K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 2 2022

Tham khảo :

Học tập là mục tiêu suốt đời của mỗi người. Chúng ta hiện nay đang phấn đấu xây dựng một xã hội học tập, nhằm phát huy tối đa khả năng cũng như quyền được học tập của mỗi người. Có một câu ngạn ngữ của người Gruzia "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc".

Thật vậy! Kiến thức không phải tự nhiên mà có. Đó là tích lũy hiểu biết của nhân loại, của cộng đồng, của nhiều thế hệ thông qua quá trình học tập mà thành. Học tập chính là quá trình tích lũy kiến thức! Câu ngạn ngữ trên đã có một ví von rất hay khi đưa ra hình ảnh "hạt giống" để nhấn mạnh tầm quan trọng của học tập. Hạt giống sẽ nảy nở phát triển thành cây. Quá trình học tập cũng như gieo hạt giống cho trí não và tâm hồn. Kiến thức nhiều cũng là kết quả tích lũy hạt giống để hứa hẹn một mùa bội thu. Kiến thức tốt, đầy đủ, phong phú sẽ gieo những hạt giống cho tương lai của mỗi con người. Tuy nhiên cần phải hiểu thấu đáo hơn câu ngạn ngữ này ở nghĩa bao quát của nó Hạt giống chuẩn bị không tốt, cây sẽ phát triển èo uột, cũng giống như kiến thức nông cạn ít ỏi khiến chúng ta gặp vô vàn khó khăn, lúng túng và bế tắc trong công việc. Và một người học tập được điều hay lẽ phải thì cũng chính là tích lũy hạt giống tốt, còn kiến thức lệch lạc, sai lầm thì như hạt giống xấu làm hủy hoại tư duy và tâm hồn, sẽ không tránh khỏi gây tác hại cho đời sống. Cũng như vậy, chỉ trên nền tảng một kiến thức đầy đủ mới có tương lai hạnh phúc. Bởi vậy, trong đời sống, ta gặp không ít những tấm gương đổi đời nhờ kiến thức.

Tuy nhiên mối quan hệ học tập – kiến thức - hạnh phúc không chỉ được hiểu đơn giản một chiều mà cần phải thấy rõ mối quan hệ biện chứng nhân quả của nó. Ông bà ta cũng thường nói "gieo nhân nào, gặt quả ấy" như một cảnh tỉnh. Xét mối quan hệ trong ba yếu tố học tập – kiến thức - hạnh phúc cũng cần được nhìn nhận từ nhiều phía. Học tập đúng đắn, có phương pháp, có chọn lọc thì mới có kiến thức tốt, đa dạng, phong phú. Kiến thức tốt cần gắn với thức đem kiến thức ấy phục vụ cho xã hội và cho bản thân, không chỉ là những kiến thức thu lượm được theo kiểu thực dụng ích kỷ, vì nếu hạnh phúc của ta lại đem bất hạnh cho người khác thì cũng là chứng tỏ ta đã tích lũy hạt giống xấu cho chính ta, gieo mầm bất hạnh cho kẻ khác.

Vì vậy, mỗi chúng ta phải xác định động cơ học tập đúng đắn, thu lượm kiến thức bổ ích, hướng tới hạnh phúc của cộng đồng hài hòa với hạnh phúc cá nhân. Có như vậy mới thật sự trở thành con người có ích cho xã hội.

