Câu 20: Tại sao nói:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
A. Vì trục Trái Đất nghiêng và ko đổi hướng.
B. Vì trục Trái Đất không nghiêng và luôn đổi hướng.
C. Vì Trái Đất có dạng hình cầu.
D. Vì Trái Đất tự quay quanh.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cái này là do sự chuyển động tịnh tiến của mặt trời đối với trái đất (xem lại sách giáo khoa về định nghĩa và tính chất!). Tháng năm trong câu ca dao trên là tháng năm âm lịch, nhằm vào tháng 6 dương lịch, khi mà mặt trời đang trên đà di chuyển từ xích đạo lên chí tuyến Bắc. Các khu vực thuộc bán cầu Bắc có ngày dài và đêm ngắn, điều đó trái ngược với bán cầu Nam, đêm dài, ngày ngắn. Ngày 22-6 tức ngày hạ chí, mặt trời chiếu sáng vuông góc với vĩ độ 23.5 tức chí tuyến Bắc, các nước ở bán cầu Bắc có ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm, điều này trái ngược với bán cầu Nam. Sau đó, mặt trời lại di chuyển về hướng xích đạo. Ngày 23-9 hay Thu phân,mặt trời chiếu sáng vuông góc với đường xích đạo, các nơi trên trái đất có ngày và đêm dài bằng nhau. Sau đó, mặt trời di chuyển xuống phía Nam. Tháng 10 âm lịch, nhằm vào tháng 11, 12 dương lịch, khi mà mặt trời đang di chuyển xuống bán cầu Nam. Các nước ở Bắc bán cầu có ngày ngắn, đêm dài, các nước ở Nam bán cầu có ngày dài và đêm ngắn. Ngày 22-12 hay đông chí, mặt trời chiếu vuông góc với vĩ tuyến 23.5 độ Nam tức chí tuyến Nam, khu vực bán cầu nam có ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm, khu vực bán cầu Bắc có đêm dài nhất và ngày ngắn nhất trong năm. Sau đó mặt trời tiếp tục di chuyển lên xích đạo và tiếp tục chu kỳ chuyển động của mình.
– Có câu nói: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối” là vì:
.+ Từ ngày 23/9 đến 21/3 năm sau, Bán cầu Nam (BCN) nghiêng về phía mặt trời
⇒ ở BCB đường chia sáng tối nằm ở phía trước trục Bắc Nam
⇒ khi đó ở BCB có đêm dài hơn ngày, thời gian này ứng với tháng 10 âm lịch của Việt Nam.
Câu tục ngữ liên quan đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.
- Tháng 5 là thời kì mùa hè ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến Bắc xuống Xích đạo nên ngày dài hơn đêm.
- Tháng 10 là thời kì mùa đông ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến Nam xuống Xích đạo nên có ngày ngắn hơn đêm.
- Câu tục ngữ này chỉ đúng với các quốc gia thuộc Bắc bán cầu vì mùa ở hai bán cầu trái ngược nhau.
bn viết sai rồi đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,ngày tháng mười chua cười đã tối.
do ngài thượng đế sau khi đọc câu hỏi này thì nổi hứng tạo ngay ra một thế giới có đầy đủ những thứ mà bạn đang nói
1 Trái Đất quay bởi vì nó được sinh ra trong đĩa bồi của đám mây hydro co lại từ lực hấp dẫn lẫn nhau và cần thiết để bảo tồn động lượng góc của nó. Nó tiếp tục quay bởi quán tính.
Nguyên nhân tất cả đều quay cùng hướng là bởi vì chúng sinh ra cùng nhau trong cùng một tinh vân từ hàng tỷ năm trước.
Trái Đất có thể ngừng quay, thay đổi chiều quay, góc quay... chỉ khi có một lực không cân bằng nào đó tác động vào.
Đúng với những quốc gia nằm gần và sát đường xích đạo, vì khoảng 22 tháng 6 (Hạ chí) trái đất nghiêng về bán cầu Bắc nên thời gian tiếp xúc trái đất lâu hơn ở những nơi này. còn 23 tháng 9 (Thu phân) trở về sau bán cầu Nam nghiêng về mặt trời, vì thế thời gian mặt trời chiếu lên trái đất ngắn hơn.
Vì việt nam nằm ở nửa cầu bắc .
_ Tháng năm tức tháng 6 âm lịch,lúc này nửa cầu bắc ngả về phía mặt trời nên nửa cầu bắc là mùa nóng có hiện tượng ngày dài đêm ngắn .
