K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 1 2022

Tham khảo

Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của đất nước ta trong những năm dài đau thương nửa sau thể kỉ XIX. Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) sinh ở làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định, xuất thân trong một gia đình quan lại nhỏ. Học giỏi, giàu lòng hiếu thảo, cả cuộc đời sáng ngời nhân nghĩa, tình yêu nước thương dân.

16 tháng 1 2022

TK:

Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) sinh ở làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, tỉnh  Gia Định, xuất thân trong một gia đình quan lại nhỏ. Học giỏi, giàu lòng hiếu thảo, cả cuộc đời sáng ngời nhân nghĩa, tình yêu nước thương dân.

Cuộc đời riêng đầy bi kịch: bị mù, công danh dở dang... Tình chung đau xót đất nước ta bị giặc Pháp xâm lăng, đất Nam Bộ mất dần vào tay giặc.

Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của đất nước ta trong những năm dài đau thương  nửa sau thể kỉ XIX.

Tác phẩm gồm có:

Các truyện thơ: “Truyện Lục Vân Tiên", "'Dương Từ Hà Mậu", "Ngư tiều y thuật vấn đáp ".

Nhiều bài thơ, bài văn tế tuyệt tác: "Chạy giặc”, "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", “Văn tế Trương Định”, “Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh”, v.v...

Tất cả văn thơ Nguyễn Đình Chiểu đều viết bằng chữ Nôm thấm đẫm tư tưởng nhân nghĩa, giàu lòng yêu nước thương dân và căm thù giặc sôi sục.

 

15 tháng 10 2021

Cuộc đời(1822-1888)

Nhân dân lục tỉnh gọi ông với cái tên trìu mến:Đồ Chiểu.

-Xuất thân gia đình nhà nho.

-1843:Đỗ tú tài tại trường thi Gia Định.

-1846:Ông ra Huế ra học, chuẩn bị thi tiếp. Lúc vào trường thi nhận tin mẹ mất thì bỏ thi về chịu tang mẹ. Do khóc thương mẹ quá nhiều nên ông bị đau mắt rồi mù cả 2 mắt.

-Trên thực tế, ông là một phế nhân cuarxax hội, nhưng bằng nghị lực sống, sự cố gắng của chính bản thân, ông đã vươn lên trở thành một vĩ nhân.

-Trong Nguyễn Đình Chiểu tồn tại ba con người ở ba lĩnh vực khác nhau:

+Nguyễn Đình Chiểu là một thầy giáo.Khi dạy học ông có nhiều học trò theo học và ông cảm hóa được nhân dân nhiều thế hệ.

+Nguyễn Đình Chiểu là một thầy thuốc có một quan niệm sâu sắc trong lòng:"Ăn mày cũng đứa trời sinh-Bệnh còn cứu đặng, thuốc đành không cho."

+Nguyễn Đình Chiểu là một nghệ sĩ-một nhà thơ có quan niệm văn chương rõ ràng, trước sau như một.

-Khi Pháp đánh vào Gia Định ông đã đứng đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.Ông cùng các lãnh đạo nghĩa quân sáng tác những vần thơ lòng căm thù giặc.

-Khi Nam Kì mất vào tay giặc ông ở lại Bến Tre, bọn thực dân Pháp tìm mọi cách mua chuộc ông nhưng ông không chấp nhận, quyết giữ trọn tấm lòng thủy chung với nước với dân đến hơi thở cuối cùng.

\(\Rightarrow\) Tóm lại, cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là 1 tấm gương sáng cho nhiều thế hệ noi theo.

28 tháng 10 2018

 

Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) người làng Tân Thới, huyện Bình Dương tỉnh Gia Định

+ Năm 1833 Nguyễn Đình Chiểu được cha đưa ra Huế ăn học

+ Năm 1849 ra Huế thì được tin mẹ mất, ông về quê chịu tang, vừa bị ốm nặng, vừa thương mẹ nên ông bị mù hai mắt

+ Sau đó, ông mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân, và cùng với nghĩa quân đánh giặc

b, Cuộc đời ông là tấm gương sáng về nhân cách và nghị lực của người thầy mực thước, tận tâm

16 tháng 1 2022

tk

Phạm Tiến Duật sinh ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, Việt Nam. Cha ông là nhà giáo, dạy chữ Hán và tiếng Pháp, còn mẹ làm ruộng, không biết chữ.

