguyễn Hoàng; Thiếu tướng Trần Văn Sơn - Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn cũng có mặt tại hiện trường. Hiện trên tàu Vietship 01 còn 8 thuyền viên. Vào lúc 8 giờ 50 phút, nhóm ngư dân do ông Võ Văn Thụ chỉ huy đã triển khai thuyền với bốn ngư dân có kinh nghiệm cứu hộ ra khơi ứng cứu. Các lực lượng phối hợp dùng máy ủi hỗ trợ đẩy tàu ra khơi.

Thuyền viên đội cứu hộ rơi xuống biển đã bơi được vào bờ. Ảnh: Báo Quảng Trị

Lúc 9 giờ, thuyền ứng cứu tiếp cận gần tàu gặp nạn thì bị sóng đánh, phải ngược lại vào bờ. Sau đó 10 phút, các lực lượng hỗ trợ đưa tàu ra lần hai. Khoảng 9 giờ 15 phút, huyền tiếp cận được gần tàu gặp nạn thì bị chìm. Toàn bộ thuyền viên tàu cứu hộ lên tàu Vietship 01. Đến 9 giờ 49 phút phát hiện một người trên thuyền cứu hộ trôi cách bờ 600 m. Tính đến 10 giờ 15 phút, thuyền viên rơi xuống biển đã bơi được vào bờ. Đây là 1 trong 4 thuyền viên trong đội cứu hộ. Đến 12 giờ, Cục Hàng hải đã điều tàu từ Cảng Đà Nẵng ra ứng cứu thì gặp sóng lớn phải quay về khiến công tác cứu hộ ngày càng khó khăn hơn,

Ông Võ Văn Thụ đề xuất dùng một tàu võ thép công suất lớn để đảm bảo an toàn trong cứu hộ. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa tìm ra phương tiện thích hợp để tiếp tục ứng cứu. Bốn thuyền viên ở thuyền cứu hộ bị chìm sáng nay có một người bơi vào bờ an toàn, số còn lại mắc kẹt trên tàu Vietship 01, nâng tổng số người bị nạn trên thuyền này lên 11 người. Phương án tiếp cận tàu bị nạn và dùng súng bắn dây mồi sang kéo tàu vào bờ đang được cân nhắc.

Công tác cứu hộ ngày càng khó khăn hơn. Ảnh: Báo Quảng Trị

Đến 14 giờ 30 phút, Thiếu tướng Hà Thọ Bình, Phó Tư lệnh Quân khu 4 cho biết sẽ dùng các phương án cứu hộ sau: Ngư dân điều khiển tàu cá cùng 3 thành viên trung tâm cứu nạn hàng hải mang theo thực phẩm, phao tròn, dây cứu hộ kéo người bị nạn vào bờ. Dùng xuồng cao su của Cục Hàng hải để tiếp cận tàu bị nạn cứu thuyền viên. Sử dụng trực thăng mang theo 2.000 m dây, phao tròn, nhu yếu phẩm, máy bộ đàm thả xuống tàu gặp nạn. Đến 15 giờ 15 phút, thuyền cứu hộ tiếp tục được đưa xuống biển. Trời trở gió, sóng biển mạnh dần thêm.

Đến 18 giờ 10 phút, theo nhận định các thuyền viên khu vực ống khói trên tàu đã nhận được thực phẩm tiếp tế và dây cứu hộ. Hiện nay trời mưa to, trời tối không thể triển khai tiếp công tác cứu hộ. Sáng 11/10 các lực lượng sẽ tiếp tục công tác cứu hộ.

Trước đó, ngày 9/10/2020, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện về việc tổ chức tìm kiếm, cứu nạn các thuyền viên bị mất tích, mắc kẹt trên vùng biển Cửa Việt tỉnh Quảng Trị.

Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo: Tiếp tục thực hiện nghiêm Công điện số 1732/CÐ-TTg ngày 8-10-2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung đối phó với mưa lũ lớn tại các tỉnh miền trung. Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, UBND tỉnh Quảng Trị và các bộ, ngành, địa phương liên quan khẩn trương triển khai các biện pháp để tìm kiếm cứu nạn các thuyền viên đang mất tích và mắc kẹt trên tàu Vietship 01. Bộ Quốc phòng chỉ đạo các đơn vị và lực lượng chức năng tiếp tục phối hợp Bộ GTVT tổ chức tìm kiếm cứu nạn các thuyền viên mất tích và bị mắc kẹt; kịp thời điều động lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn…

Hiện nay tình hình thời tiết ở các tỉnh miền trung rất phức tạp, yêu cầu các Bộ: Quốc phòng, GTVT, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Tài nguyên và Môi trường và UBND các tỉnh miền trung chủ động, sẵn sàng các lực lượng, phương tiện ứng phó với các tình huống nguy cấp có thể xảy ra với phương châm “bốn tại chỗ” theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 1732/CÐ-TTg.

