K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !

- Chiếc thuyền “hăng như con tuấn mã”: phép so sánh thể hiện sự dũng mãnh của con thuyền khi lướt sóng ra khơi, sự hồ hởi, tư thế tráng sĩ của trai làng biển.

- Phép so sánh cánh buồn “như mảnh hồn làng” có sức gợi rất sâu sắc, bởi rằng đối với những người làm nghề chài lưới thì cánh buồm chính là biểu tượng cho cuộc sống của họ. Một sự so sánh hữu hình và vô hình đã làm nên sự sáng tạo nghệ thuật tuyệt vời.

- Phép nhân hóa “rướn thân trắng” kết hợp với các động từ mạnh: conthuyền từ tư thế bị động thành chủ động.

- “con thuyền” được nhân hóa “im bến mỏi trở về nằm”.  Con thuyền như một con người lao động, biết tự cảm nhận thân thể của mình sau một ngày lao động mệt mỏi.

14 tháng 3 2021

https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-8/chon-va-phan-tich-phep-so-sanh-nhan-hoa-trong-bai-que-huong-faq241515.html

tham khảo ở đó nha

23 tháng 10 2019

Chọn đáp án: A

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

* Các chi tiết thể hiện dòng sông có tính cách, tình cảm riêng:

- “Sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại.”

→ Dòng sông mang nét nữ tính hoang dại, phóng khoáng. Hình ảnh so sánh cho thấy vẻ đẹp của sự tươi mới, thanh thuần của thiên nhiên, không hề vướng bụi tạp chất; một tâm hồn trong sáng, tự do, bản lĩnh.

- ...đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại.

→ Lúc này, dòng sông đối lập với dáng vẻ man dại khi trước. Dòng sông khoác lên dáng vẻ yểu điệu, dịu dàng như thiếu nữ đang say ngủ. Cảnh vật thơ mộng khiến dòng sông thay bằng một dáng vẻ mới đầy trữ tình, xinh đẹp.

- “Sông Hương tươi vui hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long.”

→ Đó là cảm xúc của người con đi xa đợi được ngày trở về chốn quê cũ. Cảnh vật quen thuộc khiến cảm xúc phấn chấn, vui vẻ hẳn lên.

- Sông Hương khi thì là một con người con gái đẹp ngủ mơ màng, khi là người con gái dịu dàng của đất nước, khi là người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở với một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ.

⇒ Sông Hương được nhà văn miêu tả như một cô gái với tính cách phong phú, và một nét thống nhất chung là sự nữ tính đầy duyên dáng.

22 tháng 3 2022

k có câu hỏi

22 tháng 3 2022

câu hỏi đou

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

- Một số từ ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ: tiếng hót long lanh như cành sương chói, tiếng ngọc trong veo, tiếng hót làm xanh da trời, hồn xanh quê nhà.

- Tiếng hót "làm xanh da trời" là hình ảnh độc đáo nhất bài thơ. Tiếng hót của chim chiền chiện làm bầu trời xanh hơn, màu xanh của hòa bình, của hy vọng, của tình yêu quê hương mà tác giả muốn gửi gắm.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Đoạn văn tham khảo

Tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đã vẽ nên trước mắt người đọc hình ảnh dòng sông Hương với các sắc thái khác nhau (khi thì mạnh mẽ, khoáng đạt, lúc lại dịu dàng, nên thơ), đặc biệt ấn tượng trong lòng người đọc là hình ảnh dòng sông ở trên thượng nguồn, một dòng sông hoang dại và tự do, hệt như “một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”. Đó là một hình ảnh rất sáng tạo và ấn tượng. Dòng sông ở thượng nguồn, nơi nước chảy mạnh mẽ, cuồn cuộn, đó là khởi đầu, là nguồn gốc nơi dòng sông Hương bắt đầu nên nó mang theo một chút gì đó hoang dã như một con thú chưa được thuần phục, hoàn toàn tự nhiên và dữ dội. Nhưng qua lăng kính đầy lãng mạn của tác giả, dòng sông ấy không như một con thú hoang chưa được tôi luyện mà nó giống như người con gái Di – gan phóng khoáng, tự do và man dại. Đúng vậy, đó chính là vẻ đẹp khởi nguyên của dòng sông, ở nơi nó sinh ra và chưa bị gò bó bởi bất cứ cái gì. Nó mang vẻ đẹp của núi rừng hoang sơ, sự man dại, hoang dã của thiên nhiên, đó là vẻ đẹp của tạo hóa, của một thứ với nguyên bản chất và giá trị của nó. Nhưng sự hoang dã của nó đã được nhân cách hóa, khiến nó trở nên đẹp đến lạ lùng đầy quyến rũ. Đây có lẽ chính là một thành công lớn của tác giả ngòi bút của ông có thể so sánh vẻ đẹp của thiên nhiên và con người một cách tự nhiên và tài tình đến vậy.

28 tháng 10 2019

- Nếu như bài thơ “Tĩnh dạ tứ” của Lí Bạch là nỗi nhớ về quê cũ của người xa xứ thì bài thơ trên lại viết về quê hương ngay cả khi tác giả đã trở về sau một thời gian khá dài xa quê. Nay trở về nỗi buồn đau dâng lên khi bản thân bị xem là “khách” trong ngày đầu tiên trở về quê hương. Khi đó, cảm xúc đã xuất hiện một cách ngẫu nhiên nhưng vì một điều bức xúc trong tình cảm mà trào dâng ra thành thơ.

26 tháng 2 2023

- Bài thơ viết theo thể thơ tự do, gồm ba khổ, gieo vần hỗn hợp, ngắt nhịp linh hoạt.

- Bài thơ có tứ thơ độc đáo, mang tính phát hiện đầy ám ảnh về người mẹ và những thành quả mà mẹ tạo ra.

- Bài thơ viết theo thể thơ tự do, gồm ba khổ, gieo vần hỗn hợp, ngắt nhịp linh hoạt.

- Bài thơ có tứ thơ độc đáo, mang tính phát hiện đầy ám ảnh về người mẹ và những thành quả mà mẹ tạo ra.