K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4: Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa Ngàn năm trước con theo cha xuống biển Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa.   Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc Các con nằm thao thức phía Trường Sơn Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn.   Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển Mẹ Âu Cơ hẳn không...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

 

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển

 

Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa

 

Ngàn năm trước con theo cha xuống biển

 

Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa.

 

 

 

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc

 

Các con nằm thao thức phía Trường Sơn

 

Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả

 

Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn.

 

 

 

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

 

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng

 

Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

 

Trong hồn người có ngọn sóng nào không.

 

 

 

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo

 

Lạc Long cha nay chưa thấy trở về

 

Lời cha dặn phải giữ từng thước đất

 

Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi.

 

 

 

Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể

 

Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù

 

Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ

 

Thương Hòn Mê bão tố phía âm u.

 

 

 

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích

 

Những đau thương trận mạc đã qua rồi

 

Bao dáng núi còn mang hình goá phụ

 

Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi.

 

 

 

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa

 

Đã mười lần giặc đến tự biển Đông

 

Những ngọn sóng hoá Bạch Đằng cảm tử

 

Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng.

 

 

 

Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo

 

Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn

 

Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy

 

Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân.

 

 

 

Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả

 

Những chàng trai ra đảo đã quên mình

 

Một sắc chỉ về Hoàng Sa thửa trước

 

Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh.

 

 

 

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát

 

Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời

 

Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

 

Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi.

 

(“Tổ quốc nhìn từ biển” – Nguyễn Việt Chiến)

 

1. Trong văn bản, tác giả đã nhìn Tổ quốc từ những phương diện nào?

 

2. Qua bài thơ, tác giả đã thể hiện thái độ, tình cảm của mình như thế nào với đất nước?

 

3. Nêu tác dụng của việc sử dụng điệp cấu trúc “Nếu Tổ quốc…”?

 

4. Hình ảnh “Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi” gợi cho em suy nghĩ gì?

 

PHẦN II: LÀM VĂN (7đ) 

 

Câu 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (2đ)

 

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày những việc cần làm của thanh niên để góp phần xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh.

0
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Tổ quốc đang bão giông từ biển Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa Ngàn năm trước con theo cha xuống biểnMẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặcCác con nằm thao thức phía Trường SơnBiển Tổ quốc chưa một ngày yên ả Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn  Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển MẹÂu Cơ hẳn không thể yên...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: 

Tổ quốc đang bão giông từ biển

 Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa

 Ngàn năm trước con theo cha xuống biển

Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa 

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc

Các con nằm thao thức phía Trường Sơn

Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả

 Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn  

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển Mẹ

Âu Cơ hẳn không thể yên lòng

 Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa Trong hồn người có ngọn sóng nào không?

(Trích “Tổ quốc nhìn từ biển” – Nguyễn Việt Chiến)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. Câu 2: Nêu ý nghĩa của từ bão giông trong câu thơ đầu. Câu 3: Truyền thuyết nào được gợi lại trong đoạn thơ? Ý nghĩa của việc gợi lại truyền thuyết đó.

Câu 4: Từ đoạn thơ, hãy viết một đoạn văn ngắn thể hiện ý thức trách nhiệm của bản thân đối với Tổ quốc.

0
28 tháng 10 2022

??????

Câu 1: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dướiNếu Tổ quốc đang bão giông từ biểnCó một phần máu thịt ở Hoàng SaNgàn năm trước con theo cha xuống biểnMẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường SaĐất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặcCác con nằm thao thức phía Trường SơnBiển Tổ quốc chưa một ngày yên ảBiển cần lao như áo mẹ bạc sờnNếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biểnMẹ Âu Cơ hẳn không thể yên...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi
Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể
Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù
Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ
Thương Hòn Mê bão tố phía âm u

(Tổ Quốc Nhìn Từ Biển - Tác Giả: Nguyễn Việt Chiến)

a.Chỉ ra từ láy?  Thể thơ và phương thức biểu đạt chính ?

b.Bài thơ trên nhắc đến những địa danh nào? Từ “bão giông” được hiểu theo nghãi gốc hay nghĩa chuyển? Và nghĩa là gì?

c.Chỉ ra trường từ vựng có trong bài thơ trên?

d.Truyền thuyết nào được gợi lại trong đoạn thơ này? Ý nghĩa của việc gợi lại truyền thuyết?

e.Theo tác giả tại sao phải nhớ: “Lời cha dặn phải giữ từng thước đất”?
g. Chỉ ra và nêu tác dụng của hai biện pháp tu từ có trong bài thơ trên?