Toàn tỉnh Quảng Bình có 13.000 ngôi nhà bị ngập sâu trong nước lũ

Báo Quảng Bình đưa tin từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn kiêm Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh cho biết: Đến đầu giờ chiều ngày 9/10, mưa lớn trong những ngày qua đã gây ngập lụt 13.000 ngôi nhà trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Nước lũ dâng cao gây ngập lụt nhà dân trên địa bàn xã Trường Sơn (Quảng Ninh).

Cụ thể: Trên địa bàn huyện Minh Hóa có 627 nhà ngập trong nước lũ từ 0,5m đến 2,5m và chủ yếu tập trung ở xã Tân Hóa với 550 nhà bị ngập sâu từ 1m đến 2,5m; huyện Quảng Ninh có trụ sở chính quyền xã Trường Sơn và 4.390 nhà/13 xã, thị trấn bị ngập sâu từ 0,5-1m; huyện Lệ Thủy có 7.650 hộ, thị xã Ba Đồn có 215 hộ và huyện Bố Trạch có 81 hộ bị ngập nước...

Trước tình hình nước lũ dâng cao và nguy cơ sạt lở đất, huyện Lệ Thủy đã di dời 59 hộ/236 người (ở các xã Kim Thủy, Lâm Thủy, Ngân Thủy, Trường Thủy); huyện Tuyên Hóa di dời 148 hộ/515 người (ở xã Thạch Hóa và Đức Hóa); huyện Quảng Ninh di dời 54 hộ/102 người (ở xã Hiền Ninh và Trường Xuân); TP. Đồng Hới di dời 5 hộ/18 người (ở phường Phú Hải).

Lực lượng Bộ đội Biên phòng vào giúp dân phòng chống lũ lụt.

Theo báo cáo của Sở Giao thông-Vận tải, hiện nhiều điểm trên các tuyến đường, như: Đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, Quốc lộ 1 trên tuyến BOT tránh lũ; các tuyến Quốc lộ 12A, 15, 9B, 9C và 9E; các tỉnh lộ 559, 559B, 562, 564 và 564B... vẫn còn tắc đường.

Nước lũ dâng cao cũng đã cô lập, chia cắt 16 bản ở xã Trọng Hóa, Dân Hóa, Thượng Hóa và 12 điểm đường ở các xã Tân Hóa, Hồng Hóa, Dân Hóa, Trọng Hóa, Thượng Hóa, Hóa Sơn, Minh Hóa (huyện Minh Hóa); 8 thôn, bản/5 xã ở huyện Tuyên Hóa; 6 bản/1 xã ở huyện Bố Trạch; 5 xã bị chia cắt giao thông ở huyện Quảng Ninh (Trường Xuân, Trường Sơn, Hiền Ninh, Hàm Ninh, Duy Ninh); 7 bản thuộc xã Lâm Thủy và Kim Thủy (Lệ Thủy)...

Theo thống kê ban đầu, mưa lũ đã gây thiệt hại đối với các công trình giao thông, thủy lợi, nhà cửa... trên địa bàn huyện Tuyên Hóa ước tính 7,6 tỷ đồng. Hiện, tình hình thiệt hại của các địa phương khác trong tỉnh chưa thể thống kê được.

Bộ đội Biên phòng Quảng Bình giúp dân ứng phó với mưa lũ

Cũng theo báo Quảng Bình, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, mưa lớn diễn ra trên diện rộng khiến nhiều khu vực bị chia cắt, sạt lở đất, có nơi bị cô lập hoàn toàn; nước trên các sông Nhật Lệ, Kiến Giang, Long Đại và một số địa bàn biên giới đã vượt mức báo động.

Cán bộ, chiến sĩ đồn Biên phòng Làng Ho; Làng Mô; Cà Xèng; Cà Roòng, BĐBP Quảng Bình kịp thời đưa người dân và học sinh vùng lũ đến nơi an toàn. Ảnh: Báo Quảng Bình

Tại các địa phương thuộc khu vực vùng sâu vùng xa, biên giới, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đã chủ động triển khai phương châm "bốn tại chỗ" (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ).

Cán bộ, chiến sĩ đồn Biên phòng Làng Ho; Làng Mô; Cà Xèng; Cà Roòng, BĐBP Quảng Bình kịp thời đưa người dân và học sinh vùng lũ đến nơi an toàn. Ảnh: Báo Quảng Bình

Đồng thời, điều động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ, hàng chục phương tiện xe ô tô, ca nô đến các địa bàn trọng yếu của tỉnh, phối hợp với địa phương, các lực lượng chức năng để giúp nhân dân sơ tán người, tài sản đến nơi an toàn nhất nhằm giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt gây ra.

