4. a) Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để làm gì?
b) Hãy ước lượng chiều dài một sải tay của em. Chọn thước đo phù hợp và kiểm tra ước lượng của em có chính xác không?
5 Lựa chọn thước đo phù hợp với việc đo chiều dài của các vật sau:
Các loại thước đo Vật cần đo | Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm | Thước kẻ có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm | Thước dây có GHĐ 3m và ĐCNN 1cm |
Chiều dài của lớp học | | | |
Đường kính của miệng cốc | | | |
Chiều dài chiếc bàn ở lớp | | | |
6. Cho các dụng cụ sau:
- Một sợi chỉ dài 50 cm;
- Một chiếc thước kẻ có GHĐ 50 cm;
- Một cái đĩa tròn (Có đường kính bằng một gang tay người lớn)
Hãy tìm phương án đo chu vi của cái đĩa đó.
7. Ba bạn Na, Nam, Hùng cùng đo chiều cao của bạn Khang. Các bạn đề nghị Khang đứng sát vào tường, dùng một thước kẻ đặt ngang đầu Khang để đánh dấu chiều cao của Khang vào tường. Sau đó, dùng thước cuộn có GHĐ 2 m và ĐCNN 0,5 cm để đo chiều cao từ mặt sàn đến chỗ có đánh dấu trên tường. Kết quả đo được Na, Nam, Hùng ghi lần lượt là: 165,3 cm; 165,5 cm; 166,7 cm. Theo em kết quả của bạn nào được ghi chính xác?
BÀI 5: ĐO KHỐI LƯỢNG
1. Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là?
2. Trên vỏ một số hộp bánh có ghi 500 g; 700 g; 1,2 kg. Con số này có ý nghĩa gì?
3. Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông ghi 10T, con số này có ý nghĩa gì?
4. Cân một túi trái cây, kết quả hiển thị là 14533 g. Độ chia nhỏ nhất của cân đang dùng là?
5. Bạn Hoa có các quả cân loại: 2 g, 5 g, 10 g, 50 g, 200 g, 500 g, 200 mg, 500 mg. Hoa muốn cân một vật có khối lượng 257,5 g thì có thể sử dụng các quả cân nào?
6 Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
a) Mọi vật đều có …
b) Người ta dùng … để đo khối lượng.
c) … là khối lượng của một quả cân mẫu đặt ở viện đo lường quốc tế Pháp.
7. Làm thế nào để lấy 1 kg gạo từ bao đựng 10 kg khi chỉ có một cân đĩa và một quả cân 4 kg?
BÀI 6: ĐO THỜI GIAN
1. Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là?
2. Khi đo nhiều lần thời gian chuyển động của một viên bi trên mặt phẳng nghiêng mà thu được nhiều giá trị khác nhau thì giá trị nào được lấy làm kết quả của phép đo?
3. Trước khi đo thời gian của một hoạt động ta thường ước lượng khoảng thời gian của hoạt động để làm gì?
4. Cho các bước đo thời gian của một hoạt động, hãy sắp xếp các bước thực hiện sao cho phù hợp.
1 – Đặt mắt nhìn đúng cách.
2 – Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp.
3 – Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách.
4 – Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.
5 – Thực hiện phép đo thời gian.
5. Lựa chọn đồng hồ phù hợp với việc đo thời gian của các hoạt động sau:
Các loại đồng hồ Hoạt động | Đồng hồ bấm giây | Đồng hồ để bàn |
Hát bài: Đội ca | | |
Chạy 800m | | |
Đun sôi ấm nước | | |
6. Nguyên nhân nào gây ra sai số khi đo thời gian của một hoạt động?
7. Để thực hiện đo thời gian khi đi từ cổng trường vào lớp học, em dùng loại đồng hồ nào? Giải thích sự lựa chọn của em.
Câu 11. Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để
A. lựa chọn thước đo phù hợp.
B. đặt mắt đúng cách.
C. đọc kết quả đo chính xác.
D. đặt vật đo đúng cách.
Câu 12: Dụng cụ phù hợp nhất để đo chiều dài của sân trường là:
A. thước cuộn
B. thước kẻ
C. thước kẹp
D. thước thẳng
Câu 13: Giới hạn đo của thước là
A. độ dài lớn nhất ghi trên thước
B. thể tích lớn nhất ghi trên bình chia độ
C. nhiệt độ lớn nhất ghi trên nhiệt kế
D. khối lượng lớn nhất ghi trên cân
Câu 14: Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường chính thức nước ta là ?
A. m
B. kg
C. lít
D. lạng
Câu 15: Dụng cụ nào dưới đây dùng để đo độ dài?
A. Thước cuộn
B. Cân
C. Bình chia độ
D. Nhiệt kế