K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 1 2022

Mặc dù quê tôi Ninh Bình cũng có rất nhiều những địa danh thắng cảnh nổi tiếng và theo tôi mỗi người đều có cảm nhận riêng về vẻ đẹp của mỗi vùng miền. Nhưng với cá nhân tôi phải công nhận Đà Nẵng đẹp. Con người hiền hoà thân thiện, không khí trong lành,.. nó khiến 1 người khó tính như tôi cũng phải mở lòng và thốt lên Đà Nẵng-thành phố mãi trong tôi.

Lần đầu đặt chân đến Đà Nẵng, lúc đó tôi mới chỉ là chàng trai 18 tuổi không quen biết ai, không thông thạo đường xá tôi rất bỡ ngỡ không biết con người ở đây như thế nào. Nhưng khi bước xuống ga tàu gặp được bác xe ôm rất vui tính và nhiệt tình, bác giúp tôi đi kiếm những khách sạn, nhà nghỉ với mức chi phí bình dân nhất và giúp xách hành lý lên tận phòng. Và những ngày tôi ở Đà Nẵng cảm nhận rất nhiều về con người cảnh vật và khí hậu nơi đây.

Con người Đà Nẵng thật thân thiện nhiệt tình và vui vẻ! Rất nhiều lần tôi nhầm đường về nhưng có nhiều người chỉ đường mãi tôi không hiểu vì giọng người miền Trung khó nghe. Sợ tôi lạc đường vì trời tối có chú còn dẫn tôi về tận đường mà tôi muốn tìm để về tới hotel mini tôi đang lưu trú.

Khi tôi chào và cám ơn chú còn dặn kỹ là nên đi những con phố quen thuộc tránh đi những đường khó tìm vì loanh quanh lại đi vào đường ngược chiều bị phạt tiền lại khổ cháu ạ. Tôi đã ngẩn ngơ đứng nhìn một người chỉ gặp lần đầu không biết có gặp lại lần thứ 2 không đợi đến khi chú ấy đi xa khỏi tầm mắt tôi mới đi tiếp. Có lẽ càng ở lâu tôi càng yêu cái thành phố này mất, nói thật tôi đã yêu cái thành phố này mất rồi…

Vậy nên các bạn trẻ hãy nhớ đã đến Đà Nẵng hãy khám phá hết cái thành phố xinh đẹp này mà không lo lạc đường đâu nhé. Chỗ ăn ngon nên hỏi khách sạn lưu trú hoặc hỏi những người dân ở đây. Họ sẽ tư vấn thật và rất nhiệt tình chỉ cho đến khi mình thuộc đường đi thì thôi.

Về phong cảnh và các địa điểm du lịch ở Đà Nẵng thì tôi cũng đã đi một vài nơi như Bà Nà, Cù lao Chàm, Hội An, Bán Đảo Sơn Trà… Và ở Đà Nẵng có rất nhiều Cầu nhưng có 4 cây cầu làm nên huyền thoại Đà Nẵng và được mệnh danh ” Tứ Đại Mỹ Cầu ” đó là Cầu Sông Hàn, Cầu Rồng, Cầu Trần Thị Lý, và Cầu Thuận Phước.

Các bạn nên đi ngắm thành phố cũng như tham quan các cây cầu vào buổi tối, giờ có thêm cầu tình yêu, cá chép hoá rồng, bên cạnh là nhà hàng quán cafe con tàu titanic rất đẹp và giá cũng không quá đắt đỏ. Khá lãng mạng cho các cặp tình nhân trẻ khi có mặt tại đây để du lịch hoặc cho nhưng ai đi hưởng tuần trăng mật. Khi lên đèn hình ảnh các cây cầu lung linh soi xuống bóng dòng sông, ánh sáng rực rỡ như thắp sáng thêm niềm tin, niềm hy vọng pha lẫn niềm tự hào của mỗi người dân thành phố, cầu rồng mới khánh thành trong năm 2013 nhìn ban đêm cầu rồng phun lửa và phun nước rất đẹp.

Thời tiết theo cảm nhận của tôi về Đà Nẵng rất dễ chịu. ở Đà Nẵng rất hiếm khi bắt gặp các tệ nạn xã hội, không đua xe, không ăn xin, không cướp bóc, không bạo hành, không có trẻ em cơ nhỡ, nếu xảy ra chuyện gì chỉ 3 phút là có cơ quan chức năng đến xử lý luôn.

