từ bài ca dao công cha như núi thái sơn em có suy nghĩ gì về bổn phận làm con với cha mẹ viết từ 5-7 dong
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quan niệm: “ tôn sư trọng đạo” là quan niệm tồn tại có từ xưa đến nay, nó là cách thể hiện tình cảm và lòng biết ơn của người học trò đối với thầy của mình, cũng chính vì thế mà tình nghĩa thầy trò là điều không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người ,nhất là trong cuộc dời học sinh của mỗi chúng ta.
Thật vậy, tình nghĩa thầy trò là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống này bởi nó không hề dựa trên bất cứ một hình thức trục lợi nào. Nó chân thật và thanh khiết vô cùng. Tình nghĩa là gì ? Nó là cảm xúc chân thật , là tình thương, là lòng biết ơn và yêu quý giữa hai con người với nhau, tình nghĩa thầy trò là tình cảm giữa thầy với trò xuất phát từ tấm lòng. Thầy dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ học sinh học tập cũng như rèn luyện nhân cách và phẩm chất của người học sinh. Học trò dành tình cảm, lòng biết ơn cũng như thái độ kính trọng của mình dành cho thầy. Những cái đó chính là tình nghĩa thầy trò.
Tình nghĩa thầy trò không chỉ được thể hiện trong giảng đường mà còn cả ở bên ngoài,nó thiêng liêng và vô cùng cao cả. Thầy là người yêu thương, day dỗ hướng ta đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thầy luôn tận tâm và là người dẫn đường cho tri thức của ta, cũng chính nhờ có thầy mà mỗi học sinh chúng ta có thể trở thành những người có ích cho xã hội. Thầy vừa là ngừoi cha,vừa là người mẹ ,vừa là ngừơi bạn tốt mà mỗi người học sinh chúng ta cần phải có, cần phải biết quý trọng trong cuộc sống này. Đã có biết bao tấm gương về những người thầy vượt khó, vượt lên trên tất cả những hoàn cảnh khắc nghiêt của cuộc sống nhưng vẫn yêu nghề , yêu học sinh tận tâm với công việc. Đó chính là cái tình của người thầy dành cho trò của mình. Còn học trò là người tiếp nhận cái tình đó, tiếp nhận cái tri thức đó, để rồi tự nhận thức được những tình cảm của thầy dành cho mình, mà cố gắng học tập. Thầy là người không đòi hỏi bất cứ những gì ở học trò của mình chỉ mong rằng học trò của mình có thể thành tài và trở thành một con người tốt cho xã hội. Người học trò là người nhận được biết bao tình yêu thương của thầy dành cho , cũng chính vì thế mà ở mỗi học trò cũng đều cảm nhận được tấm lòng cao cả ấy và trả lại bằng những tình cảm trong sáng, thiết tha của bản thân dành cho thầy. Cái tình cảm giữa thầy và trò là cái tình cảm thiêng liêng nhất trên cõi đời này. Cố gắng học thật giỏi, luôn kính trọng và yêu quý thầy của mình là cái nghĩa tối thiểu nhất mà mỗi học sinh chúng ta cần phải có. Như CHU VĂN AN, một người thầy của mọi thời đại, ông không chỉ là một người thầy bình thường mà đối với những người học trò của ông, ông còn là một người cha đáng kính, người đã dạy dỗ biết bao nhân tài cho đất nước. Học trò của ông toàn là những vị quan to nhưng khi nói chuyện với ông đều rất cung kính, lễ phép, và kính nễ ông. Đó chính là tình nghĩa giữa thầy với trò, mặc dù không còn dạy mình nhưng người xưa đã có câu: “ Nhất tự vi sư , bán tự vi sư”. Một chữ là thầy, nữa chữ cũng là thầy. Đã dạy dỗ mình thì suốt đời cũng là thầy, mãi mãi luôn khắc ghi trong tim. Những người biết kính trọng thầy của mình thì sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước, còn những người không biết quý trọng thầy của mình là những người tự hạ thấp bản thân , thầy như cha như mẹ của mình, là người dạy dỗ và quan tâm mình, thế mà không biết yêu quý kinh trọng thì mãi mãi chằng bao giờ trở thành những người tốt được.