h.Qua bài thơ em hiểu được tình cảm gì của tác giả?

i. Bài thơ giúp em nhận ra được thông điệp gì sâu sắc nhất ( Trả lời bằng một đoạn văn 5-7 câu)

1
25 tháng 6 2021

1. Từ láy:  thao thức,  lớp lớp, trằn trọc

Thể thơ: Tự do

PTBD: Biểu cảm

2. Bài thơ nhắc đến các địa điểm của VN ( trong bài ghi rồi, em tự liệt kê nhé)

Từ ''bão giông'' được dùng với nghĩa chuyển. Nghĩa là những khó khăn, gian nan mà người VN phải chịu đựng

3. Trường từ vựng: thiên nhiên, thời tiết, địa danh...

4. Truyền thuyết ''Con rồng cháu tiên''. Việc nhắc lại truyền thuyết giúp gợi lại lịch sử hào hùng dựng nước của ông cha ta, và lời nhắc con cháu phải giữ gìn và bảo vệ đất nước.

5. Vì người cha đã dựng nước, con cái phải cố gắng bảo vệ nó

6. BPTT: so sánh và ẩn dụ

Tác dụng: Ông cha ta đã có công dựng nước, hi sinh thân mình để có được hòa bình, vậy nên chúng ta phải cố gắng học tập để xây dựng và phát triển đất nước.

7. Qua bài thơ, tác giả bày tỏ sự trân trọng với công lao của cha ông và lòng yêu đất nước

25 tháng 6 2021

câu 6 là so sánh và ẩn dụ ở chỗ nào vậy ạ? Chị chỉ rõ giúp em với

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biểnCó một phần máu thịt ở Hoàng SaNgàn năm trước con theo cha xuống biểnMẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa.Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặcCác con nằm thao thức phía Trường SaBiển Tổ quốc chưa một ngày yên ảBiển cần lao như áo mẹ bạc sờn. (…) (Nguyễn Việt Chiến, Tổ quốc nhìn từ biển, NXB Phụ nữ,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển

Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa

Ngàn năm trước con theo cha xuống biển

Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa.

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc

Các con nằm thao thức phía Trường Sa

Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả

Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn. (…)

 (Nguyễn Việt Chiến, Tổ quốc nhìn từ biển, NXB Phụ nữ, 2015)

a.        Em hãy xác định nội dung của đoạn thơ trên.

b.        Tìm một từ ghép và một từ láy trong đoạn thơ và cho biết nó thuộc loại từ ghép, từ láy nào?

c.        Từ đoạn thơ trên, em thấy chúng ta phải có trách nhiệm gì với biển đảo quê hương? Hãy trình bày bằng đoạn văn từ 3 đến 5 câu.

0
5 tháng 12 2021

Tham khảo!

–> Khẳng định chủ quyền của đất nước, anh gợi nhắc về truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con lên rừng, xuống biển mà làm nên hình hài đất nước. Theo tác giả: “Chúng ta là con dân của đất Việt, ông cha ta từ ngàn năm trước đã lên rừng, đã xuống biển để khai phá, dựng xây non nước này. Và, biển – đảo ấy là một phần gia tài nghèo khó mà ông cha ta tự ngàn xưa đã không tiếc máu xương, công sức để giữ gìn, để truyền đời lại cho cháu con hôm nay.” Việc gợi lại truyền thuyết là sự gợi nhắc về cội nguồn dân tộc; nhắc nhở về sự toàn vẹn và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, hơn nữa nhằm khơi dậy trong mỗi chúng ta niềm tự hào dân tộc ý thức đấu tranh…

29 tháng 9 2016

2. Hình ảnh bọc trứng mang một ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó khẳng định mối quan hệ khăng khít, ruột thịt của những con người Việt Nam. Hai tiếng đồng bào đã nói lên sự đùm bọc, ruột thịt ấy.