8 tháng 2 2022

tham khảo 

Học tập là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Đâu phải chỉ cần thời gian mà con người có thể hiểu biết được mọi điều trong cuộc sống. Con người ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi. Lớn lên đến trường phải học đọc, học viết, học những kiến thức tự nhiên và xã hội để trang bị cho mình những trí thức cần thiết trong cuộc sống nhằm giúp mình sau này có thể làm việc tốt bởi trẻ mà không học thì sẽ rất khó để chúng ta có thể vào đời một cách vững vàng. Khi trưởng thành lại cần phải học. Những kiến thức ta được học trong trường không chỉ là nền tảng cơ bản trong cuộc sống, khi bắt tay vào công việc thường nảy sinh ra nhiều vấn đề. Để giải quyết được ta phải tự học, tự nâng cao kiến thức. Hiện nay trình độ khoa học kỹ thuật, văn hoá tri thức ngày càng phát triển, càng có nhu cầu đòi hỏi cao đối với con người. Nếu chúng ta ngừng học tập thì sẽ bị lạc hậu, tụt lùi, không đảm đương được các công việc được giao, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Không ngừng học tập thì mới trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội. Ngày nay, mỗi con người đều có cách học riêng của mình. Nhiều bạn rất chăm chỉ, cần cù và giành được những thành công lớn. Đã có biết bao những bạn học sinh đạt thành tích cao trong học tập. Họ luôn lấy gương các vị danh nhân, các bậc cha anh đi trước để noi gương theo. Như Lênin với câu nói "Học, học nữa, học mãi" hay nhà bác học Đácuyn lừng danh cũng nói rằng: "Bác học không có nghĩa là ngừng học". Học tập là một yếu tố quan trọng, không những giúp cho chính bản thân mỗi học sinh chúng ta có một tương lai tốt đẹp mà còn giúp cho đất nước ngày một giàu mạnh. Có câu danh ngôn: "Đường đời là một chiếc thang không có nấc chốt và việc học là một quyển sách không có trang cuối cùng". Vì thế học sẽ không bao giờ là đủ và học tập là một việc vô cùng cần thiết đối với cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay.

Tham khảo:

Bác đã có 5 điều dạy mà em tin rằng ai cũng đều thuộc lòng. Đó là: 

Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt,
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.

Trước hết, phải yêu lấy Tổ quốc mình, yêu lấy người đồng bào của mình vì Tổ quốc rất thiêng liêng, Tổ quốc hôm nay đã do bao cha anh của thế hệ trước xây dựng và gìn giữ, vì vậy mà phải yêu lấy. Đồng bảo là những người anh em cùng chung bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, là nững người thân thích, ruột thịt. Thiếu nhi cũng cần pải có trách nhiệm học tập thật tốt và lao động thật tốt. Lao động ở đây có nghĩa là làm những việc theo sức của mình, học tập tốt để xây dựng quê hương đất nước. Đoàn kết, kỉ luật cũng phải giữ vững để rèn luyện cho con người nề nếp, thói quen đúng đắn. Thêm nữa đó là giữ gìn vệ sinh để đảm bảo môi trường sống, môi trường học tập để phát triển 1 cách tốt nhất. Cuối cùng là nhữg đức tính mà con người cần phải có, là những đức tính quý báu mà thiếu nhi phải rèn luyện: khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

Sinh thời, Bác Hồ kính yêu luôn dành những tình cảm đặc biệt ân cần, trìu mến cho các thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam,trước lúc đi xa, Người đã “để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thanh niên và nhi đồng”, Bác nói: “Mai sau, các cháu sẽ là người chủ của nước nhà” cho nên cần phải sớm  rèn luyện đạo đức cách mạng cho thiếu nhi. Vì thế, những lời dạy và bức thư, bài viết của Người dành cho lứa tuổi thiếu niên,  nhi đồng được xem như một trong những di sản vô giá của dân tộc và thế hệ trẻ nước ta.

Mặc dù Bác đã đi xa nhưng mỗi lần nhớ về 5 điều Bác Hò dạy, em đều cảm thấy thật thân quen, gần gũi, nồng ấm tình thương biết mấy

4 tháng 7 2021

THAM KHẢO

 

Bác đã có 5 điều dạy mà em tin rằng ai cũng đều thuộc lòng. Đó là: 

Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt,
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.

Trước hết, phải yêu lấy Tổ quốc mình, yêu lấy người đồng bào của mình vì Tổ quốc rất thiêng liêng, Tổ quốc hôm nay đã do bao cha anh của thế hệ trước xây dựng và gìn giữ, vì vậy mà phải yêu lấy. Đồng bảo là những người anh em cùng chung bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, là nững người thân thích, ruột thịt. Thiếu nhi cũng cần pải có trách nhiệm học tập thật tốt và lao động thật tốt. Lao động ở đây có nghĩa là làm những việc theo sức của mình, học tập tốt để xây dựng quê hương đất nước. Đoàn kết, kỉ luật cũng phải giữ vững để rèn luyện cho con người nề nếp, thói quen đúng đắn. Thêm nữa đó là giữ gìn vệ sinh để đảm bảo môi trường sống, môi trường học tập để phát triển 1 cách tốt nhất. Cuối cùng là nhữg đức tính mà con người cần phải có, là những đức tính quý báu mà thiếu nhi phải rèn luyện: khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

Sinh thời, Bác Hồ kính yêu luôn dành những tình cảm đặc biệt ân cần, trìu mến cho các thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam,trước lúc đi xa, Người đã “để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thanh niên và nhi đồng”, Bác nói: “Mai sau, các cháu sẽ là người chủ của nước nhà” cho nên cần phải sớm  rèn luyện đạo đức cách mạng cho thiếu nhi. Vì thế, những lời dạy và bức thư, bài viết của Người dành cho lứa tuổi thiếu niên,  nhi đồng được xem như một trong những di sản vô giá của dân tộc và thế hệ trẻ nước ta.

 

Mặc dù Bác đã đi xa nhưng mỗi lần nhớ về 5 điều Bác Hò dạy, em đều cảm thấy thật thân quen, gần gũi, nồng ấm tình thương biết mấy

23 tháng 4 2017

BÁC HỒ ! tiếng gọi thân thương đó dường như đã ăn sâu vào trong tiềm thức của bản thân tôi từ thuở còn cắp sách tới trường và in sâu trong trái tim của hàng triệu người Việt Nam. Mỗi khi có dịp xem lại những thước phim tư liệu kể lại thời kì Bác còn sống, Bác đi thăm đồng cùng người dân, lên trận đia pháo cùng bộ đội, ca hát cùng các cháu thiếu niên nhi đồng, cũng như lúc Bác đi công tác nước ngoài …ở đâu Bác cũng được mọi người kính trọng, yêu thương, bản thân tôi dâng trào cảm xúc và cay xè nơi khóe mắt và tôi tin rằng người việt Nam ai cũng có những tình cảm như thế đối với Bác Hồ, người lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí tuệ và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Người đã để lại tài sản vô giá là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp, kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác là niềm vinh dự và tự hào đối với mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dânViệt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt cuộc đời và quá trình hoạt động của mình, Người luôn đề cao đạo đức – tác phong của người cách mạng. Bốn đức tính mà Người xem là “gốc của đạo đức cách mạng” gồm: cần, kiệm, liêm và chính.
Trời có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông.
Đất có bốn phương: đông, tây, nam, bắc.
Người có bốn nết: cần, kiệm, liêm, chính.
Thiếu một mùa thì không thành trời.
Thiếu một phương thì không thành đất.
Thiếu một đức thì không thành người.
Như vậy, theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một trong bốn đức tính ấy không thể thiếu được của một con người.
Đối với mỗi cán bộ, đảng viên, công chức việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là nhiệm vụ rất quan trọng và thường xuyên, qua đó để giáo dục, rèn luyện mình, xứng đáng là công dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam .
Nhà thơ Tố Hữu đã viết:
“Ta bên Người. Người toả sáng bên ta,
Ta bỗng lớn lên bên Người một chút”.
Để lớn lên, ta thường xuyên rèn đức, luyện tài, có lý tưởng sống và ý chí tự lực tự cường, bằng sức lao động chân chính. Cho nên, mọi người phải xác định rõ lý tưởng sống là cống hiến, là tận tâm, tận lực để phục vụ. Trong lao động phải xuất phát từ mục tiêu trong sáng, làm việc phải có ý chí quyết tâm, vì: ý chí đó là một đức tính cần nhất trong những lúc khó khăn mà Bác là một tấm gương cho chúng ta noi theo.
Sự cần thiết phải học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức, lối sống theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay:
Như chúng ta đã biết, sinh thời Bác Hồ của chúng ta đã khẳng định : Đạo đức là gốc của cách mạng . Bác coi đạo đức của con người như gốc của cây, như nguồn của sông . Người luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng và tích cực của đạo đức trong đời sống xã hội . Bởi vậy, học tập , rèn luyện tu dưỡng đạo đức, lối sống theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay là điều rất cần thiết và quan trọng.
Mỗi chúng ta hiểu rằng trong quá trình chúng ta hội nhập sâu hơn về kinh tế và giao lưu văn hoá , khoa học kỷ thuật ngày càng mạnh mẽ hơn với bên ngoài , bên cạnh những thời cơ lớn thì có những thách thức không nhỏ, trong đó có những thách thức về đạo đức lối sống do những luồng tư tưởng văn hoá ngoại lai du nhập . Mặt khác, thực tiễn cuộc sống cũng cho thấy đã và đang xẩy ra tình trạng suy thoái về đạo đức lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức và trong các tầng lớp nhân dân . Vì vậy với đợt học tập này lại càng có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt.
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là học tập và làm theo tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người cộng sản chân chính, đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một con người bình dị, gần gũi, ai cũng có thể học tập, noi theo, để trở thành một người cách mạng, người công dân tốt trong xã hội. Đó là tấm gương trọn

