giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của lý bí
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Mở đoạn: Nam Cao (1915-1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân (nay là xã Hoà Hậu, huyện Lí Nhân), tỉnh Hà Nam.
- Thân đoạn: Ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài viết chân thực về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ... Các tác phẩm chính : các truyện ngắn Chí Phèo, Trăng sáng, Đời thừa, Lão Hạc, Một đám cưới...
- Kết đoạn: Nam Cao được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật...
Nền hóa học Nga cho đến giữa thế kỷ XVIII hầu như vẫn bị mờ nhạt bên cạnh những hoạt động sôi nổi của các nhà hóa học ở các nước châu Âu. Lúc này thuyết Phlôgistôn đang ở giai đoạn phồn thịnh và được thừa nhận khắp châu Âu. Quan niệm về Phlôgistôn trong quá trình cháy đã hồi sinh cho những quan niệm cổ về vai trò của các chất lỏng không có trọng lượng trong các quá trình hóa học, đặc biệt là quan niệm coi nhiệt như một chất lỏng không có trọng lượng, có khả năng chảy từ vật này sang vật thể khác. Tuy rằng đầu thế kỷ XVIII một số nhà vật lý học như Đêcac, Huc nêu nhiều lý lẽ bác bỏ quan niệm này và chứng minh cho quan niệm cơ học về bản chất nhiệt, nhưng đến giữa thế kỷ XVIII thì ý kiến của họ hầu như bị lãng quên.
Trong tình hình chung như vậy, ở Nga xuất hiện nhà bác học vĩ đại M.V. Lômônôxôp (1711-1765), một trong những đại diện xuất sắc nhất của nền khoa học Nga thế kỷ XVIII. Mikhain Vaxilievic Lômônôxôp sinh năm 1711 thuộc tỉnh Ackhăngen, con trai một người nông dân ven biển vừa làm ruộng, vừa đánh cá. Vùng biển phía Bắc nước Nga lúc đó không có ách chiếm hữu ruộng đất của địa chủ nên trở thành một vùng trù phú có trình độ văn hóa phát triển cao, đó là quê hương của những người dũng cảm và những nhà sáng chế. Tháng 12 năm 1730 được sự đồng ý của cha, Lômônôxôp được lên Matxcơva để học tập. Ông được nhận vào Viện hàn lâm Slavơ - Hy Lạp. Năm 1736, Ông được gửi đến trường đại học của Viện Hàn lâm khoa học Petecbua và sau vài tháng được cử sang Đức học tập. Sau 5 năm trở về nước, năm 1745 Ông được cử làm giáo sư (viện sĩ) Hóa học. Năm 1748 phòng thí nghiệm hóa học ở Viện hàn lâm khoa học được xây dựng xong và suốt 10 năm (1748-1757) hoạt động chủ yếu của Lômônôxôp là nghiên cứu khoa học lý thuyết và thực nghiệm.
Lômônôxôp là nhà bác học bách khoa, Ông vừa là nhà hóa học xuất sắc lại vừa nổi tiếng như một nhà vật lý học, khoáng vật học và tinh thể học, địa lý, thiên văn học, luyện kim, quang học, lịch sử, thi sĩ, nghệ sĩ,…Nhà thơ Nga thiên tài Puskin đã viết về Ông: “Lômônôxôp xây dựng trường đại học đầu tiên của nước Nga và nói cho đúng hơn Ông chính là trường Đại học đầu tiên của nước Nga.”
Thuyết nguyên tử - phân tử (lúc đó gọi là thuyết hạt) được Lômônôxôp quan tâm đến từ khi còn học ở Đức. Mặc dù rất kính trọng thầy giáo của mình là Vônphơ nhưng Ông vẫn không đồng ý với Vônphơ là người theo thuyết đơn tử của Gatxenđi. Từ đó Lômônôxôp bắt đầu phát triển thuyết hạt của mình một cách độc lập, không phụ thuộc vào những quan niệm sẵn có.
Theo Lômônôxôp tất cả mọi chất đều cấu tạo từ những hạt hay phân tử, hạt là tập hợp các nguyên tố hay nguyên tử. Lômônôxôp đã dùng thuyết hạt của mình để giải thích các hiện tượng vật lý và hóa học, đặc biệt là sự chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng, sự tan lẫn vào nhau của các chất lỏng và nhiều tính chất của vật thể. Các “nguyên tố” và “hạt” của Lômônôxôp là những vi thể có kích thước, có hình dáng xác định (hình cầu), có trọng lượng và chuyển động liên tục.
Trong bản luận văn “Kiểm nghiệm lý thuyết về áp suất không khí” viết năm 1748 Ông đã xem xét mối liên hệ giữa áp suất không khí với mật độ của không khí theo quan điểm của thuyết động học phân tử. Một cống hiến quan trọng của Lômônôxôp cho khoa học là lý thuyết cơ học về nhiệt hay thuyết nguyên tử - phân tử về nhiệt. Cùng trong một hệ thống tư duy chung và liên hệ chặt chẽ với thuyết hạt và quan niệm động học phân tử, Lômônôxôp còn đề ra quan niệm về sự bảo toàn vật chất và chuyển động. Ngoài những hoạt động lý thuyết, Lômônôxôp còn tiến hành nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm. Ông đã nghiên cứu cơ chế hòa tan kim loại trong các dung dịch axit và muối, và trình bày kết quả trong luận văn “Về tác dụng của các dung môi hóa học nói chung” (năm 1744). Lômônôxôp kiên trì đề nghị xây dựng một phòng thí nghệm hóa học cho viện hàn lâm khoa học Petecbua để có thể tiến hành những công trình nghiên cứu thực nghiệm một cách hệ thống nhằm kiểm tra các quan điểm lý thuyết. Tuy nhiên Lômônôxôp không thể tiến hành thí nghiệm như kế hoạch đã định vì các quan điểm lý thuyết của ông không được chính quyền và các bạn đồng sự tán thành. Ông chuyển sang nghiên cứu giải quyết các vấn đề kĩ thuật hóa học. Ông đã đề ra công thức chế tạo thủy tinh màu để khảm những bức tranh có trình độ nghệ thuật cao.
