Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa Tia nắng tía nhảy hoài trong ruộng lúa, Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh” ... “Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ, Nước thời gian gội tóc trắng phau phau” (“Chợ tết”- Đoàn Văn Cừ)Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khung cảnh thiên nhiên buổi bình minh đẹp biết bao. Hình ảnh của sương, nắng, núi, đồi hiện lên trước mắt ta vô cùng lung linh, huyền ảo. Hình ảnh so sánh trong câu thơ mang nhiều cảm xúc, thiết tha và gửi gắm bao tình yêu của thi nhân. Mỗi khung cảnh đều sống động, tươi đẹp, tràn ngập sức sống. Bức tranh thiên nhiên ngày mới luôn ngập tràn niềm vui, ngập tràn hứng khởi. Từ "núi, đồi, nắng, sương" đều như thức tỉnh sau một đêm dài và làm ta thấy háo hức, ngập tràn sức sống chào đón bình minh.
+ So sánh : Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa, sương trắng như giọt sữa của người mẹ thiên nhiên ban tặng cho đời.
+ Nhân hóa: tia nắng nháy, núi uốn mình - áo the, đồi thoa son-nằm, tạo cho cảnh vật thiên nhiên như mang hồn con người
+ Mật độ xuất hiện đậm đặc của các tính từ, động từ: trắng, xanh, son, rỏ, nháy, uốn, thoa, nằm...)
- Tác dụng: tạo bức tranh sinh động, tươi tắn, có hồn và rực rỡ, đầy sức sống của cảnh trí thiên nhiên; gợi cuộc sống thanh bình, yên ả, tươi đẹp của đồng quê.
Đoạn thơ hoàn chỉnh là :
Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.
- Xác định biện pháp tu từ:
- Nhân hóa: giọt sữa; nháy hoài; ôm ấp; thoa son
- So sánh: Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
- Giá trị nghệ thuật của các biện pháp tu từ
- Bằng biện pháp so sánh và nhân hóa Đoàn Văn Cừ đã thổi hồn vào thiên nhiên, biến chúng thành những sinh thể sống. Đó là vẻ đẹp tinh khôi đầy hấp dẫn qua so sánh "sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa"; vẻ tinh nghịch, nhí nhảnh của tia nắng tía; cái thướt tha, điệu đà trong dáng "uốn mình" của núi và cảm giác yên bình, ấm áp trong khung cảnh "đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh".
- => Thiên nhiên đang cựa mình trong buổi sớm mùa xuân. Cảnh vật toát lên vẻ rực rỡ, lấp lánh trong sự tinh khôi, trong trẻo, mượt mà.
c1: về biện pháp tu từ giúp cho câu thơ có nhịp điệu.
c2: biện pháp tu từ là so sánh
thơ gì đây
Thơ nó bị sao vậy?dòng này sang dòng kia???????