K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 2 2022

Tham Khảo: 

Năm nay, hàng ngàn du khách đến tham quan và chinh phục đỉnh Chư Đăng Ya

Nằm trong khuôn khổ Festival cồng chiêng Tây Nguyên, Lễ hội Hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đăng Ya 2018 là sự kiện văn hóa, du lịch nhằm quảng bá những danh lam thắng cảnh của Gia Lai đến với đông đảo du khách, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn tỉnh.

Với những du khách thích khám phá thì đây cũng chính là cơ hội để bước lên đỉnh núi Chư Đăng Ya. Mặc dù cung đường khá vất vả với quãng đường khá xa, nhưng hầu hết du khách đến đây đều cố gắng chinh phục ngọn núi với độ cao 975m này.Đây cũng là dịp để du khách tìm hiểu và hòa mình vào không khí truyền thống của các dân tộc bản địa nơi đây.

Riêng với người dân làng Ia Gri (xã Chư Đăng Ya), đây là lúc để bà con quên đi những nhọc nhằn mưu sinh, hòa mình với không khí lễ hội của buôn làng. Anh Rơ Châm Thọ, một người dân ở làng Ia Gri cho biết: “Năm ngoái, Lễ hội tổ chức muộn, hoa tàn gần hết nên buồn lắm. Năm nay, hoa đang độ đẹp nhất, khách đến thích thú, mình cũng thích thú. Mình bán gà nướng, cơm lam của đồng bào mình và nước uống cho những người chinh phục đỉnh núi. Lễ hội giúp gia đình mình có thêm thu nhập nên mình vui lắm…”

[ HT ]

8 tháng 2 2022

ko copy mạng phải hông

hay copy cũng đc

13 tháng 2 2022

Dell ai quan tâm

13 tháng 2 2022

;-;, thế thì kệ bn

8 tháng 2 2023

Gợi ý cho em dàn ý chung:

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận

TB:

Em hãy nêu ra các hoạt động trong lễ hội đó:

+ Lễ hội đó diễn ra khi nào?

+ Quy mô của lễ hội?

+ Diễn ra trong bao lâu?

+ Các hoạt động trong lễ hội là gì?

Cảm nhận của em về lễ hội đó?

Bày tỏ tình cảm của em với lễ hội đó?

KB: Khẳng định lại vấn đề

_mingnguyet.hoc24_

19 tháng 5 2022

Tham khảo

Một trong những lễ hội mà tôi đã có dịp chứng kiến là lễ hội đấu vật. Đó là một trong những nét văn hóa tiêu biểu của quê hương tôi.

Lễ hội đấu vật ở quê tôi thường được tổ chức vào mùng 6 tháng Giêng âm lịch. Các vòng loại sẽ lựa chọn ra năm đô vật mạnh nhất đại diện cho thôn bước vào trận chung kết.

Trận đấu diễn ra vô cùng gay cấn và hấp dẫn. Sau khi hai đô vật chào hỏi khán giả, trọng tài thổi còi ra hiệu trận đấu bắt đầu. Hai đô vật cởi trần, mặc một chiếc quần đùi, tay buộc một chiếc khăn khác màu sắc để phân biệt. Cả hai đô vật cúi người, nắm vào bắp tay của nhau tạo thành thế đấu vật. Họ di chuyển trên sàn để thăm do đối phương. Đô vật nào cũng ra sức vật ngã đối phương trong tiếng hò hét cổ vũ của người xem. Phía trên sân khấu, có một người đang đánh trống. Nhịp trống dồn dập khiến không khí càng thêm sôi động. Còn khán giả thì cũng hò reo cổ vũ nhiệt tình. Mười phút thi đấu diễn ra thật căng thẳng.

Khi ban tổ chức thông báo bắt đầu cuộc thi, cả hai bước vào sân cúi chào khán giả. Trọng tài thổi còi và phất cờ ra hiệu trận đấu bắt đầu. Hai đô vật dùng đôi tay chắc khỏe của mình ra múa khởi động. Đôi chân không ngừng giậm nhảy, lùi trước lùi sau để thăm dò đối thủ. Hai đô vật đã tiến sát lại gần nhau, hai tay giữ vào vai đối thủ. Thân hình của họ trông thật dũng mãnh. Còn gương mặt thì đã nhễ nhại mồ hôi. Thoắt cái, đô vật khăn xanh đã vật ngã được đối thủ xuống đất bằng một thế đòn hiểm. Trọng tài ra hiệu thời gian để chờ đô vật khăn đỏ đứng dậy. “Ba… hai… một… Hết giờ!” - đô vật khăn đỏ vẫn nằm dưới sàn nhà. Lúc đó, chiến thắng sẽ thuộc về đô vật khăn xanh. Mỗi một trận đấu vật đều diễn ra sôi nổi, hấp dẫn.

