K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2021

nghĩa đen : ăn một thứ quả gì đó thì phải nhớ đến ng đổ mồ hôi công sức để tròng cây đó

nghĩa bóng : con ng đều phải có cha mẹ sinh thành nên phải nhớ ơn công dưỡng dục của cha mẹ

18 tháng 3 2021

- Về nghĩa đen : Khi ăn quả phải nhớ tới công lao của người trồng trọt  chăm bón cây đó cho ta quả ngọt . - Về nghĩa bóng : Khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người đó tạo ra thành quả đó , phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa

9 tháng 4 2020

mk ở nguyễn huệ cơ

làm bn được ko

13 tháng 4 2020

B1 : cho e đạo lí nếu ai giúp đỡ mình thì mình phải nhớ ơn người đó 

B2 : Theo nghĩa đen, "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" nghĩa là khi ta ăn quả tức là hưởng thụ những tinh hoa, những trái thơm quả ngọt, ta không thể quên đi những người trồng cây, những người đã có công vun xới, cuốc đất để tạo ra nó. Từ đó, ông cha ta đã đúc rút ra một bài học đạo lý về lòng biết ơn vô cùng sâu sắc: Chúng ta luôn phải nhớ ơn thế hệ đi trước và những người đã vất vả làm ra thành quả để ta có được một cuộc sống đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần như ngày hôm nay.

mình chỉ đc thế thôi~

14 tháng 4 2022

Refer

 Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó.

13 tháng 1 2022

Đồng nghĩa:
-Uống nước nhớ nguồn.
-Ăn cây nào, rào cây ấy.
Trái nghĩa:
-Qua cầu rút ván.
-Aưn cháo đá bát.

1.đồng nghĩa:Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng                                                                   2.trái nghĩa:Ăn cháo đá bát

14 tháng 3 2021

Con người ta ai cũng muốn thành đạt. Nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai. Để động viên con người vững chí, bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi ,cha ông ta dặn dò con cháu qua câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

Ai cũng biết cây kim bé nhỏ tới mức nào nhưng cũng hoàn hảo tới mức nào. Thân kim bằng sắt tròn, mảnh, nhỏ xíu. Đầu kim nhọn sắt. Trôn kim cũng có một lỗ nhỏ xíu để luồn chỉ qua. Có thể kim mới trở thành một vật có ích cho cuộc đời. Còn sắt là vật liệu làm nên kim. Chỉ có điều, làm từ sắt nên kim là cả một quá trình tôi luyện, mài giũa công phu bền bỉ. Nhưng có đi có lại. Ai có công mài sắt bền bỉ, kiên trì sẽ có ngày nên kim. Đức kiên trì, chí bền bỉ chính là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.

Thực tế cuộc sống đã cho thấy điều đó là hoàn toàn có cơ sở. Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, chúng ta phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến, nhất định thắng lợi. Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đến cuộc kháng chiến chông Pháp, chống Mĩ của nhân dân ta trong những năm vừa qua, tát cả đều thử thách ý chí kiên trì, bền gan vững chí của cả dân tộc. Và cuối cùng chúng ta đã giành được thắng lợi, đã giành được độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân. Nhờ kiên trì kháng chiến, nhân dân ta thành công.

Trong đời sống lao động sản xuất, nhân dân ta cũng nhiều lần thể hiện đức kiên nhẫn dáng khâm phục. Nhìn những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu, sông Hồng, sông Đáy, sông Thương, chúng ta hiểu được cha ông ta đã kiên trì, bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ, bảo vệ mùa màng trên đồng bằng Bắc Bộ. Chỉ với đôi bàn tay cầm mai, đôi vai vác đất, hoàn toàn là sức lao động thủ công, không có máy xúc, máy ủi, máy gạt, máy đầm như ngày nay, cha ông ta đã kiên trì, quyết tâm lao động và thành công.