Nguyễn Thành Long (1925 — 1991) quê huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Ông viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp, một cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí

Bằng Việt (tên thật Nguyễn Việt Bằng, sinh ngày 15 tháng 6 năm 1941), nguyên quán xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, thuộc tỉnh Hà Tây( nay thuộc Hà Nội), là một nhà thơ Việt Nam

Nhà văn Kim Lân, tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh ngày 1-8-1920, tại thôn Phù Lưu (còn có tên gọi làng chợ Giầu), xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

 

15 tháng 2 2022

Những nét chính về tác giả:

* Phạm Tiến Duật (1941 - 2007)

- Quê: huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.

- Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 1964, Phạm Tiến Duật gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ cứu nước.

- Thơ Phạm Tiến Duật tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ qua hình tượng các người lính và cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.

- Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.

* Nguyễn Thành Long (1925 - 1991)

- Quê: huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

- Là nhà văn có sở trường về truyện ngắn và kí.

* Bằng Việt (sinh năm 1941)

- Tên khai sinh: Nguyễn Việt Bằng

- Quê: huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây.

- Bằng Việt làm thơ từ đầu những năm 60 và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.

- Hiện nay ông là chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội.

* Kim Lân (1920 - 2007)

- Tên khai sinh: Nguyễn Văn Tài

- Quê: huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

- Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và đã có sáng tác đăng báo trước Cách mạng tháng Tam năm 1945.

- Vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn, Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân.

- Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

5 tháng 5 2017

- Thời đại, gia đình:

    + Nguyễn Du (1765- 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh

     + Sinh trưởng trong gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan to, có truyền thống về văn học

    + Ông sống vào thời kì lịch sử nhiều biến động, chế độ phong kiến rơi vào khủng hoảng trầm trọng

    + Các tập đoàn phong kiến Lê- Trịnh- Nguyễn tranh giành quyền lực, phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi đỉnh cao là phong trào Tây Sơn

- Cuộc đời:

    + Sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn Hà Tĩnh

    + Làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc…

    + Mất trước khi đi sứ Trung Quốc lần 2

→ Nguyễn Du là người có vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú. Cuộc đời phiêu bạt nhiều trải nghiệm

25 tháng 7 2023

tao ko bt

18 tháng 10 2021

Em tham khảo:

I. Mở bài:

- Giới thiệu về vấn đề:

+ Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc.

+ Ông đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm văn chương có giá trị

+ Ông đã để lại nhiều tác phẩm văn chương đồ sộ, trong đó có Lục Vân Tiên.

II. Thân bài

1.  Tác giả Nguyễn Đình Chiểu

* Cuộc đời:

- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) sinh ở làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định

- Ông xuất thân trong một gia đình quan lại nhỏ.

- Học giỏi, giàu lòng hiếu thảo, cả cuộc đời sáng ngời nhân nghĩa, tình yêu nước thương dân.

- Nguyễn Đình Chiểu về Gia Định dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho dân.

- Cuộc đời riêng của ông đầy bi kịch: bị mù, công danh dở dang... 

* Sự nghiệp sáng tác:

- Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của đất nước ta trong những năm dài đau thương nửa sau thể kỉ XIX.

- Ông đã để lại cho đời những tác phẩm đồ sộ:

+ Tác phẩm gồm có:

Các truyện thơ: “Truyện Lục Vân Tiên", "'Dương Từ Hà Mậu", "Ngư tiều y thuật vấn đáp ".

+ Nhiều bài thơ, bài văn tế tuyệt tác: "Chạy giặc”, "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc",...

-> Các tác phẩm của ông có giá trị truyền bá đạo lý làm người, cổ vũ lòng yêu nước, ý chí cứu nước, ca ngợi những con người sẵn sàng làm việc nghĩa, sẵn sàng hi sinh vì dân, vì nước. Ông đã cho em bài học quý về đạo lý làm người, về ý chí nghị lực phi thường, về lòng căm thù giặc và lòng yêu nước.