Quảng Nam: Lũ lại cô lập nhiều khu dân cư, mưa lớn liên tục

Báo Quảng Nam đưa tin, từ đêm qua 9/10 đến sáng nay 10/10, trời liên tục mưa to trên diện rộng, trong khi đó nước lũ từ thượng nguồn đổ về với lưu lượng lớn khiến nhiều khu dân cư ở 2 huyện Duy Xuyên và Quế Sơn lại bị cô lập.

Tuyến đường độc đạo từ thôn Hà Mỹ qua thôn Đông Bình (Duy Vinh, Duy Xuyên) đã bị lũ chia cắt. Ảnh: MXH

Chủ tịch UBND xã Duy Vinh (huyện Duy Xuyên) Nguyễn Sáu cho biết, từ 1 – 7 giờ sáng nay 10/10, nước dâng khá nhanh và tuyến đường độc đạo từ thôn Hà Mỹ qua thôn Đông Bình đã bị ngập sâu. Hiện giờ, toàn bộ 350 hộ dân với hơn 1.000 nhân khẩu ở thôn Đông Bình đã bị chia cắt với bên ngoài.

Theo ông Nguyễn Sáu, để đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng, chính quyền địa phương đã yêu cầu người dân thôn Đông Bình không được dùng ghe thuyền vượt sông Thu Bồn đến các vùng khác.

Từ sáng sớm nay 10.10, nhiều nơi ở huyện Duy Xuyên lũ dâng khá nhanh. Ảnh: MXH

Trưởng phòng NN&PTNT kiêm Phó Trưởng ban Phòng chống thiên tai & tìm kiếm cứu nạn huyện Duy Xuyên Trần Huy Tường cho biết, ngoài Duy Vinh, thời điểm này nước lũ cũng đã chia cắt hàng trăm hộ dân ở những vùng trũng thấp của các xã Duy Trinh, Duy Châu, Duy Sơn, Duy Trung, Duy Thành...

Đặc biệt, tuyến quốc lộ 14H từ ngã ba Nam Phước lên Mỹ Sơn đã bị ngập nhiều điểm, trong đó tại khu vực giáp ranh giữa 2 xã Duy Trinh và Duy Sơn ngập sâu hơn 1m.

Sáng sớm nay 10/10, nhiều trường học ở một số xã vùng đông huyện Quế Sơn thông báo cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên.

Trước đó, tối 9/10, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Nam Trà My Trịnh Minh Hải cho biết, mưa lớn những ngày qua khiến sạt lở đất đá các tuyến giao thông trên tuyến quốc lộ 40B và các trục đường từ trung tâm huyện về xã với tổng khối lượng hơn 17 nghìn mét khối.

Khắc phục sạt lở trên tuyến giao thông tại huyện Nam Trà My. Ảnh: Báo Quảng Nam

Hiện tuyến đường từ huyện lên vùng sâm Ngọc Linh bị cô lập do sạt lở nặng. Mưa lớn làm sạt lở ảnh hưởng đến 7 ngôi nhà của người dân và 12 hộ nằm trong diện nguy cơ mất an toàn. Nhiều diện tích cây hoa màu bị ngã đổ gây thiệt hại nghiêm trọng.

Mưa lũ cũng gây sạt lở đất tại 4 trường học trên địa bàn huyện Nam Trà My. Riêng đối với khu nhà ăn của Trường THCS xã Trà Vân bị nứt tường và có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào. Tổng thiệt hại ban đầu do mưa lũ hơn 600 triệu đồng.

Sau khi mưa lớn xảy ra, đoàn kiểm tra huyện Nam Trà My đã kiểm tra thực tế tại địa bàn các xã. Lãnh đạo huyện yêu cầu các xã triển khai lực lượng khẩn trương kiểm tra các khu dân cư có nguy cơ sạt lở để tổ chức di dời đến nơi an toàn.

Thường xuyên cập nhật, chuyển tải thông tin, diễn biến tình hình mưa lũ đến nhân dân. Triển khai phương tiện, máy móc san ủi khối lượng đất đá, cây cối ngã đổ để thông tuyến các trục đường phục vụ vận chuyển lương thực, thực phẩm cung cấp cho nhân dân.

Thừa Thiên Huế: Di dời nhiều hộ dân, phong tỏa nhiều tuyến đường để đảm bảo an toàn

Sáng 9/10, do mưa lớn kéo dài nên nhiều tuyến đường ở các phường An Đông, An Tây, An Cựu… ngập sâu, dao động từ 0,2 - 0,4m, trong đó có các tuyến đường ở khu Đông Nam Thủy An, kiệt An Dương Vương ngập sâu đến 0,8m.

Di dời các hộ dân ở khu vực Xóm Gióng đến nơi an toàn. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế

Sau khi khảo sát thực tế, UBND các phường đã di dời 6 hộ, gồm 15 khẩu ở khu vực Xóm Gióng (An Tây) đến nơi an toàn, đồng thời di chuyển 3 dãy nhà trọ gồm 40 sinh viên ra khỏi vùng thấp trũng có nguy cơ ngập lụt đến ở trọ ở phường lân cận.