Thức ăn ở Đà Nẵng cũng rất ngon và dễ ăn như : Hải sản, Mỳ Quảng, bánh tráng thịt heo, Hủ tiếu, Bánh kẹp, Bánh xèo, Cao lầu …

Đà nẵng mặc dù tôi không được sinh ra và lớn lên ở đây và cũng sắp phải rời xa nơi này. Tôi chợt lâng lâng và ước gì sẽ có vài lần được trở lại thêm những lần tiếp theo nữa, tôi vẫn giữ liên lạc với những người bạn tôi quen và giờ 1 trong những người đó chạy xe tự lái để chở những du khách đến những điểm du lịch để hỗ trợ thời gian và tiếp kiệm chi phí.

Nhớ lại những buổi chiều tôi luôn được những người bạn mới quen rủ tắm biển, đùa vui cùng những con sóng trong vắt. Tôi sẽ không bao quên đó là những trải lòng hết sức chân thật, các bạn đọc xong hẳn sẽ có những cảm xúc trong mình. Hãy đi đến Đà Nẵng 1 lần để cảm nhận và trải nghiệm những điều tuyệt vời nhất nhé.

           Cre: TRên mạng

6 tháng 1 2022
Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho quê hương tôi bờ biển dài với nét quyến rũ tuyệt vời. Rung động, xao xuyến bao trái tim của khách phương xa khi một lần được chiêm ngưỡng phong cảnh hữu tình đẹp tựa tranh. Gợi nhớ, gợi thương, trăn trở bao đêm trường về nơi chôn nhau cắt rốn của những người con xa xứ.
Nơi tôi sinh ra là một vùng biển nghèo, tiếng võng kẻo kẹt vọng lời ru của mẹ :
-“Se sẻ mà đẻ cột đình, bà ngoại đẻ má, má đẻ mình, em biết không em?”
Lời ru khắc sâu trong từng thớ thịt, thấm tận từng mạch máu như nhắc nhủ : “cây có cội, nước có nguồn”. Người dân quê tôi chịu thương, chịu khó, đa phần lớn lên từ vùng biển. Lập gia đình, sinh con đẻ cái từ đời này sang đời khác. Vì thế mà câu hát ru con của những thiếu phụ vùng gió cát hầu như đều mang nỗi khắc khỏai, đợi chờ giống nhau :
“Hò ơi… nghèo mà nghề ruộng em theo…
Lấy chồng đi biển …à…chứ lấy chồng đi biển…à…hồn treo cột buồm… hò ơi…”.
Những đêm trăng thơ mộng ở vùng biển cũng đã từng chứng kiến bao cuộc hẹn hò của những đôi nam thanh nữ tú, vì vậy biển và trăng cũng được lồng tả vào cảnh yêu đương của những đôi nam nữ thật chân quê, mộc mạc, nhằm ngụ ý nhắc nhở khuôn phép, lề thói của người dân quê ở đây.
“Trăng lên nước lớn anh tề ,
Nói chi thì nói em về kẻo mẹ la”
Từ ngàn xưa khi chưa có dự báo thời tiết bằng thông tin đại chúng trên truyền thanh truyền hình, người dân quê chỉ biết ngửa mặt lên trời nhìn mây, nhìn gió, nhìn con nước ròng, con nước lớn để đoán thời tiết. Và chính vì vậy mà nó đã trở thành những câu ca dao lưu truyền từ đời này sang đời khác:
“Ngó lên đỉnh núi Sơn Trà,
Mây phủ la đà không gió thì mưa.”
Đà Nẵng quê tôi ngày nay thật tươi đẹp, nhờ bàn tay con người góp phần tái tạo nên cảnh đẹp trữ tình ,lãng mạn càng trở nên lộng lẫy, sang trọng, long lanh như những vì tinh tú giữa đêm đen huyền hoặc.
Đến với quê tôi đi dọc bãi biển bằng đôi chân trần, bạn sẽ nghe lời thì thầm của cát. Vài con sóng nhỏ rượt đuổi, xô vào bờ làm ướt đẫm bàn chân nghe lành lạnh. Hãy cứ đi, đi mãi lên hướng núi Sơn Trà, quanh quanh sườn núi nhìn xa xa ra biển, Cù Lao Chàm ẩn hiện sau lớp sương mù đẹp tựa cảnh tiên!
Dọc bãi biển : bãi bụt, bãi rạng, bãi nam, bãi nờm, bãi bấc… những khu du lịch sinh thái sang trọng mọc nhiều lắm, ấy vậy mà không làm mất đi cảnh thanh thoát của ngôi chùa Linh Ứng vừa mới xây dựng trên lưng chừng sườn núi. Tượng phật Quan Âm sừng sững nhìn ra biển thật vĩ đại, bao dung và hiền hòa. Đúng là cảnh đời thoát tục!
Đi ngược lại bạn sẽ gặp núi Non Nước(Ngũ Hành Sơn). Một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Đà Nẵng. Những ngọn núi được thiên nhiên tạo thành địa thế trông giống như bàn tay của Phật Tổ Như Lai úp chụp xuống Tôn Hành Giả( trong Tề Thiên Đại Thánh truyện)hàng vạn vạn năm về trước.