29 tháng 9 2016

câu 1 mình chịu

17 tháng 2 2016

Bài thơ rất hay em thấy trái tim mình đang rung lên những sợi dây cảm xúc dạt dào về biển đảo quê hương. Em nguyện hóa thân cho dáng hình xứ sở để làm nên đất nước muôn đời. Biển đảo quê hương là một phần máu thịt của anh em ta, ngực biển chưa bao giờ nguôi những nhịp đập phập phồng của những con sóng cả dựng đứng chấm trời, em xin một lòng khắc ghi tất cả những trang sử bi tráng hào hùng của dân tộc, giữ trong tim mình hình ảnh của những người lính biển không tiếc tuổi đôi mươi cống hiến cuộc đời tuổi trẻ nơi đảo xa để hoàn thành nhiệm vụ BẢO VỆ TỔ QUỐC. Trái tim em ở với đất liền những vẫn đang đợi chờ tiếng gọi của Tổ quốc quyết ra đi, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh

17 tháng 2 2016

 

Phút giải lao của các chiến sĩ trực chiến trên đảo. Ảnh: A.Đ

(THO) - Bài thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đăng trên báo Thanh Niên ngày 28 tháng 5 năm 2011, sau sự kiện ngày 26 tháng 5 năm 2011, tầu hải giám Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp quang thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam trong vùng biển Việt Nam. Bài thơ đã được bạn đọc cả nước mến mộ và nhạc sĩ Phạm Minh Thuận đã phổ nhạc bài hát. Ngày 1-5-2014 vừa qua, Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan Hải Dương 981 lên vùng biển chủ quyền Việt Nam, gây nên làn sóng phản đối Trung Quốc trong và ngoài nước. Dịp này, bài thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” của Nguyễn Việt Chiến lại được nhiều người nhắc đến.

Bài thơ có mười khổ, mỗi khổ bốn câu theo thể thơ tự do.  Mỗi câu thơ đọc lên,  ta cảm như có tiếng nấc uất nghẹn, đau xót tận tâm can khi những câu thơ dẫn dắt về khoảng thời gian dằng dặc mấy ngàn năm, máu người Việt tưới xanh cỏ nước Việt,  nhằm chống giặc ngoại xâm để giữ lấy hòa bình và độc lập dân tộc:“Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển/ Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa/.../ Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc/ Các con nằm thao thức phía Trường Sơn/ Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả/ Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn”. Đọc khổ thơ mở đầu của bài,  ta bỗng nhớ đến câu ca của những người dân biển: “Đến mùa tu hú kêu thanh/ Cá chuồn đã mãn mà anh chưa về”. Tiếng tu hú hằng đêm khắc khoải kêu trên những ngôi mộ gió nhân dân vun lên từ cát ở đảo Lý Sơn, để ghi nhớ những linh hồn hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải mấy trăm năm trước, theo lệnh vua ban, vượt ngàn hải lý, lớp cha đi trước, con tiếp bước theo sau, bằng thuyền ván ra trấn giữ Hoàng Sa. Biết bao vọng phu đời này qua đời khác tiễn chồng đi giữ nước mà một đi không hẹn ngày về: “Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo/ Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn/ Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy/ Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân”. Câu thơ trên đẹp như một bức tranh với những vần thơ chỉ đọc một lần, những hình ảnh bi tráng đã khắc sâu vào tâm trí chúng ta:“  ... bóng giặc chập chờn”, “ Máu đã đổ...”, “ Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân”. Thi pháp của văn chương dù giỏi kỹ năng bao nhiêu trong cách dùng từ,  cũng không thể thoát ra khỏi hiện thực. Chính hiện thực là viên ngọc tỏa sáng hào quang cho ý hay, lời đẹp bay lên. Vì vậy, hình ảnh người lính hy sinh để bảo vệ biển đảo quê hương: “Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân” là một hình ảnh đẹp tráng lệ, không hề mang yếu tố bi lụy hay kém phần dũng khí... Cứ hãy để “hơi thở “ nóng hổi của thời cuộc cho dù  là những ngọn lửa đau đớn thổi vào văn chương, thì văn chương ấy mới thực sự “vị nhân sinh”, mới thực sự hay, đẹp vì sự thật. Với câu:“Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử/ Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng”, tác giả chủ định đưa vào nhiều sự kiện lịch sử và dùng những từ ngữ giàu hình ảnh, giàu gợi tưởng để muốn chúng ta nhớ lại cảnh hàng ngàn chiến thuyền của cánh quân thủy Ô Mã Nhi đã bị quân Đại Việt đánh chìm ở cửa sông Bạch Đằng, 30 vạn quân do Thoát Hoan cầm đầu tấn công nước Việt bằng đường bộ bị đánh tan tác nơi biên giới. Vì muốn cứu Vương Thông mà Liễu Thăng đem 10 vạn quân, 2 vạn ngựa tràn sang nước Việt để rồi  bị chặt đầu ở ải Chi Lăng... Là nước lớn, có lúc họ vỗ về chúng ta,  khi họ tàn sát chúng ta trong quá khứ, cũng có thời họ vừa bắt tay hữu hảo, nhưng rồi lại đem xe tăng và những binh đoàn rầm rập húc đổ mốc biên, tàn sát dân lành, giết bao chiến sĩ khi áo chiến sĩ chúng ta chưa kịp rũ bụi bom ở chiến trường miền Nam, đã vội vàng ra trấn nơi cửa Bắc...