2. Tác phẩm Lục Vân Tiên

- Truyện Lục Vân Tiên là một tác phẩm tiểu biểu, độc đáo của Nguyễn Đình Chiểu, gồm 2082 câu thơ lục bát (có dị bản dài 2246 câu thơ lục bát).

* Giá trị nội dung:

-  Truyện ca ngợi những con người trung hiếu, tiết nghĩa.

- Truyện còn đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng giúp đỡ người khốn khó. Qua đó tác giả kính đáo thể hiện thái độ yêu thương, bênh vực trước những số phận đau khổ.

- Tác phẩm thể hiện ước mơ, khát vọng của người dân hương tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời.

* Giá trị nghệ thuật:

- Đây là tác phẩm mang tính tự thuật đặc sắc.

- Ngôn ngữ mộc mạc bình dị mang đậm màu sắc Nam bộ.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật rất gần với truyện cổ dân gian.

II. Kết bài

- Tác giả Nguyễn Đình Chiểu vẫn luôn là ngôi sao sáng trên bầu trời dân tộc. 

- Tác phẩm Lục Vân Tiên là một tác phẩm văn chương mang tính nhân bản sâu sắc, là sản phẩm quý báu của một thuở đã qua mà người đời sau trân trọng gìn giữ. 

19 tháng 8 2019

- Tiểu sử:

    + Nguyễn Du (1765 – 1820) quê làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh, sinh trưởng trong một gia đình đại quí tộc truyền thống về văn học

    + Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với biến cố lịch sử giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX

    + Giai đoạn Nguyễn Du sinh sống vào thời kì đầy biến động, chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa

    + Nguyễn Du sống phiêu bạt nhiều năm trên Bắc rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh, làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn.

- Năm 1813 – 1814 ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Năn 1820 ông được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc lần hai nhưng chưa kịp thì bị bệnh, mất tại Huế

- Học vấn: Nguyễn Du là người sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc

- Sự nghiệp: Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du bao gồm các tác phẩm có giá trị lớn bằng chữ Hán và Nôm

24 tháng 9 2018

Những nét chính về thời đại, gia đình và cuộc đời Nguyễn Du:

- Tiểu sử

    + Nguyễn Du (1765-1820) quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; sinh trưởng trong một gia đình đại quí tộc có truyền thống về văn học.

    + Cuộc đời Nguyên Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật: chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi.

+ Nguyễn Du sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh, sau đó ra làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn. Năm 1813-1814 ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Năm 1820 ông được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc lần thứ hai nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh, mất tại Huế.

- Học vấn: Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hoá dân tộc và văn chương Trung Quốc. Ông có vốn sống phong phú, niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân.

- Sự nghiệp: Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị lớn cả bằng chữ Hán và chữ Nôm.

Tóm tắt “Truyện Kiều”:

Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống êm ấm cùng cha mẹ và hai em là Thúy Vân và Vương Quan. Trong buổi du xuân, Kiều gặp Kim Trọng, thề nguyền đính ước với nhau. Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều phải bán mình chuộc cha. Kiều bị Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa đẩy vào lầu xanh, được Thúc Sinh cứu khỏi lầu xanh nhưng bị Hoạn Thư ghen, Kiều phải chốn đi nương náu ở chùa Giác Duyên. Vô tình Kiều lại rơi vào tay Bạc Hạnh, Bạc Bà phải vào lầu xanh lần thứ hai. Kiều gặp Từ Hải. Từ Hải lấy Kiều làm vợ, giúp Kiều báo ân báo oán. Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến, bị giết. Kiều bị bắt ép gả cho tên Thổ Quan. Nàng tủi nhục trầm mình ở sông Tiền Đường, được sư Giác Duyên cứu, nương nhờ cửa phật lần thứ hai. Kim trọng trở lại kết duyên với Thúy Vân nhưng vẫn đi tìm Kiều. Nhờ sư Giác Duyên, Kim-Kiều gặp nhau, gia đình đoàn tụ. Kim gặp Kiều đổi tình yêu thành tình bạn.