Thành phố đã chỉ đạo các đơn vị thi công gia cố tạm thời khu vực sạt lở ở cầu hói Vạn Vạn, phường An Đông; khẩn trương tỉa cành, xử lý các cây ngã đổ nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và các phương tiện giao thông, đồng thời tiếp tục theo dõi diễn biến thời tiết, kiểm tra các khu vực thấp trũng có nguy cơ ngập lụt để di dời bà con đến nơi an toàn.

* Tại thị xã Hương Thủy, tính đến 11h ngày 9/10, một số địa phương bị ngập sâu, nhất là các xã vùng thấp trũng như: Thủy Thanh, Thủy Vân, Thủy Phù…

Lực lượng chức năng lập chốt chặn ở tuyến về xã Thủy Thanh. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế

Các tuyến đường lưu thông chính (Tỉnh lộ 1, Tỉnh lộ 3) đi qua xã Thủy Thanh bị chia cắt hoàn toàn, nước ngập sâu từ 30-70cm.

Để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của người dân, TX. Hương Thủy chỉ đạo các địa phương và lực lượng chức năng lập rào chắn tại các đoạn đường bị ngập, nước chảy xiết, đồng thời, cử người túc trực 24/24 để chốt chặn 2 đầu, không cho người và phương tiện đi qua.

“Hiện, thị xã đã có phương án di dời tại chỗ cho bà con vùng thấp trũng, có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, nếu nước tiếp tục dâng cao, ước tính khoảng hơn 1.000 hộ”, ông Nguyễn Đắc Tập, Phó Chủ tịch UBND TX. Hương Thủy thông tin.

Bên cạnh chỉ đạo Đài phát thanh liên tục cập nhật các thông báo mới nhất về tình hình mưa lũ trên địa bàn và yêu cầu các xã, phường bố trí cán bộ mở đài 24/24, TX. Hương Thủy khuyến cáo người dân không lưu thông trên tuyến Tỉnh lộ 1 hướng từ TP. Huế về xã Thủy Thanh và Tỉnh lộ 3 hướng từ P. Thủy Phương về xã Thủy Thanh.

“Năm 2017, mưa lũ đã khiến 2 cha con tử vong ở tuyến Tỉnh lộ 1 hướng từ TP. Huế về xã Thủy Thanh”, ông Tập nói.

Ngập nặng ở nhiều khu vực thuộc phường Hương Xuân. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế

* Tại thị xã Hương Trà, nhiều tuyến đường trục chính như: QL49B, Tỉnh lộ 8A, 8B, 19, 16, 4B ngập cục bộ, điểm sâu nhất gần 1m, các địa phương đã bố trí lực lượng canh gác, chốt chặn, hướng dẫn giao thông.

Tại phường Hương Xuân, tỉnh lộ 8A đoạn Lê Đức Thọ đi Quảng Điền ngập nặng, người dân phải dùng ghe, thuyền để di chuyển. Bí thư Đảng ủy phường Hương Xuân Nguyễn Tiến Giang cho biết, địa phương đã lập rào chắn tại đoạn đường ngập nước. Đồng thời, thông báo trên Cổng thông tin phường về tình hình cụ thể và tạo điều kiện cho bà con nhân dân có thể gửi xe tại trụ sở UBND phường (ngay bên cạnh tỉnh lộ 8A) để di chuyển về nhà bằng đường bộ.

Tại thị xã Hương Trà, dự kiến mực nước trên sông Bồ chiều nay sẽ đạt 5m (trên báo động III: 0,5m). Nhiều tuyến đường liên thôn, xóm các xã, phường Hải Dương, Hương Phong, Hương Vinh, Hương Toàn, Hương Phong… ngập sâu từ 0,3 -1,2m.

Theo Trưởng phòng Kinh tế thị xã Trần Xuân Anh, để đối phó với tình hình mưa lũ, UBND thị xã đã chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác thông tin truyền thông, triển khai sơ tán dân khu vực có nguy cơ sạt lở ở vùng núi, gò đồi, ven sông suối, ven biển và khu vực thấp trũng, ngập úng; tuyệt đối không để người dân ở trên các lồng, bè nuôi thủy sản khi mưa lũ. Đến nay, đã tổ chức di dời 19 hộ dân với 76 khẩu đến nơi an toàn. Đồng thời, sẽ cắt điện hoàn toàn xã Hương Toàn do nước lũ dâng cao.

Thống kê bước đầu, toàn bộ diện tích nuôi tôm hạ triều khoảng 290ha ở Hương Trà bị ngập, tuy nhiên sản lượng còn trong hồ rất ít. Với cá lồng nước lợ, bà con đã gia cố lồng ổn định.

