Dàn bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở BRVT
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thành phố cảng Vũng Tàu xinh đẹp thường được biết đến với những bãi biển trải dài, những rừng cây ngút ngàn, là một trong những trung tâm kinh tế, trung tâm du lịch sầm uất bậc nhất ở Việt Nam. Nhưng chính thành phố xinh đẹp ấy cũng mang theo nó những giá trị lịch sử vô giá chứa đựng trong những địa danh thắng cảnh nổi tiếng mà một trong số đó phải kể đến Bạch Dinh.
Bạch Dinh được viên toàn quyền người pháp Paule Doume xây từ năm 1898 đến năm 1916, tức từ cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20, có tên là Vilaa Blanche theo tên con gái yêu của ông ta. Bạch Dinh có vị trí địa lý rất độc đáo: nằm trên sườn Núi Lớn ở độ cao 27,7m phía trước là biển, sau lưng là núi, và màu xanh của rừng Sứ và rừng Tỵ. Địa thế độc đáo và gần gũi với thiên nhiên là điểm thu hút để Bạch Dinh hằng năm thu hút một lượng khách tham quan lớn.
Khách du lịch đến thăm quan Bạch Dinh hằng năm không chỉ có khách trong nước mà còn có du khách nước ngoài. Họ đến đây cũng bởi Bạch Dinh đã phần nào làm thỏa mãn sự tò mò, mong muốn tìm hiểu của họ về lịch sử Việt Nam.
Bởi Bạch Dinh trước khi được xây dựng ở đó là vùng đất Minh Mạng thứ 20 nhà Nguyễn xây pháo đài Phước Thắng để kiểm soát cửa biển Cần Giờ. Bạch Dinh trở thành niềm tự hào, một dấu tích đáng nhớ trong lịch sử oai hùng của nhân dân Vũng Tàu từ khi dân ta nổ phát súng đầu tiên ở pháo đài này để cản bước tiến của quân Pháp bằng đường biển và thành công trong một ngày đêm. Nhưng sau đó vào năm 1898 Pháp cho san bằng pháo đài và xây Bạch Dinh ngày nay. Nơi đây từng là nơi giam lỏng vua Thành Thái, là nơi nghỉ mát của vua Bảo Đại trong những lần cùng gia quyến ra thăm Vũng Tàu, cũng từng là nơi ở của các Tổng thống chế độ Cộng hòa. Nhưng có lẽ đáng nói nhất là nơi đây đã chứng kiến sự hi sinh công sức, mồ hôi, máu và nước mắt của hơn 800 người tù khổ sai xây dinh ròng rã suốt 10 năm trời để xây nên Bạch Dinh. Bạch Dinh khang trang đẹp đẽ tráng lệ ngày nay có lẽ là Cửu Trùng Đài thứ 2, một Vạn Lý Trường Thành thứ 2 mà Pháp đã xây ở Việt Nam.
Khách du lịch đến đây đều ấn tượng bởi kiến trúc của Bạch Dinh. Tuy được xây vào thế kỉ 19 nhưng Bạch Dinh đã mang kiến trúc vô cùng hiện đại, đó là kiến trúc của Châu Âu , kiến trúc Pháp- một trong những kiến trúc nổi tiếng thế giới. Nếu vào cung đình Huế cho ta một cảm giác khác về lăng tẩm dinh thự mang kiến trúc truyền thống của Việt Nam thời xưa thì vào Bạch Dinh có một ấn tượng rất khác. Bạch Dinh có 2 lối vào: một lối dành cho xe ô tô, một lối dành cho người đi bộ. Dinh có 3 tầng: tầng hầm dùng để nấu nướng, tầng trệt để tiếp khách, tầng lầu dùng để nghỉ ngơi. Toàn bộ tòa nhà được sơn màu trắng, có ngói đỏ tươi và được trang trí những mảng viền mỹ thuật tinh tế: nào là hình đôi chim công màu xanh ngọc , khuôn mặt của những phụ nữ Châu Âu xinh đẹp, tượng những vị thần, đôi cá chép, hoa cúc, hoa hướng dương… Những nét kiến trúc tinh tế và hài hòa khiến cho từ đó đến nay Bạch Dinh vẫn mang nét tráng lệ, uy nghi, tạo ấn tượng đặc biệt đối với những du khách đến đây. Bạch Dinh còn đẹp hơn cả khi nổi bật trên nền của rừng Gía Tị thanh bình và thơ mộng, còn hướng ra trước mắt là bãi biển nổi bật với Hòn Hải Ngưu, là nơi câu cá của những người từng ở Bạch Dinh, và của những du khách đến tham quan dinh.
