cô/dạy/em/tập/viết/gió/đưa/thoảng.hương/nhài/nẵng/ghévào/củalớp/xem/chúng em/học/bài/những/lời/co giáo/giảng/ấm/trang/vở/thơm tho/yêu thương/em ngắm /mãi/những/điểm/mười/cô /cho
từ láy:
từ đơn:
từ ghép:
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
cô /dạy / em / tập / viết /
đ đ đ đ đ
gió/ đưa /thoảng/ hương /nhài /
đ đ đ đ đ
nắng/ ghé/ vào/ cửa /lớp/
đ đ đ đ đ
xem/ chúng em/ học/ bài/
đ g đ đ
những / lời/ cô giáo/ giảng /
đ đ g đ
ấm/ trang/ vở /thơm tho/
đ đ đ l
yêu thương/ em/ ngắm/ mãi /
g đ đ đ
những/ điểm /10/ cô/ cho /
đ đ đ đ đ
chúc bạn học tốt. kết bạn với mình nha
đ : từ đơn
g : từ ghép
l : từ láy
Qua khổ thơ:
Những lời cô giáo giảng
Ấm trang vở thơm tho
Yêu thương em ngắm mãi
Những điểm mười cô cho
Ta cũng có thể cảm nhận được một cách sâu sắc sự ấm áp của cô giáo. Đó chính là những giờ giảng bài đầy ấm áp và nhẹ nhàng như lời ru của mẹ. Chính điều đó đã ghi đậm dấu ấn trong lòng của những cô cậu học trò. Cô giáo hiện lên với hình ảnh đẹp, đến nụ cười và sự tận tụy của cô trong mỗi giờ giảng.Và sự giữ gìn, quý trọng những trang vở, những điểm mười của các cô cậu học trò cho thấy sự yêu quý cô giáo mà ai cũng có.
Trong những năm tháng học trò, có lẽ, con người ta nhớ nhất chính là hình ảnh cô giáo dạy mình tập đọc, tập viết. Đó chính là những nét bút đầu tiên trong cuộc đời. Cô nhẹ nhàng uốn nắn, hướng dẫn các em viết từng chữ, từng câu. Đôi khi đáp lại đó chỉ là những nét viết nghuệch ngoạc không đầu, không cuối. Nhưng cô vẫn mỉm cười và chỉ bảo các em dần dần.
Cô giáo em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài.
Chính thiên nhiên cũng như đang giao hòa với những giờ giảng bài của cô. Động từ “thoảng” với nghĩa là nhẹ nhàng cũng chính là một trong những sự tinh tế của nhà thơ. Bởi cô giáo chính là một người mẹ vô cùng dịu dàng và tình cảm. Chỉ mong sao, các em cố gắng học hành để mai sau trở thành những chủ nhân tương lai của Tổ quốc, góp phần xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp.
Chúc bạn học tốt!
Hồi học lớp một và lớp hai, em đều học cô Lệ. Cô còn trẻ và rất xinh đẹp. Tốt nghiệp trường Trung học Sư phạm là cô về dạy ở trường em. Năm nay, cô mới 26 tuổi. Cô đen giòn, mang vẻ đẹp của cô gái miền duyên hải, cô dạy giỏi: chữ viết rất đẹp, giọng ấm áp, đọc bài, giảng bài như rót vào tai chúng em. Cô dạy Toán, dạy Tiếng Việt rất dễ hiểu. Cô kể chuyện theo tranh rất hấp dẫn, bạn nhỏ nào cũng thích nghe.
Cô ăn mặc giản dị: quần âu màu xanh, màu cỏ úa, áo sơ mi trắng. Về mùa đông, cô mặc áo len, đi xăng-đan hoặc đi giày vải. Mặt cô trái xoan, tóc đen, dài thướt tha. Cô mang vẻ đẹp bình dị, đáng yêu.
Cô cho biết năm học tới, cô quay lại dạy lớp một. Cô rất thương chúng em. Cô thường khuyên chúng em phải chăm ngoan, học giỏi. Em rất yêu cô Lệ.
Em hãy cho biết: Khổ thơ trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật? Biện pháp nghệ thuật đó giúp em thấy được điều gì đẹp đẽ ở các bạn học sinh?
Trả lời:
Bằng biện pháp nhân hóa, tác giả đã bộc lộ được tinh thần học tập chăm chỉ của các bạn học sinh. Sự ham học của các bạn đã làm cho nắng giống như những đứa trẻ tung tăng đùa vui, chạy nhảy ghé qua cửa lớp để xem các bạn học bài:
“ Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài”
Qua đó, tác giả muốn ca ngợi tinh thần hiếu học của các bạn học sinh.
Hok tốt^^
Tham khảo nha bn !!!
Bằng biện pháp nhân hóa, tác giả đã bộc lộ được tinh thần học tập chăm chỉ của các bạn học sinh. Sự ham học của các bạn đã làm cho nắng giống như những đứa trẻ tung tăng đùa vui, chạy nhảy ghé qua cửa lớp để xem các bạn học bài:
“ Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài”
Qua đó, tác giả muốn ca ngợi tinh thần hiếu học của các bạn học sinh.