viết kết bài của bài thuyết trình về vấn đề tại sao phải tôn trọng và đối xử bình đẳng với bạn nữ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hiện nay vấn đề trọng nam khinh nữ tuy ko còn quá phổ biến ở thành thị, nhưng nó vẫn còn hiện hữu ở các vùng nông thôn. Mng ai cũng cho rằng, sinh con trai thì sẽ có ng nối dõi và sinh con gái thì nuôi sau này lớn thì cho đi lấy chồng là xong. Nhưng họ ko bt rằng nữ giới cũng cần phải đc đối xử công bằng như nam giới. Cũng có rất nhiều việc như thêu thùa, may vá phụ nữ làm được nhưng đàn ông thì ko. Phụ nữ nhiều khi phải làm những công việc nặng nhọc khác như ở nhà chăm con, bỏ bê công việc để trở thành một ng vợ hiền. Chăm con đối với một số ng ngoài miệng bảo dễ nhưng khi phải lm công việc đó cùng với việc khác thì lại càng thêm mệt nhọc hơn. Thời nay định kiến "trọng nam khinh nữ" đã được nhiều ng bác bỏ và cho rằng điều đó là ko công bằng. Tại sao cũng cùng lm một công việc, một thời gian mà nữ giới lại chỉ được trả công chỉ bằng 1/10 nam giới. Điều đó có thật công bằng hay không?
Tham khảo:
Nếu không có kỷ niệm em sắp kể thì có lẽ em đã không quyết tâm trở thành bác sỹ như vậy. Hôm ấy, em bị sốt, mẹ phải đưa em vào bệnh viện để khám bệnh. Em có dịp biết cô Mai, một bác sỹ giỏi khoa nhi trong thành phố của em.
Từ người cô toát lên một vể đẹp giản dị, đẹp tựa một nhành hoa Huệ trắng tinh khiết và thanh cao. Người cô mảnh cao, nhìn trông thật duyên dáng, dáng đi nhanh nhẹn, vẻ mặt hiền hòa.
Đáng chú trên khuôn mặt là cặp mắt của cô, đôi mắt dẹp lạ thường, đen lay láy nhưng đầy vẻ ưu tư, lo lắng tựa như đôi mắt của cô giáo em vậy. Có lẽ như thế nên vừa gặp cô em có nảy sinh cảm tình luôn mải ngắm nhìn cô, nhìn từ dáng đi, dáng đứng, phong cách làm việc...
Bác sỹ Mai nhẹ nhàng đến bên người bệnh, thăm hỏi ân cần việc ăn, ngủ của người bệnh, cô kiểm ta từ từ ấn nhẹ vào vùng bụng tai nghe ống kính để theo giõi sức khỏe người bệnh. Đôi bàn tay nhỏ nhắn, trắng trẻo ấy làm việc thoăn thoắt.
Bác sỹ lấy dụng cụ đo huyết áp đắt ngay ngắn xuống giường người bệnh, bàn tay cô nhẹ nhàng xắn tay áo người bệnh lên, đặt ống nghe và cuốn cuộn vải dày vào tay họ. Hai ngón tay bóp đều vào ống cao su, kim đồng hồ nhích dần, nhích dần, cuối cùng cô ghi kết quả kiểm tra lên bệnh án. Cứ như thế cô mải mê làm việc.
Rồi cô lại lấy ống nghe đeo trên cổ ra để kiểm tra nhịp tim, phổi của từng người. Thỉnh thoảng, cô lại dùng đồng hồ nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể của từng bệnh nhân. Sau cùng cô phát thuốc, và động viên vỗ về người bệnh như muốn san sẻ bớt nỗi đau của họ.
Dường như cô vui khi được người bệnh vui, cô buồn trước cái buồn của người bệnh, cô xem từng bệnh nhân như ân nhân của cô vậy, đúng là lương y như từ mẫu, thầy thuốc như mẹ hiền.
Hình ảnh cô bác sỹ đã in sâu trong tâm hồn em và khiến em vô cùng cảm phục. Em nghĩ mình phải cố gắng học tập để sau này làm được như cô, làm được việc cao quý trong những nghề cao quý ấy.
Tôn trọng người khác là một khía cạnh quan trọng trong mối quan hệ giữa con người. Nó thể hiện sự đối xử trung thực, cẩn trọng, lịch sự và tình cảm với nhau. Tuy nhiên, hiện nay, không phải ai cũng có thể tôn trọng người khác một cách đúng mực. Vì vậy, trong bài viết này, tôi sẽ trình bày ý kiến về tầm quan trọng của việc tôn trọng người khác và mong muốn được người khác tôn trọng.
Đầu tiên, việc tôn trọng người khác mang lại cho chúng ta sự lịch sự và chuyên nghiệp. Khi chúng ta hiểu và tôn trọng người khác, điều này đồng nghĩa với việc chúng ta hiểu và tôn trọng văn hóa, giá trị và quan điểm của người khác. Trong khi đó, việc không tôn trọng người khác có thể khiến chúng ta trở thành những người vô lễ hoặc thiếu cẩn trọng khi xử lý các tình huống giao tiếp với người khác.
Thứ hai, tôn trọng người khác giúp chúng ta xây dựng mối quan hệ tốt. Khi chúng ta tôn trọng người khác, chúng ta tự động thu hút sự tôn trọng của họ. Người khác sẽ quý trọng chúng ta hơn, họ sẽ cảm thấy tin tưởng và chia sẻ thông tin một cách dễ dàng hơn. Điều này đặc biệt quan trọng trong cuộc sống nơi mà một mối quan hệ tốt với người khác giúp chúng ta thành công hơn.
Cuối cùng, mong muốn được người khác tôn trọng là điều mà chúng ta nên khao khát. Tôn trọng người khác có thể giúp chúng ta đạt được mục tiêu của mình một cách dễ dàng hơn. Khi chúng ta được người khác tôn trọng, chúng ta có thể thông qua những suy nghĩ, ý kiến và kinh nghiệm của họ để nâng cao khả năng của mình. Ngoài ra, việc được người khác tôn trọng là một cảm giác tuyệt vời và giúp chúng ta cảm thấy vững vàng hơn trong cuộc sống.
Tóm lại, tôn trọng người khác là một giá trị vô giá trong mối quan hệ giữa con người. Việc tôn trọng người khác giúp chúng ta trở nên lịch sự, chuyên nghiệp hơn, xây dựng mối quan hệ tốt hơn và đạt được mục tiêu của mình một cách dễ dàng hơn. Vì vậy, chúng ta nên cố gắng tôn trọng người khác và mong muốn được người khác tôn trọng chúng ta.
ỗi cá nhân không chỉ là một cá thể riêng biệt mà còn nằm trong những mối quan hệ của cộng đồng, xã hội. Lẽ đương nhiên, những mối quan hệ ấy được xây dựng, phát triển dựa trên thái độ cầu thị và ý thức tôn trọng người khác. Có thể nói, tôn trọng người khác là điều kiện tiên quyết, cần thiết để duy trì bất cứ tình cảm nào.
Trước hết, ta cần hiểu rõ về sự tôn trọng. Tôn trọng người khác chính là đưa ra sự đánh giá đúng mực về danh dự và phẩm giá của họ. Khi thấy được những khiếm khuyết, sai lầm của người khác, thay vì chỉ trích, đay nghiến, ta có thể giúp đỡ, góp ý cho họ một cách nhẹ nhàng, tích cực. Sự tôn trọng đối với người khác còn được thể hiện qua việc sẵn sàng chấp nhận, lắng nghe những ý kiến đóng góp về bản thân. Đó cũng là một cách để ta nhìn nhận và hoàn thiện mình.
Có rất nhiều lí do để ta phải tôn trọng người khác. Đầu tiên, sự tôn trọng sẽ đem đến niềm vui, tích cực cho những người xung quanh. Ai cũng có cái tôi cá nhân, đều muốn ý kiến, quan điểm của mình được ủng hộ và chấp nhận. Khi chúng ta tôn trọng đối phương, ta sẽ lắng nghe, nhận xét, góp ý nhẹ nhàng để đối phương có thể hiểu và thay đổi. Nhờ đó, những người xung quanh cũng nhìn nhận và đánh giá ta theo một cách tích cực. Vậy nên, tôn trọng người khác chính là tự tôn trọng bản thân mình, nâng giá trị của mình lên cao hơn. Không chỉ vậy, những hành động tích cực mà ta làm cũng sẽ góp phần tạo nên một cộng đồng văn minh, tốt đẹp, thịnh vượng.
Vậy làm cách nào để ta có thể rèn luyện thái độ tôn trọng người khác? Đó là cả một quá trình rèn luyện, cần nhiều thời gian và công sức. Hãy bắt đầu bằng những hành động hết sức đơn giản như lễ phép với người lớn, biết nói "cảm ơn" và "xin lỗi" khi cần thiết, tập lắng nghe những góp ý của mọi người,... Chỉ khi ta dành thời gian để rèn luyện, ta mới đạt được thứ mà mình mong muốn. Ngoài ra, con người còn cần phải học cách yêu thương và tôn trọng bản thân. Mỗi người đều là một cá thể riêng biệt với những đặc điểm khác nhau. Việc chấp nhận sự khác biệt, không ngừng nâng cao và hoàn thiện bản thân chính là chìa khóa để ta học cách tôn trọng chính mình.
Tựu chung lại, tôn trọng là thái độ đáng quý. Nó mang đến rất nhiều lợi ích cũng như sự tích cực đến cho xã hội. Chính vì vậy, mỗi người cần học cách tôn trọng bản thân cũng như tôn trọng những người xung quanh mình.
Tham khảo:
Cuộc sống đâu phải chỉ có nỗi buồn, niềm đau. Cuộc sống còn tồn tại những điều kì diệu, đẹp đẽ. Mỗi điều kì diệu, đẹp đẽ ấy giống như một món quà mà loài người dành cho nhau. Sự tôn trọng là món quà mà mỗi người cần dành tặng cho người khác, đó cũng là món quà mà ta luôn mong muốn được nhận về.
Tôn trọng là sự coi trọng danh dự, nhân phẩm, lợi ích, quyết định hay những nét riêng biệt của người khác. Từ sự coi trọng ấy mà có thái độ, cách ứng xử hay đánh giá đúng mực đối với họ.
Tôn trọng là không đem danh dự, nhân phẩm của người khác ra để giễu cợt, xúc phạm. Bởi nhân vô thập toàn, không ai hoàn toàn tốt, cũng không ai hoàn toàn xấu xa. Nếu người khác chưa tốt, ta có thể góp ý để họ tốt hơn lên, khích lên những mặt tốt trong con người họ. Sự chê bai, đả kích mặt xấu của người khác chỉ gây nên hiềm khích và những xúc cảm tiêu cực. Ngược lại, phát hiện và coi trọng những mặt tốt của đối phương là một cách ứng xử nhân văn thể hiện sự tôn trọng.
Tôn trọng còn là có thái độ đúng mực đối với lựa chọn, quyết định của đối phương về một việc gì đó. Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Không ai tồn tại độc lập. Trong công việc tập thể, ý kiến, quyết định của người này có thể ảnh hưởng đến người khác. Nhưng không phải vì vậy mà ta bác bỏ những ý kiến, quyết định trái chiều với mình bằng thái độ phản ứng gay gắt. Ai cũng có quyền tự do ngôn luận và đề xuất cách giải quyết vấn đề. Tôn trọng người khác là lắng nghe và góp ý, chứ không phải đả kích công khai bằng những lới chỉ trích đầy mùi thuốc súng.
Mỗi người đều có điểm riêng biệt về ngoại hình, học vấn, trình độ.. Tôn trọng người khác là coi trọng cả những điểm riêng biệt ấy. Một người có thể không cân đối về ngoại hình, nhưng lại vô cùng hài hước; một người có thể không có học vấn cao, nhưng lại rất biết cách làm cho người khác vui vẻ; một người có thể chỉ làm công việc phục vụ, dọn rác, nhưng lại có tấm lòng nhân hậu.. Ai cũng có giá trị riêng của bản thân. Chúng ta cần tôn trọng những giá trị riêng ấy.
Tôn trọng người khác mang lại những điều vô cùng đẹp đẽ cho cuộc sống này. Tôn trọng người khác giúp chính chúng ta trở nên hạnh phúc, vui vẻ, vì nhìn nhận được giá trị của người khác, vì mang đến niềm vui cho người khác và được mọi người yêu mến. Tôn trọng người khác còn mang lại sự kết nối bền vững với những người xung quanh. Bởi một điều dễ hiểu rằng, không ai muốn kết bạn với người chỉ quen chỉ trích, giễu cợt, coi thường người khác cả. Sự tôn trọng cũng là một trong những viên gạch nền móng giúp ta hoàn thiện nhân cách và có được niềm vui, sự thành công trong cuộc sống. Cách ứng xử của mỗi người với nhau còn có tác động đến tập thể, cộng đồng. Xã hội mà ai nấy đều đối xử với nhau bằng thái độ tôn trọng, đó chẳng phải là một xã hội nhân văn sao? Xã hội mà người này đối với người kia đều chỉ là hiềm khích, coi thường, đó chẳng phải là điều tệ lắm sao? Câu chuyện giả tưởng về cái chết của sáu người trong tình huống bị kẹt nơi một hang lạnh, mỗi người không ai chịu bỏ que củi của mình vào đống lửa sắp tàn chỉ vì không tôn trọng địa vị, màu da.. của nhau chính là minh chứng sinh động cho hậu quả của thái độ ứng xử thiếu tôn trọng và sự nhân văn.
Điều quan trọng nữa là, khi ta tôn trọng người khác, thì người khác cũng tôn trọng mình. Bản thân đối xử với người khác bằng thái độ nhân ái, đúng mực thì mới nhận được những điều tốt đẹp. Ai cũng mong muốn bản thân được tôn trọng. Quy luật của cuộc sống là có cho có nhận. Nên nếu mong muốn bản thân được tôn trọng, thì chính chúng ta cũng phải dành điều tốt đẹp đó đến mọi người.
Thể hiện sự tôn trọng với người khác không khó chút nào. Tử tế, nhã nhặn, phải phép trong giao tiếp; không phân biệt đối xử, không lấy khuyết điểm của người khác làm niềm vui; tôn trọng thói quen, điểm riêng biệt của mỗi người; luôn luôn lắng nghe người khác.. chính là cách chúng ta thể hiện sự tôn trọng và là điều cần làm để ta nhận được sự tôn trọng từ người khác.
Hãy đối xử với người khác như ta muốn họ đối xử với ta là nguyên tắc sống đã trở thành "chân lí". Mình tôn trọng mọi người, mọi người sẽ tôn trọng mình. Tạo nên vòng tròn quan hệ dựa trên tinh thần nhân ái, bao dung, tôn trọng nhau, điều kì diệu nhất định sẽ ghé thăm
Tham khảo:
Cuộc sống đâu phải chỉ có nỗi buồn, niềm đau. Cuộc sống còn tồn tại những điều kì diệu, đẹp đẽ. Mỗi điều kì diệu, đẹp đẽ ấy giống như một món quà mà loài người dành cho nhau. Sự tôn trọng là món quà mà mỗi người cần dành tặng cho người khác, đó cũng là món quà mà ta luôn mong muốn được nhận về.
Tôn trọng là sự coi trọng danh dự, nhân phẩm, lợi ích, quyết định hay những nét riêng biệt của người khác. Từ sự coi trọng ấy mà có thái độ, cách ứng xử hay đánh giá đúng mực đối với họ.
Mỗi người đều có điểm riêng biệt về ngoại hình, học vấn, trình độ.. Tôn trọng người khác là coi trọng cả những điểm riêng biệt ấy. Ai cũng có giá trị riêng của bản thân. Chúng ta cần tôn trọng những giá trị riêng ấy.
Hãy đối xử với người khác như ta muốn họ đối xử với ta là nguyên tắc sống đã trở thành "chân lí". Mình tôn trọng mọi người, mọi người sẽ tôn trọng mình. Tạo nên vòng tròn quan hệ dựa trên tinh thần nhân ái, bao dung, tôn trọng nhau, điều kì diệu nhất định sẽ ghé thăm
tham khảo:
Trong cuộc sống, mỗi con người có một tính cách, một cá tính khác nhau. Tất cả làm nên một thế giới nhiều màu sắc vô cùng phong phú, đa dạng. Từ việc mỗi người một phong cách dẫn đến quan điểm của chúng ta cũng có sự khác biệt, chính vì thế, chúng ta cần phải tôn trọng quan điểm của người khác.
Quan điểm là những tư duy, suy nghĩ của con người dẫn đến hành động bộc lộ ra bên ngoài. Việc chúng ta tôn trọng quan điểm của người khác cũng là tôn trọng chính bản thân mình. Người biết tôn trọng quan điểm của người khác là người biết lắng nghe những quan điểm, chia sẻ, góc nhìn của người khác một cách trân trọng và tỉ mỉ. Chúng ta có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm của người khác nhưng không tìm cách vùi dập hoặc coi thường suy nghĩ của họ. Bên cạnh việc lắng nghe, tôn trọng quan điểm của người khác, chúng ta cũng nên biết chọn lọc và rút ra ý nghĩa từ quan điểm của họ làm bài học cho chính bản thân mình.
Việc tôn trọng ý kiến, quan điểm của người khác cũng mang lại cho chúng ta nhiều ý nghĩa, lợi ích quan trọng. Khi lắng nghe quan điểm của người khác giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về họ, hiểu họ và từ đó đánh giá được con người của họ và khi tôn trọng quan điểm của người khác, chúng ta sẽ được họ tôn trọng lại. Việc rút ra bài học từ quan điểm của người khác giúp chúng ta có bài học và hoàn thiện bản thân mình hơn.
Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người không biết tôn trọng quan điểm của người khác, luôn cho mình là nhất, quan điểm của mình là đúng và người khác là sai. Lại có những người khi không đồng tình với quan điểm của người khác thì tìm cách vùi dập, hạ bệ họ… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.
Mỗi con người chỉ được sống một lần duy nhất, hãy sống và trở thành con người có ích, tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình để góp phần khiến cho cuộc sống này ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
Trong cuộc sống, mỗi con người có một tính cách, một cá tính khác nhau. Tất cả làm nên một thế giới nhiều màu sắc vô cùng phong phú, đa dạng. Từ việc mỗi người một phong cách dẫn đến quan điểm của chúng ta cũng có sự khác biệt, chính vì thế, chúng ta cần phải tôn trọng quan điểm của người khác.
Quan điểm là những tư duy, suy nghĩ của con người dẫn đến hành động bộc lộ ra bên ngoài. Việc chúng ta tôn trọng quan điểm của người khác cũng là tôn trọng chính bản thân mình. Người biết tôn trọng quan điểm của người khác là người biết lắng nghe những quan điểm, chia sẻ, góc nhìn của người khác một cách trân trọng và tỉ mỉ. Chúng ta có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm của người khác nhưng không tìm cách vùi dập hoặc coi thường suy nghĩ của họ. Bên cạnh việc lắng nghe, tôn trọng quan điểm của người khác, chúng ta cũng nên biết chọn lọc và rút ra ý nghĩa từ quan điểm của họ làm bài học cho chính bản thân mình.
Việc tôn trọng ý kiến, quan điểm của người khác cũng mang lại cho chúng ta nhiều ý nghĩa, lợi ích quan trọng. Khi lắng nghe quan điểm của người khác giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về họ, hiểu họ và từ đó đánh giá được con người của họ và khi tôn trọng quan điểm của người khác, chúng ta sẽ được họ tôn trọng lại. Việc rút ra bài học từ quan điểm của người khác giúp chúng ta có bài học và hoàn thiện bản thân mình hơn.
thời đại này ko ai chơi lại đc con rồi chỵ 2
vì bn nó là sư tử hà đông chỵ ạ
Hiện nay vấn đề trọng nam khinh nữ tuy ko còn quá phổ biến ở thành thị, nhưng nó vẫn còn hiện hữu ở các vùng nông thôn. Mng ai cũng cho rằng, sinh con trai thì sẽ có ng nối dõi và sinh con gái thì nuôi sau này lớn thì cho đi lấy chồng là xong. Nhưng họ ko bt rằng nữ giới cũng cần phải đc đối xử công bằng như nam giới. Cũng có rất nhiều việc như thêu thùa, may vá phụ nữ làm được nhưng đàn ông thì ko. Phụ nữ nhiều khi phải làm những công việc nặng nhọc khác như ở nhà chăm con, bỏ bê công việc để trở thành một ng vợ hiền. Chăm con đối với một số ng ngoài miệng bảo dễ nhưng khi phải lm công việc đó cùng với việc khác thì lại càng thêm mệt nhọc hơn. Thời nay định kiến "trọng nam khinh nữ" đã được nhiều ng bác bỏ và cho rằng điều đó là ko công bằng. Tại sao cũng cùng lm một công việc, một thời gian mà nữ giới lại chỉ được trả công chỉ bằng 1/10 nam giới. Điều đó có thật công bằng hay không?