K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2021

1. Carbohydrate (còn gọi là nhóm chất bột đường)

- Là nguồn cung cấp nhiên liệu chính cho hệ thống thần kinh trung ương và năng lượng cho các cơ quan trong cơ thể làm việc.

- Thành phần cấu tạo nên tế bào và các mô, điều hòa hoạt động của cơ thể, cung cấp chất xơ cần thiết.

2. Protein (hay chất đạm)

- Protein cũng cung cấp năng lượng.

- Là nguyên liệu tạo các men, các hormon trong cơ thể giúp điều hòa hoạt động của cơ thể.

- Nguyên liệu tạo các kháng thể giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật. Vận chuyển các dưỡng chất và thuốc.

3. Chất béo

- Cung cấp năng lượng, giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin A, D, E, K.

- Thành phần chính của màng tế bào và nhất là các tế bào thần kinh giúp sự phát triển các tế bào não và hệ thần kinh, là thành phần cấu tạo một số loại hormon ví dụ như testosterone, cortisol...

- Có tác dụng cung cấp năng lượng.

- Chất béo cũng làm cho việc chế biến thực phẩm ngon và hấp dẫn hơn.

4. Vitamin

+ Còn gọi là các vi chất dinh dưỡng chất, nhóm chất này không sinh ra năng lượng. Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng lại có vai trò rất quan trọng, khi thiếu sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ. Cơ thể cần trên 20 loại vitamin và trên 20 loại khoáng chất cần thiết.

19 tháng 2 2019

Lật sách ra mà chép

26 tháng 3 2021
1. Chất đạm (protein)- Chất đạm giúp cơ thể phát triển tốt: Con người từ lúc mới sinh ra đến khi lớn lên sẽ có sự thay đổi rõ rệt về thể chất (chiều cao, cân nặng) và về trí tuệ.
Chất đạm cần thiết cho việc tái tạo các tế bào đã chết:

+ Tóc bị rụng, tóc khác mọc lên;

+ Răng sữa ở trẻ em thay bằng răng trưởng thành;

+ Bị đứt tay, bị thương sẽ được lành lại sau một thời gian.

- Chất đạm còn góp phần tăng khả năng đề kháng và cung cấp năng lượng cho cơ thể.2. Chất đường bộtChất đường bột là nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể: để làm việc, vui chơi…
- Chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng khác.3. Chất béo (lipit)Chất béo cung cấp năng lượng, tích trữ dưới sa ở dạng một lớp mỡ và giúp bảo vệ cơ thể.

- Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể.4. Sinh tố (vitamin)

Sinh tố giúp hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ tuần hòa, xương, da....hoạt động bình thường; tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể phát triển tốt, luôn khỏe mạnh, vui vẻ.

5. Chất khoángChất khoáng giúp cho sự phát triển của xương, hoạt động của cơ bắp, tổ chức hệ thần kinh, cấu tạo hồng cầu và sự chuyển hóa của cơ thể.6. Nước

Nước có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người.

- Là thành phần chủ yếu của cơ thể.

- Là môi trường cho mọi chuyển hóa và trao đổi chất của cơ thể.

- Điều hòa thân nhiệt.7. Chất xơ

Chất xơ là thành phần thực phẩm mà cơ thể không tiêu hóa được. Chất xơ của thực phẩm giúp ngăn ngừa bệnh táo bón, làm cho những chất thải mềm để dễ dàng thải ra khỏi cơ thể.
5 tháng 5 2016

bằng tiếng anh pải k bn

Ø  THỰC PHẨM VÀ DINH DƯỠNG ( TUẦN 1, 2, 3)1.      Giá trị của các nhóm thực phẩm2.      Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể3.      Chế độ ăn uống khoa học      3.1. Xây dựng bữa ăn hợp lí3.2. Phân chia số bữa ăn hợp lí4.      Xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí4.1.           Các yếu tố của bữa ăn dinh dưỡng hợp lí4.3.     Các bước xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp líØ  BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM (TUẦN...
Đọc tiếp