Tuy rằng lúc này hóa học chỉ mới là tập hợp các kiến thức thực nghiệm mà chưa có một cơ sở khoa học thực sự nào để chứng minh, giải thích các hiện tượng, do đó chưa thể coi hóa học là một khoa học thật sự, nhưng Lômônôxôp đã xem hóa học không phải như một nghệ thuật chế tạo ra các chất mà ông gọi hóa học là “ Khoa học về những biến đổi xẩy ra trong vật thể hỗn hợp”. Lômônôxôp cũng là người đầu tiên sáng lập ra môn Hóa lý. Năm 1752 Ông đã giảng giáo trình Hóa lý cho sinh viên tại trường Đại học của viện hàn lâm khoa học Pêtecbua.
Qua việc mô tả những công trình của Lômônôxôp, chúng ta thấy các quan điểm lý thuyết cũng như hoạt động thực hành và giảng dạy của ông lập thành một hệ thống nhất quán dựa trên quan điểm duy vật về cấu tạo hạt và sự bảo toàn vật chất cũng như chuyển động. Có thể nói Lômônôxôp đã vượt trước thời đại của mình hàng chục năm, đã hình dung rõ con đường phát triển của hóa học trong tương lai.
Hoạt động khoa học phong phú của Lômônôxôp đã có ảnh hưởng đến sự phát triển khoa học ở nước Nga sau này và cho đến nay tên tuổi của Lômônôxôp vẫn được coi là ngọn cờ tiêu biểu đầu tiên cho truyền thống yêu nước của các nhà hóa học Nga. Cũng cần nhắc thêm là, chính theo sáng kiến và đề án của Ông, năm 1755 Trường Đại học Matxcơva được thành lập và giữ vai trò to lớn đối với sự nghiệp phát triển khoa học ở Nga.
Hai nhà Bác học Lomonoxop và Lavoadie: Hai nhà Bác học lomonoxop (1774) người Nga và Lavoadie người Pháp (1785), độc lập với nhau, đã tiến hành những thí nghiệm nung kim loại trong bình kín.Thời đó còn chưa biết có những chất gì trong không khí, chưa có bằng chứng xác thực về sự tồn tại của nguyên tử, phân tử.Hai ông đã cẩn thận và đưa ra những kết luận làm cơ sở cho định luật bảo toàn khối lượng
Tham khảo:
Nguyễn Trãi ( 1380-1442 ) là một nhân vật toàn tài hiếm có trong lịch sử nước nhà, là danh nhân văn hóa thế giới nhưng đồng thời cũng là người phải chịu những oan khiên thảm khốc nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Cha ông là nhà nho nghèo, mẹ thuộc dòng dõi quý tộc nhà Trần. Nguyễn Trãi sớm mồ côi mẹ, thuở nhỏ được sự nuôi dạy cẩn thận của của ông ngoại Trần Nguyên Đán. Ông thi đỗ và làm quan cho nhà Hồ cùng với cha năm 1400. Đến 1407, giặc Minh sang xâm lược, cha bị bắt đưa về Trung Quốc, Nguyễn Trãi cũng theo cha nhưng đến biên giới, nghe lời cha, Nguyễn Trãi quay lại tìm cách rửa nhục cho nước. Ông bị giặc Minh giam lỏng 10 năm ở thành Đông Quan, sau đó trốn thoát được, tìm vào Lam Sơn phò tá Lê Lợi tiến hành cuộc kháng chiến chống Minh đến toàn thắng năm 1427. Ông tái thiết xây dựng đất nước nhưng bị gian thần ghen ghét, nghi ngờ, không được trọng dụng nhiều. Năm 1439, ông về ở ẩn, nhưng đến 1440, vua Lê Thái Tông lại mời ông ra giúp nước. Năm 1442, nhà vua đi duyệt võ ở Chí Linh, có ghé thăm Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, rồi đột ngột băng hà ở Lệ Chi Viên. Nguyễn Trãi bị gian thần vu cho tội giết vua và bị xử án tru di tam tộc. Đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi, tìm con cháu, sưu tầm lại thơ văn của ông và khẳng định nhân cách, tấm lòng, của Nguyễn Trãi với câu nói nổi tiếng “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo”. Nguyễn Trãi là nhà chính trị, quân sự, giáo dục, tài ba của dân tộc ta. Không chỉ vây, ông còn là cây đại thụ đầu tiên của văn học Việt Nam. Ông là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học cả ở lĩnh vực chữ Hán và chữ Nôm . Ông ra đi để lại một khối lượng sáng tác lớn với nhiều tác phẩm có giá trị. Đó là “Đại cáo bình Ngô”, “Quân trung từ mệnh tập”… Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất của văn học trung đại Việt Nam. Các tác phẩm chính luận có luận điểm vững chắc, lập luận sắc bén, giọng điệu linh hoạt. Trong đó luận điểm cơ bản cốt lõi là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân. Ông còn là nhà thơ trữ tình sâu sắc. Thơ ông bộc lộ tâm hồn, con người ông từ khía cạnh bình thường. Đọc thơ Nguyễn Trãi, ta thấy những nỗi ưu tư trăn trở về dân về nước, lòng yêu thiên nhiên cây cỏ của ông. Nguyễn Trãi có đóng góp lớn vào việc phát triển chữ Nôm và Việt hóa thơ Đường qua việc sử dụng thuần thục thể thơ thất ngôn xen lục ngôn. Nguyễn Trãi đưa vào thơ những hình ảnh dân dã quen thuộc một cách tự nhiên, tinh tế.Thơ văn ông hội tụ đủ hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc là yêu nước và nhân đạo.