Đứng đó hơn 1 thế kỉ, Bạch Dinh trở thành nhân chứng đặc biệt cho những thăng trầm trong lịch sử của nhân dân Việt Nam nói chúng, dân tộc Việt Nam nói riêng. Nó trở thành niềm tự hào muôn đời của nhân dân thành phố cảng, đồng thời là một địa điểm thu hút nhiều khách du lịch hàng năm.
Bạch Dinh nhắc cho ta nhớ về một Vũng Tàu ngoài vẻ sôi động náo nhiệt của cảng biển lớn thì còn có những nơi trầm mặc yên ả lắng đọng những giá trị lịch sử lâu đời. Sâu xa hơn nó nhắc cho mỗi người về ý thức bảo tồn những giá trị văn hóa cũng như bảo tồn lịch sử ngàn năm của dân tộc.
Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở địa phương em(BRVT) (Ngọn hải đăng hoặc bãi biển Vũng Tàu).
Tham khảo 1 số ý trong bài văn sau nha chép hết là gãy tay á :)
Hải Phòng là một thành phố du lịch nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, mỗi khi nhớ đến Hải Phòng, các du khách thường nhớ đến biển khơi, nhớ những đặc sản mang đậm hương vị địa phương và sự nồng hậu của người dân phố biển. Trong đó không thể không nhớ tới Cát Bà – một thắng cảnh đẹp, đã từng níu chân rất nhiều du khách khi đến mảnh đất xinh đẹp này.
Quần đảo Cát Bà với trên 360 hòn đảo lớn nhỏ trong đó có đảo Cát Bà nằm ở phía nam vịnh Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30km, cách thành phố Hạ Long khoảng 25km, nếu đi đường bộ thì mất gần 2 giờ, nếu đi tàu cao tốc chỉ mất khoảng 1 giờ là tới nơi. Trong đó, đảo Cát Bà là lớn nhất với diện tích 158 km2, dài 20km và cao hơn 200m so với mặt biển. Về mặt hành chính, quần đảo thuộc thị trấn Cát Bà, huyện đảoCát Hải, thành phố Hải Phòng. Nơi đây đã được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thứ 3 của Việt Nam đồng thời được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Khi các du khách thập phương có cơ hội đi du lịch và đến tham quan mảnh đất này thì chắc hẳn ai cũng sẽ phải cảm thấy tò mò về tên gọi và nguồn gốc lịch sử của nó. Điều đó liên quan đến một truyền thuyết cổ xưa do người dân người dân địa phương kể lại. Tương truyền vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Nghĩa Lộ có chàng trai tuấn tú tên là Hùng Sơn, nghe tiếng mõ truyền, theo thánh Gióng đánh giặc Ân. Hùng Sơn được cử làm tướng tiên phong, chỉ huy chặn giặc trên biển. Lúc bấy giờ, các ông phải dùng thuyền nhỏ bí mật ra các đảo ngoài khơi xa lập trận đồ đợi giặc tới, còn các bà ở lại đảo lớn phía sau tăng gia sản xuất, chuyên lo việc hậu cần. Ngày chiến thắng, vua Hùng nghe được câu chuyện cảm động đó bèn xuống chiếu đặt tên cho hòn đảo, nơi đóng đại bản doanh của Hùng Sơn là Các Ông (thuộc vịnh Hạ Long) và hòn đảo của những người phụ nữ yêu nước chờ chồng, động viên các ông đánh giặc là Các Bà mà bây giờ tên của hòn đảo đó chúng ta đọc chệch thành Cát Bà.
Đảo Cát Bà là tấm thảm xanh khổng lồ chứa đựng nhiều bí ẩn, hấp dẫn. Tổng diện tích đảo rộng hơn 26.000 ha, với 2 vùng lõi (bảo tồn nghiêm ngặt và không có tác động của con người), 2 vùng đệm (cho phép phát triển kinh tế hạn chế song kết hợp với bảo tồn) và 2 vùng chuyển tiếp (phát triển kinh tế). Đảo Cát Bà là vùng hội tụ đầy đủ cả rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rạn san hô, thảm rong và đặc biệt là hệ thống hang động. Khí hậu trên đảo rất mát mẻ, trong lành, thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng. Ðịa hình vườn đa dạng, chủ yếu là dãy núi đá vôi với nhiều hang động kì thú và xen kẽ là những bãi cát trắng phau, mịn màng, nơi du khách tắm biển. Các ngọn núi đá vôi có độ cao trung bình 150m, cao nhất là đỉnh Cao Vọng, cao 322m so với mặt biển.
Ngày nay, Cát Bà được thiên nhiên ban tặng cho rất nhiều các hòn đảo nhỏ có tên gọi riêng đặc sắc như: hòn Cát Ông, hòn Cát Đuối, hòn Mây, hòn Quai Xanh, hòn Tai Kéo,… mỗi hòn đảo đều có hình dáng khác nhau tạo thành quần đảo du lịch nổi tiếng sạch đẹp này.