Ø  THỰC PHẨM VÀ DINH DƯỠNG ( TUẦN 1, 2, 3)

1.      Giá trị của các nhóm thực phẩm

2.      Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể

3.      Chế độ ăn uống khoa học

      3.1. Xây dựng bữa ăn hợp lí

3.2. Phân chia số bữa ăn hợp lí

4.      Xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí

4.1.           Các yếu tố của bữa ăn dinh dưỡng hợp lí

4.3.     Các bước xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí

Ø  BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM (TUẦN 4, 5, 6)

1.      Bảo quản thực phẩm

1.1.           Vai trò và ý nghĩa của việc bảo quản thực phẩm

1.2.           Phương pháp bảo quản thực phẩm

2.      Chế biến thực phẩm

2.1.           Vai trò và ý nghĩa của việc chế biến thực phẩm 

2.2.           Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt

2.3.           Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt

3.      Thực hành chế biến món ăn không sử dụng nhiệt

3.1. Quy trình chung

3.2. Yêu cầu kĩ thuật

0
10 tháng 3 2021

Sắp xếp ngăn đông

Ngăn đông là nơi có nhiệt độ cao nhất trong tủ lạnh. Thích hợp để các bạn bảo quản các thực phẩm tươi sống như thịt, cá, tôm, hải sản sẽ giúp duy trì thực phẩm được tươi ngon và lâu hơn. Thực phẩm tươi sống nên được bao bọc kỹ để tránh bị nhiễm khuẩn chéo cho các thực phẩm khác

10 tháng 3 2021

Bảo quản thực phẩm là quá trình xử lý thức ăn nhằm ngăn chặn hoặc làm chậm việc thức ăn bị hư hỏng (giảm chất lượng và giá trị dinh dưỡng hoặc không thể ăn được), nhờ đó thực phẩm giữ được lâu hơn.

Phương pháp bảo quản thường liên quan đến việc ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, nấm men, nấm mốc,...(mặc dù đôi khi người ta đưa vào thực phẩm các loại vi khuẩn và nấm lành tính để bảo quản) cũng như làm chậm quá trình ôxy hóa của chất béo để tránh ôi thiu. Bảo quản thực phẩm còn bao gồm các quá trình kiềm chế sự suy giảm thẩm mỹ của thức ăn, ví dụ phản ứng hóa nâu bởi enzyme ở quả táo sau khi cắt, xảy ra trong khâu chuẩn bị thực phẩm.

1. Phân nhóm thức ăn

a. Cơ sở khoa học

Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng, người ta phân chia thức ăn làm 4 nhóm:
 

Xem hình 3.9, hãy nêu tên các loại thức ăn và giá trị dinh dưỡng của từng nhóm.

b. Ý nghĩa

Việc phân chia các nhóm thức ăn giúp cho người tổ chức bữa ăn mua đủ các loại thực phẩm cần thiết và thay đổi món ăn cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị, thời tiết... mà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng theo yêu cầu của bữa ăn.
 

Hình 3.9 - Phân nhóm thức ăn

Mỗi ngày, trong khẩu phần ăn nên chọn đủ thức ăn của 4 nhóm, để bổ sung cho nhau về mặt dinh dưỡng.

2. Cách thay thế thức ăn lẫn nhau.

Khi xây dựng khẩu phần, tùy theo tập quán ăn uống, nhu cầu dinh dưỡng, cần thay đổi món ăn cho ngon miệng, hợp khẩu vị. Do đó, cần thay đổi thức ăn này bằng thức ăn khác. Tuy nhiên, để thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần không bị thay đổi, cần chú ý thay thế thức ăn trong cùng một nhóm.

Ví dụ; Hình 3.10

-  100g thịt có thể thay bằng 100g các hoặc 120g trứng (2 quả trứng).

-  200g sữa tươi có thể thay bằng 200g sữa đậu nành; hoặc

60g trứng; hoặc có thể thay bằng 50g đậu phụ và 40g trứng; hoặc 50g thịt (hoặc cá...)

-  Rau muống có thể thay bằng rau cải; hoặc bắp cải hoặc giá đỗ... 200g rau muống có giá trị tương đương 100g giá đỗ.