Các trận đấu vật để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc. Tôi cảm thấy yêu mến và tự hào về những con người của quê hương mình. Họ không chỉ khỏe khoắn, mạnh mẽ mà còn đầy tinh thần thượng võ.

19 tháng 5 2022

mình cảm ơn bạn nhé

 

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.

Từ nhiều đời nay, trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, đã luôn hướng tới một điểm tựa của tinh thần văn hoá – đó là lễ hội Đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng Vương, được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hàng năm, lễ hội Giỗ Tổ vẫn được tổ chức theo truyền thống văn hoá của dân tộc. Vào những năm chẵn (5 năm một lần), Giỗ Tổ được tổ chức theo nghi lễ quốc gia, năm lẻ do tỉnh Phú Thọ tổ chức. Việc tổ chức lễ hội Giỗ Tổ rất chặt chẽ, bao gồm hai phần: lễ và hội.

Lễ hội Rước Kiệu được duy trì trang nghiêm trong các đền, chùa trên núi Hùng. Nghi thức dâng hương hoa của các đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ, các địa phương trong toàn quốc,… được tổ chức long trọng tại đền Thượng. Từ chiều ngày mồng 9, làng nào được Ban tổ chức lễ hội cho phép rước kiệu dâng lễ đã tập trung tại nhà bảo tàng dưới chân núi, trên kiệu đặt lễ vật. Sáng sớm ngày mồng 10, các đoàn đại biểu tập trung ở một địa điểm tại thành phố Việt Trì, có xe tiêu binh rước vòng hoa dẫn đầu, diễu hành tới chân núi Hùng. Các đoàn đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau kiệu lễ, lần lượt lên đền theo tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước thềm của “Điện Kính Thiên”, đoàn dừng lại, kính cẩn dâng lễ vào thượng cung đền Thượng. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh (năm chẵn là nguyên thủ quốc gia hoặc đại biểu đại diện Bộ Văn hoá), thay mặt cho tỉnh và nhân dân cả nước đọc chúc căn lễ Tổ. Toàn bộ nghi thức hành lễ được hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin hoặc tường thuật trực tiếp để đồng bào cả nước có thể theo dõi lễ hội. Đồng bào dâng lễ trong các đền, chùa trên núi, ai cũng có tâm nguyện cầu mong tổ tiên chứng giám, phù hộ độ trì cho con cháu.

Lễ Dâng Hương sẽ được diễn ra tưng bừng, náo nhiệt xung quanh các đền, chùa và dưới chân núi Hùng. Lễ hội ngày nay có nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá hơn xưa. Các hình thức văn hoá truyền thống và hiện đại được đan xen nhau. Trong khu vực của hội, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, văn hoá phẩm, các cửa hàng dịch vụ ăn uống, các khu văn thể,… được tổ chức và duy trì một cách trật tự, quy củ. Tại khu văn thể, các trò chơi văn hoá dân gian được bảo lưu có chọn lọc như: đu quay, đấu vật, chọi gà, bắn nỏ, rước kiệu, kéo lửa nấu cơm thi, đánh cờ tướng (cờ người)…. Có năm còn diễn trò “Bách nghệ khôi hài”, “Rước chúa gái”, “Rước lúa thần” và trò “Trám” tại khu vực hội. Cạnh đó là sân khấu của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp: chèo, kịch nói, hát quan họ,… Hội ngày nay chính là nơi để thi tuyển và giao lưu văn hoá giữa các vùng. các nghệ nhân người Mường mang đến lễ hội thanh âm của tiếng trống đồng một thời đóng trên đỉnh núi Hùng, gọi mặt trời làm mưa, làm nắng thuận hoà, cho mùa màng tốt tươi, muôn dân hạnh phúc. Những làn điệu Xoan – Ghẹo với lời ca tinh tế, mượt mà đã đem tới cho lễ hội đền Hùng một nét đặc trưng, thấm đượm văn hoá vùng Trung du Đất Tổ. Một điểm quan trọng nằm ở giữa trung tâm lễ hội là nhà bảo tàng Hùng Vương, ở đây lưu giữ vô số những cổ vật đích thực của thời đại các Vua Hùng.