- Gia đình em có 3 thế hệ cùng chung sống. Thế hệ thứ nhất là ông và bà. Thế hệ thứ hai là bố và mẹ. Còn thế hệ thứ ba là em và em gái.
- Những việc làm của em và người thân thể hiện sự quan tâm, yêu thương nhau:
+ Ông bà kể chuyện cho em trước khi đi ngủ.
+ Cùng chuẩn bị bữa cơm
+ Em đấm lưng, bóp vai cho ông bà…
Lý Bí sinh ngày 12 tháng 9 năm Quý Mùi (17 tháng 10 năm 503). Từ nhỏ, Lý Bí đã tỏ ra là một cậu bé thông minh, sớm hiểu biết. ... Nhờ có tài văn võ kiêm toàn, Lý Bí được tôn lên làm thủ lĩnh địa phương. Lý Bí có tài, được Thứ sử Tiêu Tư nhà Lương mời ra làm chức Giám quân ở Đức châu (huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay).
bạn ơi đây là gợi ý nha
Nói đến văn học Mỹ, người đọc thế giới thường nhắc tới O.Henry như một trong những tác giả viết truyện ngắn có duyên nhất. Với một vốn sống phong phú, O.Henry đã sáng tác hơn 400 truyện ngắn và góp vào nền văn học Mỹ một tiếng nói rất riêng.
Văn chương của O.Henry nhẹ nhàng, ngắn gọn đến mức sắc sảo. Giọng văn hài hước, dí dỏm, đôi khi giấu sau những nụ cười là một sự nghiệt ngã đến không ngờ của cuộc sống. Rất nhiều tác phẩm của O.Henri có những kết thúc bất ngờ, gây sửng sốt cho người đọc. Nhiều độc giả yêu quý nhà văn này đã rất ngạc nhiên vì một nhà văn không có học vấn cao (ông chỉ học ở một trường tư cho đến năm 15 tuổi) nhưng lại rất thành công với mảng truyện ngắn và đã đưa vào tác phẩm của mình một xã hội đa dạng và rộng lớn của nước Mỹ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Bạn có thể tìm thấy trong văn chương O.Henri những tội phạm, thế giới của người vô gia cư, cuộc sống phiêu lưu của những kẻ cao bồi hay dòng người đi tìm vàng cho đến cuộc sống giàu sang của thành phố New York…
Bạn sẽ bị cuốn đi bởi những bi kịch có vẻ rất ngẫu nhiên trong đời sống, đến những mối tình ngang trái hay những tình yêu đầy bất ngờ. Bạn sẽ ngạc nhiên khi vừa đọc một câu chuyện có vẻ như bông đùa về tình yêu, về lòng tốt – bởi một sự ngẫu nhiên rất bi hài, thì lại cũng gặp những áng văn khác đầy cảm động về lòng bao dung của con người… Tiêu biểu như Chiếc lá cuối cùng - tác phẩm cảm động này được dịch ra rất nhiều thứ tiếng, có mặt trong nhiều cuốn sách giáo khoa tại nhiều trường học trên thế giới.
Để có một tấm phông xã hội rộng lớn trong các tác phẩm của mình, cuộc đời của O.Henry cũng trải qua rất nhiều thăng trầm, với nhiều nghề khác nhau, từ nghề thuốc, làm trong ngành địa chính, vẽ kỹ thuật và kiến trúc, thư ký, đầu bếp, làm trong xưởng in, nhân viên ngân hàng… Ông từng vào tù vì làm thất thóat tiền của ngân hàng. Chính trong tù là thời gian ông chuyên tâm vào sáng tác và sau đó đã dần định hình một phong cách riêng.
Cho đến nay, nhiều truyện ngắn của O.Henry vẫn là những mẫu mực của truyện ngắn hiện đại với cấu trúc ngắn gọn, giọng văn giản dị, hài hước và những kết thúc bất ngờ. Thiết nghĩ, các nhà văn mới vào nghề sẽ học tập được từ O.Henry rất nhiều kinh nghiệm quý báu. Và chắc chắn rất nhiều độc giả sẽ cảm thấy thích thú khi đặt chân vào lãnh địa văn chương của O.Henry.
. Henry (tên thật là William Sydney Porter, tên sinh là William Sidney Porter; 1862–1910) là nhà văn Mỹ được xem là một trong số ít cây bút viết truyện ngắn được yêu thích nhất trong mọi thời đại.
Tiểu sử
O. Henry sinh dưới tên William Sidney Porter tại Greensboro, North Carolina, Hoa Kỳ. Bà mẹ ông qua đời vì bệnh lao khi ông mới được 3 tuổi, và ông theo học tại trường tư do bà cô làm chủ cho đến năm lên 15. Đấy là quá trình giáo dục duy nhất mà ông tiếp nhận được. Ông bổ sung kiến thức của mình bằng cách đọc sách rất nhiều, và cũng bằng cách quan sát cùng lắng nghe những người quanh ông. Sau khi bỏ học, ông làm việc cho hiệu y dược của ông chú.
Năm 1882, khi bắt đầu có triệu chứng bệnh lao lây từ bà mẹ, ông được gửi đến sống trong một trang trại chăn nuôi ở Texas với hy vọng khí hậu nơi đồng nội giúp vượt qua cơn bệnh – tương tự như nhân vật chính trong truyện Hygeia at the Solito. Ít lâu sau, ông đã thử viết những truyện ngắn đầu tay và mấy mẩu truyện vui cười cho các nhật báo miền Tây-Nam Hoa Kỳ. Kế đến, ông làm tại một cơ quan địa chính và lần lượt qua nhiều công việc khác nhau: vẽ kỹ thuật và kiến trúc, thư ký, đầu bếp nhà hàng, làm nhân viên cho công ty địa ốc, xưởng in, v.v. Hầu như từ mỗi ngành nghề, O. Henry đều có thể góp nhặt tư liệu cho các truyện ông viết.
