Cho 2 bình hình trụ A và B thông với nhau bằng một ống nhỏ có thể tích không đáng kể và có khóa K. Tiết diện của bình A là S1, của bình B là S2 = 0,25S1 (khóa K đóng). Đổ vào bình A hai loại chất lỏng có trọng lượng riêng và mực các chất lỏng trong bình lần lượt d1 = 10 000N/m3; d2 = 9000N/m3 và h1 = 18cm; h2 = 4cm. Đổ vào bình B chất lỏng có chiều cao h3 = 6cm, trọng lượng riêng d3 = 8000N/m3 (các chất lỏng không hòa lẫn vào nhau). Mở khóa K để hai bình thông với nhau. Hãy tính:
a. Độ chênh lệch chiều cao của mặt thoáng chất lỏng ở 2 bình.
b. Thể tích chất lỏng có trọng lượng riêng d1 ở trong bình B. Biết bán kính đáy của bình A là 2cm
a) Xét điểm N trong ống B tại mặt phân cách của 2 chất lỏng , điểm M trong A thẳng hàng với N .
Ta có : \(P_N=P_M\)
\(\Rightarrow d_3h_3=d_2h_2+d_{1x}\)
( x là độ cao nước từ M đến mặt phân cách của 2 chất lỏng )
\(\Leftrightarrow x=\dfrac{d_3h_2-d_2h_2}{d_1}=\dfrac{\left(8000.0,06\right)-\left(9000-0,04\right)}{10000}=0,012\left(m\right)=1,2\left(cm\right)\)
Độ chênh lệch chiều cao của mặt thoáng chất lỏng ở 2 bình :
\(\Delta h=h_3-\left(h_2+x\right)=6-\left(4+1,2\right)=0,8\left(cm\right)\)
b) Diện tích hình tròn :
\(S=r^2.3,14=2^2.3,14=12,56\left(cm^2\right)\)
Thể tích chất lỏng d1 :
\(V=h.S=18.12,56=226,08\left(cm^3\right)\)
Em tham khảo nhé chứ bài này hơi quá sức đấy!!!