* Trận mưa lớn tiếp diễn ngày 9/10 cộng với việc thủy điện cấp tập xả lũ đã làm nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Huế ngập sâu từ 0,3-0,5m.

Chiều 9/10, hàng loạt cư dân ở các chung cư nhà ở xã hội như Xuân Phú, Vicoland (phường Xuân Phú, TP, Huế)… đưa các phương tiện ô tô cá nhân đi “lánh nạn”. Trận mưa lớn tiếp diễn từ rạng sáng đến đầu giờ chiều đã làm nước mấp mé mặt nền thuộc khu vực nội bộ các chung cư. Ngoài đường lớn nước đã ngập từ 0,3-0,5m.

Nhiều phương tiện đậu đỗ dưới đường đã di chuyển lên thềm cao và chạy ra đường Tố Hữu để đậu trên cầu Phát Lát tránh lũ. Tuy nhiên, cũng có nhiều phương tiện khi ra đến giữa đường thì chết máy phải gọi cứu hộ.

Một số ô tô rất khó khăn trong việc tìm nơi đậu an toàn. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế

Tại tuyến đường Dương Văn An, mực nước cũng lên khá cao, nhiều nhà dân ở đây nước đã ngập khoảng nửa mét. Các chủ phương tiện ô tô cá nhân đã gọi xe cứu hộ đến di chuyển ô tô của mình đến nơi an toàn. Các tuyến phố bị ngập khiến việc đi lại của người dân trong khu vực gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, mực nước tại các tuyến đường trong khu vực phường Xuân Phú đang tiếp tục dâng cao.

Được biết, trận lũ năm 2017 với lượng mưa khá lớn, mực nước lên nhanh đã nhấn chìm hàng loạt ô tô cá nhân của nhiều cư dân các chung cư này.

Theo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, mực nước các con sông trên địa bàn tỉnh lúc 14 giờ chiều nay (9/10) trên mức báo động II đến dưới báo động III. Cụ thể, sông trên Hương +2,11m, trên mức báo động II 0,11m; sông Bồ +4,34m, dưới mức báo động III 0,16m. Đập Thảo Long đã mở 15/15 cửa để tiêu thoát lũ. Lượng mưa ở TP. Huế trong 3 giờ qua đạt 150mm. Mực nước trên sông Hương đang thấp nhưng TP. Huế nhiều điểm ngập là do mưa lớn nước không kịp thoát.

Thừa Thiên Huế: Thủy điện xả nước, lũ sẽ lên cao

Theo Báo Thừa Thiên Huế, sáng 10/10, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết, đã yêu cầu các hồ thủy điện, thủy lợi tăng lưu lượng xả lũ điều tiết để đảm bảo an toàn hồ đập. Vì thế, trong chiều cùng ngày, dự báo lũ trên sông Hương, sông Bồ sẽ đạt mức báo động III.

Người dân phải di chuyển đi lại bằng thuyền. Ảnh: Thừa Thiên Huế

Cụ thể, để đảm bảo an toàn hồ đập, thủy điện Hương Điền tăng lưu lượng xả lũ qua tràn và tuabin với lưu lượng tăng dần từ 3.000 - 3.500m3/s. Thủy điện Bình Điền cũng được lệnh tăng lưu lượng xả lũ qua tràn và tuabin từ 500 - 1.500m3/s; đồng thời thực hiện điều chỉnh vận hành tùy theo tình hình lưu lượng thực tế đến hồ. Hồ Tả Trạch cũng được lệnh tăng lưu lượng xả lũ lên 900 - 1.500m3/s.

Theo ghi nhận, một số nơi ngoại ô TP. Huế và các vùng lân cận mức nước đang khá cao. Tuy nhiên, người dân vẫn bình tĩnh và chủ động để ứng phó.

Người dân Hương Phong, TX Hương Trà phập phồng theo con nước. Ảnh: Thừa Thiên Huế

Theo báo cáo nhanh tình hình mưa lũ, đến 5h ngày 10/10, toàn tỉnh có 1 người chết, 6 người bị thương; 24.520 nhà bị ngập lụt từ 0,2 - 1,2m, một số nơi ngập sâu hơn. Các địa phương đã tiến hành di dời 2.865 hộ dân với 8.360 nhân khẩu đến nơi ở tạm an toàn.

Hàng trăm ha rau màu tại các huyện Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền bị ngập, có khả năng bị hư hỏng; nhiều diện tích hồ nuôi trồng thủy sản tại các địa phương bị ngập và tràn (nặng nhất là 223ha diện tích nuôi tôm xem ghép chưa thu hoạch tại xã Giang Hải, huyện Phú Lộc bị ngập úng, thiệt hại từ 25-30%); bị hư hỏng và thất thoát cá nuôi 12 lồng tại xã Điền Hòa, huyện Phong Điền.