Đến năm 1894, ông lập nên tờ tuần san hài hước The Rolling Stone và làm chủ bút. Tờ báo này không mấy thành công, trở nên chết yểu sau một năm. Ông cũng làm phóng viên cho báo khác và thỉnh thoảng đóng góp vẽ hí họa.
Kế đến, ông làm nhân viên ngân hàng First National Bank ở thành phố Austin, Texas. Năm 1896, nhà nước mở cuộc điều tra vì tình nghi ông biển thủ tiền của ngân hàng. Trước đấy khá lâu, ông đã phản đối là không thể nào cân đối sổ sách kế toán của ngân hàng vì việc quản lý tại đây quá lỏng lẻo. Mặc dù bố vợ ông đã chi trả hộ khoản tiền thất thoát, chính quyền liên bang vẫn muốn truy tố tội hình sự. Nếu ông chấp nhận ra hầu tòa, có lẽ ông đã được tha bổng vì số tiền liên quan chỉ nhỏ nhoi và có thể bào chữa là do lỗi lầm kế toán. Nhưng bạn bè ông khuyên ông nên trốn lánh. Ông nghe theo và bỏ đi đến nước Honduras ở Trung Mỹ – và có tư liệu cho vài truyện phiêu lưu lấy bối cảnh từ vùng đất này.
Sáu tháng sau, nghe tin vợ mình đang đau nặng, ông trở về Mỹ. Nhà cầm quyền đợi đến khi vợ ông qua đời mới đem ông ra xét xử. Đến lúc này thì sự kiện bỏ trốn đi khỏi nước là yếu tố rất bất lợi cho ông. Tuy thế, ông bị kết mức án tù nhẹ nhất có thể được là 5 năm. Trong nhà tù ở thành phố Columbus, Ohio, ông làm dược tá cho bệnh viện nhà tù, có thời giờ sáng tác để gửi tiền cho con gái, và bắt đầu dùng bút hiệu O. Henry. Sau khi đã qua hơn 3 năm trong tù, nhờ tư cách tốt ông được trả tự do sớm vào năm 1901. Ông đến cư ngụ tại thành phố Pittsburgh, Pennsylvania.
Năm sau, ông định cư hẳn tại Thành phố New York, cố giấu tung tích mình là tù phạm cũ. Từ lúc này, các truyện ngắn của ông bắt đầu xuất hiện đều đặn trên các báo hàng ngày và tạp chí. Mười tập truyện lần lượt được ra đời trong thời gian 1904-1910.
Sau những năm tháng cùng quẫn, mặc dù đến lúc này đã trở nên nổi danh và có tiền nhuận bút khá, O. Henry vẫn không được hưởng hạnh phúc vào những năm cuối đời: cuộc hôn nhân thứ hai thiếu hạnh phúc, khó khăn về tài chính vì chi tiêu quá cao, lại thêm tái phát chứng lao phổi lây từ bà mẹ và tật nghiện rượu nhiễm từ ông bố. Ông qua đời một cách khổ sở tại Thành phố New York ngày 5 tháng 6 năm 1910 do bệnh lao cộng thêm chứng xơ gan. Thêm ba tập truyện được ấn hành sau khi ông mất.
Năm 1919, Hội Nghệ thuật và Khoa học (Society of Arts and Sciences) thiết lập "Giải thưởng Tưởng niệm O. Henry" (O. Henry Memorial Awards), hàng năm trao cho những truyện ngắn xuất sắc.
Tại Việt Nam đã có nhiều bản dịch một số truyện ngắn của O. Henry. Gần đây nhất là quyển "Tinh hoa truyện ngắn O. Henry" do Hội Nhà văn xuất bản. Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng đã được đưa vào chương trình văn học nhà trường.
Tác phẩm
Có lẽ nhờ cuộc đời phong phú của tác giả nên các truyện ngắn của O. Henry (tổng cộng gần 400 truyện cộng thêm vài bài thơ) cũng thể hiện các nét đa dạng của xã hội Mỹ đương thời. Người ta có thể tìm thấy những nhân vật làm các nghề mà chính tác giả đã trải qua, và còn nữa: chủ cửa hiệu, nhân viên bán hàng, ký giả, họa sĩ, bác sĩ, diễn viên sân khấu, thợ cắt tóc, cảnh sát, thanh tra, dân đi tìm vàng, cũng có những người vô nghề nghiệp vô gia cư, và kể cả kẻ tội phạm và tù nhân.
Những bối cảnh trong các truyện ngắn cũng phong phú, với nhiều truyện lấy Thành phố New York - nơi O. Henry sống tám năm cuối đời ông - làm bối cảnh, cộng thêm những mẩu chuyện phiêu lưu trong vùng Trung và Tây-Nam nước Mỹ. Tất cả đều biểu hiện khung cảnh xã hội kinh tế nước Mỹ vào thời khoảng cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, lúc đường Thành phố New York còn được thắp sáng bằng đèn ga, người còn dùng xe ngựa để di chuyển, nhiều dân chăn bò (cowboy, hay "cao bồi") vẫn còn sống bờ sống bụi và xem pháp luật bằng nửa con mắt, dân đi tìm vàng tự lập nên nhữ
Nguyễn Trãi không chỉ là người anh hùng dân tộc mà còn là nhà văn hóa, nhà văn kiệt xuất. Nguyễn Trãi đóng góp công lớn giúp Lê Lợi đánh bại quân Minh. Khi hòa bình lập lại, Nguyễn Trãi đem hết tâm huyết, tài năng, sức lực tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên, vì một số lý do, Nguyễn Trãi đã lui về ở ẩn tại Côn Sơn. Khi được Lê Thái Tông trọng dụng, ông lại ra giúp đời, giúp nước. Năm 1442, Nguyễn Trãi bị bọn gian thần vu oan và phải chịu án “tru di tam tộc” (vụ án Lệ Chi viên). Nguyễn Trãi không chỉ là người anh hùng dân tộc mà những đóng góp của ông đã tạo ra bước ngoặt mới trong lịch sử phát triển của văn hóa, văn học Việt Nam. Ngoài những đóng góp quan trọng trong các hoạt động thực tiễn, ông còn để lại một di sản to lớn trên nhiều lĩnh vực: tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, lịch sử, địa lí, văn học,.. Thơ văn Nguyễn Trãi là cầu nối giữa xưa với nay, nối Việt Nam với nhân loại.