Trong học tập, đức kiên trì lại càng cần thiết dể có được thành công. Từ một em bé mẫu giáo vào lớp một, bắt đầu cầm phấn viết chữ O đầu tiên đến khi biết đọc, biết viết, biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp, phải mất 12 năm mới hoàn thành những kiến thức phổ thông. Trong quá trình lâu dài ấy, nếu không có lòng kiên trì luyện tập, cố gắng học hành, làm sao có ngày cầm được bằng tốt nghiệp. Người bình thường đã vậy, với những người như Nguyễn Ngọc Kí, lòng kiên trì bền bỉ lại càng cần thiết để vượt qua khó khăn. Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ, anh đã kiên trì luyện viết bằng chân để có thể đến lớp cùng bạn bè. Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận. anh đã học xong phổ thông, học xong đại học và trở thành thầy giáo, một nhà giáo ưu tú.

Thế mới biết ý chí, nghị lực, lòng kiên nhẫn, sự bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết định thành bại của mỗi công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung. Có mục đích ban đầu dung đắn – chưa đủ ; phải có lòng kiên trì, nhẫn nại cọng với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực.

Bàn luận về một vấn đề có tầm cỡ lớn lao là sự nghiệp mà lại lấy hình ảnh của một sự vật thật bé nhỏ là một cây kim để nói, ông cha ta phải có chủ ý rõ ràng và sâu sắc, gửi gắm trong lời khuyên giản dị như một triết lí : có công mài sắt có ngày nên kim. Câu tục ngữ không chỉ là một bài học về ý chí mà còn là lời động viên chân tình : hãy lạc quan, tin tưởng.

Kế thừa và phát huy quan niệm của ông cha, với những kinh nghiện trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã khuyên thanh niên:

“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”

Việc tu dưỡng, rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Kinh nghiện của thế hệ trước là lời khuyên quý báu, lời cổ vũ thanh thiếu niên trên con đường phấn đấu xây dựng cuộc sống tốt đẹp.

 
14 tháng 3 2021

Có công mài sắt có ngày nên kim

Trong cuộc sống, không có một thành công nào tự nhiên mà có. Tất cả những thành quả tốt đẹp đều được nảy nở từ những tháng ngày cố gắng rèn luyện không ngừng. Sự cố gắng, kiên trì bền bỉ ấy được nhân ta đúc kết trong câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” quả rất đúng đắn.

Câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim” tuy thật ngắn gọn nhưng ý nghĩa của nó thật lớn lao. Câu tục ngữ xuất phát chính là từ trong thực tế đời sống. Ngày xưa, khi chưa có máy móc hiện đại như bây giờ, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu dùng trong may vá, thêu thùa thì những người thợ đã phải cần mẫn ngồi mài những cục sắt to từ ngày qua ngày khác. Để làm được những chiếc kim bé nhỏ không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, cẩn trọng mà quan trọng hơn đó là sự kiên trì, cố gắng không ngừng nghỉ của người thợ mài.

Có thể thấy rằng, một chiếc kim bé nhỏ, nhìn có vẻ tầm thường nhưng lại tiêu tốn rất nhiều công sức của người lao động. Từ đó chúng ta có thể suy rộng ra, nếu muốn thành công thì cần phải biết cố gắng, nỗ lực và kiên trì. Có chịu khó rèn luyện, cố gắng vươn lên thì chúng ta mới vượt qua được gian lao thử thách để hoàn thành công việc được giao, cho dù là những việc nhỏ bé nhất.

Ứng dụng câu tục ngữ trong cuộc sống, chúng ta mới thấm nhuần tính đúng đắn và ý nghĩa lớn lao của nó. Để đạt được thành công, con người cần phải kiên trì, nỗ lực học hỏi, biết giải quyết mọi khó khăn và tiến lên phía trước. Hẳn nhiều người Việt Nam chúng ta vẫn còn nhớ câu chuyện “Rùa và Thỏ”. Với ý chí và lòng quyết tâm cao độ, chú Rùa chậm chạp đã chiến thắng Thỏ trong cuộc thi chạy. Qua đó ta cũng có thể thấy rằng, những kẻ chủ quan, ỷ nại mình có tài mà không chịu cố gắng, không chịu nỗ lực thì cuối cùng kết quả chỉ là thất bại mà thôi.