Đỉnh núi Bà Nà là cả một huyền thoại của quê tôi. Bà Nà ngoài vẻ đẹp tựa trong tranh còn có thời tiết thật kì lạ. Vì nếu được ở một ngày tại Bà Nà bạn có thể tận hưởng được bốn mùa : xuân-hạ-thu-đông.
Đà Lạt đẹp huyền ảo trong sương thì Bà Nà mang vẻ đẹp kì ảo trong mây, thường những buổi chiều mây là đà, lạc vào vùng mây ấy, người đi trước cách người sau vài mét thôi , nhưng chỉ thấy phần trên di động, bên dưới là mây trắng xóa, giống như các vị Tiên đang lướt mây đi dự hội Bàn Đào do Vương Mẫu Nương Nương mở hội. Đó là vài địa danh tiêu biểu của Đà Nẵng!
Đến Đà Nẵng vào buổi tối, con đường Bạch Đằng hai bên bờ sông lộng lẫy ánh đèn màu, mà ngày xưa tôi đi học, chỉ có những chuyến phà lặng lẽ đón đưa, những con thuyền nhỏ với những mái dầm chèo kẻo kịt đưa đón khách qua sông mỗi lúc trễ phà, dưới ánh trăng vàng nay không còn nữa mà thay vào đó những chiếc cầu qua sông thật hùng vĩ và hoành tráng. Ánh điện màu nhấp nháy như những nốt nhạc nhảy trên sông mang một giai điệu, một giáng vẻ thật quý phái đẫy lùi thời gian ngày xa xưa ấy dần vào quên lãng .
Đà Nẵng quê tôi đẹp như thế đó!
Đến với Đà Nẵng không những bạn được ăn bằng mắt mà còn được ăn bằng miệng nữa. Nói về những món ăn quê tôi thì chỉ nghe thôi chắc hẵn bạn sẽ muốn ăn ngay. Đà Nẵng nổi tiếng với món bánh tráng thịt heo Khuê Trung, thịt heo thường thôi nhưng ở quê tôi món thịt heo bánh tráng lại đậm đà bởi kèm theo món mắm nêm được làm từ cá cơm mang từ biển về tươi rói. Thịt heo xắt lát dài hơn gang tay( nghệ thuật xắt thịt heo chỉ có tại vùng Khuê Trung quê mình ) bởi vì chỉ có một tý mỡ và da ở hai đầu mà thôi. Đặt bên cạnh là đĩa rau sống xanh mướt, tươi như vừa mới hái từ sau vườn gồm : xà lách, diếp cá, cần ngò, dưa leo, chuối chát…
Trải bánh tráng ra, đặt lên một lá mì mỏng, sắp thịt heo và rau sống lên, cuốn lại chấm với mắm nêm cay cay, cắn vào bạn sẽ nghe mùi vị quê hương Đà Nẵng thấm vào tận chân răng. Ngoài ra còn mì Quảng nữa, mì quảng Bà Vị. Một thương hiệu nổi tiếng truyền nhiều năm và nhiều đời con cháu. Nhìn tô mì quảng gồm vài con tôm đỏ tươi bên cạnh những lát thịt heo kho đậm đà, thêm một quả trứng vịt nữa chứ. Sau đó được rải lên một nắm đậu rang và hành lá kèm theo cái bánh tráng nướng. Eo ơi! Mì quảng Bà Vị ngon lắm !có lẽ là ngọt do những con tôm đỏ au, vớt từ hạ lưu dòng sông Vu Gia đổ ra biển hay ngọt do những chú heo nuôi bằng lá rau khoai vùng cát biển.
Bún chả cá Nguyễn Chí Thanh có mùi vị rất độc đáo. Những quán bún ở đây nổi tiếng từ thời tôi đi học cấp 2. Nói là quán chứ thực ra chỉ là những tấm vải bạt xanh che dọc đường thôi, gần 40 năm rồi còn gì…! Những quán ấy bây giờ rất khang trang, ấy vậy mà lần nào khi đến ăn bún chả cá tôi đều có cảm giác như mình mới chỉ ăn hôm qua thôi.
Đà Nẵng mùa đông đẹp lắm, đi dọc bờ sông để nhìn mưa rơi trên sông như lọn tơ trời thả xuống óng ả mượt mà. Và đó cũng là mùa ăn quà vặt. Món ăn vặt vào mùa mưa rất thú vị như : bánh tráng đập, bánh bèo, bánh bột lọc, bánh tráng tương, mực nướng, xoài, cốc , ổi , dầm chua chua, ngọt ngọt, mặn mặn , cay cay…
Ngồi nhìn ra mưa, thời tiết se se lạnh, nhâm nhi vị cay nồng của ớt, ngọt ngào của mực, chua chua của cốc ổi, giòn tan của bánh tráng tương, hít hít…hà hà …bạn sẽ thấy thật độc đáo!
Với tôi :
“Đi đâu loanh quanh cho đời mõi mệt…”
Vì thời gian luôn dừng lại khi tôi nhắm mắt nghĩ về vẻ đẹp quê mình và tưởng tượng những món ăn tuyệt chiêu trên mảnh đất yêu thương.  
6 tháng 1 2022

dài quá bạn ơi

Bạn tham khảo bài thuyết minh sau về núi Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng nhé: 