24 tháng 5 2018

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho bởi tư tưởng đạo đức, nhân nghĩa của ông

+ Người có tư tưởng đạo đức thuần phác, thấm đẫm tinh thần nhân nghĩa yêu thương con người

+ Sẵn sàng cưu mang con người trong cơn hoạn nạn

+ Những nhân vật lý tưởng: con người sống nhân hậu, thủy chung, biết sống thẳng thắn, dám đấu tranh chống lại các thế lực bạo tàn

- Nội dung của lòng yêu nước thương dân

+ Ghi lại chân thực thời kì đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù quân giặc, nhiệt liệt biểu dương người anh hùng nghĩa sĩ hi sinh vì Tổ quốc

+ Tố cáo tội ác của kẻ thù, lên án những kẻ bán nước, cầu vinh

+ Ca ngợi những người sĩ phu yêu nước, giữ niềm tin vào ngày mai, bất khuất trước kẻ thù, khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước

- Nghệ thuật của ông mang đậm dấu ấn của người dân Nam Bộ

+ Nhân vật đậm lời ăn tiếng nói mộc mạc, giản dị, lối thơ thiên về kể, hình ảnh mỗi nhân vật đều đậm chất Nam Bộ

+ Họ sống vô tư, phóng khoáng, ít bị ràng buộc bởi phép tắc, nghi lễ, nhưng họ sẵn sàng hi sinh về nghĩa

LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGAI. YÊU CẦU CẦN ĐẠT1. Kiến thức :- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.- Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.- Khát vọng cứu người, giúp đời của...
Đọc tiếp

LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức :

- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

- Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.

2. Năng lực :

- Đọc - hiểu văn bản truyện thơ .

- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ trong đoạn trích.

3. Phẩm chất:

- Trân trọng trước vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng.

- Biết yêu thương giúp đỡ người khó khăn và hoạn nạn, trung thực

II. Phiếu hướng dẫn học sinh tự học

NHIỆM VỤ CỦA HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Chuyển giao nhiệm vụ

-Đọc chú thích SGK T112 sau đó trả lời các thông tin về TG, TP (Phần này không cần trả lời vì đã tìm hiểu tuần 7)

H.S đọc lại 14 câu thơ đầu và trả lời

nhân vật Lục Vân Tiên được khắc hoạ trong những tình huống đánh cướp được miêu tả qua những h/ả, chi tiết vào phiếu học tập số 1

 

 

I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH

1. Tác giả

2. Tác phẩm  Truyện Lục Vân Tiên

3. Văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

* Vị trí:

* Bố cục:

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Nhân vật Lục Vân Tiên

a. Lục Vân Tiên đánh cướp

Phiếu học tập 1

Nội dung

Chi tiết

Nhận xét

-Hoàn cảnh

 

 

 

 

- Điều kiện

 

 

 

-Hành động

 

 

 

-Lời nói

 

 

 

-Mục đích:

 

 

 

- Nhận xét về tính cách nhân  vật LVT

 

 

NHIỆM VỤ CỦA HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Chuyển giao nhiệm vụ

HS: Đọc đoạn thơ từ trang 110,111 tìm  những lời nói của Lục Vân Tiên  với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp, từ đó nhận xét về tính cách của LVT qua phiếu học tập 2:

 

b. Lục Vân Tiên trò chuyện với Kiều Nguyệt Nga

 

 

Phiếu học tập 2

Câu thơ, chi tiết thể hiện lời nói của

Lục Vân Tiên

Nhận xét về tính cách của LVT

 

 

 

 

 

 

 

 

NHIỆM VỤ CỦA HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Chuyển giao nhiệm vụ

HS: Nhân vật Kiều Nguyệt Nga được miêu tả  qua những phương diện (cử chỉ, hành động...) nào ? Từ đó nhận xét chung về KNN

Hoàn thành phiếu học tập 3

 

2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga

 

 

Kiều Nguyệt Nga

Chi tiết

Nhận xét

Lời nói

 

 

 

 

 

 

Cử chỉ

 

 

 

 

Tính cách

 

 

0