Đề bài : Viết một đoạn văn tả cô y tá đang chăm sóc răng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hôm nay là ngày thầy thuốc Việt Nam làm em nhớ đến một người thầy thuốc: bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân, người đã trực tiếp chăm lo, săn sóc bệnh cho Nội của em hồi Nội nằm điều trị tại bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu.
Bác sĩ Xuân có dáng người thanh tú. Khuôn mặt hình trái xoan, mái tóc đen nhánh luôn buông xõa xuống bờ vai. Đôi mắt tròn và vẻ mặt luôn tươi tỉnh. Cũng như các cần bộ y tế khác, bác sĩ Xuân mặc một chiếc áo khoác trắng dài đến. đầu gối và đội chiếc mũ trắng, dáng đi nhanh nhẹn, hoạt bát.
Ngay buổi đầu tiên Nội em nhập viện, bác sĩ đã ân cần thăm hỏi bệnh tình của Nội, đỡ Nội nằm xuống, cẩn thận sửa lại nệm, gối, lấy chiếc mền đắp lên người Nội như một người con chăm sóc cha, rồi bác sĩ quay lại nói với người y tá của mình, chuẩn bị dụng cụ để đo nhiệt độ cho Nội. Bác sĩ dặn đi dặn lại: “Cụ giữ ống nhiệt kế cho chặt, mười lăm phút sau cháu xin lại”. Chăm sóc Nội em xong, bác sĩ đi sang giường bệnh khác để thăm bệnh cho một bác đã lớn tuổi. Trong khi làm, nhìn gương mặt bác sĩ thật hiền từ, nhân ái. Xong việc bác sĩ ân cần nói với bệnh nhân: “Khi nào cô thấy đau trở lại, nhớ gọi y tá báo cho tôi biết”. Cứ ân cần cẩn thận như thế, bác sĩ đi hết giường nọ đến giường kia. Cả phòng có tám giường thì cả tám bệnh nhân đều được bác sĩ thăm hỏi. Tất cả bệnh nhân đều nhìn bác sĩ với một sự tin yêu, trìu mến. Em nhớ có lúc quay lại giường Nội, bác sĩ còn hỏi han việc học hành của em và dặn dò em lưu ý động viên, an ủi Nội. Lúc bác sĩ nói, em nghe giọng nói thật ấm áp và đầy sự thông cảm sẻ chia.
Khi khỏi bệnh, Nội trở về nhà, gia đình em chia tay với bác sĩ. Cả em và Nội đều lưu luyến. Hôm nay nhớ lại em càng cảm phục sự tận tình chu đáo của bác sĩ Xuân. Em muốn mình sau này lớn lên cũng sẽ trở thành bác sĩ để cứu giúp mọi người, làm những điều thiện giúp đời.
ko phải baì của mình nha mình chỉ đang cho bạn xem một bài văn mẫu để góp ý thôi nha
Cuối tuần vừa rồi em được mẹ đưa đi nhổ răng sâu. Ở đó, em được gặp bác sĩ Bích - người giúp em cảm nhận được tấm lòng ấm áp của một y sĩ.
Bác sĩ Bích trông còn khá trẻ, khoảng hơn 30 tuổi mà thôi. Cô ấy có vóc dáng đầy đặn, nhưng vẫn rất gọn gàng và nhanh nhẹn. Để đảm bảo an toàn, cô Bích mặc bộ đồng phục trắng tinh của bệnh viện và đeo khẩu trang che kín cả khuôn mặt. Ngay cả mái tóc cũng được búi gọn trong chiếc mũ. Tuy không thể nhìn thấy khuôn mặt của cô, nhưng lắng nghe giọng nói dịu dàng, ấm áp em vẫn có thể chắc chắn rằng cô Bích rất xinh đẹp.
Sau khi hỏi về một số thông tin cơ bản, em bắt đầu được bác sĩ Bích nhổ răng. Vì chân răng đã lung lay nên công việc sẽ khá đơn giản. Tuy nhiên em vẫn rất lo lắng, nên tay chân cứ run lên. Thấy thế, bác sĩ đã dịu dàng cầm tay em, nói những lời thủ thỉ dịu dàng. Cô ấy còn kể một vài câu chuyện cười để em quên đi nỗi sơn. Cuối cùng, với động tác dịu nhẹ của bác sĩ, em đã nhổ được chiếc răng sâu mà chẳng đau tí nào. Trước lúc về, bác còn cẩn thận dặn dò em những điều cần lưu ý khi mới nhổ răng nữa. Thật là tận tâm.
Em quý bác sĩ Bích lắm. Em mong rằng không chỉ cô ấy, mà còn tất cả các y bác sĩ khác luôn luôn khỏe mạnh để có thể khám chữa cho thật nhiều người.
b) Thoạt nhìn có lẽ ít ai nghĩ ông tôi đã ngoài sáu mươi, vẫn bộ pijama cũ, lăm lăm chiếc kéo trong tay, ông chậm rãi bước ra vườn. Cái lưng hơi còng khom khom cúi xuống, ông bắt tay vào công việc của mình. Tỉa lá bắt sâu vẫn là những công việc ông yêu thích nhất. Tiếng kéo cắt lách cách vang lên. Một tay đỡ những chiếc lá úa vàng, một tay đưa thoăn thoắt chiếc kéo sắc bén, trông ông như người làm vườn chuyên nghiệp. Đôi mắt hơi nheo lại, cố tìm những gã sâu nào đó rồi nhanh chóng và chính xác ông tóm lấy nó. Gã sâu ấy có nguy trang khéo thế nào đi nữa thì vẫn không qua nổi mặt ông. Nâng chiếc bình ô roa, ông nhẹ nhàng đưa trên tay tưới cho những hàng cây xanh tốt, những khóm hoa muôn màu. Nước tuôn xuống như cơn mưa thu nhỏ. Cành lá vươn ra uống dòng nước trong vắt, mát lành để được tiếp thêm nguồn sinh khí mới. Trên cái trán đầy nếp nhăn đã lấm tấm những giọt mồ hôi nhưng hình như ông không cảm thấy mệt, vẫn cặm cụi với khu vườn, với niềm dam mê muôn thuở. Tưởng rằng đôi bàn tay to bè thô kệch của ông chỉ biết tia lá bắt sâu nhưng cây trong vườn có dáng đẹp cũng đều nhờ bàn tay ấy cả. Những ngón tay gân guốc, rắn chắc khéo éo nắn sửa từng cây thế vịn. Nắng lên cao, ông cũng đã thấm mệt. Tựa mình vào chiếc ghế mây, thưởng thức tách trà nóng, ông khẽ đẩy cặp kính lên ngắm lại “tác phẩm” của mình. Cơn gió thoảng qua, dịu mát như làm vơi đi mệt mỏi, chưa bao giờ ông ngắm “tác phẩm” lâu đến thế. vẻ tươi vui, hài lòng dần dần hiện lên trên khuôn mặt xương xương, rồi ông nở nụ cười mãn nguyện.
Dường như cái dáng gầy gầy cặm cụi với khu vườn của ông đã khắc sâu vào :rí nhớ tôi như một điều kì diệu. Mỗi lần xem ông chăm sóc khu vườn là một lần tôi được cảm nhận một lần ông được say mê với tuổi già.
a)Ko biết
BÀI LÀM VĂN MẪU TẢ MẸ CHĂM SÓC KHI EM BỊ ỐM 1
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.”
Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, suốt đời vỗ mãi vào lòng con, dành cho con những gì đẹp đẽ, chân quý nhất từ tấm lòng. Mỗi khi ta ốm đau hay khỏe mạnh, mẹ lúc nào cũng lo lắng, quan tâm giành cho ta tất cả yêu thương từ tận đáy lòng bao la ấy. Và với em, hình ảnh mẹ khi chăm sóc em bị ốm đã để lại những dấu ấn khó phai.
Mẹ em có dáng người dong dỏng, thanh thoát. Khuôn mặt mẹ hiền từ, phúc hậu với nụ cười rạng rỡ. Nắng mưa, sóng gió cuộc đời mẹ kinh qua đã in dấu vào làn da nâu rám nắng rất chân quê, mộc mạc của người.
Có những lúc em cảm thấy mình thật ngốc vì dù mẹ có mắng mỏ hay trách móc em thì suy cho cùng cũng là để em nên người chứ đâu có phải vì ghét bỏ gì em. Có ai lại ghét bỏ đứa con mình dứt ruột chín tháng mười ngày sinh ra cơ chứ. Ấy vậy mà, thỉnh thoảng em vẫn cáu gắt, hờn dỗi và cãi lại mẹ. Rồi cho đến một ngày, khi em bị ốm nhìn thấy mẹ chăm sóc em mệt mỏi, vất vả như thế em mới càng thấm thía hơn về giá trị của tình mẫu tử.
Hôm đấy là vào buổi chiều, đã có dự báo thời tiết trời sẽ mưa to, mẹ dặn em rõ ràng là phải mang áo mưa đi cẩn thận vậy mà em mải chơi quên lời mẹ dặn. Kết quả là hôm ấy em bị dính mưa và đêm đến sốt cao. Nằm trên giường, em miên man chìm vào giấc ngủ say, đầu óc quay cuồng trống rỗng. Thỉnh thoảng em cảm nhận có bàn tay rất ấm của ai đó vuốt nhẹ mái tóc và khuôn mặt của mình. Hơi ấm ấy rất quen thuộc thân thương và chắc chắn đó chính là mẹ, cảm nhận của ta về tình mẫu tử không bao giờ là sai cả. Ánh đèn mờ mờ trong đêm, em lim dim mắt thấy thấp thoáng bóng mẹ đổ dài trên chiếc giường, thi thoảng lại sấp khăn lau trán cho em. Một hồi sau mẹ bón từng thìa cháo nhỏ cho em ăn. Ánh mắt mẹ nhuốm đầy ưu tư lo lắng. Một đêm dài, mệt mỏi và khó chịu đã qua đi, nhờ có bàn tay kì diệu và tình yêu thương của mẹ em đã đỡ sốt hơn. Sáng hôm sau tỉnh dậy, em thấy mẹ nằm gục bên cạnh giường, tay vẫn nắm lấy bàn tay non nớt của em. Đôi mắt mẹ thâm quầng, có lẽ vì do đêm qua thức khuya chăm sóc em nên không ngủ được. Mái tóc dài mượt mọi khi thay vào đó rối bời vì lăn lộn chạy qua chạy lại săn sóc cho em nên cũng chẳng có thời gian để chỉnh chu. Tự nhiên, lòng em dấy lên một cảm xúc bồi hồi khó tả, trong miên man xa xăm, vọng về trong em là những lần em nói hỗn với mẹ, những lời lẽ khó nghe mẹ nhường nhịn em, em bỗng thấy mình thật là một đứa trẻ hư. Đúng lúc ấy, mẹ tỉnh dậy, vội vàng ôm em vào lòng, hỏi han xem em đỡ chưa, ánh mắt đầy lo lắng đợi chờ. em bật khóc nức nở, ôm mẹ và ngập ngừng vài tiếng lí nhí không thành lời. Mẹ xoa đầu em mỉm cười đầy trìu mến.
Mẹ là vầng trăng, làm dịu mát tâm hồn thơ ngây trong trẻo của em, mẹ cũng là ánh mặt trời tỏa nắng tâm hồn em. Mẹ là tất cả những gì thiêng liêng, cao quý nhất. Cảm giác mỗi khi bị ốm được bàn tay mẹ chăm sóc như có liều thuốc tiên khỏi bệnh rất nhanh. Phải chăng đó chính là sức mạnh của tình mẫu tử.
BÀI VĂN TẢ MẸ CHĂM SÓC KHI EM BỊ ỐM 2
Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, dạt dào vô tận. Tình mẹ trong suốt như dòng suối ngọt. Mẹ luôn là người yêu thương, quan tâm lo lắng cho ta trong mọi hoàn cảnh, luôn bên cạnh ta dù trong những phút yếu lòng. Nhất là khi chứng kiến cảnh mẹ chăm sóc em ốm, em càng thấm thía hơn điều ấy.
Chúng ta đều được lớn lên trong tình yêu thương vô bờ bến của mẹ. Từ những lời ru, những cái xoa đầu, đến những cái rém chăn cho đỡ lạnh, không ai khác mẹ luôn là người quan tâm chi chút đến từng điều nhỏ nhặt. Đặc biệt mỗi lúc ta bị ốm, thì sự lo lắng của mẹ càng cao cả hơn bao giờ hết.
Em là một đứa trẻ không hay ốm yếu, vì thế rất chủ quan với sức khoẻ của mình. Vì vậy nếu không nhờ có mẹ, em đã không thể luôn duy trì cơ thể khỏe mạnh như bây giờ. Nhưng tình yêu thương, chăm sóc của mẹ khi em bị ốm đã giúp em ý thức sâu sắc hơn về tình mẫu tử, về việc biết giữ gìn bản thân để không ai phải lo lắng. Đó là hôm gió mùa về, trời nổi gió to và rét lạnh. Nhưng hôm ấy mẹ lại bận đi công tác chưa về, em ở nhà lại tắm nước lạnh. Kết quả là hôm ấy em bị cảm lạnh. Mẹ đã thức suốt đêm để săn sóc cho em. Khuôn mặt mẹ đầy lo âu và xám ngắt, bởi chưa bao giờ mẹ để em bị ốm nặng như vậy. Có lẽ mẹ đã tự trách mình vì không chăm sóc em thật tốt. Nằm trên giường bệnh, em miên man vào giấc ngủ dài mệt mỏi. Thỉnh thoảng chỉ thấy thấp thoáng bóng mẹ đổ dài trên chiếc gường, thoắt trông thấy thoắt biến mất. em cảm nhận như bàn tay của mẹ lúc nào cũng nắm lấy tay em, âu yếm vuốt ve để truyền cho em hơi ấm của tình mẫu tử. Chốc chốc, mẹ lại thay khăn lau tay, lau mặt cho em luôn trông gọn gàng, không có cảm giác khó chịu. Mờ mờ không rõ vì mệt, nhưng em dường như vẫn cảm thấy nhìn rất rõ đôi mắt mẹ, lonh lanh ướt, và trìu mến yêu thương lẫn cả sự lo lắng nữa. Tiếng đêm tĩnh mịch càng khiến nhịp thở hổn hển của mẹ rõ hơn. Chao ôi, lúc ấy em chỉ muốn ôm mẹ vào lòng, xin lỗi mẹ vì sự nghịch ngợm của mình. Bàn tay dịu dàng của mẹ nắm lấy bàn tay non nớt của em khiến hơi ấm lan tỏa mạnh mẽ hơn. em như được tiếp thêm sức mạnh nên hôm sau cảm thấy đỡ hơn rất nhiều. Sáng dậy, mặt trời đã lên cao, ngoài vườn lảnh lót tiếng chim vang. Dường như vạn vật cũng đang cất lên một giai điệu ngọt ngào, vui tươi để chào mừng cô bé xinh xắn, đáng yêu là em. Mẹ choàng tỉnh dậy khi thấy em khẽ cử động tay, đôi mắt dài màu nâu ấy, hôm nay em mới có dịp được ngắm kĩ, nó thâm quầng và khô vì sự thiếu ngủ do phải làm việc mệt mỏi và hôm nay là vì chăm sóc em ốm nữa. em ôm mẹ vào lòng, hổn hển trong lời xin lỗi vì đã để mẹ nhọc lòng. Mẹ vuốt nhẹ mái tóc tơ và khẽ mỉm cười, nụ cười sau những lo lắng suốt đêm cho em đã khiến mẹ tươi tắn hơn. Cảm ơn mẹ vì tình yêu thương vô bờ bến mẹ đã giành cho con. Con yêu và xin lỗi mẹ.
Không hẳn ai trong số chúng ta cũng đều được mẹ chăm sóc, đó là một thiệt thòi rất lớn. Vì vậy hãy trân trọng từng khoảnh khắc bên cạnh mẹ khi ta còn có thể bạn nhé.
Cuối tuần vừa rồi em được mẹ đưa đi nhổ răng sâu. Ở đó, em được gặp bác sĩ Lan - người giúp em cảm nhận được tấm lòng ấm áp của một y sĩ.
Bác sĩ Lan trông còn khá trẻ, khoảng hơn 25 tuổi mà thôi. Cô ấy có vóc dáng đầy đặn, nhưng vẫn rất gọn gàng và nhanh nhẹn. Để đảm bảo an toàn, cô Lan mặc bộ đồng phục trắng tinh của bệnh viện và đeo khẩu trang che kín cả khuôn mặt. Ngay cả mái tóc cũng được búi gọn trong chiếc mũ. Tuy không thể nhìn thấy khuôn mặt của cô, nhưng lắng nghe giọng nói dịu dàng, ấm áp em vẫn có thể chắc chắn rằng cô Lan rất xinh đẹp.Sau khi hỏi về một số thông tin cơ bản, em bắt đầu được bác sĩ Lan nhổ răng. Vì chân răng đã lung lay nên công việc sẽ khá đơn giản. Tuy nhiên em vẫn rất lo lắng, nên tay chân cứ run lên. Thấy thế, bác sĩ đã dịu dàng cầm tay em, nói những lời thủ thỉ dịu dàng. Cô ấy còn kể một vài câu chuyện cười để em quên đi nỗi sơn. Cuối cùng, với động tác dịu nhẹ của bác sĩ, em đã nhổ được chiếc răng sâu mà chẳng đau tí nào. Trước lúc về, bác còn cẩn thận dặn dò em những điều cần lưu ý khi mới nhổ răng nữa. Thật là tận tâm.
Em quý bác sĩ Lan lắm. Em mong rằng không chỉ cô ấy, mà còn tất cả các y bác sĩ khác luôn luôn khỏe mạnh để có thể khám chữa cho thật nhiều người.
Có gợi ý nha (Bạn nào học lớp 5 có thể mở Sách Luyện tập Tiếng Việt Tập 1 tuần 16 tiết 3 trang 94-95-96) các bạn
Hàng ngày, chăm sóc cây trong khu vườn nhỏ xanh lá đã trở thành niềm đam mê của ông tôi. Khu vườn không rộng lắm nhưng có bao nhiêu là cây. Nào hàng cây ngọc giá, xương rồng, song mây. Thêm vào đó, hàng phong lan khoe sắc hoà cùng vẻ đẹp của những khóm hồng nhung đang độ chớm nở... Thoạt nhìn có lẽ ít ai nghĩ ông tôi đã ngoài sáu mươi, vẫn bộ pijama cũ, lăm lăm chiếc kéo trong tay, ông chậm rãi bước ra vườn. Cái lưng hơi còng khom khom cúi xuống, ông bắt tay vào công việc của mình. Tỉa lá bắt sâu vẫn là những công việc ông yêu thích nhất. Tiếng kéo cắt lách cách vang lên. Một tay đỡ những chiếc lá úa vàng, một tay đưa thoăn thoắt chiếc kéo sắc bén, trông ông như người làm vườn chuyên nghiệp. Đôi mắt hơi nheo lại, cố tìm những gã sâu nào đó rồi nhanh chóng và chính xác ông tóm lấy nó. Gã sâu ấy có nguy trang khéo thế nào đi nữa thì vẫn không qua nổi mặt ông. Nâng chiếc bình ô roa, ông nhẹ nhàng đưa trên tay tưới cho những hàng cây xanh tốt, những khóm hoa muôn màu. Nước tuôn xuống như cơn mưa thu nhỏ. Cành lá vươn ra uống dòng nước trong vắt, mát lành để được tiếp thêm nguồn sinh khí mới. Trên cái trán đầy nếp nhăn đã lấm tấm những giọt mồ hôi nhưng hình như ông không cảm thấy mệt, vẫn cặm cụi với khu vườn, với niềm dam mê muôn thuở. Tưởng rằng đôi bàn tay to bè thô kệch của ông chỉ biết tia lá bắt sâu nhưng cây trong vườn có dáng đẹp cũng đều nhờ bàn tay ấy cả. Những ngón tay gân guốc, rắn chắc khéo éo nắn sửa từng cây thế vịn. Nắng lên cao, ông cũng đã thấm mệt. Tựa mình vào chiếc ghế mây, thưởng thức tách trà nóng, ông khẽ đẩy cặp kính lên ngắm lại “tác phẩm” của mình. Cơn gió thoảng qua, dịu mát như làm vơi đi mệt mỏi, chưa bao giờ ông ngắm “tác phẩm” lâu đến thế. vẻ tươi vui, hài lòng dần dần hiện lên trên khuôn mặt xương xương, rồi ông nở nụ cười mãn nguyện. Dường như cái dáng gầy gầy cặm cụi với khu vườn của ông đã khắc sâu vào :rí nhớ tôi như một điều kì diệu. Mỗi lần xem ông chăm sóc khu vườn là một lần tôi được cảm nhận một lần ông được say mê với tuổi già. Ngô Phương Thảo - Hà Nội Nhận xét của giáo viên: 1. Những ưu điểm cần học tập Chăm sóc cây cảnh là thú vui của người già. Phương Thảo quan sát và miêu tả khá kỹ công việc đó của ông bạn. Bạn miêu tả công việc của ông theo một trình tự hợp lý: từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc công việc. Tuy nhiên bài văn không đơn điệu, khô khan mà rất cụ thể, sinh động. Bởi trong mỗi việc ông làm còn có cà tình yêu, niềm đam mê với cây cảnh. Ở đây, ông không chi một làm công việc lao động bình thường mà ông đang lao động “nghệ thuật”: “Một tay dữ chiếc lá úa vàng, một tay đưa thoăn thoắt chiếc kéo sắc bén, trông ông như người làm vườn chuyên nghiệp”, “Nâng chiếc bình ô roa, ông nhẹ nhàng đưa tay tưới cho những hàng cây xanh tốt”..., và sau đó, ông lại nhẹ nhàng tạo dáng nghệ thuật cho cây “khéo léo nắn sửa từng cây thế vịn” để rồi cuối cùng ông thưởng thức “tác phẩm cùa mình”. Ngôn ngữ miêu tả được sử dụng để miêu tả trong bài văn tốt. Những từ láy, tính từ cùng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá dều được phát huy tác dụng của mình. Bên cạnh đó, bạn còn có lời bình khá hay: “Tưởng rằng đôi bàn tay to bè thô kệch của ông chi biết tia lá bắt sâu nhưng cây trong vườn có dáng đẹp cũng đều nhờ hàn tay ấy cả”, cũng như miêu tả một cách tinh tế niềm vui mà ông tìm thấy trong công việc: “Vẻ tươi vui, hài lòng dần dần hiện lên trên khuôn mặt xương xương, rồi ông nở nụ cười mãn nguyện”.
Hàng ngày, chăm sóc cây trong khu vườn nhỏ xanh lá đã trở thành niềm đam mê của ông tôi. Khu vườn không rộng lắm nhưng có bao nhiêu là cây. Nào hàng cây ngọc giá, xương rồng, song mây. Thêm vào đó, hàng phong lan khoe sắc hoà cùng vẻ đẹp của những khóm hồng nhung đang độ chớm nở... Thoạt nhìn có lẽ ít ai nghĩ ông tôi đã ngoài sáu mươi, vẫn bộ pijama cũ, lăm lăm chiếc kéo trong tay, ông chậm rãi bước ra vườn. Cái lưng hơi còng khom khom cúi xuống, ông bắt tay vào công việc của mình. Tỉa lá bắt sâu vẫn là những công việc ông yêu thích nhất. Tiếng kéo cắt lách cách vang lên. Một tay đỡ những chiếc lá úa vàng, một tay đưa thoăn thoắt chiếc kéo sắc bén, trông ông như người làm vườn chuyên nghiệp. Đôi mắt hơi nheo lại, cố tìm những gã sâu nào đó rồi nhanh chóng và chính xác ông tóm lấy nó. Gã sâu ấy có nguy trang khéo thế nào đi nữa thì vẫn không qua nổi mặt ông. Nâng chiếc bình ô roa, ông nhẹ nhàng đưa trên tay tưới cho những hàng cây xanh tốt, những khóm hoa muôn màu. Nước tuôn xuống như cơn mưa thu nhỏ. Cành lá vươn ra uống dòng nước trong vắt, mát lành để được tiếp thêm nguồn sinh khí mới. Trên cái trán đầy nếp nhăn đã lấm tấm những giọt mồ hôi nhưng hình như ông không cảm thấy mệt, vẫn cặm cụi với khu vườn, với niềm dam mê muôn thuở. Tưởng rằng đôi bàn tay to bè thô kệch của ông chỉ biết tia lá bắt sâu nhưng cây trong vườn có dáng đẹp cũng đều nhờ bàn tay ấy cả. Những ngón tay gân guốc, rắn chắc khéo éo nắn sửa từng cây thế vịn. Nắng lên cao, ông cũng đã thấm mệt. Tựa mình vào chiếc ghế mây, thưởng thức tách trà nóng, ông khẽ đẩy cặp kính lên ngắm lại “tác phẩm” của mình. Cơn gió thoảng qua, dịu mát như làm vơi đi mệt mỏi, chưa bao giờ ông ngắm “tác phẩm” lâu đến thế. vẻ tươi vui, hài lòng dần dần hiện lên trên khuôn mặt xương xương, rồi ông nở nụ cười mãn nguyện. Dường như cái dáng gầy gầy cặm cụi với khu vườn của ông đã khắc sâu vào :rí nhớ tôi như một điều kì diệu. Mỗi lần xem ông chăm sóc khu vườn là một lần tôi được cảm nhận một lần ông được say mê với tuổi già.
Cơn đau đầu lại ập tới bất chợt. Tôi nửa tỉnh nửa mê, cảm thấy mọi thứ xung quanh mờ hẳn. Cả người tôi nóng rực, khó chịu, và cổ họng khô rát, dường như tôi đang chìm vào một cơn mê, mà ở đó, tôi chẳng rõ là gì.
Mọi thứ vẫn chưa hết khó chịu khi mẹ sờ tay vào trán tôi. Đôi bàn tay thô ráp của bà đặt lên thật chẳng mềm mại chút nào, nó dày và chai sạn. Đó là kết quả của những giờ lao động mệt nhọc- với công việc của một người bán hàng vào mỗi buổi sớm. Tôi thực sự chẳng thể cười nổi, nhưng với đôi bàn tay ấy của mẹ, tôi vẫn có thể tự nhủ rằng mình đang cười trong cơn sốt đang lây lan khắp cơ thể. Nằm trên giường, tôi cố mở đôi mắt trông mọi vật trong phòng, tôi không muốn cứ tiếp tục nhắm nghiền mắt mà chật vật với cơn mê. Mẹ đã đi đâu mất, đồ đạc bị xáo trộn cả lên. Bên cạnh tôi, nào khăn, nào nước ấm, nào chén, nào muỗng, nào thuốc uống. Tất cả đều được mẹ tận tay đem lên. Tôi bất chợt ngửi thấy thoang thoảng mùi cháo hành từ tầng dưới, và cả tiếng reo của nước sôi. Đột nhiên, trong khoảnh khắc của người mắc cơn sốt nhất thời, tôi lại thèm được xuống nhà và tận mắt xem mẹ nấu ăn, tôi muốn nói, muốn đi lại, chứ tuyệt đối chẳng muốn cái cảnh nằm dính trên giường cả ngày, chờ cho được đút ăn, được uống thuốc đều đặn. Đang miên man trong cơn nhức đầu và sức nóng rạo rực, tôi mừng hẳn khi nghe tiếng bước chân mẹ trên cầu thang. Mẹ đã lên đây, trên tay không quên tô cháo được múc sẵn. Đến gần nơi tôi đang nằm, mẹ khẽ quỳ xuống, đặt tô cháo sang bên cạnh, một tay mẹ nâng đầu tôi lên, phụ tôi gượng dậy và dựa lưng vào tường trên một chiếc gối êm, sẵn muỗng trên tay, mẹ vớt một muỗng nhỏ và nhẹ thổi cho bớt nóng, rồi đưa lên miệng tôi, thúc tôi ăn:
-Ăn đi con! Rồi mẹ đưa thuốc cho con uống.
Tôi ngậm một muỗng trong miệng mà thấy âm ấm, vị cháo tuy không rõ nhưng tôi vẫn còn cảm nhận được hơi ấm tỏa ra từ nó. Mẹ vừa đút vừa lấy khăn lau cho tôi, đột nhiên, tôi thấy đôi tay mẹ ươn ướt, trán mẹ đẫm mồ hôi. Đôi mắt mẹ lúc ấy trông thâm quầng và ánh lên nỗi lo âu, với màu mắt nâu đen loáng thoáng một chút mơ hồ, xen lẫn mệt mỏi rã rời. Làn da của mẹ đen sạm hơn bình thường, vầng trán nhăn lại chỉ làm lộ thêm những nếp nhăn hằn sâu trên trán. Tôi vẫn còn nhớ man máng cái phút mà mẹ lấy nước cho tôi dùng, đôi tay mẹ lúc ấy vẫn nhẹ nhàng, nhưng gầy gò và ôm lấy những đường gân xanh bị che đi bởi màu da sạm nắng. Tôi ngạc nhiên và ngỡ ngàng khi chính bây giờ mới nhận ra hình ảnh của mẹ thay đổi bấy lâu nay, vậy mà, vì mải chơi nên tôi không quan tâm tới sự thay đổi ấy. Nhất là ngay lúc này đây, hình ảnh ấy mỗi lúc một rõ nét thêm, nỗi lo lắng cho tôi chỉ làm cho hình ảnh ấy của mẹ khắc khổ hơn, buồn rầu và xác xơ, khiến cho lòng tôi vang lên những tiếng kêu nghe tê tái. Mẹ nay đã không còn là hình ảnh trẻ trung, xinh tươi như xưa, trước mắt tôi giờ là người phụ nữ với dáng người ốm gầy, xanh xao và da đen sạm nắng gắt, mái tóc mẹ chẳng còn đen, bồng bềnh như xưa để cho lúc tôi đùa với những lọn tóc xoăn tự nhiên mỗi khi nằm cạnh mẹ, mà bây giờ, nó điểm nhiều sợi bạc trắng, trông xác xơ và rời rạc. Lúc mẹ đút cho tôi ăn, những sợi tóc vẫn vô tình vướng trên trán đẫm mồ hôi, chúng thấm nước và nằm ở trên đó, như chờ cho có ai vén lên trở lại, hòa cùng hai màu tóc trắng và đen thay đổi theo năm tháng mờ nhạt. Mẹ đã già đi rất nhiều cùng với nỗi lo toan trong cuộc sống, với những sáng sớm cật lực khi trời vẫn mờ sương. Mẹ đang đi cùng tôi qua những chặn đường của cuộc đời, mẹ vì tình thương dành cho tôi mà chấp nhận hi sinh sắc đẹp của tuổi xuân, chấp nhận chịu bao đau khổ chỉ để mong tôi sống mà thành người. Mẹ đã đánh đổi cuộc đời mình… Giờ đây, trái tim tôi đang đau nhức vì nhận ra hình ảnh mẹ không còn như xưa, nụ cười của mẹ khi xưa giờ đã héo đi, để lại dấu vết môi đỏ vụng về trên khóe miệng. Mẹ giờ đã khác xa với hình ảnh mẹ thuở nào…
Tôi, cho đến bây giờ vẫn không thể quên giây phút ốm đau ấy, được tay mẹ chăm sóc, dỗ dành. Dáng người mẹ vẫn thế trong tâm trí tôi, hoàn toàn khác nhau, một là mẹ của thời còn trẻ, một là mẹ của bây giờ. Hai con người ấy, tuy bên ngoài khác nhau hoàn toàn, nhưng bên trong tâm hồn vẫn tràn ngập ánh sáng và tình yêu thương lớn lao dành cho con. Và người con ấy chính là tôi.
Em được sống trong vòng tay âu yếm của gia đình. Nhưng đối với em , mẹ vẫn là người em yêu quý nhất.Mẹ thương em lăm, khi em bị ốm mẹ luôn ở bên em động viên, chăm sóc và lo cho em từng viên thuốc , ăn từng thìa cháo , mất ăn , mất ngủ từng ngày vì phải chăm sóc cho em.
Năm nay mẹ em đã ngoài ba mươi tuổi. Khi em bị ốm, đôi mắt đen láy của mẹ thâm quầng, ánh lên sự âu yếm. Mọi khi mái tóc mẹ mượt mà nhưng hôm nay tóc mẹ lại rối lên buộc gọn sau gáy. Mẹ lo cho em mà mẹ quên mất mình.Mẹ không cao lắm, dáng mẹ mảnh mai nhỏ nhăn. Mẹ hay lấy khăn ướm nướclau toàn thân cho em để em hạ nhiệt. Nhiều lúc, em đi bệnh viện, mẹ đã khóc, những giọt nước mắt của mẹ nghẹn nghào vì sợ em sẽ không khỏi. Sau đó mẹ hát cho em nghe, giọng hát của mẹ ngân nga như tiếng chuông đổ chùa giúp em có thể ổn định lại tinh thần. Em được mẹ đút cháo cho em ăn, em ăn từng muỗng như hồi còn bé. Khi em ăn gần hết chén cháo emvui lắm. Rồi mẹ cho em uống thuốc. Da mẹ sạm lại , khuôn mặt mẹ xanh xao , mẹ luôn đọng viên em để em hết bệnh rồi còn đi học với các bạn nữa chứ. Mẹ lo cho em đến nỗi mồ hôi của mẹ làm ướt đẫm chiếc áo ngủ.
Sáng hôm sau, bạn bè đến nhà thăm em, hỏi thăm sức khỏe của em nhưng lúc đó em rất vui vì em đã khỏi. Nhưng mẹ thì lại rất mệt vì đêm qua phải tần tảo chăm sóc cho em. Hôm đó em có một điểm mười để tặng mẹ. Mẹ rất vui sướng.
Tình cảm của mẹ như biển cả bao la. Mẹ là người giúp em vươn lên trong cuộc sống. Em sẽ không bao giờ bị bệnh nữa và cố gắng ăn thật nhiều vào để mẹ không phải khổ như ngày hôm đó. Em sẽ học thật giỏi để sau này kiếm thật nhiều tiền để giúp mẹ không phải làm việc vất vả nữa đâu. Yêu mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!
Từ ngày có bé Ngọc, cả nhà em vui hẳn lên. Bé Ngọc là con chị hai em. Bé vừa tròn mười hai tháng tuổi, tuổi tập nói, tập đi. Trông bé rất đáng yêu.
Bé có khuôn mặt bầu bĩnh, nước da trắng hồng như trứng gà bóc. Hai má căng mịn, ai thấy cũng muốn hôn. Đôi mắt tròn đen như hai hạt nhãn. Khi bé Ngọc tập bước đi từng bước nghiêng ngả, thấy cả nhà em reo lên thì thích lắm, miệng cười toe toét để lộ mấy cái răng sữa vừa nhú. Nghe tiếng cười và lời động viên của mẹ “giỏi... giỏi”, bé bước nhanh hơn làm cho thân hình lắc lư như con lật đật. Bé Ngọc thường mặc chiếc áo đầm màu hồng, mang tất màu hồng. Tóc của bé được cột bang chiếc nơ màu hồng nên mọi người thường gọi bé là bé “hồng”. Mỗi lần thấy mẹ đi đâu về là bé gọi “mẹ... mẹ...” nghe không rõ. Nhiều lúc bé nói ngọng làm cả nhà ai cũng cười, bé thích xem phim hoạt hình và ca nhạc. Mỗi lần thấy chương trình ca nhạc của thiếu nhi trên ti vi, bé cùng xoè tay múa theo. Có người nói: “Tuổi thơ là tuổi thần tiên”. Đúng vậy, từ việc nói, đi, ăn, chơi của bé đều thể hiện nét ngây thơ . Bé Ngọc thích chơi búp bê, có lúc ôm cả búp bê lên giường ngủ. Bé lười ăn và còn bú mẹ, nhưng bé ngủ rất nhanh. Mỗi lần bé ngủ, khuôn mặt hiền như vầng trăng của bé trông thật đáng yêu. Mỗi buổi trưa hay tối, mẹ em nằm ôm vào lòng hát ru bé ngủ, bé ngủ nhanh lắm. Giấc ngủ thật ngon lành.
Bé Ngọc là niềm vui của gia đình em, ai cũng cưng bé. Riêng em, em mong bé chóng lớn để cùng em đi học, cùng em xem phim hoạt hình.
Tả ông em đang chăm sóc cây - Tiếng Việt Lớp 5 - Bài tập Tiếng Việt Lớp 5 - Giải bài tập Tiếng Việt Lớp 5 | Lazi.vn - Cộng đồng Tri thức & Giáo dục
bn vào trang wed này nhé
Cuối tuần vừa rồi em được mẹ đưa đi nhổ răng sâu. Ở đó, em được gặp bác sĩ Bích - người giúp em cảm nhận được tấm lòng ấm áp của một y sĩ.
Bác sĩ Bích trông còn khá trẻ, khoảng hơn 30 tuổi mà thôi. Cô ấy có vóc dáng đầy đặn, nhưng vẫn rất gọn gàng và nhanh nhẹn. Để đảm bảo an toàn, cô Bích mặc bộ đồng phục trắng tinh của bệnh viện và đeo khẩu trang che kín cả khuôn mặt. Ngay cả mái tóc cũng được búi gọn trong chiếc mũ. Tuy không thể nhìn thấy khuôn mặt của cô, nhưng lắng nghe giọng nói dịu dàng, ấm áp em vẫn có thể chắc chắn rằng cô Bích rất xinh đẹp.
Sau khi hỏi về một số thông tin cơ bản, em bắt đầu được bác sĩ Bích nhổ răng. Vì chân răng đã lung lay nên công việc sẽ khá đơn giản. Tuy nhiên em vẫn rất lo lắng, nên tay chân cứ run lên. Thấy thế, bác sĩ đã dịu dàng cầm tay em, nói những lời thủ thỉ dịu dàng. Cô ấy còn kể một vài câu chuyện cười để em quên đi nỗi sơn. Cuối cùng, với động tác dịu nhẹ của bác sĩ, em đã nhổ được chiếc răng sâu mà chẳng đau tí nào. Trước lúc về, bác còn cẩn thận dặn dò em những điều cần lưu ý khi mới nhổ răng nữa. Thật là tận tâm.
Em quý bác sĩ Bích lắm. Em mong rằng không chỉ cô ấy, mà còn tất cả các y bác sĩ khác luôn luôn khỏe mạnh để có thể khám chữa cho thật nhiều người.
Tham khảo :
Chiều thứ năm tuần trước, lớp em lao động làm cỏ sân trường. Lúc gần xong công việc thì trời đổ cơn mưa quá lớn. Vì chủ quan không đem theo áo mưa nên em bị cảm lạnh, viêm phế quản và sốt rất cao. Ba mẹ em phải đưa em vào bệnh viện tỉnh.
Phòng em nằm có tới tám bệnh nhân, phần lớn đều các bạn trạc tuổi em. Ba mẹ em rất yên tâm khi biết em sẽ được bác sĩ Mạnh Hùng điều trị.
Bác sĩ Mạnh Hùng nổi tiếng là chữa bệnh mát tay. Năm nay, bác sĩ đã ngoài năm mươi tuổi, dáng người to lớn nhưng tác phong làm việc rất nhanh nhẹn. Mái tóc của bác đã điểm bạc, đôi mắt bác lấp lánh sau tròng kính trắng. Bộ áo khoác dài màu trắng tuy đã cũ nhưng rất sạch sẽ. Bàn tay của bác tuy to nhưng lại rất mềm và mát. Mỗi lần nghe giọng bác nói chuyện với bệnh nhân, em cảm tưởng như giọng nói của một người cha vừa dịu dàng, vừa ấm áp làm sao!
Sáng nào, bác cũng đến từng giường khám và theo dõi sức khỏe cho từng bệnh nhân. Bác đặt tay lên trán em, để một lúc rồi ân cần nói: “Hôm nay, cháu đỡ sốt nhiều rồi đấy. Chịu khó uống thuốc cho mau khỏi. Vài hôm nữa cháu có thể xuất viện, trở lại đi học nhanh thôi. Đừng lo lắng gì cháu nhé!”. Rồi bác quay sang giường kế bên hỏi bạn Long bị sốt xuất huyết: “Tối qua cháu ngủ có ngon không? Có còn đắng miệng nữa không?”. Bác lật áo Long lên, áp ống nghe vào tai, vẻ mặt đăm chiêu suy nghĩ. Rồi bác ấn nhẹ tay lên vùng bụng, bắt mạch cho Long… Một hồi sau, thấy gương mặt bác vui vẻ hẳn lên. Bác bảo Long: “Cháu uống nhiều nước cam vào, chỉ độ vài ngày nữa là khỏi thôi .
Cứ thế, bác sĩ Mạnh Hùng ân cần, tận tụy với tất cả mọi người, bệnh nhân hết thảy đều tin tưởng vào bác sĩ. Ai cũng nói bác sĩ xứng đáng với danh hiệu thầy thuốc như mẹ hiền.
@Trunglaai?