1 tháng 8 2017

Tuổi trẻ chúng tôi hôm nay sinh ra không một lần được gặp Bác Hồ nhưng tư tưởng, tấm gương đạo đức của Bác mãi mãi khắc ghi trong trái tim tôi với sự ngưỡng mộ tôn kính và lòng biết ơn vô hạn.

Được sinh ra và lớn lên trong hòa bình, không phải chịu đựng sự đau thương của cảnh “nước mất nhà tan” của kiếp “nô lệ” khổ nhục, chịu sự đô hộ cướp bóc của bọn thực dân phong kiến và chứng kiến những hy sinh, mất mát mà lớp cha anh đã phải trải qua vì độc lập tự do của dân tộc… tuổi trẻ chúng tôi hiểu rằng hạnh phúc ngày hôm nay được tiếp nối bằng truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc, bằng những bước đi trên con đường cứu nước của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (1911), bằng bao xương máu của các chiến sĩ đã hy sinh quên thân mình để bảo vệ, giữ chặc từng tấc đất biên cương của Tổ quốc, các anh đã làm lên những chiến công lừng lẫy, đập tan ách đô hộ và chiếm đóng của đế quốc Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược đem lại hoà bình, độc lập, tự do cho đất nước…

Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp đó, những người đoàn viên trẻ chúng tôi đang tiếp bước cha anh đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc Năm châu như Bác Hồ kính yêu hằng mong ước. Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường cũng đang làm khuynh đảo nhiều giá trị cao đẹp của đời sống xã hội, có một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, làm nghèo đất nước, làm giảm lòng tin của nhân dân, ảnh hưởng không ít đến tư tưởng của lớp trẻ. Nhưng lớp trẻ chúng tôi luôn hướng tới tương lai, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự phát triển của đất nước và học hỏi gương các bậc tiền nhân từ đó ra sức phấn đấu, học tập và rèn luyện vượt qua các cạm bẫy tiêu cực để cống hiến nhiều hơn cho Tổ quốc.

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chủ yếu là học tập lòng yêu nước, thương dân bao la của Bác, là làm theo lời Bác dạy: “Mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay là không”; “phải có chính trị trước rồi có chuyên môn”; “chính trị là đức, chuyên môn là tài. Có tài mà không có đức là hỏng... Đức phải có trước tài”; “cũng như sông thì có nguồn mới có nước. Không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức. Không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân...”. Vì vậy, cần phải nghiêm túc phê và tự phê bình, kiên quyết chống quan liêu, chống chủ nghĩa cá nhân, chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực, để xây dựng bằng được nếp sống đẹp, sống giản dị, chân thành, khiêm tốn, hết lòng vì dân, vì nước, nói phải đi đôi với làm; phải ra sức học tập, không ngừng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, không ngừng tu dưỡng đạo đức cách mạng. Trong xu thế hội nhập kinh tế, quốc tế hiện nay, việc học tập đạo đức và lối sống của Bác phải càng được coi trọng và đẩy mạnh thực hiện.

Là những đoàn viên trẻ, nguồn nhân lực quan trọng trong thời kỳ hội nhập và phát triển của đất nước cần phải có những ý tưởng, sáng kiến làm theo lời Bác gắn với năng suất, chất lượng, hiệu quả trong công việc. Nếu không làm được điều này thì chỉ là hô khẩu hiệu suông. Để góp phần đẩy mạnh Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tôi nhận thấy nên đặc biệt quan tâm phát hiện, biểu dương điển hình tiên tiến, nhân tố mới, người tốt, việc tốt, nét đẹp đời thường, nét đẹp trong cuộc sống hàng ngày, để “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”. Trong Cuộc vận động nên coi việc rèn luyện đạo đức cách mạng là thước đo lòng cao thượng của mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Bất kỳ ai có những việc làm tốt thể hiện được đạo đức của người Việt Nam, thì tùy theo mức độ mà biểu dương, khen thưởng, tuyên truyền và nhân rộng.

Trong điều kiện sống thuận lợi với những thời cơ và vận hội đang mở ra trước mắt, tuy nhiên còn không ít khó khăn, song thanh niên chúng tôi yêu Đảng, yêu Bác Hồ và đặt niềm tin tưởng tuyệt đối vào những chủ trương đường lối đúng đắn mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Tôi tin tưởng rằng, bằng lý tưởng của tuổi trẻ dám nghĩ dám làm chắc chắn chúng tôi sẽ tham gia thực hiện Cuộc vận động thực sự có chất lượng, hiệu quả.

19 tháng 4 2022

em thấy môi trường tại ngôi trường còn nhiều bạn ý thức kém , hay xả rác ,

những việc làm để bảo vệ môi người là :

- không xả rác bừa bãi

- trồng cây với hoa giúp môi trường xanh và đẹp

- xử những người làm ô nhiễm môi trường

19 tháng 4 2022

vẫn  còn tình trạng hs vứt giấy,vỏ bánh kẹo ra trường,lớp

em đã làm những việc để bảo vệ môi trường như:ko vứt rác bừa bãi,ko bẻ cành,hái hoa,vứt rác đúng nơi quy định,......

4 tháng 9 2021

THAM KHẢO:

1.Sách cung cấp cho con người những hiểu biết, những tri thức về mọi lĩnh vực của đời sống, vượt thời gian và vượt không gian. Sách có thể đưa ta đến với quá khứ, hiện tại, tương lai; sách có thể đưa ta lên thám hiểm mặt trăng hay xuống đáy đại dương...

- Sách cho ta hiểu biết về chính mình. Đọc quyển sách tốt, ta được bồi đắp thêm về tâm hồn, tình cảm. Ta biết phần chưa hoàn thiện trong con người mình để phấn đấu rèn luyện. Ta biết thành tựu của thế hệ đi trước để phấn đấu vượt qua.

- Sách là phương tiện để ta có thể giao tiếp: giao tiếp với tác giả, với độc giả bao thế hệ để từ đó tự rèn luyện mình.

- Sách giúp con người vươn tới những ước mơ, khát vọng; giáo dục tình cảm, đạo đức; giáo dục ý thức thẩm mỹ...

- Nếu thiếu sách, cuộc sống con người sẽ rơi vào tăm tối, không có ánh sáng của tri thức, con người trở nên lạc hậu.

2.Thấm thoát đã từng đấy năm, giờ em đã là một học sinh lớp 6. Ngôi trường em học là ngôi trường mang tên:THCS ABC. Ngôi trường này không đẹp lắm nhưng nó mạng trọng em một cảm giác kì lạ khó tả.Lần đầy tiên bước chân vào trường nơi đây lưu giữ bao kỉ niệm của thầy cô và bạn bè. Ngôi trường vẫn sống mãi trong tâm trí em

 

Theo em, sách có rất nhiều vai trò đối với cuộc sống cũng như việc học tập như:

-Nâng cao kiến thức của bản thân

-Giúp ta hiểu được giá trị của cuộc sống

-Giúp ta biết cách ứng xử với mọi người xung quanh

-Đọc sách cũng giúp ta thư giãn và cảm thấy thoải mái

-Học được rất nhiều điều mà chúng ta không biết

-Sách cũng giúp ta rèn luyện những kĩ năng để trở thành một người hoàn thiện hơn.....

@Aries

#Bống

17 tháng 2 2019

- Đặt ra lễ xứng danh ( lễ đọc tên người đỗ).