Văn học nghệ thuật ngoài “vị nhân sinh”, những tác phẩm có giá trị còn mang tính dự báo về số phận con người, số phận cả đất nước: “Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa/ Đã mười lần giặc đến tự biển Đông”  và: “Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo/ Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn”. Sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển Việt Nam, dẫu đã kìm nén, nhưng sóng lòng 90 triệu dân nước Việt đã nổi giận:“Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể/ Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù/ Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ/ Thương Hòn Mê bão tố phía âm u”. Từ sự kiện Hoàng Sa, không ai biết trước hòn đảo nào của nước Việt Nam sẽ được bình yên trước tham vọng của nước lớn, kể cả đảo Lý Sơn con tú hú vẫn hằng đêm kêu khắc khoải, hay đảo Cồn Cỏ bây giờ con cua đá cũng chẳng thiết rong chơi, đảo Hòn Mê chẳng còn mơ màng nhìn vẻ đẹp Biện Sơn như ngày nào nữa... Tiếng sóng biển Đông đã dội vào ký ức, dội vào tiềm thức và dội vào bao trái tim con dân Việt cũng như những trái tim của tất cả mọi người yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Chúng ta nào có ao ước gì hơn Độc lập - Hòa bình - Tự do - Hạnh phúc. Chúng ta muốn bình yên để nỗ lực dựng xây đất nước, tiến kịp các nước anh em, đem lại ấm no và hạnh phúc cho nhân dân, không hề muốn bất kỳ một phát súng nào nổ ra trên đất nước Việt Nam nữa, dẫu lòng vẫn đau đáu một niềm: “ Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát/ Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời”.

Toàn bộ bài thơ kết lại là niềm thương đau đất nước hàng ngàn năm dày đặc vết thương với lòng yêu chuộng hòa bình, độc lập dân tộc và truyền thống yêu nước không bao giờ vơi cạn. Giờ đây tinh thần đó vẫn tràn đầy với khí phách hiên ngang, tinh thần lạc quan, tin tưởng ở sức mạnh chính nghĩa đời đời của dân tộc Việt Nam. Một  khi đã bị dồn ép, thì sức mạnh đoàn kết quật cường của dân tộc sẽ chiến thắng tất cả các thế lực mang dã tâm xâm lược. Câu kết trong bài thơ đã nói lên điều đó: “Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất/ Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi”.

Cán bộ, chiến sĩ Đảo Mê anh hùng luôn cảnh giác sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. 

2 tháng 9 2017

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có /một /phần/ máu/ thịt/ ở /Hoàng Sa/
Ngàn/ năm /trước /con /theo/ cha /xuống/ biển/
Mẹ/ lên/ rừng/ thương/ nhớ /mãi /Trường Sa/
Đất/ Tổ quốc/ khi /chập chờn/ bóng/ giặc/
Các/ con /nằm /thao thức/ phía/ Trường Sơn/
Biển /Tổ quốc /chưa/ một /ngày /yên ả/
Biển /cần lao/ như /áo /mẹ/ bạc sờn/

2 tháng 9 2017

Nếu /Tổ quốc/ đang/ bã/o giông/ từ /biển

11 tháng 10 2018

Bài thơ rất hay em thấy trái tim mình đang rung lên những sợi dây cảm xúc dạt dào về biển đảo quê hương. Em nguyện hóa thân cho dáng hình xứ sở để làm nên đất nước muôn đời. Biển đảo quê hương là một phần máu thịt của anh em ta, ngực biển chưa bao giờ nguôi những nhịp đập phập phồng của những con sóng cả dựng đứng chấm trời, em xin một lòng khắc ghi tất cả những trang sử bi tráng hào hùng của dân tộc, giữ trong tim mình hình ảnh của những người lính biển không tiếc tuổi đôi mươi cống hiến cuộc đời tuổi trẻ nơi đảo xa để hoàn thành nhiệm vụ BẢO VỆ TỔ QUỐC. Trái tim em ở với đất liền những vẫn đang đợi chờ tiếng gọi của Tổ quốc quyết ra đi, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh