K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 3 2021

''Sông nước Cà Mau'' chứ không phải vượt thác bạn ơi. :v

9 tháng 3 2021

Chỉ nửa trang văn mà tác giả đã làm sống lại như thật trước mắt ta cảnh sắc của cái chợ ở vùng đất cuối cùng của Tổ quốc với vẻ đẹp riêng vừa trù phú, vừa độc đáo. Sự trù phú được thể hiện qua khung cảnh rộng lớn, tấp nập, hàng hoá phong phú, thuyền bè san sát, với các chi tiết tiêu biểu: những đống gỗ cao ngất như núi, những bến vân hà nhộn nhịp dọc dài theo sông, những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng sông chiếu rực trên mặt nước mui những khu phố nổi.... Tác giả đã sử dụng thành công biện pháp liệt kê với điệp từ “những” để gây ấn tượng về sự trù phú của chợ trên sông, “những”..., rồi lại “những”... cả đoạn văn có đến 12 chữ “những”. Tuy nhiên, không chỉ trù phú, chợ Năm Căn còn có vẻ đẹp độc đáo: “một xóm chợ vùng cận biển” có cái bề thế của một trấn “anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phô trương sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Chợ họp ngay trên sông nước với những nhà bè như những khu phố nối và những con thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, có thể có mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền, với sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: Những người em gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu giang bán vải, những cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sác độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.

13 tháng 8 2021

1. Ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông. Đó là các hình ảnh:

- Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.

- Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.

Với câu trước, tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá hình ảnh chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước (chuyển nghĩa theo biện pháp ẩn dụ): thiên nhiên như cùng có tâm trạng lo lắng trước thử thách mà những người trên thuyền sắp phải đương đầu.

Với câu sau, tác giả sử dụng biện pháp so sánh hình ảnh những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp như những cụ già vung tay hô đám con cháu (chuyển nghĩa theo cơ chế hoán dụ): thiên nhiên như cũng phấn khích trước niềm vui chinh phục và chiến thắng những thử thách cam go để tiến về phía trước.

2. Bài làm

Sự quan sát tinh tế của nhà văn. Bằng sự cảm nhận của thị giác và thính giác, tác giả đã mở ra trước mắt người đọc những vẻ đẹp riêng biệt và độc đáo của vùng sông nước Cà Mau. Qua các động từ “thoát qua”, “đổ ra”, “xuôi giữa dòng” mà tác giả sử dụng đã giúp chúng ta hình dung được cảnh sông nước ở đây. Muốn tới dòng sông Năm Căn rộng lớn ấy phải qua những con kênh rạch nhỏ rất khó khăn, trắc trở. Hình ảnh xuôi dòng đã diễn tả con thuyền đang nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước êm ả sau những phút thăng trầm nơi kênh, rạch. Nghệ thuật miêu tả của tác giả thật đặc sắc, tài tình.

14 tháng 8 2021
Xong rồi trả ik
8 tháng 2 2021

  Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống. Cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau thì bao la, hào phóng; con người Cà Mau  thì mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác như được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!

2 tháng 2 2021

1.Trong văn bản "Vượt Thác" của Võ Quảng,hình ảnh dượng hương thư " giống như một hiệp sĩ của trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi hình.Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những đăm săn,xinh nhã bằng xương , bằng thịt đang hiển hiện trước mắt.So sánh như vậy,tác giả nhằm khắc họa nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con ng trong công cuộc chế ngự thiên nhiên .Cũng như lúc DHT vượt thác, các bắp thịt cuồn cuộn,hai hàm răng cắn chặt,.....DHT lúc đó ko giống lúc ở nhà,tính nết nhu mì,...DHT là một hình ảnh ng lao động cực khổ,vất vả  vô cùng.Sau cuộc vượt thác ấy , hình ảnh DHT trong em là ng cha lao động thiết tha.

"kHI TA LỚN LÊN ĐẤT NƯỚC CX ĐÃ CÓ R

đất nc có trong nhx cái ngày"ngày xửa ngày xưa.." mẹ thg kể"

Đó là nhx cảm nhận về đất nc của riêng nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm,nhưng tôi tin chắc rằng, mỗi chúng ta,ai cx tự có cho mik 1 định nghĩa về đất nc.Đối với tôi,đất nc là tất cả những gì gần gũi,thân thương nhất:là mảnh đất nơi ta cất tiếng khóc chào đời,là nơi có nhx ng thân yêu,là nơi có mái đình cổ kính,có cây đa già và có cả những điều thân thuộc vô cùng gắn bó,...Và như thế,tình yêu đất nc nói ra cx thật giản đơn,yêu đất nc chính là yêu gia đình,yêu làng xóm thân quen,yeu những lũy tre bờ đê,yêu từng cánh đồng lúa chín,..Tình yêu đất nc bắt nguồn từ những điền bình dị thân quen như thế là biểu hiện ra trong đời sống hàng ngày .Với những ng lính tình yêu đất nc là sẵn sàng hi sinh,xả thân vì TỔ QUỐC.Với những ng dân là cố gắng lm vc để xây dựng gđ , xã hội.Với những em nhỎ là cố gắng học tập để góp phần kiến thiết quê hương,...Tình yêu đất nc lúc nào cx thg trực trong mỗi con ng.Chúng ta ai ai cx pk luôn ý thức đc trách nhiệm của bản thân trong vc bảo vệ đất nc,sẵn sang cống hiến khi TỔ QUỐC cần,cố gắng lao động tích cực xây dựng xã hội vững mạnh...Tình yêu đất nc là một tình cảm giản dị nhưng thiêng liêng và cao quý vô cùng như nhà thơ Xuân Diệu đã từng ca ngợi:"Tình yêu TỔ QUỐC là đỉnh núi bờ sông"

Ko biết có đúng vs đề bài mà bạn yêu cầu ko,nhưng mong bạn k cho mik Cảm ơn nhiều

3 tháng 2 2021

bạn ơi k nhanh nhé

*Bạn tham khảo phần này nhé :

Nhân vật dượng Hương Thư hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao như một lực sĩ. Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Hơn nữa, khác biệt của dượng Hương Thư ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đẹp,kiên cường.Rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dũng cảm,kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác. 

Bạn tham khảo :

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vậy, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.

31 tháng 1 2020

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vậy, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.
                                       Nguồn  loigiaihay