K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Dân tộc Việt Nam có một lòng yêu nước nồng nàn. Điều đó được thể hiện từ những buổi đầu dựng nước và giữ nước. Nhưng đến ngày hôm nay, khi đất nước giành được độc lập, tinh thần ấy vẫn còn sáng ngời. Điều đó được thể hiện qua những hành động cụ thể của thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước. Lòng yêu nước được thể hiện qua việc cố gắng học tập tốt, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của trường, lớp cũng như biết yêu thương bạn bè, kính trọng thầy cô và những người xung quanh. Đồng thời, cần phải xác định cho bản thân một ước mơ, một lý tưởng để cố gắng hoàn thành nó và trở thành người có ích trong tương lai. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những thanh niên có nhận thức hết sức lệch lạc. Họ chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức. Thậm chí họ còn rời bỏ quê hương, thậm chí còn tìm cách chống phá nhà nước… Những hành vi đó thật đáng lên án và tránh xa. Như vậy, mỗi bạn trẻ hãy luôn ý thức được rằng, lòng yêu nước là vô cùng quý giá và thiêng liêng.

4 tháng 1 2022

Giups mk với maimk thi rồi

4 tháng 12 2021

Ngẫu nhiên nhân buổi mới về quê

Hồi hương ngẫu thư

8 tháng 2 2021

Dàn ý:

*Mở bài:

- Rằm tháng giêng là 1 trong những bài thơ chữ Hán của Bác Hồ được viết trong thời gian kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc. Sau chiến thắng Việt Bắc Thu đông 1947 sang Xuân hè 1948, quân ta lại thắng lớn trên đường số 4. Niềm vui tràn đầy trên khắp đất nước Việt Nam. Niềm vui tràn vào trong lòng mỗi con người, tràn cả vào hương vị mùa xuân, lại dâng thêm vào trong thơ Bác, hài hòa tuyệt đẹp cả về cảnh và tình.

Thân Bài:

- Trong ko khí mùa xuân trên dòng sông êm đềm, con thuyền chở những người chiến sĩ cứ thế trôi, hòa cùng ánh trăng lung linh dát vàng tạo nên 1 phong cảnh tuyệt đẹp.

- Ánh trăng hiền dịu cứ tỏa xuống như muốn tràn đầy con thuyền, càng nghĩ càng thấy đẹp. Nhưng vẻ đẹp của đêm trăng, của bài thơ đâu chỉ dừng lại ở đấy. Tác giả đã nắm bắt cái thời điểm đẹp nhất của đêm trăng để biểu thị cho niềm vui, sức sống dân tộc... tất cả đều tươi mới, y như mùa xuân.

- Bên trong con thuyền chở đầy ánh trăng là hình ảnh những người chiến sĩ đang họp bàn việc quân, việc nước, gợi lên cho người đọc tình yêu quê hương sâu sắc, nỗi thán phục đối với những người cả đời tận tụy vì nước, vì dân.

- Tình yêu quê hương hòa cùng sự tươi mới của đất trời đã tạo nên 1 bức tranh thật đẹp, tạo nên 1 tác phẩm "nguyên tiêu" thật ấm áp, ngọt ngào.

Kết bài:

Bằng sự kết hợp tài hoa điêu luyện, thi sĩ Hồ Chí Minh đã mang đến cho ta thật nhiều cảm xúc khó quên, đã cho ta cảm nhận được tận tường vẻ đẹp của mùa xuân, sự ngọt ngào ko thể tả của tình yêu đất nước, con người. Qua đó cũng bồi đắp thêm cho ta 1 kho tàng tình cảm mà ít ai có thể mang lại.

25 tháng 11 2016

Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và trong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương.

5 tháng 12 2016

Đề bài: Cảm nhận về bài thơ “Rằm tháng Giêng” của Hồ Chí Minh.