“Chiều chiều mây phủ Sơn Trà

 Sấm rền Non Nước, mây đà chuyển mưa”

Đà Nẵng nổi tiếng với nhiều phong cảnh tự nhiên đẹp, với những cây cầu bắc qua sông Hàn, với những nét đẹp văn hóa con người an nhiên, hiếu khách và nhiệt tình. Một trong những điểm làm nên thương hiệu Đà Nẵng phải kể đến “ Nam thiên danh thắng” Ngũ Hành Sơn.

Ngũ Hành Sơn hay còn gọi là núi Non Nước nằm về phía Đông Nam cách trung tâm hành chính của thành phố Đà Nẵng khoảng tám kilomet, có tên gọi từ đời vua Minh Mạng dưới thời Nguyễn khi vua Minh Mạng dựa vào cấu tạo, vị trí tự nhiên của núi và thuyết âm dương ngũ hành đã đặt tên lần lượt cho các ngọn núi là: Kim Sơn – Mộc Sơn – Thủy Sơn – Hỏa Sơn – Thổ Sơn (riêng Hỏa Sơn có 2 ngọn núi gần kề nên được gọi là Dương Hỏa Sơn và Âm Hỏa Sơn) và tên gọi chung cho quần thể là Ngũ Hành Sơn.

Trong các tài liệu cổ xưa, núi Ngũ Hành đã xuất hiện hơn năm thế kỷ từ thời Hậu Lê trong Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư đều có ghi:” Non nước sơn tam đỉnh” bằng chữ Nôm và từ truyền thuyết người dân lưu truyền trong dân gian rằng năm ngọn núi là năm mãnh vỡ từ trứng Rồng hóa thành.

Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ nơi đây từng bị địch tàn phá bởi Ngũ Hành Sơn có lợi thế chiến lược với địa hình núi non, hang động bao quanh.

Không phải ngẫu nhiên mà Ngũ Hành Sơn được mệnh danh là “ Nam Thiên danh thắng” bởi nơi đây có phong cảnh rất đẹp và nên thơ, nằm giữa vùng cát trắng mịn từ biển Non Nước kéo dài đến bán đảo Tiên Sa,  là một tuyệt tác về cảnh quan thiên nhiên huyền ảo thơ mộng mà thiên nhiên ban tặng cho Đà Nẵng.

Ngũ Hành Sơn mang một vẻ đẹp rất riêng, cái riêng ấy thể hiện trong đời sống văn hóa tâm linh hòa cùng cảnh sắc thiên nhiên. Núi bao gồm năm ngọn núi đá vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển : Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn, mỗi ngọn lại mang những nét rất riêng về hình dáng, vị trí, chất liệu đá, về hang động, chùa chiền bên trong.

Đá cẩm thạch tại đây có màu ngũ sắc, phân chia theo từng núi: đá ở Thủy Sơn thường có màu hồng, ở Mộc Sơn thường có màu trắng, ở Hỏa Sơn thường có màu đỏ, ở Kim Sơn thường có màu thủy mặc và ở Thổ Sơn thường có màu nâu.

Mở đầu cho bộ Ngũ Hành Sơn là Kim Sơn, nằm ở phía bắc hai ngọn Hỏa Sơn, phía Đông Nam là đường Sư Vạn Hạnh, phía Bắc là ngọn Thổ Sơn. Hình dáng núi trông như một quả chuông úp sấp, nằm giữa Hỏa Sơn và Thổ Sơn, và bên cạnh dòng sông Trường nối dài với sông Hàn.

Ngày nay dòng sông Trường đã bị bồi lấp một phần thành đồng ruộng và ao hồ. Nằm tựa lưng vào ngọn núi này là ngôi chùa Quan Âm cổ kính với động Quan Âm huyền bí.

Tiếp đến là Mộc Sơn, ngọn núi nằm ở phía Đông Nam, nằm song song với núi Thủy Sơn. Dù mang tên là “mộc” nhưng cây cối ở đây rất ít. Người thế kỉ trước kể lại rằng, xưa kia núi này cũng là một hòn kỳ vĩ, với sườn núi dựng đứng, đá trắng nhô lên tua tủa. Về sau, sườn núi ở phía Bắc và phía Nam bị đào xới nhiều nên trông như một bức thành hư lồi lõm.

Kế tiếp là một ngọn núi được biết đến nhiều nhất và đẹp nhất về phong cảnh khi nhìn từ trên xuống, nằm trên bãi đất rộng theo hướng Đông Bắc, Thủy Sơn còn có tên gọi là núi Tam Thai bởi núi có ba đỉnh nằm ở ba tầng, giống như ba ngôi sao Tam Thai ở đuôi chòm sao Đại Hùng.

Không chỉ vậy nơi đây lưu giữ hai kỷ vật cổ quý hiếm: tấm bia Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật tại động Hoa Nghiêm và tấm Kim bài hình quả tim lửa có bút tích của vua Minh Mạng ban tặng cho chùa Tam Thai, đồng thời Thủy Sơn cũng là nơi được vua Minh Mạng viếng cảnh nhiều nhất.

Hỏa Sơn là ngọn núi thứ tư trong bộ Ngũ Hành Sơn, ngày xưa con sông Cổ Cò chạy dọc theo phía Nam hòn Hỏa Sơn, nay dấu vết chỉ còn lại một dải nước hẹp nối liền hai đoạn sông Ba Chà và Bãi Dài còn lại ở đầu và cuối phường Hòa Hải. Đây là một ngọn núi kép với một hòn Âm và một hòn Dương được nối liền với nhau bằng một đường đá thiên tạo nhô cao hẳn lên, ở giữa có chùa Ứng Thiên.

Cuối cùng là Thổ Sơn, đây là ngọn núi đất, thấp nhất, nhưng cũng dài nhất, hình dáng giống như còn rồng nằm trên bãi cát. Núi có hai tầng lô nhô những khối đá trên đỉnh và nhất là ở sườn phía đông. Sườn phía Bắc dốc hơn, có những vách đá dựng đứng, hẹp và thấp. Cây cỏ thưa thớt do bị phá hoại nhiều.

Tương truyền Thổ Sơn từng là nơi linh địa, được người Chăm chọn làm nơi cư trú, đến nay vẫn còn dấu vết của một kiến trúc Chăm. Ở chân núi có chùa  Long Hoa, chùa Huệ Quang và dấu tích của một địa đạo.

Có thể nói Ngũ Hành Sơn chứa đựng vẻ đẹp của cả đất trời, tạo hóa mang một vẻ đẹp vừa thoáng đãng lãng mạn, vừa trầm mặc cổ kính , lưu giữ những giá trị to lớn về văn hóa, tâm linh và lịch sử nước nhà, đã trở thành niềm tự hào của người dân xứ Quảng nói chung và người Việt Nam nói riêng và là điểm đến tham quan, chiêm bái của những du khách từ trong và ngoài nước cũng như người dân bản địa.

 

14 tháng 5 2020

Đà Nẵng không chỉ gây ấn tượng với du khách với hình ảnh năng động, luôn căng tràn sức sống mà còn thu hút bởi cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, đẹp mê hồn với biển trời bao la, núi non sừng sững. Đà Nẵng hội tụ biết bao vẻ đẹp tinh hoa của đất trời, tựa như một hòn ngọc quý giá nằm giữa dải đất hình chữ S!

Đà Nẵng nằm ở vùng Nam Trung Bộ, là một trong những thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam và là trung tâm lớn của nhiều lĩnh vực. Không những thế, Đà Nẵng còn là một thành phố du lịch tuyệt vời của đất Việt, là nơi bạn để bạn khám phá những danh lam thắng cảnh đẹp xinh, thưởng thức những món ăn ngon đậm đà hương vị đặc trưng và tận hưởng những khu nghỉ dưỡng sang trọng và đẳng cấp.

Đà Nẵng sở hữu nhiều bãi biển xinh đẹp, trong số đó có thể kể đến như bãi biển Mỹ Khê, biển Nam Ô, biển Phạm Văn Đồng, bãi Ghềnh Bàng,... Đến với thành phố biển, bạn có thể dành cả ngày để đắm mình trong làn nước biển mát lạnh, ngắm nhìn những con sóng vỗ, dạo chơi trên bãi cát mịn và thưởng thức vẻ đẹp của biển trời mênh mông vời vợi. Nơi đây cũng sẽ mang đến cho bạn cơ hội được chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí, kỳ ảo Đà Nẵng không chỉ có biển, mà còn có những ngọn núi kỳ vĩ, sừng sững bao bọc thành phố. Du khách có thể dành thời gian để khám phá núi Ngũ Hành Sơn hay núi Bà Nà. Đồng thời, bạn cũng có thể vui chơi tại những khu du lịch gần ngay thành phố như Suối Mơ hay tham quan chùa Linh Ứng - điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của xứ Đà của biển cả trong thời khắc bình minh và hoàng hôn.