Bên cạnh những người biết kính trọng và yêu quý thầy của mình thì lại có những loại người ăn cháo đá bát, người đã tận tâm dạy dỗ mình thế mà giờ đây lại thiếu lễ phép, không biết kính trọng thầy của mình. Thử hỏi loại người như vậy thì làm sao có thể trở thành người có ích cho xã hội, cho đất nước này. Trong môi trường học đường ngày nay, có những học sinh tuy đã được dạy dỗ đàng hoàng thế nhưng thật sự lại chẳng hiểu biết gì. Người thầy là người đã lấy cả tâm huyết , cố gắng dạy bảo ta, vậy mà những học sinh ấy lại có những hành động và thái độ vô cùng thiếu lễ phép, ngang nhiên dám cãi lại những gì thầy cô đã nói. Liệu những người học sinh như vậy có đáng nhận được sự yêu thương, dạy dỗ từ thầy cô hay không? Khi hành động như vậy, những học sinh ấy có suy nghĩ hay không?Có biết rằng những việc đó , làm tổn thương đến người khác mà nhất là đối với người yêu thương mình , dạy dỗ cho mình, muốn mình nên người. Không có việc gì đáng buồn hơn chính là việc ấy.
Qua những suy nghĩ trên, em đã rút ra được một bài học cho bản thân, chính là phải biết luôn luôn yêu quý và kính trọng thầy cô, những người yêu thương, dạy dỗ ta, hướng ta đến một cuộc sống tốt đẹp. Mỗi người chúng ta phải khắc ghi câu thành ngữ: “tôn sư trọng đạo”. Bởi tình nghĩa thầy trò chính là thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp nhất trên đời này.Bản thân mỗi học sinh phải cố gắng học thật giỏi, nghe lời thầy cô chăm chỉ học tập, đó củng là cách để thể hiện tình cảm với thầy của mình.
Tình nghĩa thầy trò , mỗi người phải luôn khắc ghi, bởi nó rất quan trọng với cuộc đời của mỗi con người trong suốt thời học sinh . Yêu thương kính trọng thầy chính là yêu thương kính trọng cha mẹ của mình. Là thể hiện bản thân của một con người có nhân cách, có đạo đức và phẩm chất . “Trọng thầy mới được làm thầy
Bài mẫu 1:
Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ... như khúc hát tâm tình quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.
Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khỏe mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.
Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn:
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.
Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.
Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.
Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.
Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.
Bài mẫu 2:
Người Việt Nam ta rất coi trọng đời sống tình cảm, nhất là tình cảm gia đình. Có lẽ không ai không biết đến bài ca dao đã trở thành lời ru quen thuộc tự bao đời:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Nói về công lao của cha mẹ đối với con cái, câu ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh giàu sức biểu cảm để so sánh và chỉ ra những hình ảnh vĩ đại như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn mới diễn tả hết công lao so sành ấy. Thái Sơn là một ngọn núi cao nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muốn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh nước trong nguồn thể hiện tình yêu thương vô hạn của người mẹ đối với các con.
Người xưa đã ví công cha với ngọn núi cao nhất, còn nghĩa mẹ lại so sánh với nước trong nguồn bất tận. Đọc kĩ bài ca dao, ta sẽ ngạc nhiên trước sự tinh tế này. Người xua đã phản ánh rất đúng đặc điểm tâm lí và cách biểu hiện tình cảm của cha mẹ đối với con cái để từ đó chọn chữ và dùng hình ảnh so sánh cho hợp lí. Vì thế chữ công để nói về cha, chữ nghĩa để nói về mẹ. Hai hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn tuy khác xa nhau nhưng đều phù hợp với vai trò và vị trí của mỗi người.