Trong suốt những 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) ròng rã, cũng chính nhờ lòng kiên trì nhẫn nại, chịu đựng gian khổ, thiếu thốn mà nhân dân ta đã làm nên một chiến thắng Điện Biên lừng lẫy: “Chín năm làm một Điên Biên/Nên vàng hoa đỏ, nên thiên sử vàng” (Tố Hữu). Cũng không lâu sau đó, nhân dân ta lại phải tiếp tục trường kì kháng chiến chống Mỹ, bền bỉ đấu tranh, cuối cùng cũng đã “đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào” và toàn thắng đã về ta, thống nhất đất nước vào mùa xuân năm 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Cũng như vậy, có rất nhiều công trình khoa học lớn nhỏ ra đời đâu phải chỉ nhờ tài năng mà phần lớn còn phải nhờ lòng nhẫn nại và sự kiên trì của con người. Từ những hạt thóc giống quý báu đem từ Nhật về, Giáo sư Lương Đình Của phải mất hàng chục năm, trải qua hàng ngàn thí nghiệm lai tạo mới cho ra được những giống lúa phù hợp với thổ nhưỡng Việt Nam và cho năng suất cao. Trên thế giới, hai vợ chồng nhà bác học Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri đã miệt mài nghiên cứu, kì công lọc đi lọc lại 8 tấn quặng chỉ để tìm ra 0,1 gam chất phóng xạ ra-đi-um, giúp khai phá một nền khoa học có sức mạnh vô cùng ghê gớm khi đem phục vụ lợi ích hoà bình nhân loại.

Còn rất rất nhiều ví dụ khác nữa mà chúng ta có thể thấy rằng sự kiên trì, nỗ lực vươn lên sẽ giúp chúng ta có được những thành công tốt đẹp. Và câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim” cho đến hôm nay vẫn còn là một kinh nghiệm rèn luyện bản thân vô cùng quý giá.

17 tháng 6 2021

Tk

Tất cả thành quả lao động (vật chất + tinh thần) mà chúng ta thừa hưởng ngày nay là do công sức của bao thế hệ đi trước tạo nên, nhiều thành quả phải đánh đổi bằng xương máu (thành quả Cách mạng)...

Do đó chúng ta phải 

+Trân trọng, ghi nhớ công ơn.

+ Có ý thức vun đắp, bảo vệ và góp phần phát triển những thành quả đã đạt được, mở rộng ra là góp phần làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh, cho gia đình ngày càng ấm no, hạnh phúc.

+ Thực tế lịch sử, cuộc sống, dân tộc ta thực hiện điều này khá tốt. Chứng minh bằng việc đền ơn đáp nghĩa (xây nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, có công với đất nước...).

+ Khẳng định giá trị câu tục ngữ: luôn đúng, nhắc nhở mọi người... Ngày nay, ta đang sống theo đạo lí tốt đẹp đó...

+Từ đó, phê phán những thái độ, quan điểm sai trái, đi ngược đạo lí nhân dân, vô ơn bội nghĩa.

+Thái độ vô ơn, thiếu trách nhiệm đều bị lên án... Đó là biểu hiện của người suy thoái đạo đức, nhân cách.

+ Có tác dụng nhắc nhở, có giá trị giáo dục, một nét của đạo đức con người trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại.

=> Lòng biết ơn là nét đẹp văn hoá cần thiết, cao quí cần phải phát huy, khuyên chúng ta về lòng biết ơn và nhớ ơn đến những người đã giúp đỡ ta.

27 tháng 4 2022

Đồng nghĩa là: Uống nước nhớ nguồn

Trái nghĩa là: Ăn cháo đá bát

27 tháng 4 2022

*Đồng nghĩa:
-Uống nước nhớ nguồn.
-Ăn cây nào, rào cây ấy.
*Trái nghĩa:
-Qua cầu rút ván.
-Aưn cháo đá bát.

chúc bạn học tốt nha

24 tháng 6 2017

Chọn đáp án: A

ý nghĩa hai câu ca dao này là chúng ta làm việc gì cũng phải nhở ơn và trẩ ơn những người đã giúp đỡ mình

10 tháng 3 2022

cẻm ơn bạn

 

27 tháng 3 2022

Tham khảo:

Ăn quả” ý nói  những “trái ngọt” đó  những thành quả tốt mà ta có được. Còn “trồng cây” ý nói về những người đã đổ mồ hôi, công sức để cho ra “trái ngọt” và những thành quả tốt đẹp đó. Như vậy, câu tục ngữ ý muốn nói, mỗi người đều phải mang trong mình tấm lòng biết ơn.