22 tháng 5 2020

Cuộc sống ngày càng hiện đại, công nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu mưu sinh ngày càng cao thì con người lại càng muốn quay mình trở về với thiên nhiên. Nếu vịnh Hạ Long ở tỉnh Quảng Ninh thu hút nhiều khách du lịch vì những giá trị về địa chất, địa mạo, Vườn Quốc Gia Phong Nha Kẻ Bàng của tỉnh Quảng Bình hấp dẫn khách du lịch vì những cảnh quan kì bí, hùng vĩ lẫn về những giá trị về địa chất thì bán đảo Sơn Trà lại thu hút du khách đến thăm bởi sự thanh bình, yên lặng và hệ sinh thái động thực vật lẫn những câu chuyện bí ẩn, huyền ảo hấp dẫn.

thuyết minh về danh lam thắng cảnh bán đảo sơn trà

Thiên nhiên vốn dành cho những ai biết yêu quý và trân trọng vẻ đẹp của nó. Con người, dù sống trong cảnh giàu sang hay nghèo hèn thì đều có những nỗi phiền muộn riêng mà không ai có thể giải quyết được. Ngay chính những lúc ấy, bản chất con người – vốn được tạo hóa ban tặng – lại muốn quay trở về với thiên nhiên, với những cánh đồng, ngọn cỏ xanh mướt lung lay trong gió thoảng để lặng mình đi, tìm về với chính mình, để buông xuôi hết những gánh nặng, muộn phiền trong lòng và bán đảo Sơn Trà ( Đà Nẵng ) sẽ giúp những ai đang muốn về với thiên nhiên tìm được một khoảng không gian yên bình, tĩnh lặng trong tâm hồn.Thời xưa, bán đảo Sơn Trà là một hòn đảo gồm có ba ngọn núi. ngọn núi phía Đông Nam hướng ra biển như hình con Nghê nên người ta thường gọi là ngọn Nghê. ngọn núi phía Tây có hình dạng giống mỏ của con diều hâu nên thường gọi là núi Diều Hầu và ngọn núi phía Bắc hướng ra biển Đông dài như cổ của một con ngựa nên người ta gọi luôn là ngọn Cổ Ngựa. Chạy theo dòng chảy của thời gian, dòng nước biển chảy ven bờ tải bồi đắp phù sa lên tạo thành một dãy đất chạy từ đất liền ra đảo và tạo nên bán đảo Sơn Trà như ngày hôm nay. Kể từ khi Sơn Trà được hình thành, có thể nói nơi đây đã trở thành căn cứ trọng điểm được triều đình nhà Nguyễn cho lập pháo đồn phòng thủ, đài quan sát tiền tiêu. Từ đó, ta có thể hiểu được rằng tại sao ngày ấy, khi Pháp và Mỹ đổ bộ tấn công việt nam đều chọn Sơn Trà là nơi tấn công đầu tiên và được Mỹ cho xây dựng ở Sơn Trà làm cơ sở chủ yếu về mọi mặt bởi nơi đây có vị trí chiến lược không chỉ quan trọng với Việt Nam mà còn đối với các nước ở Đông Nam Á. Sau khi thoát khỏi chiến tranh, ngày nay, bán đảo Sơn Trà có thể xem là một điểm chấm, là phần cuối cùng của dãy núi trường Sơn Bắc, cùng đèo Hải Vân hướng ra biển đông với diện tích khoảng 4439 ha. Sơn Trà được xem như cảnh ở tiên giới với đỉnh núi cao nhất là 696 mét, chiều dài từ Đông sang Tây khoảng 15km, nơi rộng nhất là 6km, hẹp nhất khoảng 2km với chu vi của bán đảo chừng 50km. Đối với người dân nơi đây, bán đảo Sơn Trà như chiếc là phổi xanh của con người Đà Nẵng bởi cảnh quan vô cùng xinh đẹp với thành phần loài động thực vật lớn. Hệ sinh thái nơi đây vô cùng phong phú và đa dạng với hơn 100 loài, trong đó có các loài quý hiếm như vọoc chà vá, khỉ đuôi dài, …hay những loài cây quý hiếm như dầu lá bóng, chò chai, chò chỉ, chò đen,…mà chỉ ở sơn trà mới tồn tại lẫn thêm vào đó là rừng nguyên sinh với những cây cối xanh tươi trong bầu khí hậu mát mẻ, trong lành đã trở thành một địa điểm du lịch vô cùng lí tưởng cho những con người yêu khám phá thiên nhiên, cho những ai muốn trở về mẹ thiên nhiên.