- Lễ vinh quy (lễ đón rước người đỗ cao về làng).

- Khắc tên tuổi người đỗ cao vào bia đá dựng ở Văn Miếu.

11 tháng 9 2019

Để khuyến khích người học nhà Hậu Lê đã đặt ra

- Lễ xứng danh ( lễ đọc tên người đỗ).

- Lễ vinh quy ( lễ đón rước người đỗ cao về làng).

- Khắc tên tuổi người đỗ cao vào bia đá dựng ở Văn Miếu.

Qua việc làm trên ta thấy thời Hậu Lê việc thi cử diễn ra nề nếp và có quy củ.

3 tháng 5 2023

- Để khuyến khích việc học tập, nhà Hậu Lê đã đặt ra lễ xướng danh(lễ đọc tên người đỗ), lễ vinh quy (lễ đón rước người đỗ cao về làng) và khắc tên tuổi những người đỗ cao (tiến sĩ) vào bia đá dựng ở Văn Miếu để tôn vinh.

- Việc làm này thể hiện sự quan tâm của nhà hậu lê đối vs chuyện học tập của thần dân trong nước

4 tháng 5 2023

Này ở môn Lịch sử, em đăng đúng vị trí hi

10 tháng 10 2019

Học tập cũng như đấu tranh vậy nhưng chúng hoàn toàn khác nhau. Trong học tập, sách vở sẽ là những vũ khí cùng ta hành quân qua bao nhiêu chông gai của con đường học vấn. Lớp học sẽ là chiến trường. Sự ngu dốt của con người sẽ là kẻ thù và đích đến sẽ là sự thành đạt. Bạn bè ta sẽ là đồng đội, là bằng hữu, là bạn bè tốt cùng ta phấn đấu mỗi ngày. Vì sau con đường học vấn sẽ mở ra cho ta một thế giới vô cùng tươi sáng nên ta mới biết được việc học tập quan trọng đến dường nào! Nhờ vậy mà lớp tôi là lớp giỏi nhất trường và không một lớp nào có thể sánh bằng.

10 tháng 10 2019

Học tập là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Đâu phải chỉ cần thời gian mà con người có thể hiểu biết được mọi điều trong cuộc sống. Con người ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi. Lớn lên đến trường phải học đọc, học viết, học những kiến thức tự nhiên và xã hội để trang bị cho mình những trí thức cần thiết trong cuộc sống nhằm giúp mình sau này có thể làm việc tốt bởi trẻ mà không học thì sẽ rất khó để chúng ta có thể vào đời một cách vững vàng. Khi trưởng thành lại cần phải học. Những kiến thức ta được học trong trường không chỉ là nền tảng cơ bản trong cuộc sống, khi bắt tay vào công việc thường nảy sinh ra nhiều vấn đề. Để giải quyết được ta phải tự học, tự nâng cao kiến thức. Hiện nay trình độ khoa học kỹ thuật, văn hoá tri thức ngày càng phát triển, càng có nhu cầu đòi hỏi cao đối với con người. Nếu chúng ta ngừng học tập thì sẽ bị lạc hậu, tụt lùi, không đảm đương được các công việc được giao, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Không ngừng học tập thì mới trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội. Ngày nay, mỗi con người đều có cách học riêng của mình. Nhiều bạn rất chăm chỉ, cần cù và giành được những thành công lớn. Đã có biết bao những bạn học sinh đạt thành tích cao trong học tập. Họ luôn lấy gương các vị danh nhân, các bậc cha anh đi trước để noi gương theo. Như Lênin với câu nói "Học, học nữa, học mãi" hay nhà bác học Đácuyn lừng danh cũng nói rằng: "Bác học không có nghĩa là ngừng học". Học tập là một yếu tố quan trọng, không những giúp cho chính bản thân mỗi học sinh chúng ta có một tương lai tốt đẹp mà còn giúp cho đất nước ngày một giàu mạnh. Có câu danh ngôn: "Đường đời là một chiếc thang không có nấc chốt và việc học là một quyển sách không có trang cuối cùng". Vì thế học sẽ không bao giờ là đủ và học tập là một việc vô cùng cần thiết đối với cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay.