Trình bày sự phân mùa của các đới khí hậu trong một năm ở nước ta và những ảnh hưởng của sự phân mùa tới đời sống và sản xuất ở nước ta?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
– Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta được thể hiện thông qua nội dung sau:
+ Tổng bức xạ hàng năm lớn, điển hình là cán cân bức xạ luôn đạt dương.
+ Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 20°C.
+ Lượng mưa lớn trong năm, phân đều các khu vực, dao động từ 1500 – 2000 mm.
+ Độ ẩm không khí rất cao (trên 80%) và cân bằng ẩm luôn dương.
– Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất ở địa phương em như sau:
Ví dụ tham khảo: Em ở Tây Nguyên nên khí hậu quanh năm mát mẻ, chia ra 2 mùa mưa khô rõ rệt, người ta dựa vào đặc điểm này để phát triển du lịch vào mùa khô, còn mùa mưa thì tưới tiêu phát triển các loại nông sản.
Khí hậu nước ta nóng và mưa nhiều nên cây cối dễ phát triển.
Tuy vậy, hằng năm thường hay có bão, có năm mưa lớn gây lũ lụt.
Khí hậu nước ta nóng và mưa nhiều nên cây cối dễ phát triển.
Hằng năm thường hay có bão, có năm mưa lớn gây lũ lụt, sạt lở.
câu 1:
a/ Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp:
*Thuận lợi: nền nhiệt ẩm cao thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển mô hình Nông – Lâm kết hợp, nâng cao năng suất cây trồng.
*Khó khăn: lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, khí hậu thời tiết không ổn định, mùa khô thiếu nước, mùa mưa thừa nước…
b/ Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống:
*Thuận lợi để phát triển các ngành lâm nghiệp, thuỷ sản, GTVT, du lịch…đẩy mạnh các hoạt động khai thác, xây dựng… vào mùa khô.
*Khó khăn:
+ Các hoạt động GTVT, du lịch, công nghiệp khai thác… chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông.
+ Độ ẩm cao gây khó khăn cho quản lý máy móc, thiết bị, nông sản.
+ Các thiên tai như: mưa bão, lũ lụt hạn hán và diễn biến bất thường như dông, lốc, mưa đá, sương muối, rét hại, khô nóng… gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất.
câu 2:
/ Gió mùa mùa đông: (gió mùa Đông Bắc)
– Từ tháng XI đến tháng IV
– Nguồn gốc: cao áp lạnh Siberi
– Hướng gió Đông Bắc
– Phạm vi: miền Bắc (dãy Bạch Mã trở ra)
– Đặc điểm:
+ Nửa đầu mùa đông: lạnh, khô
+ Nửa sau mùa đông: lạnh, ẩm, có mưa phùn.
Riêng từ Đà Nẵng trở vào, gió tín phong Bắc Bán Cầu thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa cùng ven biển miền Trung, còn Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.
/ Gió mùa mùa hạ: (gió mùa Tây Nam)
– Từ tháng V đến tháng X
– Hướng gió Tây Nam
+ Đầu mùa hạ: khối khí từ Bắc Ấn Độ Dương thổi vào gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên, riêng ven biển Trung Bộ và phần nam của Tây Bắc có hoạt động của gió Lào khô, nóng.
+ Giữa và cuối mùa hạ: gió tín phong từ Nam Bán Cầu di chuyển và đổi hướng thành gió Tây Nam, gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Cùng với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho cả 2 miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.
Riêng Miền Bắc gió này tạo nên gió mùa Đông Nam thổi vào (do ảnh hưởng áp thấp Bắc Bộ).
c/ Sự phân chia mùa khí hậu giữa các khu vực:
– Miền Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
– Miền Nam có 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.
– Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về 2 mùa mưa, khô.
Gợi ý làm bài
a) Thuận lợi
- Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Nguồn nhiệt ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng từ hai đến ba vụ lúa và rau, màu trong một năm; cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng.
- Khí hậu nước ta có sự phân hoá rõ rệt theo chiều bắc - nam, theo mùa và theo độ cao. Vì vậy, ở nươc la có thể trồng được từ các loại cây nhiệt đời cho đến một số cây cận nhiệt và ôn đới. Cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng cũng khác nhau giữa các vùng.
b) Khó khăn
- Nhiều thiên tai thường xuyên xảy ra (bão, lũ lụt, hạn hán, gió Tây khô nóng, sương muối,...) gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
- Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho sâu bệnh, dịch bệnh, nấm mốc phát triển gây hại cho cây trồng, vật nuôi.
Nước sông của nước ta chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn.
Nước sông lên xuống theo mùa có ảnh hưởng lớn tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta:
-Vào mùa mưa gây ra lũ lụt, ngập úng, gây thiệt hại lớn đến sản xuất và sinh hoạt cảu con người.
- Vào mùa khô, gây thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt cảu con người.