_ Tháng 10 tức tháng 11 âm lịch ,lúc này nửa cầu bắc chếch xa phía mặt trời nên nửa cầu bắc là mùa lạnh có hiện tượng ngày ngắn đêm dài .
Giải thích câu tục ngữ sau:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Bài làm :
Trái đất chuyển động quanh Mặt trời, trục Trái đất luôn nghiêng về một hướng không đổi nên lần lượt từng nửa cầu ngả về phía Mặt trời còn nửa kia thì chếch xa.
Vào khoảng tháng 5 âm lịch là thời gian bán cầu Bắc ngả về phía Mặt trời nhiều nhất nên các vùng ở Bắc bán cầu nhận được nhiều nhiệt nhất, (là mùa hạ) đồng thời, thời gian ban ngày kéo dài, đêm ngắn hơn (Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng).
Khoảng tháng 10, 11 âm lịch là thời gian bán cầu Bắc chếch xa Mặt trời nhất nên nhận được ít nhiệt (là mùa Đông), lúc này thời gian ban ngày rất ngắn, đêm kéo dài (Ngày tháng 10 chưa cười đã tối).
Câu tục ngữ này chỉ đúng với các vùng ở Bắc bán cầu. Những vùng nội chí tuyến thì độ chênh lệch này không đáng kể. Càng về hai cực thì độ chênh lệch ngày đêm càng lớn. Từ vòng Cực lên Cực Bắc thì có đến 6 tháng ngày (mùa hạ) và 6 tháng đêm (mùa đông) tùy vào vĩ độ.
Bài kia chưa học . Mới lớp 5 .
Chúc bạn học tốt
Cái này là do sự chuyển động tịnh tiến của mặt trời đối với trái đất (xem lại sách giáo khoa về định nghĩa và tính chất!).
Tháng năm trong câu ca dao trên là tháng năm âm lịch, nhằm vào tháng 6 dương lịch, khi mà mặt trời đang trên đà di chuyển từ xích đạo lên chí tuyến Bắc. Các khu vực thuộc bán cầu Bắc có ngày dài và đêm ngắn, điều đó trái ngược với bán cầu Nam, đêm dài, ngày ngắn. Ngày 22-6 tức ngày hạ chí, mặt trời chiếu sáng vuông góc với vĩ độ 23.5 tức chí tuyến Bắc, các nước ở bán cầu Bắc có ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm, điều này trái ngược với bán cầu Nam.
Sau đó, mặt trời lại di chuyển về hướng xích đạo. Ngày 23-9 hay Thu phân,mặt trời chiếu sáng vuông góc với đường xích đạo, các nơi trên trái đất có ngày và đêm dài bằng nhau. Sau đó, mặt trời di chuyển xuống phía Nam.
Tháng 10 âm lịch, nhằm vào tháng 11, 12 dương lịch, khi mà mặt trời đang di chuyển xuống bán cầu Nam. Các nước ở Bắc bán cầu có ngày ngắn, đêm dài, các nước ở Nam bán cầu có ngày dài và đêm ngắn. Ngày 22-12 hay đông chí, mặt trời chiếu vuông góc với vĩ tuyến 23.5 độ Nam tức chí tuyến Nam, khu vực bán cầu nam có ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm, khu vực bán cầu Bắc có đêm dài nhất và ngày ngắn nhất trong năm. Sau đó mặt trời tiếp tục di chuyển lên xích đạo và tiếp tục chu kỳ chuyển động của mình.
Bài 3:
Mùa | Tính theo dương lịch | Tính theo âm - dương lịch |
---|---|---|
Mùa xuân | Từ ngày 21 - 3 (xuân phân) đến ngày 22 - 6 (hạ chí) | Từ ngày 4 - 5 tháng 2 dương lịch (lập xuân) đến ngày 5 - 6 tháng 5 dương lịch (lập hạ) |
Mùa hạ | Từ ngày 22 - 6 (hạ chí) đến ngày 23 - 9 (thu phân) | Từ ngày 5 - 6 tháng 5 dương lịch (lập hạ) đến ngày 7 - 8 tháng 8 dương lịch (lập thu) |
Mùa thu | Từ ngày 23 - 9 (thu phân) đến ngày 22 - 12 (đông chí) | Từ ngày 7 - 8 tháng 8 dương lịch (lập thu) đến ngày 7 - 8 tháng 11 dương lịch (lập đông) |
Mùa đông | Từ ngày 22 - 12 (đông chí) đến ngày 21 - 3 (xuân phân) | Từ ngày 7 - 8 tháng 11 dương lịch (lập đông) đến ngày 4 - 5 tháng 2 dương lịch (lập xuân) |
B
A