Nhiều người dọn đồ đạc, di chuyển tới nơi cao hơn. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế

Do ảnh hưởng của triều cường bờ biển tiếp tục bị sạt lở nặng với chiều dài hơn 10,0 km. Nặng nhất là các đoạn qua xã Giang Hải dài 3,5 km; đoạn qua xã Phú Thuận hơn 2,5 km; đoạn qua xã Phú Diên dài hơn 2,0 km; đoạn qua xã Phú Hải dài khoảng 1,5 km và đoạn qua xã Hải Dương khoảng 1,0 km.

Nhiều đoạn bờ sông cũng đã bị sạt lở, nặng nhất là Tuyến đê Nho Lâm – Nghĩa Lộ đoạn qua xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền bị sạt lở mái nhiều vị trí với chiều dài khoảng 300m; đoạn bờ sông Hương qua xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà bị sạt lở với chiều dài khoảng 100m; một số công trình thủy lợi ở 2 huyện Nam Đông và A Lưới bị hư hỏng, kênh mương bị bồi lấp.

Về giao thông, các tuyến đường giao thông trên tuyến Quốc lộ 1A, Tỉnh lộ và giao thông nội tỉnh bị ngập tràn nhiều đoạn ở vùng thấp trũng; Quốc lộ 1A, ngập sâu cục bộ 0,2-0,6m tại vị trí cầu vượt Thủy Dương và một số điểm ngập cục bộ, một số tuyến đường sạt lở nhẹ.

1 tháng 5 2023

Đăng 1 lần 1 đề thôi.

Bạo lực học đường:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn đề bạo lực học đường ngày càng trở nên phổ biến.

* Bàn luận vấn đề

- Bạo lực học đường là gì?

+ Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.

+ Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.

+ Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

- Thực trạng bạo lực học đường:

+ Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy với người khác.

+ Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.

+ Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.

+ Thầy cô xúc phạm đến học sinh.

+ Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh

- Nguyên nhân:

+ Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.

+ Chưa có sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.

+ Ảnh hưởng từ các trò chơi, phim ảnh bạo lực.

- Hậu quả.

Với người bị bạo lực: Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.

Với người gây ra bạo lực:

Phát triển không toàn diện.  Mọi người chê trách, xa lánh.

- Cách khắc phục:

+ Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.

+ Nhà trường cần có những biện pháp giáo dục, tuyên truyền để học sinh thấy được tác hại của bạo lực học đường.

+ Bản thân mỗi học sinh cũng cần ý thức những nguy hại của bạo lực học đường và tránh xa chúng.

- Liên hệ bản thân.

* Tổng kết vấn đề.

19 tháng 1 2019

hiện nay trên trái đất xinh đẹp này có rất nhiều mối nguy hại đến với chúng ta. vd như bão , dịch bệnh  , các bệnh truyền nhiễm..........vv. nhưng mối lo ngại đến với chúng ta có nguy cơ tàn phá mạnh nhất là lũ lụt

MÌNH CHỈ CÓ TỪNG NÀY THÔI NHÉ

19 tháng 1 2019

Chúng ta đã biết thế giới đang ngày càng phát triển với trình độ khoa học kĩ thuật vô cùng tiên tiến. Nhưng cũng chính vì sự phát triển đó mà nhân loại chúng ta lại phải chịu những hậu quả nặng nề. Vấn đề nghiêm trọng chính là việc mà trái đất đang ngày một nóng lên. Có rất nhiều những mối nguy hại đã xảy đến như: thiên tai, các dịch bệnh truyền nhiễm,v.v. Tuy nhiên chính những người dân chúng ta lại đang khiến cho chính mình phải hứng chịu nó bằng cách phá rừng hay vứt rác bừa bãi. Chính vì vậy lũ lụt mới thường xuyên xảy đến và gây hậu quả xấu đối với nhân dân miền núi và đồng bằng. Việc cấp bách nhất lúc này chính là làm sao để ngăn chặn và phòng chống lũ lụt. 

            Mình tự nghĩ nên chắc ko hay lắm đâu nhưng vẫn mong bạn tk cho mình,thanks
 

                      

10 tháng 5 2022

refer

 

Rác thải đang là vấn đề đáng lo ngại của nước ta hiện nay bởi đi đâu ta cũng bắt gặp được những túi rác bên đường, trên vỉa hè hay ở trên mặt hồ công cộng. Và vì thế mà môi trường chúng ta sống ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng. Các bạn nghĩ gì về hiện tượng này.