Bài làm

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng bên cạnh đó Người cũng là một hồn thơ tài hoa. Với nhiều tác phẩm giá trị để lại, Bác đã đóng góp một phần không nhỏ trong nền thi ca nước nhà. “Nguyên tiêu” hay “Rằm tháng Giêng” là một tác phẩm ghi lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử nước nhà. Sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 sang hè 1948 quân ta lại liên tục thắng lớn trước thực dân Pháp. Trong hoàn cảnh đó bài thơ xuất hiện trên báo “Cứu quốc” như truyền thêm cho quân và dân ta tình yêu thương vô bờ đối với quê hương đất nước, đồng thời cho ta thấy được tấm lòng luôn canh cánh vì nước vì dân của Bác Hồ.

 

Cảm nhận về bài thơ “Rằm tháng Giêng”

Cảm nhận về bài thơ “Rằm tháng Giêng”

 

Nguyên tác bằng chữ Hán:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền

Bản dịch:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Mở đầu bài thơ là một không gian bao la rộng lớn:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi.

Ánh trăng đêm xuân an lành lồng lộng. Từ “lồng lộng” được đảo lên trên cho ta thấy cái rộng lớn bao la của cảnh sắc đêm xuân. Hình ảnh ánh trăng thường được sử dụng trong thơ Bác như một người bạn tri âm tri kỉ. Ở đây, ngay trong đêm Rằm vẫn luôn dõi theo, bầu bạn với Bác.

Câu thơ tiếp:

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Câu thơ cho ta thấy cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Hai từ “xuân” lặp lại nối tiếp nhau mở ra cho ta một không gian rợn ngợp tràn đầy sắc xuân, tràn đầy sức sống. Sông, nước, ánh trăng như nối liền nhau, giao hòa với nhau giữa vẻ đẹp của đất trời.

Câu thơ thứ ba vô tình nói vên hoàn cảnh và vị trí ngắm trăng của Bác:

Giữa dòng bàn bạc việc quân.

Ở hai câu thơ đầu cảnh thiên nhiên được Bác miêu tả quá sống động làm ta tưởng như Bác đang rất nhàn nhã ngắm trăng. Nhưng không, bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc thù, chơi vơi giữa dòng nước. Để tránh sự truy lung của quân địch, Bác cùng các chiên sĩ phải bàn bạc việc quân ở trên thuyền. Và ở nơi đó, ngay giữa trung tâm của đất trời, hồn thơ của Bác như giao hòa với thiên nhiên để vẽ lên cảnh thiên nhiên tuyệt sắc. Đọc câu thơ ta thấy thầm thương Bác, Người luôn đau đáu tấm lòng vì nước vì dân. Công việc bộn bề nhưng Bác vẫn luôn yêu thiên nhiên cảnh vật. Điều đó cho ta thấy tư thế ung dung lạc quan yêu đời của người chiến sĩ cách mạng.

Câu thơ cuối:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Con thuyền trong câu thơ cuối là ẩn dụ sâu sắc về thắng lợi của cách mạng. Con thuyền cách mạng rực rỡ ánh trăng ngân báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn cách xa. Câu thơ thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng.

Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.

22 tháng 12 2020

Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bác Hồ còn là một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà thơ lớn

24 tháng 12 2020

mới đc 3 câu mà

15 tháng 4 2020

1.

''Cảnh Khuya''

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

''Rằm tháng giêng''

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông Xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

2.

-Bài thơ ''Cảnh khuya'' được viết năm 1947 trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp , viết tại khu Việt Bắc . Tác giả : Hồ Chí Minh.

-Bài thơ '' Rằm tháng giêng '' được viết năm 1948 thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.Tác giả : Hồ Chí Minh . Người dịch : Xuân Quỳnh.

-Tinh thần của Bác được bộc lộ và thể hiện :

+ Tâm hồn thi sĩ : yêu thiên nhiên , yêu thiên nhiên tha thiết , sâu nặng

+ Nhưng đồng thời nó còn thể hiện phẩm chất của 1 người chiến sĩ : lạc quan , tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng , phong thái ung dung , đặc biệt là lòng yêu nước sâu nặng

3.

