Viết 1 đoạn văn khoảng 8 - 10 câu để làm rõ tình bạn thắm thiết, chân thành của tác giả trong bài thơ trên, trong đó có sử dụng quan hệ từ (gạch chân)
.
bài thơ là Bạn đến chơi nhà
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Bạn đến chơi nhà là một bài thơ hay cho ta những thấu hiểu về tình bạn chân thành, thắm thiết vượt lên trên những thiếu thốn vật chất. Người bạn của nhà thơ đã từ rất lâu mới đến thăm. Theo lẽ thông thường, với người khách tới chơi, ắt hẳn sự tiếp đón của gia chủ phải tận tình lắm. Nhà thơ của chúng ta cũng tận tình, nhà thơ rất muốn đãi bạn nhiều món ở nhànhưng là sự tận tình của muôn vàn thiếu thốn(Câu ghép). Mỗi hình ảnh, mỗi lời hàn huyên với bạn đều là lời nói về cái thiếu thốn, có mà như không. Một loạt những hình ảnh liệt kê được đưa ra giúp ta hiểu về sự khó xử của người chủ nhà. Mọi thứ đều ngăn cản cuộc tiếp đón nồng hậu với người bạn tới chơi. Căn nhà quê hương ngỡ tưởng đủ đầy hóa ra lại chẳng có gì để bạn bè được tụ họp. Những cá, những gà, cải, cà, bầu, mướp... Ta nghe tưởng chừng vô lí và lại muôn vàn có lí trong trường hợp này. Tình cảm nhà thơ với người bạn là sự mến thương vô cùng. TÌnh yêu thương, trân trọng ấy chính là bởi người bạn tới thăm nơi thôn quê của nhà thơ. Và dẫu cho có cho bạn thấy cái thiếu thốn thì tác giả cũng không ngại ngùng. Bởi lẽ, sự thân thiết ở họ là "ta với ta". Tình cảm gắn bó giữa đôi bạn tri kỉ làm ta thêm muôn phần trân trọng. Giọng điệu hóm hỉnh của nhà thơ nói cho ta câu chuyện về một tình bạn gắn bó, một tình bạn đẹp vượt trên muôn vàn những thiếu thốn bên lề. Nếu không có cái thiếu thốn muôn phần kia, thì biết đâu ,ta không thấy một cái ta với ta nồng hậu đến vậy!
Quan hệ từ: Nếu ... thì
Em tham khảo:
Tình bạn cao cả vượt qua mọi vật chất của cụ Nguyễn Khuyến được thể hiện qua bài thơ "Bạn đến chơi nhà". Em cảm thấy tình bạn của tác giả là tình cảm trong sáng và quý giá được thể hiện qua một tình huống khó xử. Đó là nhà của cụ cái gì cũng có nhưng chúng đều không sử dụng được để bạn thông cảm cho hoàn cảnh của mình. Để rồi tác giả hạ một câu kết "Bác đến chơi đây, ta với ta" để ngụ ý rằng người bạn của Nguyễn Khuyến đến đây để chơi với tác giả, khẳng định tình bạn(Từ ghép) là cao cả, là trên hết vượt qua mọi vật chất. Tác giả đề cao tình bạn chân thành qua một cụm từ nhưng nó chứa đựng một tình bạn đậm đà của cụ Nguyễn Khuyến đối với người bạn lâu ngày đến thăm. Qua bài thơ đnày, em đã biết tình bạn là thứ không có gì có thể thay thế được.
Tham khảo
Bài thơ Bạn đến chơi nhà là bài thơ hay viết về tình bạn, một tình bạn thắm thiết keo sơn. Một tâm hồn thanh bạch cao quý của hai con người hòa là một, một cách sống thanh cao trọng tình trọng nghĩa. Tình bạn của họ thật cảm động chứ không như Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng lên án Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi. Tình bạn cao quý ấy còn chói ngời mãi, là điển hình cho tình bằng hữu xưa nay.
Khép lại bài thơ, ai ai cũng xúc động trước tình bạn cao quý của họ. Lời thơ dung dị, ý thơ chất chứa bao tình cảm thân thương trìu mến tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.
In đậm: Từ ghép
Tham khảo ạ !!!
Bài thơ "bạn đến chơi nhà" là bài thơ thành công nhất của Nguyễn Khuyến, và cũng là bài thơ đại điện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam. Bài thơ bày bày tỏ về cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông. Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui, nó là khởi nguồn cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài. Gặp lai một người bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Hôm nay bác tới chơi nhà thật quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách, nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thị xa, ao sâu khó chài cá .... Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng, toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả. Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Đó là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.
Tham khảo
“Quê hương mấy ai không nhớ” mỗi lúc đi xa, từ nỗi nhớ đó, Thi tiên - Lý Bạch đã để lại cho đời một kiệt tác bất hủ về thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt: bài thơ “Tĩnh dạ tứ”. Thưở nhỏ khi còn sống ở quê, Lí Bạch thường lên núi Nga Mi ngắm trăng và(quan hệ từ) yêu tha thiết vầng trăng quê hương ấy. Và kể từ đó mỗi lúc đi xa, đến bất cứ nơi nào, mỗi lần nhìn trăng là tác giả lại nhớ cố hương. Hai câu thơ đầu trong bài gợi tả cảnh, ánh trăng như rọi xuống đầu giường, tỏa ánh sáng lung linh huyền ảo trong đêm khiến cho thi nhân cứ ngỡ mặt đất phủ sương. Ngẩng đầu nhìn trăng bất chợt chạnh lòng nhớ về quê cũ, về một nơi mà tác giả yêu thương thắm thiết. Trên bước đường phiêu bạt, nhà thơ như cánh chim trời tung bay thỏa chí nhưng từ sâu thẳm nỗi nhớ quê vẫn trĩu nặng trong lòng. Không giống như người bạn thân của mình – Hạ Tri Chương nhớ quê trong khoảnh khắc vừa đặt chân trở về quê cũ, Lý Bạch nhớ quê khi đang ở xứ lạ quê người. Bài thơ thật ngắn chỉ vỏn vẹn hai mươi chữ nhưng chứa đầy tình cảm sâu nặng tha thiết với quê hương của người con xa xứ - Lí Bạch.