Lý Nam Đế (503–548) là vị hoàng đế sáng lập nhà Tiền Lý và khai sinh nhà nước Vạn Xuân trong lịch sử ViệtNam. Ông tên thật là Lý Bí , còn gọi là Lý Bôn[1], người làng Thái Bình, phủ Long Hưng[2], Việt Nam (khoảng Thạch Thất và thị xã Sơn Tây, Hà Nội). [1] Tuy nhiên, theo nhận định gần đây, quê gốc của LýNamĐế thuộc địa bàn tỉnh Thái Nguyên ngày nay.[3]
LýNamĐế có tài văn võ. Ông đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, đánh đuổi được quân đô hộ, rồi xưng là Nam Đế (vua nước Nam), đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên (chưa rõ ở đâu, có lẽ gần thành phố Bắc Ninh ngày nay).
Quê hương
Nhiều sách sử cho biết tổ tiên của LýNamĐế là người Trung Quốc, vào cuối thời Tây Hán thì tránh sang ở ViệtNam(lúc đó đang là thuộc địa của Trung Quốc) để trốn nạn binh đao. Qua 7 đời, đến đời Lý Bí thì dòng họ Lý đã ở ViệtNamđược hơn 5 thế kỷ. Chính sử Trung Quốc đều coi Lý Bí là "Giao Châu thổ nhân".[4]
Theo sách Văn minh Đại Việt của Nguyễn Duy Hinh căn cứ các thần phả thì Lý Bí không phải là thế hệ thứ 7 mà là thế hệ thứ 11 của họ Lý từ khi sang ViệtNam. Khoảng cách 11 thế hệ trong 5 thế kỷ hợp lý hơn là 7 thế hệ trong 5 thế kỷ. Theo đó, đời thứ 7 là Lý Hàm lấy bà Ma thị là người Việt, sinh ra Lý Thanh. Lý Thanh phục vụ dưới quyền thứ sử Giao châu là Đàn Hòa Chi nhà Lưu Tống thời Nam Bắc Triều (Trung Quốc). Lý Thanh sinh ra Lý Hoa, Lý Hoa sinh ra Lý Cạnh. Lý Cạnh sinh ra Lý Thiên Bảo và Lý Bí[5]. Nguồn tài liệu khác cho biết vợ Lý Cạnh là Phí thị, ngoài Lý Thiên Bảo và Lý Bí còn sinh ra Lý Xuân và Lý Hùng.[4]
Về quê hương Lý Bí, các nguồn tài liệu ghi khác nhau. Đại Việt sử ký toàn thư và Lịch triều hiến chương loại chí ghi ông là người Thái Bình, phủ Long Hưng. Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục: "tên Thái Bình đặt từ thời Đường (618-907), còn Long Hưng đặt từ thời Trần (1225-1400)", như vậy gọi Thái Bình và Long Hưng là gọi theo tên sau này đặt. Các sử gia nhà Nguyễn xác định Long Hưng thuộc Thái Bình và cho rằng quê Lý Bí thuộc Thái Bình. Việt Nam Sử Lược ghi rằng phủ Long Hưng thuộc tỉnh Sơn Tây (cũ). Các nhà nghiên cứu hiện nay chỉ ra rằng: thời Bắc thuộc, tỉnh Thái Bình hiện nay vẫn là biển. Tên gọi Thái Bình thời Bắc thuộc nằm trong khoảng vùng Sơn Tây[6]. Tại khu vực này có nhiều đền thờ Lý Bí và những người gắn bó với ông như Triệu Túc, Phạm Tu, Lý Phật Tử.
Nhân kỷ niệm 1.470 năm (542 - 2012) ngày cuộc khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ, ngày 6/10 tại Hà Nội, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo khoa học "Một số vấn đề về Vương triều Tiền Lý và quê hương của vua Lý Nam Đế" với sự tham dự của đông đảo các nhà sử học, nhà khoa học và nhân dân địa phương (Hà Nội, Thái Nguyên, Phú Thọ,...). Dựa trên cơ sở tư liệu điền dã thực địa ở các vùng: xã Tiên Phong - huyện Phổ Yên và huyện Thái Thụy, kết hợp với thần tích, truyền thuyết… còn lưu giữ tại các xã Giang Xá, Lưu Xá (huyện Hoài Đức), 27 tham luận tại hội thảo đưa ra kết luận vua Lý Nam Đế có quê gốc ở thôn Cỏ Pháp, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.[3][7][8]
Về kinh đô của nước Vạn Xuân: "LýNamĐế có tài văn võ. Ông đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, đánh đuổi được quân đô hộ, rồi xưng là Nam Đế (vua nước Nam), đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên. Về Thành long Biên: Thành Long Biên toạ lạc tại xã Hoà Long huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, nay là xã Hoà Long. thành phố Bắc Ninh.( Sách Dư địa chí Bắc Ninh). Hiện nay tại xã Hoà Long, thành phố Bắc Ninh còn rất rõ dấu tích một dạng thành cổ. Thành cổ nằm sát đê sông Cầu, có dạng hình tròn, thành nội là một ốc đảo dạng hình tròn có diện tích khoảng 50ha; hào nước bao quanh chỗ rộng nhất đến 147m, chỗ hẹp nhất cũng hơn 100m,chu vi ngoài của hào nước dài 3340m, ngoài hào nước có đường bao quanh dài 3865m. Tổng diện tích khu vực này là 112,5 ha.