Cách bãi biển Mỹ Khê khoảng 7km về hướng đông Bắc, khách du lịch có thể di chuyển bằng xe máy, taxi hoặc đi thuyền dọc con sông Hàn để đến nơi ” bồng lai tiên cảnh ” này với những địa điểm du lịch vô cùng nổi tiếng và hấp dẫn. Mở đầu cho cuộc hành trình khám phá bán đảo Sơn Trà, khách du lịch sẽ đi qua Đồi Vọng Cảnh ( nhiều người còn gọi là Đài Vọng Cảnh Sơn Trà ). Đồi Vọng Cảnh nằm ở độ cao khoảng 600 mét, đây được xem là địa điểm dừng chân và khám phá vô cùng ấn tượng cho khách du lịch bằng đường bộ. Đồi Vọng Cảnh được xây dựng trên một mỏm đá nhô ra nên đứng từ đây, du khách có thể nhìn thấy Đảo Ngọc ( Hòn Chảo ), trạm ra đa và đèo Hải Vân. Trước nhà Vọng Cảnh có đặt hình đá con khỉ, tượng trưng cho biểu tượng của bán đảo Sơn Trà ( xưa thường gọi là núi khỉ ). Đứng tại nơi đây, du khách có thể chụp được những bức ảnh vô cùng đẹp trước cảnh núi thiên nhiên hùng vĩ. Ngoài ra, tại nơi đây, khách du lịch có thể nghĩ ngơi hoặc hít một hơi thật sâu, hưởng thụ bầu không khí và không gian tuyệt đẹp nơi đây. Tiếp bước cho cuộc hành trình khám phá Sơn Trà, du khách sẽ bước đến một không gian hoàn toàn khác lạ mang tên ” Bàn Cờ Tiên “. Đường lên Bàn Cờ Tiên vô cùng lắc lẻo, khó khăn nhưng khi lên tới nơi, bạn sẽ quên đi hết những mệt nhọc bởi quang cảnh nơi đây được ví như ” bồng lai tiên cảnh ” trong những bộ phim cổ trang hay những câu chuyện huyền thoại. Cái tên Bàn Cờ Tiên cũng là bắt nguồn từ một câu chuyện huyền thoại. Có thể tóm tắt như sau: xưa, có một số thi nhân đi lên núi giữa lúc trời còn chưa sáng và nghe thấy tiếng cười nói của ai đó bên kia vọng lại nhưng khi họ tới đó, chỉ thấy một bàn cờ còn đang chơi dang dở. Từ đó họ cho rằng tiếng cười nói đó là của những vị tiên xuống trần chơi đánh cờ nhưng nghe tiếng của con người, họ vội bay đi mà quên mang theo bàn cờ…Tất cả câu chuyện về cái tên Bàn Cờ Tiên đều được ghi lại lên một tấm bảng được đặt trên ngọn núi cao khoảng 700 mét ấy. Quên câu chuyện huyền thoại ấy đi, khách du lịch mỗi khi lên đây đều đắm chìm trong không gian cao mênh mông, nhìn lên thấy trời xanh vô tận, nhìn xuống thấy toàn thành phố Đã Nẵng uy nghi và tráng lệ. Có lẽ thời gian thích hợp nhất để du khách hưởng thụ cảnh đẹp của Bàn Cờ Tiên là vào lúc ánh bình minh, khi mà dòng người còn chìm trong giấc ngủ, thiên nhiên chỉ vừa mới tỉnh giấc. Men theo sườn núi về phía Đông Nam Sơn Trà, du khách sẽ đến với rừng núi xanh tươi Cây Đa Đại Thụ. Tại đây, tiểu khu 63 của khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà có rất nhiều cây đa, chúng tạo thành một quần thể đa nhưng trong đó có duy nhất một cây đa có nhiều rễ đâm sâu xuống lòng đất tạo nên một vẻ đẹp vô cùng lỳ lạ nhưng hấp dẫn, thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan. Cây Đa Đại Thụ ( hay còn gọi là Bách Niên Ngàn Năm, Cây Đa Ngàn Năm ) có chu vi khoảng 10 mét, 26 rễ phụ, mỗi rễ cao khoảng 25 mét, theo báo cáo của ban quản lý bán đảo Sơn Trà. Đã từng có rất nhiều người đến đây, ngắm nghía cây đa này với một câu hỏi ” cây đa này đã bao nhiêu tuổi? “. Câu hỏi đó cho đến ngày nay vẫn chưa có câu trả lời nhưng chính sự thắc mắc đấy đã hấp dẫn nhiều du khách đến đây chiêm ngưỡng, chụp ảnh,…Sau chặng đường khám phá Sơn Trà, cuối cùng, du khách sẽ dừng chân tại chùa Linh Ứng. Ngôi chùa này nằm ở độ cao khoảng 693 mét, nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 10km về phía Đông Bắc với tượng phât Quan Âm cao 67 mét, đường kính tòa sen 35 mét. Đây được xem là ngôi chùa có tượng Quan Âm cao nhất Việt Nam. Tượng Quan Âm lưng hướng về núi, mặt hướng ra biển, một tay bắt ấn tam muội, tay còn lại cầm bình nước cam lồ như ban phúc, chúc bình an cho những người dân nơi đây, nhất là những người ngư dân ra khơi thuận buồm xuôi gió, thuận lợi bình an.