Hiện nay rác thải đang trở thành vấn đề cấp thiết của xã hội khi ở đâu ta cũng bắt gặp những túi rác vứt đầy đường trên vỉa hè. Ở những nơi công cộng người dân càng không có ý thức khi vứt rác, vỏ bánh kẹo ngay đó mà thùng rác cách họ không xa. Một số nơi công cộng sau những dịp lễ tết hay hội chợ lại trở thành những đống rác vứt tràn lan. Thật khủng khiếp khi chứng kiến cảnh tượng này. Hay ở công viên nơi vui chơi giải trí của mọi người với những đồ ăn nhanh, đồ uống, kem nhưng ăn xong thì họ lại tiện tay vứt luôn xuống đất mà không suy nghĩ gì mặc dù đó là nơi công cộng có nhiều người qua lại. Hay một số người lại có những hành động vô văn hóa khi đang ở nơi công cộng.

Những hành động đó xuất phát từ ý thức của mỗi người. Môi trường là nơi chúng ta sống nhưng lại không biết bảo vệ nó mà làm cho nó ngày càng ô nhiễm bởi chính hành động của mình. Hành động đó là do chúng ta đã quá chủ quan, đã không hiểu hết được tầm quan trọng của môi trường với cuộc sống của mình. Mọi người chỉ biết học đòi thấy người khác vứt rác là mình cũng vứt rác. Chúng ta ngày nay thật ích kỉ chỉ biết nghĩ đến lợi ích của bản thân, coi trọng tài sản của mình hơn sự sạch sẽ của nơi mình ở.

Và từ hành động không đẹp ấy mà dẫn đến các đống rác ngày càng lớn ở ven đường, ở dòng sông làm mất cảnh quan môi trường vốn có của nó. Cảnh quan đô thị trở nên bị ảnh hưởng đến ấn tượng với các du khách nước ngoài. Những bãi rác để lâu bốc mùi, phân hủy mùi hôi thối bay vào không khí ngấm vào đất nước ô nhiễm môi trường. Bãi rác còn là nơi sinh sống của các loài muỗi phát sinh ra bệnh sốt rét, loài ruồi bệnh dịch tả, loài chuột lây lan bệnh hạch. Điều đó ảnh hưởng tới sức khỏe con người, bị lâu lan nhiều bệnh, phát sinh nhiều bệnh nguy hiểm. Và vứt rác bừa bãi còn cho thấy ta là một con người không có ý thức, vị kỉ, sẽ bị người khác phê bình với hành vi không đẹp.

Có thể nói rằng vứt rác bừa bãi không chỉ là hành vi không đẹp mà còn gây ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến môi trường và đời sống con người. Đây là nành động sai cần lên án và phê phán để hạn chế chấm dứt tình trạng vứt rác bừa bãi.

Chính vì thế mà tự mỗi bản thân con người phải có ý thức không nên vứt rác bừa bãi mà vứt vào đúng nơi quy định. Có chiến dịch tuyên truyền cho mọi người giữ gìn môi trường trong sạch từ nhà đến xã hội bằng hành động thực tế với những chương trình “Việc tử tế”. Ví dụ bác là một con người đã già mà hành ngày vẫn quét dọn những khu vui chơi giải trí ở ngay địa phương mình. Đó là tấm gương của hành động bảo vệ môi trường. Đề nghị các địa phương xây dựng khu chứa và xử lí rác thải triệt để vì nếu tập trung rác ở một nơi rồi đốt sẽ làm ô nhiễm môi trường và tác động đến sự nóng lên của trái đất. Để tránh đưa qua nhiều rác thải ra ngoài thì mỗi gia đình tự phân loại rác. Có những loại ta có thể phơi, ủ, làm phân cho cây trồng. Xã hội ngày nay càng tiến tới cuộc sống hiện đại văn minh mỗi con người cần phải ý thức trước việc làm của mình. Hãy có những hành động đẹp bỏ rác vào nơi quy định. Từ một người làm sẽ làm cho tất cả mọi người làm theo để cho môi trường xanh-sạch-đẹp. Giữ gìn môi trường không bị ô nhiễm chính là bảo vệ cuộc sống của mỗi người.

Từ một hành động nhỏ là vứt rác đúng nơi quy định nghĩa là bạn đã góp phần vào việc bảo vệ môi trường, xây dựng một cuộc sống an toàn, sạch sẽ không bị ô nhiễm. Hãy cùng nhau chung tay xây dựng vì một cuộc sống tốt đẹp hơn.

17 tháng 5 2021

Tham khảo 

 

Đất nước ta đang phát triển khá nhanh nhờ sự khởi sắc của nền kinh tế và đời sống xã hội, nhưng lĩnh vực giao thông thì dường như không đáp ứng kịp yêu cầu của thời đại. Tình trạng tai nạn giao thông hiện nay đã đến mức báo động đỏ và được xếp vào “thứ hạng cao” trong khu vực Đông Nam Á. Vì thế, vấn nạn này đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Làm thế nào để đảm bảo an toàn giao thông? Đó là câu hỏi lớn đặt ra, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả mọi người.