Thời đại của chúng ta ngày nay đang ngày càng góp sức tô điểm và phát huy sự cao đẹp của lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương. Hàng năm, ý nghĩa tâm linh của cuộc trẩy hội về Đền Hùng đã trở thành nếp nghĩ, nếp sinh hoạt truyền thống không thể thiếu trong đời sống văn hoá tinh thần tín ngưỡng của người Việt Nam. Không phân biệt già trẻ, không phân biệt tuổi tác, không phân biệt tôn giáo…. Tất cả những người con đang sống trên mọi miền Tổ quốc, những người con xa xứ đều bình đẳng về mộ Tổ, thăm đền và dự lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương.

13 tháng 2 2023

Gợi ý cho em dàn ý chung: (Em có thể làm với bất kì lễ hội nào cũng được nha)

MB: Giới thiệu về lễ hội đó (Tên lễ hội)

Địa điểm diễn ra

TB: Thời điểm diễn ra lễ hội

Giới thiệu về những hoạt động diễn ra trong lễ hội:

Phần lễ:

+ Bài phát biểu của các lãnh đạo

+ Đánh trống khai hội

+ Ý nghĩa của lễ hội?

...

Phần hội:

+ Gồm các hoạt động giải trí nào?

+ Ý nghĩa của mỗi hoạt động đó?

+ Cảm xúc của mọi người?

=> Đánh giá của em về toàn lễ hội?

KB: Tình cảm của em dành cho lễ hội

9 tháng 2 2023

Gợi ý cho em dàn ý chung: (Em có thể làm với bất kì lễ hội nào cũng được nha)

MB: Giới thiệu về lễ hội đó (Tên lễ hội)

Địa điểm diễn ra

TB: Thời điểm diễn ra lễ hội

Giới thiệu về những hoạt động diễn ra trong lễ hội:

Phần lễ:

+ Bài phát biểu của các lãnh đạo

+ Đánh trống khai hội

+ Ý nghĩa của lễ hội?

...

Phần hội:

+ Gồm các hoạt động giải trí nào?

+ Ý nghĩa của mỗi hoạt động đó?

+ Cảm xúc của mọi người?

=> Đánh giá của em về toàn lễ hội?

KB: Tình cảm của em dành cho lễ hội

Dàn ý nhé (mình ko tiện viết cả bài)

Mở bài : Giới thiệu về lễ hội đó.

Thân bài :

+) Thời điểm , địa điểm diễn ra lễ hội.

+) Giới thiệu về các hoạt động diễn ra trong lễ hội:

Ví dụ :

+) Bài phát biểu lễ hội , khai mạc ,...

+) Ý nghĩa của lễ hội?

+) Các hoạt động vui chơi, giải trí trong hội.

+) Nêu ý nghĩa của từng trò chơi (hoạt động).

+) Cảm xúc của mọi người tham gia , ở đó ?

Kết bài : 

+) Đánh giá về toàn lễ hội .

+) Tình cảm của mình dành cho lễ hội.

Dalat is a province in our country and has economic development mainly based on tourism and there is a festival that attracts a lot of tourists, which is the flower festival in Dalat or another name is Da Flower Festival. Lat. And this is also an opportunity for the city to display flowers and honor Da Lat's flower growing profession. I have been here before and saw that the Flower Festival in Dalat was meticulously prepared from the small display scenes on the romantic Xuan Huong Lake to the performances on the opening night or the spectacular flower carnaval. If someone has never been here, it must be a pity because the Festival is the time when all the flowers are gathered and blooming in this beautiful city. Those who have ever traveled to Da Lat and participated in the flower festival can enjoy the fullness of a lively and unforgettable flower party. The flower festival is usually divided into many programs and perspectives, you can see this is a great festival, please visit the flower festival in Dalat!

19 tháng 3 2021

 

Dalat Flower Festival is a cultural festival which takes place every year in Da Lat city, Lam Dong province , Vietnam and some other localities in Lam Dong province. The festival is held with the purpose of exhibiting flowers, vegetables and ornamental plants from the local as well as other regions within the country and many other countries in the world in order to attract visitors to come to Da Lat, promote economic development of the city. Da Lat Flower Festival is also an activity honoring the value of flowers and floriculture, calling for investment in Da Lat flower industry as well as promoting a positive image of the city, the culture and the people of Da Lat.

12 tháng 2 2022

Tham khảo :

Lễ hội là tín ngưỡng văn hóa của mỗi dân tộc. Hầu như làng, xã nào cũng có lễ hội được tổ chức vào đầu xuân. Mọi người dân Thuận Thành, Bắc Ninh thường có câu ca:

Dù ai buôn đâu, bán đâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.