Đến với Cát Bà ta còn được ngắm nhìn một thảm rừng nhiệt đới xanh tươi với các kiểu thổ nhưỡng đặc biệt. Đây là khu rừng nguyên sinh với nhiều loài động thực vật phong phú và là khu Vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam. Vườn quốc gia Cát Bà có tổng diện tích 15.200 ha trong đó 9.800 ha là rừng và diện tích biển là 4.500 ha. Trong đó có nhiều loại cây gỗ quý, có giá trị, thân cao thẳng vút, tán lá xum xuê, tỏa hương thơm ngát như: kim giao, lát hoa, săng lẻ,… Cùng nhiều loại động vật quý hiếm trên thế giới như: khướu, đại bành đất, coa cát, voọc đầu trắng (loài động vật được đưa vào sách đỏ, chỉ còn duy nhất trên đảo Cát Bà), tắc kè, khỉ mặt đỏ, sơn dương, sóc đuôi cờ,… Nơi đây cũng có suối nước khoáng phong phú không kém cùng rừng ngập mặn như kiểu rừng của miền Nam Bộ nước ta, loài cây sinh sống chủ yếu là cây ú, vẹt, đước. Với phạm vi che phủ rộng 2000 ha, các rừng ngập mặn ở đây có vai trò quan trọng về sinh thái và kinh tế bởi đây là nơi sinh trưởng của nhiều loài động vật gồm 20 loài thú, 69 1oài chim, 20 loài bò sát và lưỡng cư, 11 loài ếch nhái. Nếu đi xuyên rừng 5km nữa, chúng ta sẽ gặp một cảnh quan độc đáo của Vườn quốc gia đó là Ao Ếch. Đây là đầm nước ngọt duy nhất, rộng khoảng 3,2 ha nằm trên núi cao.
Bên cạnh đó, Cát Bà còn nổi tiếng với những hang động đẹp. Nếu động Trung Trang có nhiều nhũ đá đẹp mà rất rộng rãi, có thể chứa tới hàng trăm người thì động Hùng Sơn lại có ý nghĩa như một chứng tích lịch sử quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Đây đã từng là một bệnh viện với hàng trăm giường nằm trong lòng núi. Ngoài ra còn có động Phù Long (động Cái Viềng), nơi có nhiều hang động đẹp. Không những vậy, tên động còn gắn với một truyền thuyết ứng với vết tích thiên nhiên còn hiện hữu ở khu vực này. Cùng với dãy Phù Long, còn có động Thiên Long rộng và sâu với những nhũ đá nhiều màu sắc đẹp mắt. Những cột đá khổng lồ nhiều hình thù được bao bọc bởi những rễ cây ăn vắt vẻo đung đưa từ đỉnh núi xuống động. Điểm đến thứ tư là động Đá Hoa Cương, ngay từ tên gọi cũng mang cho mọi người những liên tưởng độc đáo. Tuy nhiên, vì kết cấu bên trong của động là những hệ thống nhũ đá còn nguyên vẹn nên khi có ánh sáng chiếu vào những nhũ đá óng ánh như kim cương thật là đẹp mắt, mỗi hình dáng khác nhau nhưng phải mất một thời gian khá dài để nước bào mòn đá tạo thành những nhũ đá lộng lẫy sống động cùng thời gian. Thiên nhiên thật kì thú, sự hoà trộn của rừng và biển mang lại cho vùng đất này những thắng cảnh tuyệt đẹp.
Ngoài ra, Cát Bà còn được nhiều người biết đến với các bãi tắm đẹp, cát trắng, nước xanh, sóng êm ,… Có thể kể đến các bãi tắm như: Cát Dứa, Cát Ông, Cát Đá Bằng,… Đây là những bãi tắm nhỏ xinh, kín đáo với cát trắng mịn, nước biển có độ mặn cao, trong suốt, nhìn rõ cả nền cát vàng dưới đáy ; phía trước trông ra biển cả mênh mông, phía sau và hai bên là vách núi như bức tường thành. Tại đây du khách sẽ được đắm mình dưới dòng nước trong xanh, mát rượi thoả thích nô đùa cùng sóng nước. Chẳng biết từ bao giờ, những con sóng gặm nhấm sâu vào vách đá tựa như người họa sĩ nào dày công đẽo gọt tạo thành tác phẩm đặc sắc nhất.