Giao thông ở Việt Nam hiện nay được coi là lĩnh vực tồi tệ nhất bởi những tai nạn giao thông khủng khiếp thường xuyên xảy ra. Người ta không khỏi rùng mình trước những thông tin đáng sợ về sự thiệt hại người và của do tai nạn giao thông gây ra hằng ngày, hằng tháng, hằng năm. Mỗi ngày, trung bình có khoảng 35 người chết, mỗi năm hơn chục ngàn người chết vì tai nạn giao thông. Quả là một con số khủng khiếp! Chiến tranh đã kết thúc mấy chục năm nhưng chúng ta lại rơi vào một thảm họa không kém đau thương, tang tóc. Có lẽ tai nạn giao thông cũng là một thứ giặc mà chúng ta phải luôn luôn đối mặt. Tai nạn giao thông không chỉ gieo rắc đau thương, làm tan vỡ hạnh phúc của bao gia đinh mà còn gây thiệt hại to lớn về vật chất và tinh thần cho cả xã hội. Bên cạnh đó, tình trạng mất an toàn giao thông nghiêm trọng đã ảnh hưởng không tốt tới sự nhìn nhận, đánh giá tình hình phát triển của Việt Nam và gây khó khăn trong việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta. Nhiều du khách khi được hỏi về những điều chưa được ở Việt Nam thì họ đều trả lời giống nhau ở chỗ điều đáng ngại nhất là an toàn giao thông quá kém. Họ rất sợ phải đi bộ băng qua đường vì xe cộ chạy ào ào, bất chấp đèn đỏ. Liệu đất nước Việt Nam xinh đẹp, con người Việt Nam thân thiện có tạo được cảm tình với du khách để họ còn muốn quay lại? Theo con số thống kê của ngành du lịch thì hơn 70% du khách không muốn trở lại vì nhiều lí do, mà một trong những lí do đáng kể là tình trạng giao thông không bảo đảm an toàn. Rõ ràng, mất an toàn giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, nhất là đối với ngành du lịch. Làm thế nào để Việt Nam trở thành điểm đến của bạn bè quốc tế? Câu trả lời một phần thuộc về tình trạng an toàn giao thông.

 

Nguyên nhân của tình trạng mất an toàn giao thông thì có rất nhiều. Trước hết là ở nhận thức và thái độ tự giác chấp hành luật lệ giao thông của người dân quá kém. Khi lưu thông trên đường, ai cũng chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ tới người khác. Cho nên mới xảy ra tình trạng không chịu nhường nhau chỗ ngã ba ngã tư nên gây tắc đường hằng giờ; hiện tượng phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách gây ra tai nạn cho bản thân và cho người cùng lưu thông trên đường xảy ra thường xuyên. Một nguyên nhân quan trọng khác là chất lượng cầu đường không bảo đảm an toàn, cầu cũ, cầu yếu, cầu có tải trọng thấp quá nhiều, trong khi lưu lượng người và xe qua lại quá lớn. Đường giao thông huyết mạch nối liền các vùng miền thì vừa ít, vừa nhỏ và ở trong tình trạng phải sửa chữa, nâng cấp liên tục.

Một nguyên nhân nữa là sự tha hóa của không ít người có trách nhiệm giám sát giao thông. Vì tư lợi, họ sẵn sàng làm ngơ trước các đối tượng vi phạm luật như dùng phương tiện chuyên chở đã quá hạn sử dụng, chở hành khách, hàng hóa quá quy định, chạy quá tốc độ cho phép… Như thế là họ đã cố tình tiếp tay cho tiêu cực và điều tất yếu là tai nạn giao thông ngày càng tăng lên. Cao hơn nữa là một số quan chức của ngành giao thông chưa làm hết trách nhiệm của mình trước nhân dân và đất nước, thậm chí còn vi phạm nặng nề mà vụ án PMU 18 vừa qua là một ví dụ điển hình.

Để bảo đảm an toàn giao thông, cần phải có những biện pháp thích hợp và đồng bộ. Trước hết, cần phải tăng cường việc tuyên truyền giáo dục công dân về luật giao thông, nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức tự giác chấp hành luật. Nhắc nhở, bắt buộc mọi người đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Ngoài ra, phải có những hình thức xử phạt thích đáng đối với những người cố tình vi phạm luật. Mặt khác, cần làm trong sạch lực lượng cảnh sát giao thông, nghiêm trị những kẻ cậy chức cậy quyền, làm trái quy định của Nhà nước. Yếu tố quan trọng có tầm chiến lược là nâng cao chất lượng đường xá, cầu cống để đảm bảo lưu thông thuận lợi và giảm thiểu tai nạn. Điều này góp phần rất lớn vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập với thế giới của đất nước ta.

An toàn giao thông hiện nay là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm vì nó tác động rất lớn tới sự nghiệp xây dựng một quốc gia giàu mạnh. Mỗi công dân phải tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông để góp phần làm cho xã hội trở nên văn minh, hiện đại.