Tuổi trẻ
Lý Bí sinh ngày 12 tháng 9 năm Quý Mùi (17-10-503). Từ nhỏ, Lý Bí đã tỏ ra là một cậu bé thông minh, sớm hiểu biết. Khi Lý Bí 5 tuổi thì cha mất; 7 tuổi thì mẹ qua đời. Ông đến ở với chú ruột. Một hôm, có một vị Pháp tổ thiền sư đi ngang qua, trông thấy Lý Bí khôi ngô, tuấn tú liền xin Lý Bí đem về chùa nuôi dạy. Sau hơn 10 năm rèn sách chuyên cần, Lý Bí trở thành người học rộng, hiểu sâu. Nhờ có tài văn võ kiêm toàn, Lý Bí được tôn lên làm thủ lĩnh địa phương.
Lý Bí có tài, được Thứ sử Tiêu Tư nhà Lương mời ra làm chức Giám quân ở Đức châu (huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay).[4]
Thứ sử Giao Châu là Vũ Lâm hầu Tiêu Tư hà khắc tàn bạo nên mất lòng người. Do bất bình với các quan lại đô hộ tàn ác, Lý Bí bỏ quan, về quê, chiêu binh mãi mã chống lại chính quyền đô hộ.
Đánh đuổi quân Lương và Lâm Ấp
Khởi nghĩa đuổi Tiêu Tư
Kháng chiến của ViệtNam
Được nhiều người hưởng ứng, lực lượng của Lý Bí lớn mạnh. Tù trưởng ở Chu Diên (Hải Dương) là Triệu Túc cùng con là Triệu Quang Phục phục tài đức của ông nên đã đem quân nhập với đạo quân của ông. Tinh Thiều, một người giỏi từ chương, từng đến kinh đô nhà Lương xin được chọn làm quan, nhưng chỉ cho chức "gác cổng thành", nên bỏ về Giao Châu theo Lý Bí. Ngoài ra trong lực lượng của Lý Bí còn có một võ tướng là Phạm Tu đã ngoài 60 tuổi. Thần phả còn ghi nhận thêm các tướng theo giúp Lý Bí là Trịnh Đô, Lý Công Tuấn.[9]
Lý Bí liên kết với các châu lân cận cùng chống lại Tiêu Tư. Cuối năm 541, Lý Bí chính thức khởi binh chống nhà Lương, khí thế rất mạnh. Theo sách Lương thư của Trung Quốc, Tiêu Tư liệu thế không chống nổi quân Lý Bí, phải sai người mang của cải đến đút lót cho Lý Bí để được tha chạy thoát về Quảng châu[10]. Quân của Lý Bí đánh chiếm lấy thành Long Biên.
Tuy Tiêu Tư đã bỏ chạy nhưng Lý Bí mới kiểm soát được vùng Bắc Bộ Việt Nam hiện nay, các châu phía nam vẫn trong tay nhà Lương. Tháng 4 năm 542, Lương Vũ Đế sai Thứ sử Việt châu là Trần Hầu, thứ sử La châu là Ninh Cự, thứ sử An châu là Úy Trí, thứ sử Ái châu là Nguyễn Hán cũng hợp binh đánh Lý Bí. Nhưng Lý Bí đã chủ động ra quân đánh trước, phá tan lực lượng quân Lương ở phía nam, làm chủ toàn bộ Giao châu.[11]
Đánh lui cuộc phản công của nhà Lương
Cuối năm 542, Lương Vũ Đế lại sai thứ sử Giao châu là Tôn Quýnh, thứ sử Tân châu là Lư Tử Hùng sang đàn áp. Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng sợ thế mạnh của Lý Bí nên không dám tiến quân, xin khất tới mùa thu năm sau. Thứ sử Quảng Châu là Hoán (theo Trần thư là Tiêu Ánh) không cho, Tiêu Tư cũng thúc giục, nên Quýnh và Hùng buộc phải tiến quân.
Được tin quân Lương lại tiến sang, Lý Bí chủ động mang quân ra bán đảo Hợp Phố đón đánh. Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng đi đến Hợp Phố, bị quân Lý Bí đánh bại, 10 phần chết đến 6-7 phần, quân tan rã.
Chiến thắng này giúp Lý Bí kiểm soát toàn bộ Giao châu, tức là miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ViệtNam, cộng thêm quận Hợp Phố thuộc Quảng Đông, Trung Quốc hiện nay.[12]
Đánh đuổi Lâm Ấp
Trong khi Lý Bí bận đối phó với nhà Lương ở phía Bắc thì tại phía nam, vua Lâm Ấp định nhòm ngó Giao châu.
Biên giới giữa Giao châu và Lâm Ấp lúc đó là dãy Hoành Sơn. Tháng 5 năm 543, vua Lâm Ấp mang quân xâm chiếm quận Nhật Nam và tiến đến quận Cửu Đức. Lý Nam Đế sai Phạm Tu cầm quân vào nam đánh Lâm Ấp.
Sử sách không mô tả rõ diễn biến trận đánh này, chỉ ghi sơ lược: Phạm Tu tiến quân vào Nam đánh tan quân Lâm Ấp ở Cửu Đức khiến vua Lâm Ấp phải bỏ chạy.[13]
Có ý kiến cho rằng người đi đánh Lâm Ấp là Lý Phục Man chứ không phải Phạm Tu và đây là 2 vị tướng khác nhau; lại có ý kiến cho rằng chính Phạm Tu là Lý Phục Man, vì có công đánh Lâm Ấp mà được ban họ Lý, đổi tên Phục Man (chinh phục người Man).[14]
Dựng nước Vạn Xuân
Năm 544, tháng giêng, ông tự xưng là Nam Việt Đế, lên ngôi, đặt niên hiệu là Thiên Đức (đức trời), lập trăm quan, đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện mong muốn rằng xã tắc truyền đến muôn đời. Đóng đô ở Ô Diên (nay là xã Hạ Mỗ, Đan Phượng, Hà Nội). Dựng điện Vạn Thọ làm nơi triều hội. Thành lập triều đình với hai ban văn, võ. Lấy Triệu Túc làm thái phó, Tinh Thiều đứng đầu ban văn, Phạm Tu đứng đầu ban võ.
Chạy về động Khuất Lão
Năm 545, tháng 6, nhà Lương cho Dương Thiêu (Thiệu hay Phiêu) làm thứ sử Giao Châu, Trần Bá Tiên[15] làm tư mã, đem quân xâm lấn, lại sai thứ sử Định Châu là Tiêu Bột hội với Phiêu ở Giang Tây.[16]
Trần Bá Tiên đem quân đi trước. Khi quân của Bá Tiên đến Giao Châu, Lý Nam Đế đem 3 vạn quân ra chống cự, bị thua ở Chu Diên, lại thua ở cửa sông Tô Lịch, tướng Tinh Thiều tử trận. Ông chạy về thành Gia Ninh (xã Gia Ninh, huyện Vĩnh Lạc tỉnh Vĩnh Phúc cũ ngày nay thuộc xã Thanh Đình, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.). Quân Lương đuổi theo vây đánh.
Tháng giêng năm 546, Trần Bá Tiên đánh lấy được thành Gia Ninh, tướng Phạm Tu tử trận. LýNamĐế chạy vào đất người Lạo ở Tân Xương. Quân Lương đóng ở cửa sông Gia Ninh.
Sau một thời gian tập hợp và củng cố lực lượng, tháng 8, ông đem 2 vạn quân từ trong đất Lạo ra đóng ở hồ Điển Triệt (xã Tứ Yên, huyện Lập Thạch, tỉnh Phú Thọ), đóng nhiều thuyền đậu chật cả mặt hồ. Quân Lương sợ, cứ đóng lại ở cửa hồ không dám tiến vào. Đêm hôm ấy nước sông lên mạnh, dâng cao 7 thước, tràn đổ vào hồ. Trần Bá Tiên nhân đó đem quân theo dòng nước tiến trước vào. Quân Vạn Xuân không phòng bị, vì thế tan vỡ.
Lý Nam Đế phải lui giữ ở trong động Khuất Lạo, ông ủy cho con thái phó Triệu Túc là tả tướng là Triệu Quang Phục giữ việc nước, điều quân đi đánh Bá Tiên.
Qua đời
Năm 548, ngày 20 (ngày Tân Hợi) tháng 3 (tức ngày 13-4 dương lịch), LýNamĐế ở động Khuất Lạo lâu ngày bị nhiễm lam chướng, ốm qua đời. Ông ở ngôi được 5 năm (543-548), thọ 46 tuổi.
Theo sách "Việt Nam văn minh sử cương" của Lê Văn Siêu dẫn một số nguồn tài liệu cổ, Lý Nam Đế ở lâu ngày trong động, vì nhiễm lam chướng nên bị mù hai mắt. Vì vậy đời sau đến ngày giỗ thường phải xướng tên các đồ lễ để vua nghe thấy. Lại cũng theo tài liệu này, có thuyết cho rằng không phải LýNamĐế ốm chết mà vua bị người Lạo làm phản giết hại. Tướng Lý Phục Man cũng mất theo vua vì nạn này.[17]
Hoàng hậu
Theo thần tích cổ, LýNamĐế có người vợ là Hứa Trinh Hòa, con ông Hứa Minh và bà Bùi Thị Quyền người làng Đông Mai, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Bà được LýNamĐế lập làm hoàng hậu. Bà đã cùng chồng chinh chiến ngoài mặt trận và bị tử trận do thuyền đắm tại hồ Điển Triệt cuối năm 546. Sau này bà được Triệu Việt Vương lập đền thờ tại quê nhà.[18]
Bình luận
Theo sử gia Lê Văn Hưu:[19]
Binh pháp có câu: "Ba vạn quân đều sức, thiên hạ không ai địch nổi". Nay Lý Bí có 5 vạn quân mà không giữ được nước, thế thì Bí kém tài làm tướng chăng? Hay là quân lính mới họp không thể đánh được chăng? Lý Bí cũng là bậc tướng trung tài, ra trận chế ngự quân địch giành phần thắng không phải là không làm được, nhưng bị hai lần thua rồi chết, bởi không may gặp phải Trần Bá Tiên là kẻ giỏi dùng binh vậy.
Theo sử gia Ngô Sĩ Liên:[19]
Tiền LýNamĐế dấy binh trừ bạo, đáng là thuận đạo trời, thế mà cuối cùng đến nỗi bại vong, là vì trời chưa muốn cho nước ta được bình trị chăng? Than ôi! Không chỉ vì gặp phải Bá Tiên là kẻ giỏi dùng binh, mà còn gặp lúc nước sông đột ngột dâng lên trợ thế cho giặc, há chẳng phải cũng do trời hay sao?
Lý Nam Đế Lý Bí (544-602)
Năm Ất Dậu (265), nhà Tấn đánh bại Ngụy, Thục, Ngô, đất Giao Châu lại htuộc về nhà Tấn. Nhà Tấn lại phong cho họ hàng ra trấn trị các nơi, nhưng các thân vương cứ dấy binh chém giết lẫn nhau, làm cho anh em cốt nhục tương tàn, nước Tấn nhanh chóng suy yếu. Nhân cơ hội ấy, các nước Triệu, nước Tần, nước Yên, nước Lương, nước Hạ, nước Hán v.v...nổi lên chiếm cả vùng phía Bắc sông Trường Giang, nhà Tấn chỉ còn vùng đất ở Đông Nam, phải dời đô về Kiến Nghiệp (Nam Kinh ngày nay) gọi là nhà Đông Tấn.