-Trong câu thơ đầu tiên , tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối trong như tiếng hát xa . Phương diện so sánh là trong, hình ảnh được so sánh với tiếng suối là tiếng hát xa , gợi âm thanh của tiếng suối ngân nga , du dương , êm ái , trong vắt từ xa vọng lại. Âm thanh rất nhỏ mà lại thu hút được sự chú ý của nhà thơ chứng tỏ cảnh đêm khuya đó rất yên tĩnh. Tác giả đã dùng cái động (âm thanh) để khắc họa không gian vô cùng yên tĩnh của núi rừng Việt Bắc. So sánh tiếng suối với tiếng hát - sự vật thân thuộc với con người làm cho thiên nhiên trở nên gần gũi , thân thiết , sống động và ấm áp.

-Điệp từ : ''Lồng''

+Lồng nghĩa là đan kết , giao hòa vào nhau , đan xen vào nhau của sự vật.

-Từ Lồng được lặp lại 2 lần cho thấy bức tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp , đường nét , hình khối , không gian vừa có chiều cao của bầu trời , vừa có bề rộng của cánh rừng. Bức tranh chỉ có 2 gang màu sáng tối nhưng vô cùng ấm áp , quấn quýt. Cảnh vật ở đó trở nên lung linh , huyền ảo, sinh động

4.

Cả hai bài thơ vừa mang vẻ đẹp cổ điển , vừa mang vẻ đẹp hiện đại.Cả hai bài thơ này đều sử dụng thể thơ cổ : thể thơ ''thất ngôn tứ tuyêt đường luật ''.Chất liệu của bài thơ ca cổ như trăng , hoa , tiếng suối , dòng sông , đó là những thi liệu mà những nhà thơ dùng để miêu tả , gợi tả vẻ đẹp của thiên nhiên. Đặc biệt , vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được thể hiện ở cách miêu tả cảnh vật bằng những nét chấm phá đơn sơ , chủ yếu gợi hồn của cảnh vật .Vẻ đẹp cổ điển đó còn thể hiện ở sự giao hòa , gắn bó với thiên nhiên của nhân vật trữ tình.Vẻ đẹp hiện đại ở : cảnh thiên nhiên không tĩnh tại, không ngưng đọng mà luôn vận động , hướng về ánh sáng , hướng về sự sống. Nhân vật trũ tình không phải nhân vật ẩn sĩ mà là con người hành động , yêu thiên nhiên , gắn bó với thiên nhiên. Đặc biệt , vẻ đẹp hiện đại còn thể hiện ở chính nhân vật trữ tình: vừa là thi sĩ , vừa là chiến sĩ cách mạng, luôn lo cho dân , cho nước.Như vậy , vẻ đẹp cổ điển và hiện đại hòa quyện thống nhất trong bài thơ , đó cũng chính là sự kết hợp giữa chất thi sĩ và chất chiến sĩ trong con người của Hồ Chí Minh

23 tháng 11 2020
Dài quá à,tick động viên chị milk nhé!
12 tháng 2 2020

I. Mở bài: Dẫn dắt vấn đề 

- Giới thiệu nhận định

Vd: hình ảnh người lính luôn là đề tài quen thuộc trong các tác phẩm văn chương của các tác giả. Hình ảnh người lính trong các tác phẩm văn chương ấy luôn hiện lên với nhiều những phẩm chất cao quý, tinh thần lạc quan vui vẻ, không quản ngại khó khăn gian khổ nơi chiến trường. Nhưng tác phẩm đã để lại ấn tượng khó phai nhất trong lòng người đọc phải kể đến hai tác phẩm: Cảnh khuya, Rằm tháng riêng. Có ý kiến cho rằng : " Hai bài thơ đã cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Bác,đó là sự hòa hợp thống nhất giữa tâm hồn nghệ sĩ với cốt cách người chiến sĩ".

II. Thân bài: 

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm. 

2. Giải thích: 

+ Tâm hồn nghệ sĩ: là tâm hồn của con người có tình yêu tha thiết, sống giao hòa với thiên nhiên, có những rung cảm tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

+ Cốt cách chiến sĩ: là lòng yêu nước, phong thái ung dung lạc quan của người chiến sĩ.