-  100g gạo có thể thay bằng 250g khoai tây hoặc 300g bún.

26 tháng 5 2021

a

26 tháng 5 2021

Trong bữa ăn cần phải đảm bảo:
A. Thức ăn có đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng   
B. Thức ăn có đủ 1 nhóm chất dinh dưỡng
C. Thức ăn có đủ 3 nhóm chất dinh dưỡng   
D. Thức ăn có đủ 2 nhóm chất dinh dưỡng

Câu 8:Trong bữa ăn cần phải đảm bảo:A. Thức ăn có đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng                 B. Thức ăn có đủ 1 nhóm chất dinh dưỡngC. Thức ăn có đủ 3 nhóm chất dinh dưỡng                 D. Thức ăn có đủ 2 nhóm chất dinh dưỡngCâu 9: Thu nhập của người đang làm việc ở cơ quan, xí nghiệp không bao gồm:A. Tiền công             B. Tiền lương             C. Tiền trợ cấp xã hội           D. Tiền thưởngCâu...
Đọc tiếp

Câu 8:Trong bữa ăn cần phải đảm bảo:

A. Thức ăn có đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng                 

B. Thức ăn có đủ 1 nhóm chất dinh dưỡng

C. Thức ăn có đủ 3 nhóm chất dinh dưỡng                 

D. Thức ăn có đủ 2 nhóm chất dinh dưỡng

Câu 9: Thu nhập của người đang làm việc ở cơ quan, xí nghiệp không bao gồm:

A. Tiền công             B. Tiền lương             C. Tiền trợ cấp xã hội           D. Tiền thưởng

Câu 10:Có mấy biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm?

A. 6                                   B. 4                                  C. 5                                 D. 3

4

Câu 8:Trong bữa ăn cần phải đảm bảo:

A. Thức ăn có đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng                 

B. Thức ăn có đủ 1 nhóm chất dinh dưỡng

C. Thức ăn có đủ 3 nhóm chất dinh dưỡng                 

D. Thức ăn có đủ 2 nhóm chất dinh dưỡng

Câu 9: Thu nhập của người đang làm việc ở cơ quan, xí nghiệp không bao gồm:

A. Tiền công             B. Tiền lương             C. Tiền trợ cấp xã hội           D. Tiền thưởng

Câu 10:Có mấy biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm?

A. 6                                   B. 4                                  C. 5                                 D. 3

29 tháng 7 2021

8A

9C

10B

17 tháng 4 2018

1  Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn thường ngày

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bữa ăn:

- Số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn (ăn thường ngày, ăn tiệc,..)

- Đủ các loại thức ăn phù hợp với cơ cấu bữa ăn.

- Đảm bảo nhu cầu về dinh dưỡng, về hiệu quả kinh tế của bữa ăn

2       

Thực đơn cho 1 bữa liên hoan:

+ Súp gà

+ Gà hấp muối

+ Sườn nướng

+ Cá hấp xì dầu

+ Rau cải xào tỏi

+ Tôm chiên giòn

+ Canh măng nấu vịt

+ Bánh bao nhỏ

+ Chè trân châu

+ Dưa hấu

con nhieu tu lam 

 

17 tháng 4 2018
Một số mẫu thực đơn chuẩn bị của các bữa ăn: + Hàng ngày + Bữa tiệc + Bữa cỗ - Một số hình ảnh về các món ăn của bữa ăn tự phục vụ. - Một số hình ảnh về các món ăn có người phục vụ. - Một số hình ảnh về các món ăn có trang trí. - Các hình ảnh tư sưu tầm về cách trình bày món ăn, trình bày bàn ăn, các bữa cỗ, bữa tiệc cũng như bữa ăn gia đình... *Nếu chuẩn bị được phương tiện nghe nhìn có các hình ánh động về qui trình tổ chức bữa ăn thì các tiết học sẽ có hiệu quá thực tiễn cao. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Đặt vấn đề để vào bài: Qui trình tổ chức bữa ăn thực chất là một vấn đề gồm nhiều mảng kiến thức. Do vậy hiểu qui trình tổ chức bữa ăn, thực hiện tổ chức bữa ăn cần phải có các thao tác chuẩn bị chu đáo, biểu hiện cụ thể là biết xây dựng kế hoạch chuẩn bị cho qui trình tổ chức bữa ăn như. - Xây dựng thực đơn; - Chọn lựa thực phẩm cho thực đơn; - Chế biến món ăn; - Trình bày bàn ăn và thu dọn sau khi ăn. Hỏi: Nếu ta đảo các trình tự trên thì điều gì sẽ xảy ra? HS: + Chọn thực phẩm không theo thực đơn + Không có thức ăn để trình bày + Hoặc trình bày thức ăn chưa chế hiến... GV: Vậy ta hiểu qui trình tổ chức bữa ăn là gì? GV gợi ý để HS có thể trả lời được đó là tổ chức thực hiện các công việc theo một trình tự nhất định. Ta sẽ lần lượt thực hiện trình tự này theo các tiết học. TIẾT 1 I. Xây dựng thực đơn 1. Thực đơn là gì? GV: Đe hiểu được thực đơn là gì, chúng ta sẽ quan sát các hình ảnh sau (GV và HS đã chuẩn bị một số ảnh bày các món ăn của một bữa ăn gia đình, bữa tiệc hay bữa cỗ). Hỏi: Em hãy kể tên các món ăn ở hình ảnh vừa quan sát. HS: Liệt kê được một số món ăn. GV: Phân tích cấu tạo các món ăn mà HS vừa được quan sát trực quan và rút ra kết luận: Những món ăn mà các em vừa liệt kê chi tiết sẽ được ghi lại. Bảng ghi những món ăn đó dự định sẽ được phục vụ trong bữa cỗ, tiệc hay bữa thường ngày chính là "thực đơn". Hỏi: Vậy theo em thực đơn là gì? HS: Thực đơn là bảng ghi tất cả các món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa ăn (ăn thường, bữa cỗ hay tiệc). GV: Yêu cầu HS quan sát một thực đơn mẫu. Hỏi: Em có nhận xét gì về trình tự được sắp xếp trong thực đơn? MS: Sẽ có rất nhiều ý kiến trả lời như: - Món nhiều đạm xếp ở trên (món ăn cụ thể). - Món nhiều vitamin xếp ở trên (món ăn cụ thể). - Món nhiều béo xếp ở... GV ghi nhận và bổ sung cho đầy đủ ý, giải thích cho HS hiểu món nào ăn trước, món nào ăn sau, món nào ăn kèm với món nào... và trình tự sắp xếp các món ăn trong thực đơn phản ánh phần nào phong tục tập quán đồng thời thể hiện sự dồi dào, phong phú về thực phẩm. GV nói thêm: Có thể nhìn vào thực đơn ta sẽ đánh giá được mức độ hiểu biết của người xây dựng thực đơn trong lĩnh vực ăn uống (kích thích động cơ tìm hiểu của HS). GV: Mục đích của việc chuẩn bị thực đơn cho bữa ăn, nếu được chuẩn bị kỹ càng thì ta sẽ dễ dàng thực hiện, cụ thể như: - Sẽ phải mua những loại thực phẩm nào. - Mua thực phẩm đó ở đâu? - Nếu không có loại thực phẩm như thực đơn thì ta sẽ thay thế bằng loại thực phẩm nào? GV kết luận: Có thực đơn, công việc thực hiện bữa ăn sẽ được tiến hành trôi chảy, khoa học. 2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn a. Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn. Ta biết thực đơn là hàng ngày tất ca các món ăn dự liệu chuẩn bị cho bữa ăn. Thực đơn chưa định liệu được số lượng của từng món ăn nhưng lại định liệu được số lượng của các món ăn và chỉ định được các loại thực phẩm để chế biến thành các món ăn có trong thực đơn. Vì vậy khi xây dựng thực đơn ta trả lời câu Hỏi: Xây dựng thực đơn cho loại bữa ăn nào? - Bữa tiệc - Bữa cỗ - Bữa ăn thường. Như vậy phải căn cứ vào tính chất của bữa ăn (tiệc, cồ hay ăn thường) ta mới đặt cơ sở để xây dựng thực đơn. Hỏi: Bữa cơm thường ngày em ăn những món ăn gì? gồm bao nhiêu món? HS: Trả lời các món ăn thường ngày và gồm 3 đến 4 món ăn. GV: Hỏi thêm một số HS và kết luận: Bữa ăn thường ngày có 3 đến 4 món ăn. Tương tự như cách hỏi trên. HS sẽ nêu được tổng số món ăn trong bữa cỗ, bữa tiệc và kết luận. Bữa cỗ hoặc liên hoan, chiêu đãi thường có 4-5 món ăn trở lên. GV khái quát một số món thường có trong thực đơn: + Các món canh (hoặc súp). + Các món rau, củ, quả tươi (trộn hay muối chua) + Các món nguội + Các món xào, rán ... + Các món mặn. + Các món tráng miệng. Để tìm hiểu sự đa dạng của các loại món ăn GV phân công mỗi nhóm HS liệt kê số món ăn của từng loại. Tập hợp lại sẽ được một danh mục các: món ăn phong phú cung cấp cho HS và làm tài liệu tham khảo. b. Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu bữa ăn Hoi: Trong thực đơn món ăn chính được hiểu như thế nào? HS: Có nhiều cách trả lời khác nhau hoặc là lựa chọn một số món tiêu biểu của thực đơn hoặc là liệt kê lại cả các món ăn trong thực đơn trừ món tráng miệng... GV: Đã có lúc chúng ta quan niệm các món ăn có giàu đạm, giàu đường bột và chất béo là những món ăn chính tuy nhiên khi đời sống ngày càng được cải thiện thì thực đơn bữa ăn (ăn thường, tiệc, cỗ...) phải đủ các loại món ăn cung cấp cho cơ thể 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết. Thông thường ta thấy: * Bữa ăn thường ngày gồm các nhóm chính: canh, mặn, xào (hoặc luộc) và dùng với nước chấm. * Bữa liên hoan, chiêu đãi gồm đủ các loại món nêu ở mục a. - Ta tham khảo thực đơn có các loại món ăn, có người phục vụ và dọn từng món lên bàn, nó có cơ cấu như sau: + Món khai vị (súp, nộm...); + Món ăn sau khai vị (món luộc, xào, rán...); + Món ăn chính (món mặn. thường là món nấu hoặc hấp, nướng giàu chất đạm); + Món ăn thêm (rau, canh...); + Món tráng miệng + Đồ uống. - Nếu bữa ăn có các món được dọn cùng một lúc lên bàn các loại món ăn thì hình thức tổ chức sẽ tùy thuộc vào tập quán ăn uống của từng địa phương. Mỗi loại thực đơn cần có đủ các loại món ăn và có thể thay đổi món ăn theo từng loại thực phẩm của các nhóm thức ăn. c. Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế Đây là nguyên tắc thể hiện tính hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của người dự định xây dựng thực đơn. Khi số món ăn dự định được tăng lên đáng kể các bữa cỗ, bữa tiệc thì việc xem xét các loại thực phẩm có giá trị phù hợp với khả năng tài chính của mình có ý nghĩa quan trọng. Có thể thay đổi loại thức ăn khác nhau trong cùng một nhóm, cân bằng dinh dưỡng giữa các nhóm thức ăn, lựa chọn thức ăn để bảo đảm hiệu quả tối ưu của thực đơn được xây dựng. ♦ Tổng kết - dặn dò - Yêu cầu HS đọc hiểu xây dựng thực đơn là gì và các nguyên tắc xây dựng thực đơn. - Nhấn mạnh điểm cần chú ý bằng câu hỏi củng cố : Muốn tổ chức tốt bữa ăn cần phải làm gì. - Dặn dò HS chuẩn bị phần II: Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn. ok xong mình ghi nhầm là giáo viên