Câu ca dao như một lời nhắc nhở các tín đồ phật giáo hãy nhớ về hội Dâu được tổ chức vào đầu xuân hàng năm.

Hội Dâu được tổ chức vào mùng 8 tháng 4 âm lịch hàng năm. Chùa Dâu là một ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, được xây dựng vào những năm đầu thế kỉ XV. Mặc dù vậy chùa Dâu vẫn giữ được những nét nguyên bản từ khi được xây dựng tới nay. Hàng năm, chùa Dâu thu hút rất nhiều tín đồ đến thắp hương, đặc biệt là vào dịp lễ hội. Vào mỗi dịp lễ hội, người dân háo hức tổ chức sửa sang chùa chiền. Ngay từ chiều mùng 7 đã có lễ rước các bà Dâu, bà Đậu, bà Đàn, bà Keo mà theo truyền thuyết bốn bà được tạc từ một cây dâu, chị cả là bà Dâu nên chùa Dâu được xây dựng lớn nhất. Đặc biệt vào ngày mồng 7, các vãi đến để cúng, quét dọn và làm lễ rửa chùa. Ngày hội chính diễn ra rất sôi động, náo nhiệt. Mọi người đến đây với lòng thành kính, kính mong đức phật ban cho sự an lành, ấm no. Chùa có rất nhiều gian, điện, đặc biệt có pho tượng Kim Đồng - Ngọc Nữ đạt đến chuẩn mực nghệ thuật cao với các tỉ lệ của người thật. Hành lang hai bên có những pho tượng với nhiều tư thế, nét mặt khác nhau. Người ta đến lỗ hội không chỉ để thắp hương, cầu an mà còn để vui chơi, đón không khí ngày xuân. Có rất nhiều trò chơi được tổ chức trong lễ hội như: đu quay, hát quan họ đối đáp, giao duyên giữa các liền anh, liền chị dưới thuyền rồng với những trang phục mớ ba, mớ bảy cổ truyền. Khắp sân chùa là những hàng bán đồ cúng, những nén hương trầm, hay những đồ chơi dân gian cho trẻ em như sáo, trống... hoặc chỉ là những bông lan thơm ngát. Tất cả tạo ra một không khí cộng đồng ấm cúng. Mọi người quên đi sự bận rộn, quên đi sự bon chen, thách thức để nhớ tới đức phật cùng sự thánh thiện, nhớ tới cõi bình an của tâm hồn. Khoảng 7 giờ sáng ngày 8/4, người ta đã nghe thấy tiếng chiêng, tiếng trống và tiếng cúng tế dâng sớ cầu mong bình an, lạy tạ các vị thánh thần, phật pháp của đội tế lễ tứ sắc chùa lập ra. Đặc biệt, ở lễ hội Dâu thờ Tứ Pháp là Pháp Vân (bà Dâu), Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Lôi.

Sau khi các cụ làm lễ xong, đoàn rước từ chùa Tổ bắt đầu quay về, hàng đoàn người kéo nhau đi theo hộ tống. Người đi đầu cầm bình nước, người thứ hai dâng hương, tiếp đó là đoàn kiệu được những trai tráng của lồng khiêng. Họ mặc những trang phục như quân tốt đỏ thời xưa, theo sau là các bà mặc áo nâu đội sớ. Người cầm nước vừa đi vừa cầm cành trúc vẩy nước vào những người xung quanh như ban sự may mắn cho mọi người. Người ta quan niệm rằng ai được vẩy nước vào sẽ may mắn, được Phật ban phước quanh năm và được Phật phù hộ, bảo vệ. Khi hội tan, mọi người về rồi thắp hương ở ngoài sân thờ nhớ lời hẹn gặp năm sau. Nhưng lạ lùng hơn hầu như năm nào sau hội trời cũng mưa và người dân cho đấy là lễ tẩy chùa, ở một khía cạnh nào đó thì đây được coi như một điều linh nghiệm huyền bí.

Lễ hội thể hiện trình độ tổ chức cao, sự kết hợp giữa làng xã và ý thức cộng đồng, cuốn hút khách thập phương với những nét nghệ thuật, văn hóa đặc sắc, phong phú. Đối với Bắc Ninh, cái nôi của Phật giáo thì đây là dịp thể hiện sự tài hoa, tinh tế, lịch lãm trong văn hóa ứng xử, giao tiếp. Là một người con của Bắc Ninh, em cảm thấy tự hào về truyền thống của quê hương mình và em sẽ luôn có ý thức bảo vệ và gìn giữ những nét văn hóa ấy, đặc biệt là những lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hóa dân tộc vào những ngày đầu xuân.