CHUYÊN MỤC ẨM THỰC - ĐOÁN TÊN MÓN ĂN #2
Mọi người đoán xem đây là 2 món ăn gì nào?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mấy món đó thì em biết đó ạ :D mỗi tội là không hiểu biết nhiều về mấy món đó thôi
Món ăn 1: Kẹo chỉ hồng
Món ăn 2: Bánh đa cua
Món ăn 3: Kẹo gương
Theo như cái tầm hiều biết của em thì cái món kẹo chỉ hồng nó khá là quen thuộc với mấy bạn mà hay đi ăn hàng ấy, em thấy nó bán ở cổng trường khá nhiều ( mặc dù em chưa bao giờ ăn ) thấy kẹo đó để trên cái bánh tráng rồi bỏ chút dừa vào thôi, còn cái sợi màu hồng thì chắc là kẹo :)
Cái món thứ 2 thì em ăn rồi ạ, nghe nói ngoài Hải Phòng, bánh đa cua là đặc sản ở đó chứ em chưa bao giờ ăn thử bánh đa cua ngoài Hải Phòng bao giờ. Chỉ là mẹ mua về rồi nấu thôi, khá ngon :D nhưng em chỉ biết vài nguyên liệu là bánh đa, cua, thịt chân giò, chả lá lốt, rau muống là có ngay tô bánh đa cua siêu ngon rồi ạ
Món thứ 3 thì em mới nghe gần đây thôi, hình như đặc sản ở Quảng Ngãi, em nghĩ nó khá ngọt, bởi vì nhìn nó như kẹo gừng í ạ.
( tầm hiểu biết về mấy món này của em nó khá ít :'') )
1.Kẹo chỉ.
2.Bánh đa cua.
3.Kẹo gương(quê em):Kẹo trong như gương, giòn tan, rất dễ vỡ nên được gọi là kẹo gương. Em ko thích ăn cho lắm vì nó hơi ngọt với dính răng.
Ẩm thực miền Trung thì đa dạng phong phú từ bánh, chè tới các món mặn, nhiều món cay và rất cay, hương vị đậm đà.
Ví dụ:
- Thừa Thiên - Huế: bánh ép Huế, bánh canh chả cua, bún bò Huế, bánh canh Nam Phổ, bánh lọc Huế, bánh nậm Huế, bún giấm nuốc, chè bột lọc heo quay,...
- Nghệ An: thịt chuột Yên Thanh, tương bần, nhút Thanh Chương,....
- Phú Yên: mắt cá ngừ đại dương,...
- Hà Tĩnh: kẹo cu đơ,...
- Quảng Ngãi: kẹo gương, mạch nha,...
Câu 14: Thay đổi món ăn nhằm mục đích:
A.Thay đổi cách chế biến B. Dễ tiêu hoá.
C. Tránh nhàm chán. D. Chọn đủ 4 món ăn.
Câu 15:Loại thực phẩm nên ăn hạn chế hoặc ăn ít là:
A. Gạo, khoai. B. Đường, muối. C. Thịt, cá. D. Rau, quả tươi.
Câu 16:Thu nhập của người sửa xe, sửa tivi, cắt tóc là :
A. Tiền trợ cấp B. Học bổng C. Tiền công D. Tiền lương
Tham khảo:
Địa phương: Hà Nội
* Yêu cầu số 1: Khái quát một số đặc điểm văn hoá:
- Ẩm thực:
+ Phong phú, đa dạng, mang nhiều nét tinh tế và đặc trưng riêng.
+ Nhiều món ăn nổi tiếng, như: phở, bún chả, bún riêu, bún ốc nguội, chả rươi,...
- Nhà ở:
+ Nhà ở truyền thống được đắp bằng đất hoặc xây bằng gạch, mái lợp lá hoặc ngói. Nhà thường có ba gian: gian chính là nơi thờ cúng và tiếp khách; hai gian bên gọi là buồng, dùng làm phòng ngủ hoặc chứa thóc, gạo, đồ dùng....
+ Hiện nay, nhà ở của người dân có sự thay đổi theo hướng hiện đại và tiện nghi hơn.
- Lễ hội: có nhiều lễ hội đặc sắc, như: lễ hội chùa Thầy (huyện Quốc Oai); lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức); hội Gióng ở đền Sóc (huyện Sóc Sơn); hội làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì),...
* Yêu cầu số 2:
- Tìm hiểu về 1 món ăn (món: phở)
+ Thành phần chính của phở là: bánh phở (làm từ bột gạo), nước dùng (ninh từ xương bò cùng các loại thảo mộc) và thịt bò hoặc gà cắt lát mỏng.
+ Khi ăn phở, thực khách có thể ăn kèm các gia vị như: hạt tiêu, chanh, ớt, hành lá, rau thơm,…
- Tìm hiểu về một lễ hội (lễ hội chùa Hương):
+ Lễ hội Chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
+ Lễ hội bắt đầu từ ngày 6 tháng Giêng và thường kéo dài đến hết tháng Ba âm lịch hằng năm.
+ Mở đầu là lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến,... Bên cạnh phần lễ, phần hội ở chùa Hương là nơi hội tụ nhiều nét sinh hoạt văn hoá dân tộc độc đáo như hát chèo, hát văn,...
+ Lễ hội Chùa Hương là hoạt động mang đậm nét văn hoá của người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Cho em đoán lại D:
Món 1: Cơm cháy sốt dê
Món 2: Sâm bổ lượng
Theo em thì:
Món 1: Cơm cháy thịt dê
Món 2: Chè dưỡng nhan