Ngoài những địa điểm du lịch trên, du khách có thể tham quan một số địa điểm khác như Cảng Tiên Sa, Bãi Tiên Sa, Mắt Thần Đông Dương, Bãi Đá Đen, Mũi Nghê,…Hơn nữa, đến với Sơn Trà còn có các hoạt động du lịch khác như câu cá, tắm biển, lặn ngắm sa hô, leo núi, khám phá rừng nguyên sinh, team building,…với những món ăn vô cùng độc đáo.

Đến với bán đảo Sơn Trà, du khách như được về với chính ngôi nhà của mình, như được hòa mình vào với thiên nhiên, với vũ trụ. Hãy đến với Sơn Trà một lần, bạn sẽ tìm thấy được chính mình, sẽ vô cùng thích thú và ấn tượng về nơi đây.

5 tháng 4 2022

Giúp mik với

7 tháng 5

O each Dia ly lop 5 co Bai nay ha ?

4 tháng 5 2022

Tham Khảo:

Làng Nghề Bánh Tráng Túy Loan cách 14km trung tâm Đà Nẵng về phía Tây Nam, nằm ở xã Hòa Phong huyện Hòa Vang. Làng nghề này đã có từ hơn 500 về trước, dã đi qua biết bao nhiêu thay đổi của lịch sử, truyền thống và văn hóa Việt Nam. Bánh tráng đã không còn xa lạ gì đối với người Việt Nam và kể cả những khách du lịch ngoại quốc, đây là một món ăn đi kèm không thể thiếu trong rất nhiều mòn ăn truyền thống, đặc biệt là mỳ Quảng. Gạo- nguyên liệu chính làm nên bánh tráng được người dân nơi đây chọn lọc rất kỹ lưỡng, phải là gạo rất thơm ngon được thu hoạch vụ đông- xuân. Nhiều gia vị được thêm vào như nước mắm, muối, đường, tỏi và mè khiến cho sản phẩm càng trở nên hấp dẫn và độc đáo. Không như những nơi khác, bánh sau khi tráng xong được hơ trên than lửa thay vì phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, giúp cho bánh không bị mốc. Đến thăm ngôi làng có tuổi đời 5 thế kỉ, thưởng thức mỳ quảng cùng với bánh tráng tại làng nghề Túy Loan chắc chắn sẽ là kỉ niệm đáng nhớ trong chuyến du lịch Đà Nẵng của bạn.
Bánh tráng cuốn Đà Nẵng được biến tấu theo nhiều công thức chế biến khác nhau như: bánh tráng cuốn thịt heo, bánh tráng cuốn ram, bánh tráng cuốn bơ… Mỗi công thức kết hợp các loại nguyên liệu khác nhau để tạo ra được món ăn thơm ngon, khó cưỡng. Sự đa dạng này giúp thực khách có nhiều lựa chọn để thay đổi vị giác và phù hợp với sở thích của mình. 

12 tháng 1 2022

mn giúp mk vs ạ 

 

12 tháng 1 2022

tham khảo :

Đà Nẵng là một thành phố đẹp ở miền trung Việt Nam. Vì có khí hậu nhiệt đới mà Đà Nẵng nóng ẩm quanh năm. Đây là một trong những điểm du lịch thu hút du khách nước ngoài nhiều nhất. Đà Nẵng rất nổi tiếng với dịch vụ du lịch. Có khu du lịch Bà Nà Hill ở trên đỉnh núi. Giữa trung tâm thành phố có rất nhiều cây cầu. Cầu nổi tiếng nhất là cầu Sông Hàn, cây cầu quay đầu tiên của Việt Nam và cầu Rồng. Những cây cầu độc đáo này là niềm tự hào của người dân địa phương. Đà Nẵng có rất nhiều bãi biển và hang động đẹp. Thành phố này cũng có rất ẩm thực truyền thống khiến du lịch khen ngợi và nhớ về. Người dân nơi đây vô cùng tốt bụng, hào phóng và hiếu khách. Đây là thành phố đáng sống nhất Việt Nam theo các tờ báo nước ngoài.