-> hai bài thơ đã thể hiện rõ tài năng cùng phong cách của Hồ Chí Minh: sự hòa hợp thống nhất giữa tâm hồn nghệ sĩ với cốt cách người chiến sĩ.

3. Chứng minh: 

a. Cốt cách của người chiến sĩ: 

- Luôn có lòng yêu nước nồng nàn, hi sinh tuổi thanh xuân của bản thân vì lý tưởng, độc lập, tự do của quê hương, đất nước. 

- sự ung dung, lạc quan, luôn tin vào một tương lai tốt đẹp của bác. 

+ Dù trong cuộc sống chiến đấu đầy khó khăn, dù phải nhiều đêm thức trắng nhưng người vẫn có khoảng thời gian cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, của đất trời, sự rung cảm trước thiên nhiên tươi đẹp của Bác. 

+ Sự ung dung, bình tĩnh của Bác trong cảnh trăng rằm. Phong thái ung dung lạc quan còn thể hiện ở hình ảnh con thuyền của vị lãnh tụ và các đồng chí sau lúc bàn việc quân trở về lướt đi phơi phới chở dầy ánh trăng. Đặc biệt với chủ thể trữ tình, từ tâm thế của một chiến sĩ luận bàn việc quân trong giây phút đã trở thành một thi sĩ-một tao nhân mặc khách giữa thiên nhiên.

b. Tâm hồn nghệ sĩ: 

- Sự say mê, đắm chìm trong cảnh thiên nhiên, đất nước. 

- Sự rung cảm trước cảnh đẹp thiên nhiên, khắc hoạ thiên nhiên qua ngòi bút, câu từ mộc mạc, giản dị, quen thuộc. 

4. Đánh giá: 

- Hai yếu tố trên hoà quyện, phối hợp hài hoà trong con người của Bác tạo nên một vẻ đẹp nhất quán. 

III. Kết bài: Suy nghĩ chung của bản thâ

Những người yêu thơ của tác giả Hồ Chí Minh có thể dễ dàng nhận thấy: Trăng là một đề tài rất đẹp trong thơ của Người. Từ trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, trăng đã là bạn tri âm, hay khi trở thành người lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trăng vẫn đồng hành san sẻ tâm sự. Những năm 1947, 1948, khi cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra khốc liệt, việc nước bộn bề, Bác vẫn tranh thủ lúc nghỉ ngơi, viết lên những vần thơ đặc sắc, mà ở đó, trăng vẫn hiện diện hiền hoà và thơ mộng. Ta có thể kể tên bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng".

Bài thơ "Cảnh khuya" là một tác phẩm mà người viết khi ở chiến khu Việt Bắc. Đây là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt rất súc tích, như phong cách thường thấy của Bác. Bốn câu thơ chia làm hai phần: nửa đầu tả cảnh, nửa sau tả tâm sự của nhà thơ. Hai dòng thơ ngắn gọn mà cảnh vật hiện ra sinh động lạ lùng, có đủ cả âm thanh và hình ảnh để giúp người đọc hình dung ra một không gian thơ mộng của đêm trăng Việt Bắc. Giữa sự tĩnh lặng đó, tiếng suối rì rầm như một khúc nhạc thanh tao. Cách sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối như thể tiếng hát khiến cho ý thơ trở nên sinh động. Âm thanh của thiên nhiên được so sánh với khúc hát của con người nên thật ấm cúng và gần gũi. Giọng thơ vút cao, ngân nga thật độc đáo, lay động lòng người. Ta lại càng yêu thích cảnh thiên nhiên trong thơ Bác, bởi vạn vật sao mà hoà quyện, quấn quýt, hữu tình đến thế. Điệp từ "lồng" khiến cho trăng, cổ thụ và bông hoa như giao hoà, để cùng nhau điểm xuyết một bức tranh tuyệt vời, tràn đầy cảm xúc. Người đọc thực sự nhận thấy tình yêu thiên nhiên sâu sắc của Bác, và cũng cảm nhận tình yêu đó trong tâm hồn mình. Hai câu sau, thi sĩ đột nhiên như ngỏ lời tâm sự, có thể thấy cái tứ thơ bất ngờ thú vị ở đây. Bác so sánh "cảnh khuya như vẽ" để cùng ta ngợi ca cảnh đẹp, cứ tưởng rằng vẻ đẹp đó là nguyên nhân khiến tâm hồn nghệ sĩ thao thức, "người chưa ngủ". Thì điệp khúc "người chưa ngủ" lặp thêm một lần và thêm lời lý giải rằng đêm nay mất ngủ là do "lo nỗi nước nhà". Đến đây, ta đã cảm thông tâm trạng của Người. Trong cái đêm đẹp như tranh vẽ này, Bác vẫn đầy nỗi trăn trở bởi lo âu vận mệnh nước nhà. Trái tim vĩ đại của Người từng nhịp đập, đều đập vì quê hương đất nước. Đọc bài thơ ngắn gọn, ta cảm nhận được bao điều lớn lao đến vậy!

Đến với bài thơ "Rằm tháng giêng", ta một lần nữa cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh, và còn thấy được cả những nét độc đáo khác trong thơ Bác. Ý thơ, thi liệu đều rất cổ điển, cách giới thiệu thời gian "nguyên tiêu" (Rằm tháng giêng) và sự miêu tả cái tròn đầy của "nguyệt chính viên" đem lại cho người đọc một cảm xúc yêu mến trước vầng trăng tròn vạnh tỏa sáng cả đêm xuân, và thấy trước mắt mình một "rằm xuân lồng lộng trăng soi". Đêm rằm có gì độc đáo, ấy là điệp từ "xuân" khiến câu thơ chan hoà sắc xuân: sông xuân, nước xuân và cả một trời xuân lai láng. Phải chăng ánh trăng chính là ánh xuân bao phủ khắp thế gian... Thật đúng là "Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân"! Có thể nói, tư thế của nhà thơ có nét đẹp vừa cổ điển, vừa hiện đại. Cổ điển bởi tình yêu và sự đắm say nét đẹp thiên nhiên, và hiện đại bởi bên cạnh tư thế của một thi sĩ là hình ảnh một người chiến sĩ lúc nào cũng canh cánh việc dân việc nước (đàm quân sự). Người chiến sĩ cách mạng ấy làm việc không quản ngày đêm, mà vẫn giữ được một tâm hồn dạt dào xúc cảm khi "Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền". Cuộc sống vất vả và hiểm nguy trong kháng chiến bỗng chốc nhẹ tênh bởi câu thơ đẹp, trăng và người lại một lần nữa gắn bó với nhau như bạn bè tri kỷ.

Chất "Tình" và chất "Thép" hoà quyện cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh. Đặt hai bài thơ trong sự so sánh, nét chung giữa chúng là ở chất cổ điển thể hiện ở thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với những hình ảnh cổ điển mang vẻ đẹp độc đáo, bộc lộ tình yêu thiên nhiên và yêu đất nước. Bên cạnh đó, hai bài thơ cũng có những nét độc đáo riêng.

Bài thơ Cảnh khuya thể hiện sự giao hoà của vạn vật và nỗi trăn trở việc nước của Bác. Còn bài thơ Rằm tháng giêng là bức tranh đẹp đầy sắc xuân và tâm trạng say mê, thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên của nhà thơ. Mỗi bài thơ là một vẻ đẹp riêng trong phong cách tài hoa của nhà thơ Hồ Chí Minh. Có thể nói, đọc thơ Bác là đi tới một thế giới nghệ thuật bình dị mà sâu sắc.

Hai bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" là hai tác phẩm như thế, ngắn gọn mà độc đáo, đọng lại trong tâm hồn độc giả bao xúc cảm tinh khôi. Thế hệ trẻ đọc thơ Bác cũng là để trái tim được bồi đắp thêm tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.