Với những bãi biển bao la đó, Cát Bà là nơi cư trú, sinh sôi của nhiều hải sản như bào ngư, ngọc trai, cá vược, cá ngừ ,… có nhiều nhà bè nuôi hải sản tại Bến Bèo cung cấp đặc sản cho thành phố như: tôm he, ruốc cá ngừ, rượu bào ngư, nước mắm Vạn Vân,… Trong đó nhiều loại có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất hàng mỹ nghệ quý như đồi mồi, tôm rồng, trai ngọc, san hô, vỏ trai, ốc biển,…
Đến với Cát Bà ta còn được thưởng thức những món ăn đặc trưng của biển, các loại hải sản tươi sống được đánh bắt và dưới bàn tay lành nghề của các đầu bếp nơi đây chắc hẳn sẽ làm xao xuyến bao thực khác muôn phương với những hương vị hấp dẫn không thể chối từ.
Cũng giống như những vùng miền trên khắp mọi nơi của tổ quốc, ở Cát Bà có nhiều lễ hội và trò chơi dân gian. Đặc biệt, nếu ai đến thăm Cát Bà vào ngày 1/4 – ngày Bác Hồ về thăm huyện đảo, ta còn được xem lễ hội đua thuyền rồng, các cuộc thi đấu thể thao, văn nghệ, hay các trò chơi dân gian gắn liền với đặc trưng của biển gồm: hội xuống biển, bơi thuyền thúng,… mang đậm hào khí lễ hội truyền thống. Chắc hẳn ai cũng sẽ thấy hào hứng và thích thú.
Chính từ những điều kiện thuận lợi sẵn có như vậy, Cát Bà đang có rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế. Cát Bà trở thành một địa điểm du lịch sinh thái lí tưởng, con đường xuyên đảo đã kéo mảnh đất xinh đẹp này gần với đất liền. Nhiều bãi tắm mới được đưa vào sử dụng cùng nhiều trung tâm vui chơi lí thú. Trong tương lai, Cát Bà còn tiếp tục phát triển nghề nuôi trồng thủy sản và ngành đóng tàu. Nhờ vậy mà nơi đây đã và đang trở thành mũi nhọn du lịch của thành phố.
Cát Bà được mệnh danh là “đảo ngọc” của thành phố Hải Phòng, vì vậy là một công dân của thành phố, chúng ta cần biết bảo vệ hình ảnh của hòn “đảo ngọc” đó cũng như xây dựng và quảng bá hình ảnh của mảnh đất quê hương ra với bạn bè muôn phương để Cát Bà phát triển hơn nữa và trở thành điểm đến quen thuộc của du khách trong và ngoài nước.
Tham khảo ở đây:
https://toploigiai.vn/dan-y-thuyet-minh-ve-danh-lam-thang-canh-dao-cat-ba-lop-8
Tham khảo nhé!
Hải Phòng là một thành phố du lịch nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, mỗi khi nhớ đến Hải Phòng, các du khách thường nhớ đến biển khơi, nhớ những đặc sản mang đậm hương vị địa phương và sự nồng hậu của người dân phố biển. Trong đó không thể không nhớ tới Cát Bà – một thắng cảnh đẹp, đã từng níu chân rất nhiều du khách khi đến mảnh đất xinh đẹp này.
Quần đảo Cát Bà với trên 360 hòn đảo lớn nhỏ trong đó có đảo Cát Bà nằm ở phía nam vịnh Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30km, cách thành phố Hạ Long khoảng 25km, nếu đi đường bộ thì mất gần 2 giờ, nếu đi tàu cao tốc chỉ mất khoảng 1 giờ là tới nơi. Trong đó, đảo Cát Bà là lớn nhất với diện tích 158 km2, dài 20km và cao hơn 200m so với mặt biển. Về mặt hành chính, quần đảo thuộc thị trấn Cát Bà, huyện đảoCát Hải, thành phố Hải Phòng. Nơi đây đã được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thứ 3 của Việt Nam đồng thời được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Khi các du khách thập phương có cơ hội đi du lịch và đến tham quan mảnh đất này thì chắc hẳn ai cũng sẽ phải cảm thấy tò mò về tên gọi và nguồn gốc lịch sử của nó. Điều đó liên quan đến một truyền thuyết cổ xưa do người dân người dân địa phương kể lại. Tương truyền vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Nghĩa Lộ có chàng trai tuấn tú tên là Hùng Sơn, nghe tiếng mõ truyền, theo thánh Gióng đánh giặc Ân. Hùng Sơn được cử làm tướng tiên phong, chỉ huy chặn giặc trên biển. Lúc bấy giờ, các ông phải dùng thuyền nhỏ bí mật ra các đảo ngoài khơi xa lập trận đồ đợi giặc tới, còn các bà ở lại đảo lớn phía sau tăng gia sản xuất, chuyên lo việc hậu cần. Ngày chiến thắng, vua Hùng nghe được câu chuyện cảm động đó bèn xuống chiếu đặt tên cho hòn đảo, nơi đóng đại bản doanh của Hùng Sơn là Các Ông (thuộc vịnh Hạ Long) và hòn đảo của những người phụ nữ yêu nước chờ chồng, động viên các ông đánh giặc là Các Bà mà bây giờ tên của hòn đảo đó chúng ta đọc chệch thành Cát Bà.