Năm Canh thân (420), Lư Du cướp ngôi nhà Đông Tấn, lập ra nhà Tống ở phía Nam. Nước Trung Quốc phân ra làm Nam Triều và Bắc Triều. Bắc triều có nhà Ngụy, nhà Tề và nhà Chu, nối nhau làm vua. Nam triều có nhà Tống, nhà Tề, nhà Lương và nhà Trần trị vì. Năm Kỷ mùi (479) nhà Tống mất ngôi nhà Tề kế nghiệp, trị vì được 22 năm thì nhà Lương lại cướp ngôi nhà Tề.
Nhà Lương sai Tiêu Tư sang làm thứ sử Giao Châu. Cũng như các triều đại phong kiến Trung Quốc thuở trước, các viên quan lại nhà Lương sang cai trị Giao Châu đã áp dụng những biện pháp khắc khe, độc ác khiến dân Giao Châu cực khổ trăm bề , người người đều oán giận. Bởi vậy, năm 542, Lý Bôn đã lãnh đạo dân Giao Châu nổi lên đánh đuổi Tiêu Tư, chiếm giữ thành Long Biên lập nên nhà nước đầu tiên.
Lý Bôn còn gọi là Lý Bí quê ở Long Hưng Thái Bình, xuất thân từ một hào trưởng địa phương. Tổ tiên Lý Bí là người Trung Quốc, lánh nạn sang nứơc ta từ cuối thời Tây Hán, khỏang đầu công nguyên. trải qua 07 đời, đến Lý Bí thì dòng họ Lý Bí đã ở Việt Nam hơn 5 thế kỷ. Chính sử Trung Quốc đều coi Lý Bí là "Giao Châu thổ nhân"
Lý Bí sinh ngày12 tháng 9 năm Quý Mùi (17-10-503). Ông là con độc nhất trong gia đình. Bố là Lý Tỏan mẹ là Lê Thị Oánh (người Ái Châu Thanh Hóa) từ nhỏ Lý bí đã tỏ rõ là cậu bé thông minh, sớm hiểu biết. Khi Lý Bí 5 tuổi thì cha mất, 7 tuổi mẹ qua đời, Cậu bé bất hạnh phải đến ở với chú ruột. Một hôm có một vị pháp tổ tiền sư đi qua, trông thấy Lý Bí khôi ngô, tuấn tú; liền xin Lý Bí đem về chùa Linh Bảo nuôi dạy. Quả hơn mười năm đèn sách chuyên cần, lại được vị thiền sư gia công chỉ bảo, Lý Bí trở thành người học rộng, hiểu sâu, ít người sánh kịp. Nhờ có tài văn võ kiêm tòan, Lý Bí được tôn lên làm thủ lĩnh địa phương. Có thời kỳ Lý Bí ra làm quan cho nhà Lương, nhận chức giám quân (kiểm soát quân sự) ở Cửu Đức, Đức Châu (Đức Thọ, Hà Tĩnh). Nhưng do bất bình với bọn đô hộ tàn ác, Lý Bí bỏ quan, về quê, chiêu binh mãi mã chống lại chính quyền đô hộ. Tù trưởng ở Chu Diên (Hải Hưng) là Triệu Túc cùng con là Triệu Quang Phục, mến tài đức Lý Bí đã đem quân nhập với đạo quân của ông. Rồi Tinh Thiều, Phạm Tu, và hào kiệt các nỡicung nổi dậy hưởng ứng.
Tháng giêng năm Nhâm tuất (542), Lý bí khởi binh tấn công giặc. Không đương nổi sức mạnh của đoàn quân khởi nghĩa, thứ sử Tiêu Tư khiếp sợ không dám chống cự, vội mang của cải, vàng bạc đút lót cho Lý Bí xin được toàn tính mạng, chạy về Trung Quốc. Không đầy 3 tháng, Lý Bí đã chiếm được hầu hết các quận, huyện và thành Long Biên. Được tin Long Biên thất thủ, vua Lượnglâp tức ra lệnh cho quân phản công chiếm lại. Bọ xâm lược vừa kéo sang bị Lý Bí cho quân mai phục đánh tan.
Đầu năm Quý dậu (543) vua Lương lại huy động binh mã sang xâm lược một lần nữa. Tướng sx giặc còn khiếp sợ còn dùng dằng chưa dám tiến quân, thì Lý Bí đã chủ động ra quân, đón đánh giặc ở bán đảo Hợp Phố , miền cực bắc Châu Giao. Quân Lương mười phần chết bảy, tám. Tướng địch bị giết gần hết, kẻ sống sót cũng bị vua Lương bắt phải tự tử.
Tháng hai năm Giáp Tý (544) Lý Bí tụ xưng là Hòang Đế lấy hiệu là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân (ước muốn xã tắc truyền đến muôn đời), đặt kinh đô ở miền cửa sông Tô Lịch ( Hà Nội) và cho dựng điện Vạn Thọ làm nơi vua quan họp bàn việc nước. Triều đình gồm có hai ban văn võ. Phạm Tu được cử đứng đầu hàng quan võ. Tinh Thiều đứng đầu hàng quan văn, Triệu Túc làm tái phó, Triệu Quang Phục là tướng trẻ có tà cũng được trọng dụng.
Lý Nam Đế sai dựng một ngôi chùa lớn ở phường Yên Hoa ( Yên Phụ) lấy tên là chùa Khai Quốc, sau này trỏ thành một trung tâm phật giáo và phật học lớn của nước ta. Chùa Khai Quốc là tiền thân của chùa Trấn Quốc, trên đảo cá vàng (Kim Ngư) ở Hồ Tây (Hà Nội).
Việc Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân, tự xưng là Hoàng Đế, lập một triều đình riêng ngang hàng với nước lớn phương bắc là sự khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, sự bền vững muôn đời của đất trời phương nam.
Mik chỉ giúp bạn hiểu về Lý Bí được thôi
Còn giới thiệu thì mik chưa rõ
Nhưng sao lại là tiếng anh thí điểm lớp 6
Bạn có thể đọc và tự giới thiệu về Lý Bí cho thật tốt
HT nhé bạn