Công sinh thành của cha mẹ rất lớn. Không có cha mẹ thì không có các con. Bất cứ một anh hùng hay vĩ nhân nào cũng đều được sinh ra từ cha mẹ của mình. Cha mẹ đã dứt ruột sinh ra các con, đã chia sẻ một phần xương thịt để các con có mặt trên đời. Chính vì vậy, công ơn sinh thành của cha mẹ sánh ngang với núi cao, biển rộng.
Cha mẹ cũng là người nuôi dưỡng các con từ khi mới chào đời cho đến lúc trưởng thành. Mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt lành. Cha mẹ thay nhau chăm sóc đàn con mỗi khi trái gió trở trời. Cha mẹ ra sức làm lụng để nuôi các con khôn lớn.Từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, rồi biết đọc, biết viết, biết nấu cơm, quét nhà, biết làm lụng để tự nuôi thân đâu phải là chuyện ngày một, ngày hai. Các con lớn dần lên cũng là lúc cha mẹ già yếu đi. Cha mẹ đã dành cho đàn con tất cả tâm huyết và sức lực của mình.
Không chỉ nuôi con lớn, cha mẹ còn dạy dỗ cho các con nên người. Cha mẹ dạy con bằng chính những việc làm, những hiểu biết về đời sống, về đạo làm người của mình. Sau này, dù được thầy cô dạy dỗ, được người đời khuyên răn, nhưng cha mẹ vẫn là người thầy đầu tiên, người thầy gần gũi nhất của các con.
Hạnh phúc thay cho những đứa con được ấm ủ, yêu thương trong vòng tay cha mẹ! Vậy làm con phải đối xử với cha mẹ như thế nào để đền đáp chữ hiếu? Câu cuối của bài ca dao nhắc nhở chúng ta bổn phận làm con:
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Đạo con là đạo đức, trách nhiệm làm con. Bổn phận của con cái là phải bày tỏ lòng biết ơn và thái độ kính mến, chăm sóc cha mẹ lúc già yếu. Tình cảm đối với cha mẹ phải chân thành và được thể hiện qua những thái độ, hành động xứng với đạo làm con.
Trong dân gian xưa nay đã lưu truyền những câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ qua Nhị thập tứ hiếu (Gương sáng của hai mươi bốn người con hiếu thảo). Nàng Cúc Hoa dắt mẹ đi ăn mày, gặp cảnh ngặt nghèo đã cắt thịt ở cánh tay mình để dâng mẹ ăn cho đỡ đói. Có lẽ đó cũng là một cách nói cường điệu để ca ngợi đức hiếu thảo. Còn trong đời thường, lòng biết ơn cha mẹ được thể hiện qua những lời nói và việc làm cụ thể hằng ngày như cốc nước mát ân cần trao tận tay cha mẹ khi đi làm về nắng nôi, mệt nhọc; là bát cháo nóng bưng cho cha mẹ khi ốm mệt; là sự cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của cha mẹ mà không đua đòi ăn diện quần nọ, áo kia... Điều quan trong nhất đối với lứa tuổi học sinh là chúng ta phải phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành người con ngoan, trò giỏi, thành niềm vui, niềm tự hào của cha mẹ.
Năm tháng qua đi, em ngày một trưởng thành. Em tự nhủ phải học tập thật giỏi để sau này trở thành người hữu ích cho gia đình, xã hội và thực sự trở thành chỗ dựa đáng tin cậy của cha mẹ lúc tuổi già. Bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn ... luôn nhắc nhở em giữ trọn đạo làm con.
Bạn tham khảo nha: Cha mẹ là những người có công lao và ảnh hưởng vô cùng lớn đến cuộc sống của con người. Chính vì thế chúng ta cần có trách nhiệm đối với cha mẹ cho tròn đạo làm con. Trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ là trách nhiệm yêu thương, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ cha mẹ của mình trong cuộc sống hằng ngày cũng như việc chúng ta nỗ lực vươn lên trong học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành công dân tốt, có điều kiện để phụng dưỡng cha mẹ khi về già cũng như cống hiến được những điều tốt đẹp nhất cho xã hội. Cha mẹ là những người có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục chúng ta nên người, từ đó việc hiếu nghĩa là việc chúng ta phải làm để báo đáp công ơn đó.
hay là tui tự trả lời cho tui nhỉ tại tui lỡ tay bấp vào đăng xuất
bài làm:
hiếu thảo từ xa xưa đến nay là 1 truyền thống tốt đẹp cho xã hội và dân tộc ta . bậc con cái thời xa xưa luôn lấy hiếu làm đầu cha mẹ những người có công loa và hưởng vô cùng lớ lên đến 1 quộc sống của con người .chính vì thế chúng ta sẽ có trách nghiệm đói với cha mẹ hơn cho tròn đạo lý làm con khi bố mẹ về già đi thì cha mẹ làm những điều tốt đẹp cho xã hội và người dân . vì cha mẹ cũng là người sinh ra chúng ta và nuôi nấng chúng ta ăn học và lớn ên từ đó . từ đó việc hiếu nghĩa là việc chúng ta phải làm để đèn đáp công ơn của cha mẹ dành cho cúng ta đó.
đọc đi đọc lại vẫn thấy bài thơ này hay quá. có ai ý kiến như mình không
BPTT: So sánh
Tác dụng: Làm cho câu ca dao thêm sinh động
Cho người đọc thấy công lao to lớn như núi biển của cha mẹ với con cái và nhắc nhở con cái phải có hiếu với cha mẹ.
Từ thời thơ bé, tôi đã thuộc câu ca dao nói về công cha nghĩa mẹ. Lên lớp Một, tôi đã nhiều lần được học, được tập chép câu ca dao này:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".
Tôi vẫn thường tự hỏi: Ai là người đầu tiên đã sáng tác ra bài ca dao lục bát này? Bài ca dao đã ra đời mấy trăm năm về trước ?
Ý nghĩa của câu ca dao thật giản dị, dễ hiểu: công cha vô cùng to lớn, to lớn "như núi Thái Sơn"; nghĩa mẹ vô cùng sâu nặng bao la "như nước trong nguồn chảy ra".
Người sáng tác ra bài ca dao này phải là một người con giàu lòng hiếu thảo với mẹ cha, đã từng mang ơn sâu nghĩa nặng cùa mẹ cha, người đã sinh ra mình.
Công cha to lớn lắm. Cha mẹ đã sinh ra con, nuôi nấng dạy bảo con nên người. Cha mẹ làm lụng vất vả để có cháo, cơm cho con ăn, may áo cho con mặc, nuôi cho con được học hành khôn lớn. Cha là trụ cột của gia đình, nên tục ngữ có câu: "Con có cha như nhà có nóc". Mẹ mang nặng đẻ đau, “đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng sữa mẹ, bằng lời ru, sự ôm ấp yêu thương của mẹ hiền. Cha mẹ mong con khôn lớn từng ngày: "Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi"... Những lúc con thơ bị ốm đau, cha mẹ lo lắng, chăm sóc thuốc thang. Người mẹ nhiều lúc phải thức trắng đêm khi con thơ ốm đau bệnh tật.
Núi Thái Sơn cao ngất chín tầng mây, trùng điệp hùng vĩ được so sánh với công cha vô cùng to lớn. Nước trong nguồn trong mát ngọt ngào, không bao giờ vơi cạn, khác nào dòng sữa ngọt ngào, tình thương bao la của mẹ hiền dành cho đứa con.
Câu ca dao không chỉ ca ngợi công cha nghĩa mẹ, mà còn thể hiện lòng biết ơn của con đối với mẹ cha. Con phải ngoan ngoãn hiếu thảo, biết vâng lời, biết chăm học chăm làm để trở thành con ngoan trò giỏi, làm cho cha mẹ vui lòng hạnh phúc. Lúc cha mẹ già yếu, ốm đau, con phải chăm sóc phụng dưỡng. Bát cháo, chén thuốc, sự chăm sóc sớm hôm của con cái đối với người đã sinh thánh, nuôi nấng, dạy bảo mình nên người là sự đền ơn đáp nghĩa.
Nghe nói ở phương Tây, lúc cha mẹ về già, con cái đem gửi các cụ vào các trại dưỡng lão, lâu lâu đến thăm một lần. Đạo lí của nhân dân ta rất đẹp: con cái phụng dưỡng cha mẹ lúc già yếu. Thành ngữ "Quạt nồng ấp lạnh", câu tục ngữ: Trẻ cậy cha, già cậy con" đã nói lên rất rõ đạo lí tốt đẹp ấy. Vì thế đạo lí dân tộc đã coi trọng và đề cao chữ hiếu.
Câu ca dao đã nêu lên một bài học thắm thía cho mỗi người con trong gia đình. Nó đã gián tiếp chê trách kẻ bất hiếu. Nó dã trở thành lời ca, tiếng hát thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta.
Tham khảo:
Trong kho tàng ca dao tục ngữ có cả trăm vạn câu nói về tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi, quê hương làng xóm. Tuy nhiên một câu ca dao mà chắc rằng từ lúc nằm nôi đến khi đi học ai cũng thuộc nằm lòng, nó tắm mát tâm hồn tuổi thơ của biết bao thế hệ là :
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Từ xa xưa ông cha ta đã khắc sâu ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ. Nó trở thành một trong những đạo lí được nhắc đến trên đời. Người xưa quan niệm con người sinh ra phải có 2 chữ “trung và hiếu”, trung là trung thành với vua, còn có hiếu với cha mẹ. Bởi lẽ nếu như không có cha mẹ thì cũng chẳng bao giờ có chúng ta tồn tại trên cõi đời này.
So sánh công cha với núi Thái Sơn là một so sánh vô cùng đắt và ý nghĩa. Núi Thái Sơn được coi là một trong những đỉnh núi hùng vĩ nhất của Trung Quốc, để nuôi con khôn lớn không biết cha đã đổ bao nhiêu giọt mồ hôi, chịu bao nhiêu khổ cực. Trong quan niệm dân gian xưa người cha được so sánh như nóc của một ngôi nhà. Con không có cha thì như nhà mất nóc. Nóc nhà chính là nơi che chắn giữ vững sự kiên cố cho cả ngôi nhà, nếu không có nóc thì dù tường có vững chắc cũng chẳng thể che mưa chắn gió.
Bên cạnh công cha thì nghĩa mẹ cũng chẳng thể nào đo đếm được. “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Một hình ảnh vô cùng gợi hình và gợi cảm sâu sắc. Nước trong nguồn thì luôn đong đầy ăm ắp và chẳng bao giờ vơi cạn dù cho hết năm này qua năm khác, hết tháng này qua tháng khác. Cũng giống như tình mẹ dành cho con không bao giờ vơi cạn. Chẳng vì thế nên có nhà thơ nào đó đã từng viết nên vần thơ chan chứa:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”.
Dù cuộc đời có bao lần vấp ngã, dù giông tố ngoài kia có đầy trời thì mẹ mãi mãi là chỗ dựa tinh thần lớn lao của con. Ánh mắt mẹ sẽ dõi theo các con cả đời.
Công cha, nghĩa mẹ là những tình cảm thiêng liêng và cao quý không gì có thể cân đong đo đếm được. Những người đã đánh đổi cả tuổi thanh xuân, cả sức khỏe của mình để nuôi nấng con khôn lớn.
Nuôi con cho được vuông tròn
Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong.
Chính vì thế là con ghi nhớ công ơn của cha mẹ thì chúng ta phải biết:
“ Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Tình yêu thương cha mẹ thể hiện ở trong những hành động nhỏ nhất hàng ngày. Những cuộc điện thoại hỏi thăm sức khỏe cha mẹ, những cái Tết đoàn viên sum vầy nhưng chứa đựng trong đó biết bao nhiêu tình cảm quý báu. Bởi sẽ có một ngày chẳng may cuộc đời cướp mất đi người cha già, người mẹ thân yêu của chúng ta thì sao? Cuộc đời mỗi con người tiền có thể làm ra, vàng bạc của cải có thể mua được còn cha mẹ thì vĩnh viễn không bao giờ mua nổi.
Thế mà có những đứa con còn chưa thực hiện đúng bổn phận của mình, cãi lời cha mẹ, chểnh mảng học hành, tụ tập sa đọa.... không những phá hủy tương lại mà còn khiến cha mẹ gánh trên vai những món nợ khổng lồ. Đã không trọn vẹn đạo làm con thì cũng đừng khiến cha mẹ buồn.
Ghi nhớ công cha, khắc ghi nghĩa mẹ là điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Câu ca dao không chỉ khắc họa công ơn sinh thành cao vời vợi mà nó còn nhắc nhở chúng ta sống trọn bổn phận làm con. Hãy thể hiện tình cảm với cha mẹ khi còn chưa muộn, hãy thực hiện dù chỉ là những hành động nhỏ nhất bởi nó cũng chính là niềm vui nho nhỏ mà bạn dành cho bố mẹ mình.
Bài ca dao trên là lời nhắc nhở những đứa con về công lao sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Trong bài ca dao có sử dụng biện pháp so sánh "công cha" - núi Thái Sơn và "nghĩa mẹ" - nước trong nguồn chảy ra. Từ đó cho chúng ta thấy công ơn của cha mẹ là vĩ đại không gì có thể đong đếm được. Cả một đời cha mẹ vất vả vì con cái vì vậy chúng ta phải sống sao cho "tròn" chữ hiếu với cha mẹ. Công ơn trời bể của đấng sinh thành là điều mỗi chúng ta cần giữ mãi trong tim và hành động làm tròn đạo con với cha mẹ.
Tham khảo
Mỗi người con của đất Việt yêu thương hầu như ai lớn lên cũng may mắn được đắm chìm trong lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà từ thuở nằm nôi. Bài ca dao về “Công cha nghĩa mẹ” dường như ai cũng nhớ, cũng ghi sâu:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Câu thứ nhất nói về “công cha”, ở đây công cha lại được ví với “núi Thái Sơn”, núi hùng vĩ, núi cao chót vót, cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”- nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể hết. Nghĩa mẹ được so sánh với “nước trong nguồn”. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ công cha với lại tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát cùng thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ. Tác giả dân gian kết thúc câu ca dao bằng tiếng cảm thán là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết “làm tròn chữ hiếu” tạc dạ công cha nghĩa mẹ. Bài ca dao khép lại những dư âm xúc động về công ơn trời bể của những đấng sinh thành vẫn còn mãi trong
Chúng ta được sinh ra và lớn lên trong dòng sữa của mẹ tình cảm yêu thương của cha mẹ dành cho chúng ta.Ca dao là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn con người từ thuở ấu thơ. Nhịp võng đưa và tiếng du hời qua những làn điệu ca dao đã đưa tâm hồn trẻ thơ đi cùng quê hương, đất nước, hướng về cội nguồn dân tộc. Một trong những câu ca dao đã khắc sâu vào kí ức tôi.
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông.
Công cha được ví như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ sánh với nước trong nguồn. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả dân gian mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao cha mẹ. Bởi lẽ cha mẹ sinh thành ra ta và nuôi dưỡng ta khôn lớn nên người. Công lao của cha mẹ thật lớn, nó sánh với núi cao biển thẳm. Núi Thái Sơn không chỉ hoành tráng về hình dạng, chiều cao mà là biểu tượng của sự bất diệt thiêng liêng. Vì thế, còn nhỏ thì phải biết giúp cha mẹ những công việc vừa sức mình. Khi lớn thì phải báo đáp tình cảm bằng cách hiếu thuận với cha mẹ.
Bạn tham khảo nha
Đời người có 3 thứ tình ai cũng có và phải biết quý trọng và nâng niu, đó là tình bạn, tình yêu và đặc biệt là tình thân (tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em), trong đó cha mẹ là người đã sinh ta ra, nuôi dưỡng và dạy bảo ta nên người, vì vậy ta phải biết ơn và bảo vệ thứ tình cảm ấy. Ca dao, tục ngữ Việt Nam có câu:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra””
Câu ca dao nói về lòng biết ơn của mình đối những bậc sinh thành đã chăm lo và nuôi dưỡng ta nên người.
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu câu ca dao này để biết được ý nghĩa sâu sắc mà ông bà ta để lại cho con cháu.
Để tìm hiểu rõ hơn về điều đó chúng ta cùng nhau phân tích những cụm từ, từ ngữ trong câu: “núi Thái Sơn”, là ngọn núi cao lớn và vững chắc nhất của đất nước Trung Quốc, tác giả dân gian ví công lao to lớn của cha mẹ giống như sự đồ sộ, to lớn của ngọn núi đã đi vào lịch sử này. “nước trong nguồn” là nước được chảy ở trong nguồn ra, tinh khiết, mát mẻ và trong lành, dạt dào và chưa bao giờ vơi, để nói về tình mẹ với con cái của mình, lúc nào cũng nhẹ nhàng, dịu dàng và tinh khiết như giọt nước trong nguồn, ca ngợi đức hy sinh của cha mẹ dành cho con cái mà tác gải chỉ có thể sử dụng những hình ảnh to lớn nhất, vĩ đại nhất để so sánh. Để từ đó khuyên nhủ chúng ta cần phải biết quý trọng và biết ơn bố mẹ, phải phụng dưỡng và chăm sóc họ thật tốt khi ốm đau hay già yếu.
Không có từ ngữ nào, hình ảnh nào để nói lên được công lao to lớn của cha mẹ, sử dụng ngọn núi Thái Sơn và nước trong nguồn, là những gì vĩ đại nhất, thiêng liêng nhất, mà tác giả biết đến để nói lên công lao to lớn của các bậc sinh thành, họ chăm lo cho chúng ta từ khi con trong bụng mẹ, đến khi chào đời rồi chúng ta lớn lên, trưởng thành, đó là cả một quá trình lâu dài phải mất hàng chục năm mới xây dựng và dạy dỗ chúng ta nên người được. Cha mẹ không nhưng lo cho chúng ta từ miêng cơm manh áo mà con dạy chúng ta biết cái nào là đúng, cái nào trái, dạy ta cách ứng xử, giao tiếp trong cuộc sống này.
Chúng ta những người con đã làm cho bố mẹ của mình vất vả, hy sinh quá nhiều vì mình. Vậy ta nên làm gì để có thể đền đáp công lao to lớn ấy. Chúng ta đang trong độ tuổi học vì thế điều đơn giản nhất mà chúng ta có thể báo bố mẹ ngay bây giờ đó là ngoan ngoãn, vâng lời ông bà cha mẹ, trở thành con ngoan trò giỏi, biết yêu thương và chia sẻ với mọi người, chỉ cần như thế thôi cũng đủ để làm bố mẹ chúng ta cảm ấm lòng như thế mới xứng đáng với những gì mà bố mẹ đã hy si nh cho chúng ta.
Xin được mượn lời của bài hát “đạo làm con” của nhạc sĩ Quách Been để có thể diễn tả hết cảm xúc của con cái đối với cha mẹ của mình:
“Khi đấng sinh thành sinh ta ra đời,
Cảm ơn ông trời cho ta kiếp người,
Phải sống thế nào: để Cha đừng buồn,
Phải sống thế nào: để Mẹ được vui,
Tình Cha bao la như núi cao ngang trời,
Tình Mẹ rộng lớn như biển cả mênh mông,
Chỉ mong cho ta lớn khôn nên người,
Chỉ mong nhìn thấy nụ cười của ta,
Dù Cha ra sao cũng luôn là đấng sinh thành,
Dù Mẹ làm sao cũng luôn mang nặng đẻ đau,
… Chỉ một giây thôi … nhắm mắt quên cuộc đời, hãy nghĩ suy lại những việc làm của ta.
… Chỉ một giây thôi … nhắm mắt quên tất cả, nghĩ tới Cha Mẹ vẫn đang đong đầy yêu thương.
… Chỉ một giây thôi… nhắm mắt quên cuộc đời, hãy nghĩ suy lại ta tìm mẹ nơi đâu
… Chỉ một giây thôi…nghĩ đến cha một lần, dấu vết chân chim vẫn đang từng ngày mong ta”
Bài hát chính là tất cả những cảm xúc và tình cảm mà con cái dành cho bố mẹ, xin bố mẹ yên tâm vì bố vì mẹ con sẽ cố gắng học hành, chăm ngoan, nghe lời ông bà cha mẹ, dù bố mẹ như thế nào cũng là đấng sinh thành của mình đừng vì họ già yếu, lẩm cẩm mà bỏ rơi bố mẹ của mình, như thế là bất hiếu, là tội đồ.
Thời đại nay thật sự buồn, khi có quá nhiều trường hợp xảy ra hết sức đau lòng, khi con đánh cha mẹ, hành hạ cha mẹ cho tới chết do tính tình nóng nảy, do đua đòi, ham chơi thiếu tiền sinh ra các tệ nạn xã hội, đây là vấn đề ngày càng trở nên nhức nhối và đáng báo động.
Câu ca dao như một lần nữa nhắc nhở và khuyên bảo con cái hãy yêu thương và quý trọng bố mẹ lúc họ còn trên cõi đời này, đừng để đến lúc họ chết đi thì hối cũng không kịp.
Em tham khảo nhé:
"Công lao của cha mẹ to lớn như biển cả và nó rất quan trọng đối với chúng ta". Một công đôi việc mà cha mẹ đã hy sinh cho chúng ta. Họ là người đã chăm sóc và dạy dỗ chúng ta nên người. không có người trồng cây, không có quả. Không có người sinh thành thì không có bản thân mỗi chúng ta. Công đức sinh thành của cha mẹ không gì sánh bằng: cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, việc học hành. Dòng sữa ngọt ngào, lời ru của mẹ, người con nào có thể quên. Lúc con ốm đau, bệnh tật, cha mẹ lo lắng thuốc thang. Lòng thành kính của chúng ta tới cha mẹ được biểu hiện trong thực tế đời sống như phải biết kính trọng biết ơn cha mẹ, phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ lúc ốm đau bệnh tật, khi về già phải biết chia sẻ gánh nặng cuộc sống với cha mẹ. Người con có hiếu là người con luôn biết yêu thương và kính trọng cha mẹ, phải làm cho cha mẹ vui lòng và tự hào về những cử chỉ hành động của chúng ta!
tham khảo ( bài cảm nghĩ phỉa viết dài chứ em )
Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ... như khúc hát tâm tình quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.
Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khỏe mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.
Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn:
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.
Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.
Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.
Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.
Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.
Xem thêm tại: https://doctailieu.com/phat-bieu-cam-nghi-ve-bai-ca-dao-cong-cha-nhu-nui-thai-son
hi