Đảo Cát Bà là tấm thảm xanh khổng lồ chứa đựng nhiều bí ẩn, hấp dẫn. Tổng diện tích đảo rộng hơn 26.000 ha, với 2 vùng lõi (bảo tồn nghiêm ngặt và không có tác động của con người), 2 vùng đệm (cho phép phát triển kinh tế hạn chế song kết hợp với bảo tồn) và 2 vùng chuyển tiếp (phát triển kinh tế). Đảo Cát Bà là vùng hội tụ đầy đủ cả rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rạn san hô, thảm rong và đặc biệt là hệ thống hang động. Khí hậu trên đảo rất mát mẻ, trong lành, thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng. Ðịa hình vườn đa dạng, chủ yếu là dãy núi đá vôi với nhiều hang động kì thú và xen kẽ là những bãi cát trắng phau, mịn màng, nơi du khách tắm biển. Các ngọn núi đá vôi có độ cao trung bình 150m, cao nhất là đỉnh Cao Vọng, cao 322m so với mặt biển.
Ngày nay, Cát Bà được thiên nhiên ban tặng cho rất nhiều các hòn đảo nhỏ có tên gọi riêng đặc sắc như: hòn Cát Ông, hòn Cát Đuối, hòn Mây, hòn Quai Xanh, hòn Tai Kéo,… mỗi hòn đảo đều có hình dáng khác nhau tạo thành quần đảo du lịch nổi tiếng sạch đẹp này.
Đến với Cát Bà ta còn được ngắm nhìn một thảm rừng nhiệt đới xanh tươi với các kiểu thổ nhưỡng đặc biệt. Đây là khu rừng nguyên sinh với nhiều loài động thực vật phong phú và là khu Vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam. Vườn quốc gia Cát Bà có tổng diện tích 15.200 ha trong đó 9.800 ha là rừng và diện tích biển là 4.500 ha. Trong đó có nhiều loại cây gỗ quý, có giá trị, thân cao thẳng vút, tán lá xum xuê, tỏa hương thơm ngát như: kim giao, lát hoa, săng lẻ,… Cùng nhiều loại động vật quý hiếm trên thế giới như: khướu, đại bành đất, coa cát, voọc đầu trắng (loài động vật được đưa vào sách đỏ, chỉ còn duy nhất trên đảo Cát Bà), tắc kè, khỉ mặt đỏ, sơn dương, sóc đuôi cờ,… Nơi đây cũng có suối nước khoáng phong phú không kém cùng rừng ngập mặn như kiểu rừng của miền Nam Bộ nước ta, loài cây sinh sống chủ yếu là cây ú, vẹt, đước. Với phạm vi che phủ rộng 2000 ha, các rừng ngập mặn ở đây có vai trò quan trọng về sinh thái và kinh tế bởi đây là nơi sinh trưởng của nhiều loài động vật gồm 20 loài thú, 69 1oài chim, 20 loài bò sát và lưỡng cư, 11 loài ếch nhái. Nếu đi xuyên rừng 5km nữa, chúng ta sẽ gặp một cảnh quan độc đáo của Vườn quốc gia đó là Ao Ếch. Đây là đầm nước ngọt duy nhất, rộng khoảng 3,2 ha nằm trên núi cao.
Bên cạnh đó, Cát Bà còn nổi tiếng với những hang động đẹp. Nếu động Trung Trang có nhiều nhũ đá đẹp mà rất rộng rãi, có thể chứa tới hàng trăm người thì động Hùng Sơn lại có ý nghĩa như một chứng tích lịch sử quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Đây đã từng là một bệnh viện với hàng trăm giường nằm trong lòng núi. Ngoài ra còn có động Phù Long (động Cái Viềng), nơi có nhiều hang động đẹp. Không những vậy, tên động còn gắn với một truyền thuyết ứng với vết tích thiên nhiên còn hiện hữu ở khu vực này. Cùng với dãy Phù Long, còn có động Thiên Long rộng và sâu với những nhũ đá nhiều màu sắc đẹp mắt. Những cột đá khổng lồ nhiều hình thù được bao bọc bởi những rễ cây ăn vắt vẻo đung đưa từ đỉnh núi xuống động. Điểm đến thứ tư là động Đá Hoa Cương, ngay từ tên gọi cũng mang cho mọi người những liên tưởng độc đáo. Tuy nhiên, vì kết cấu bên trong của động là những hệ thống nhũ đá còn nguyên vẹn nên khi có ánh sáng chiếu vào những nhũ đá óng ánh như kim cương thật là đẹp mắt, mỗi hình dáng khác nhau nhưng phải mất một thời gian khá dài để nước bào mòn đá tạo thành những nhũ đá lộng lẫy sống động cùng thời gian. Thiên nhiên thật kì thú, sự hoà trộn của rừng và biển mang lại cho vùng đất này những thắng cảnh tuyệt đẹp.
Ngoài ra, Cát Bà còn được nhiều người biết đến với các bãi tắm đẹp, cát trắng, nước xanh, sóng êm ,… Có thể kể đến các bãi tắm như: Cát Dứa, Cát Ông, Cát Đá Bằng,… Đây là những bãi tắm nhỏ xinh, kín đáo với cát trắng mịn, nước biển có độ mặn cao, trong suốt, nhìn rõ cả nền cát vàng dưới đáy ; phía trước trông ra biển cả mênh mông, phía sau và hai bên là vách núi như bức tường thành. Tại đây du khách sẽ được đắm mình dưới dòng nước trong xanh, mát rượi thoả thích nô đùa cùng sóng nước. Chẳng biết từ bao giờ, những con sóng gặm nhấm sâu vào vách đá tựa như người họa sĩ nào dày công đẽo gọt tạo thành tác phẩm đặc sắc nhất.
Với những bãi biển bao la đó, Cát Bà là nơi cư trú, sinh sôi của nhiều hải sản như bào ngư, ngọc trai, cá vược, cá ngừ ,… có nhiều nhà bè nuôi hải sản tại Bến Bèo cung cấp đặc sản cho thành phố như: tôm he, ruốc cá ngừ, rượu bào ngư, nước mắm Vạn Vân,… Trong đó nhiều loại có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất hàng mỹ nghệ quý như đồi mồi, tôm rồng, trai ngọc, san hô, vỏ trai, ốc biển,…
Đến với Cát Bà ta còn được thưởng thức những món ăn đặc trưng của biển, các loại hải sản tươi sống được đánh bắt và dưới bàn tay lành nghề của các đầu bếp nơi đây chắc hẳn sẽ làm xao xuyến bao thực khác muôn phương với những hương vị hấp dẫn không thể chối từ.
Cũng giống như những vùng miền trên khắp mọi nơi của tổ quốc, ở Cát Bà có nhiều lễ hội và trò chơi dân gian. Đặc biệt, nếu ai đến thăm Cát Bà vào ngày 1/4 – ngày Bác Hồ về thăm huyện đảo, ta còn được xem lễ hội đua thuyền rồng, các cuộc thi đấu thể thao, văn nghệ, hay các trò chơi dân gian gắn liền với đặc trưng của biển gồm: hội xuống biển, bơi thuyền thúng,… mang đậm hào khí lễ hội truyền thống. Chắc hẳn ai cũng sẽ thấy hào hứng và thích thú.
Chính từ những điều kiện thuận lợi sẵn có như vậy, Cát Bà đang có rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế. Cát Bà trở thành một địa điểm du lịch sinh thái lí tưởng, con đường xuyên đảo đã kéo mảnh đất xinh đẹp này gần với đất liền. Nhiều bãi tắm mới được đưa vào sử dụng cùng nhiều trung tâm vui chơi lí thú. Trong tương lai, Cát Bà còn tiếp tục phát triển nghề nuôi trồng thủy sản và ngành đóng tàu. Nhờ vậy mà nơi đây đã và đang trở thành mũi nhọn du lịch của thành phố.
Cát Bà được mệnh danh là “đảo ngọc” của thành phố Hải Phòng, vì vậy là một công dân của thành phố, chúng ta cần biết bảo vệ hình ảnh của hòn “đảo ngọc” đó cũng như xây dựng và quảng bá hình ảnh của mảnh đất quê hương ra với bạn bè muôn phương để Cát Bà phát triển hơn nữa và trở thành điểm đến quen thuộc của du khách trong và ngoài nước.
#TK:
1. Mở bài
- Giới thiệu đối tượng thuyết minh: Danh lam thắng cảnh mà em định giới thiệu.- Cảm nghĩ khái quát của em về danh lam thắng cảnh đó.
2. Thân bài
a) Giới thiệu khái quát:- Vị trí địa lí, địa chỉ- Diện tích- Phương tiện di chuyển đến đó- Khung cảnh xung quanh
b) Giới thiệu về lịch sử hình thành:- Thời gian xây dựng, nguồn gốc hình thành- Ý nghĩa tên gọi hoặc tên gọi khác (nếu có)
c) Giới thiệu về kiến trúc, cảnh vật- Cấu trúc khi nhìn từ xa...- Chi tiết...
d) Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của danh lam thắng cảnh đó đối với:- Địa phương...- Đất nước...
3. Kết bài
- Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của đối tượng thuyết minh.- Nêu cảm nghĩ của bản thân.
Tham khảo:
Hồ Bán Nguyệt chính là trái tim của Hưng Yên giống như hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội. Đây chính là danh thắng nổi tiếng bậc nhất của Hưng Yên.
Đặc điểm
Hồ Bán Nguyệt dáng cong hình trăng khuyết, là một khúc sông Hồng bỏ lại khi đổi dòng, dân gian ở đây đều ví hồ là mảnh gương của Hằng Nga đánh rơi xuống trần. Hồ không thông với đâu, nhưng quanh năm nước đầy ắp trong vắt.
Hồ Bán Nguyệt là nơi đã diễn ra nhiều sự kiện văn hóa, lịch sử. Thời Pháp thuộc, thực dân Pháp đã cho đắp con đường nhỏ từ cửa đền Mẫu sang điếm canh đê chia đôi hồ để bơi thuyền vui chơi trong những giờ nhàn rỗi. Cách mạng tháng Tám thành công, con đường này bị phá, trả lại vẻ đẹp nguyên sơ cho hồ. Năm 1905, Tổng đốc Lê Hoan đã tổ chức một cuộc thi vịnh Kiều ở ngay bên hồ Bán Nguyệt với sự tham gia của cả Nguyễn Khuyến và Chu Mạnh Trinh.
Ngày nay, vào những ngày lễ hội như: lễ hội đền Mẫu, đền Trần, lễ hội dân gian Phố Hiến... hay các hoạt động lớn của thành phố đều diễn ra ở hồ Bán Nguyệt, như: hát quan họ trên hồ, ca nhạc chào mừng tách tỉnh Hưng Yên, bắn pháo hoa dịp tết, tổ chức thi bơi, đua thuyền,…
Cảnh quan
Trong khung cảnh ồn ã, sầm uất của đô thị, hồ Bán Nguyệt như một nét thơ điểm xuyết làm cho không gian thoáng đãng, phong cảnh thêm hữu tình. Một bên là phố phường tấp nập, một bên là con đê sông Hồng chạy dài với bờ đê trải thảm cỏ xanh mướt. Cảnh hồ mây lồng bóng nước, mặt hồ phẳng lặng, nước hồ trong xanh tựa như một tấm gương lớn lung linh soi bóng những hàng cây ven hồ.
Chênh chếch như một vầng trăng khuyết, hồ Bán Nguyệt không những thơ mộng mà còn nằm ở một vùng đất linh thiêng với nhiều đền, chùa, đình, miếu. Soi bóng xuống mặt nước hồ là đền Mẫu, từ lâu đã là điểm đến tâm linh của người dân đất Việt. Cạnh đó là đền Trần thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - vị đức thánh cha của dân tộc.
Về với Phố Hiến - Hưng Yên, là tìm về những giá trị tâm linh cao đẹp, chiêm ngưỡng nét trầm mắc của những ngôi đền, ngôi chùa cổ kính rêu phong. Và hồ Bán Nguyệt là nơi du khách tản bộ, hòa mình với thiên nhiên cây cỏ, cảm nhận không gian yên tĩnh, thanh bình của một vùng đất xưa kia đã từng nổi tiếng với câu ca: “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”.
Đáp án
Viết bài văn thuyết minh. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu danh lam thắng cảnh
b. Thân bài (9đ)
- Vị trí địa lí của địa danh: Nơi đó nằm ở đâu, tỉnh nào? Là miền biển hay đồi núi, đồng bằng? Có thuận lợi cho việc đi lại không? Có thể đến địa danh đó bằng những phương tiện nào?(2đ)
- Nguồn gốc, lịch sử hình thành: địa danh đó có từ bao giờ? Là sản phẩm hoàn toàn của tạo hóa hay có sự thay đổi, chỉnh trang của con người? Nó được con người khám phá và đưa vào hoạt động du lịch từ khi nào?(2đ)
- Cảnh quan trên đường đi: cảnh thiên nhiên, con người cũng như sự biến đổi của cảnh vật trong quá trình di chuyển đến đó có gì đặc sắc? (1đ)
- Cảnh quan thiên nhiên nơi đó: chia thành những khu nào cho du khách tham quan? (HS dẫn ra số liệu cụ thể). Điểm nổi bật nhất về cảnh quan nơi đó là gì? (hồ nước trong, hang động hùng vĩ, tráng lệ...) (2đ)
- Hoạt động của con người ở khu danh lam thắng cảnh đó. (1đ)
- Ý nghĩa, giá trị văn hóa – lịch sử của danh lam thắng cảnh đó đối với đời sống/ bản thân mỗi người (1đ)
c. Kết bài (0.5đ)
- Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó.
- Ý thức trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị của cảnh đẹp đất nước.
Chọn thuyết minh về khu du lịch Tràng An
Mở bài: Giới thiệu danh lam thắng cảnh Tràng An- Ninh Bình là điểm du lịch nổi tiếng thu hút đông đảo du khách.
Thân bài:
1. Lịch sử hình thành
- Là khu quần thể di sản thế giới
- Hệ thống núi đá vôi có tuổi địa chất 250 triệu năm
- Núi đá, hang động, hang động được vua Đinh Tiên Hoàng làm thành Nam bảo vệ kinh đô Hoa Lư
2. Vị trí địa lý
- Nằm cách trung tâm thành phố Ninh Bình 7km và cách cố đô Hoa Lư 3km đi về phía nam.
- Vùng lõi di sản Tràng An- Tam Cốc có diện tích 6172 ha, trở thành vùng bảo vệ đặc biệt nằm trong di sản thế giới Tràng An với diện tích 12252 ha.
- Tham quan khu quần thể danh thắng Tràng An chủ yếu bằng thuyền, để đi vào các hang động.
3. Cảnh quan thiên nhiên.
- Hang động
+ Có tới 31 hồ, 48 hang động đã được phát hiện trong đó có những hang xuyên thủy dài hơn 2 km như hang Địa Linh, Sinh Dược.
+ Hang động hình thành do nhũ đá bị phôi hóa tạo thành nhiều hang động đẹp như: hang Nấu Rượu, hang Cơm
+ Nhiều hang động được công nhận là di tích khảo cổ học như di tích hang Trống( có dấu vết của người tiền sử từ 3000- 30000 năm trước, di tích hang Bói (dấu ấn của cư dân cổ sống cách đấy từ 5000 đến 30000 năm), di tích mái đá Thung Bình, di tích mái đá Hang Chợ.
- Non nước:
+ Tràng An tạo thành nhiều hành trình xuyên thủy khép kín mà không phải đi thuyền quay ngược lại, quần thể được ví như trận đồ bát quái.
+ Điều kì diệu ở Tràng An là các hồ được nối liền với nhau bởi các hang động xuyên thủy có độ dài ngắn khác nhau.
4. Giá trị về mặt lịch sử, văn hóa
Tràng An gắn liền với những giá trị lịch sử, văn hóa vùng đất cố đô Hoa Lư, nơi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất giang sơn lập ra nước Đại Cồ Việt.
Tràng An còn được gọi là Thành Nam rộng lớn, là vùng núi cao để che chở, phòng thủ cho kinh đô Hoa Lư bấy giờ.
- Các di tích văn hóa nổi bật: đền Trình, đền Tứ Trụ, đền Trần, Phủ Khống, hang Giọt, hang Bói….
Kết bài: Nêu cảm nghĩ ( niềm vui, niềm tự hào) về danh thắng nổi tiếng thu hút khách du lịch và những người khảo cứu lịch sử.
Bình Dương – mảnh đất nơi tôi sinh ra và lớn lên, nơi đây có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhưng in dạm trong tâm trí tôi nhất có lẽ là khung cảnh u nhã, thoát phàm của Chùa núi Châu Thới. Chùa Châu Thới thuộc xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương được xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Chùa Núi Châu Thới là ngôi chùa xưa nhất của Bình Dương, hình thành sớm vào hàng đầu ở Nam bộ , có kiến trúc hoành tráng, một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng của đất Gia Định xưa được giữ gìn, tôn tạo và phát triển cho đến ngày nay. Chùa Châu Thới cao 82m (so với mặt nước biển), chiếm diện tích 25ha nằm ở vùng đồng bằng gần khu dân cư. Cổng chua bằng đá dưới chân núi có đề tên chùa bằng chữ Hán “Châu Thới Sơn Tự”. Du khách bước lên 220 bậc thềm sẽ đến cửa Tam quan có ba máy cong và bánh xe pháp luân nằm ở giữa đỉnh, hai bên cửa có mấy chữ “Từ bi – Hỉ xả…” . Nét nổi bật về trang trí kiến trúc của chùa là dùng nhiều mảnh gốm sứ màu sắc gắn kết đắp thành hình con rồng dài hơn cả mét đặt ở đầu đao của mái chùa và có đến 9 hình rồng như thế hướng về nhiều phía. Chánh điện được thiết kế dành phần trên thờ phật A Di Đà, Quan Âm, Thế Chí, tầng kế thờ Phật Thích Ca, tầng dưới là nơi thở Phật giáng sinh, các điện thờ này đều được trang trí bao lam sơn son thếp vàng với chạm khắc rồng phượng và chim muông hoa lá. Với những kiến trúc độc đáo của riêng mình, ngôi chùa ngày càng thu hút nhiều khách du lịch và trường tồn mãi với thời gian.
Có bài khác không vậy ? Tại bài này lúc nãy có xem qua rồi ík
Bà Rịa-Vũng Tàu chăngg=))))
Bà Rịa Vũng Tàu