K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 12 2021

giúp milk ,milk theo dõi luôn

4 tháng 8 2019

ð Đáp án A

25 tháng 6 2016

Đây là giới thiệu về nhà văn Nguyễn Huy Tưởng:

Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6/5/1912, tại làng Dục Tú, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay là xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội. Cha là một ông Tú nghèo sống nhờ vợ tần tảo buôn bán. Bẩy tuổi cha mất, mẹ gửi ra Hải Phòng ở với gia đình người chị, học tiểu học ở trường Bonnal. Năm 1932, 20 tuổi, đậu bằng thành chung và cũng bắt đầu học chữ Hán. Sau ba năm vất vả tìm việc, đến 1935 thi đậu vào ngạch thư ký nhà đoan (cơ quan hải quan- tiếng Pháp: customs office). Năm 1939, cưới vợ con quan. Song song với đời sống công chức nhà đoan, Nguyễn Huy Tưởng có một sinh hoạt nội tâm phong phú, rất giàu cung bậc của người trí thức: chăm đọc sách, chịu khó tìm ý tưởng, hàng ngày viết nhật ký.

25 tháng 6 2016

Đây là tóm tắt sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng:

Năm 1930, ông tham gia các hoạt động yêu nước của thanh niên học sinh ở Hải Phòng. Năm 1935 ông làm thư ký nhà Đoan (Thuế quan) ở Hải Phòng, sau đó quay về Hà Nội. Năm 1938 ông tham gia Hội Truyền bá Quốc ngữ và phong trào hướng đạo sinh ở Hải Phòng. Năm 1943 ông gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc bí mật và được bầu làm Tổng thư ký Hội Truyền bá Quốc ngữ Hải Phòng. Sau đó ông tiếp tục hoạt động ở Hà Nội, Nam Định và Phúc Yên.

Tháng 6 1945, Nguyễn Huy Tưởng tham gia ban biên tập tạp chí Tiên Phong của Văn hóa cứu quốc. Tháng 8 năm đó, Nguyễn Huy Tưởng đi dự Đại hội quốc dân ở Tân Trào. Ông còn là đại biểu văn hóa cứu quốc, giúp biên tập các tờ báo Cờ giải phóng, Tiên Phong. Tiếp đó ông giữ chức vụ Tổng thư ký Ban Trung ương Vận động đời sống mới. Cách mạng Tháng Tám thành công, Nguyễn Huy Tưởng trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Hội văn hóa cứu quốc.

Nguyễn Huy Tưởng là đại biểu Quốc hội khóa 1 năm 1946. Tháng 4 năm đó, vở kịch Bắc Sơn của ông được công diễn ở Nhà hát lớn Hà Nội đem lại thành công lớn. Tháng 7, ông được bầu là Phó thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam. Tháng 12 năm 1946, toàn quốc kháng chiến, ông tổ chức và đưa Đoàn văn hóa kháng chiến lên Việt Bắc. Tiếp tục hoạt động văn hóa, ông là ủy viên Thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam, thư ký toà soạn Tạp chí Văn nghệ và tham gia tiểu ban Văn nghệ Trung ương Đảng.

Năm 1951, ông tham gia chiến dịch biên giới. Trong hai năm 1953, 1954 ông công tác giảm tô trong cải cách ruộng đất. Sau hòa bình 1954, ông làm Uỷ viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 1. Ông là người sáng lập và là giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Kim Đồng.

29 tháng 3 2021

Tham khảo:

Nguyễn Tự Tân sinh ra trong một gia đình khá giả ở làng Trung Sơn, nay thuộc xã Bình Phước, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Ông thông minh và hiếu học. Năm 21 tuổi (Mậu Thìn, 1868), ông đỗ tú tài tại trường Hương Bình Định, nhưng không ra làm quan mà ở nhà làm ruộng và dạy học.

Căm thù quân Pháp xâm lược, Nguyễn Tự Tân cùng với Lê Trung Đình, Nguyễn Tấn Kỳ xây dựng chiến khu kháng Pháp ở Tuyền Tung (phía Tây huyện Bình Sơn). Đến đầu năm 1885, thì số hương binh Bình Sơn do Lê Trung Đình làm Tả vệ hương binh chánh quản, Nguyễn Tự Tân làm Hữu vệ hương binh phó quản đã lên đến con số ba ngàn người.

 

22 tháng 12 2019

ð Đáp án A

24 tháng 3 2021

Nguyễn Khuyến sinh năm 1835 mất năm 1909. Ông tên thật là Nguyễn Thắng lấy hiệu là Quế Sơn, tự Miễu Chi. Ông sinh sống và trưởng thành tại huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam. Cha của Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Khởi thi đỗ ba khóa tú tài, làm nghề dạy học. Mẹ của ông là bà Trần Thị Thoan.

Cuộc đời của tác giả Nguyễn Khuyến

Từ thửa nhỏ, Nguyễn Khuyến đã nổi tiếng là một người thông minh, rất hiệu học. Năm 1864, ông đỗ đầu giải nguyên trường Hà Nội. Năm 1865 sau đó, ông tiếp tục thi Hội nhưng trượt vì vậy, ông quyết định ở lại kinh đô theo học trường Quốc Tử Giám và đổi tên thành Nguyễn Khuyến với hàm ý sẽ tu chí, nỗi lực hơn nữa. Và năm 1871, ông đỗ liên tiếp Hội nguyên, Đình nguyên, do đỗ đầu cả ba kỳ thi nên người đời đã gọi ông là Tam nguyên Yên Đỗ.

Sau khi thi đỗ trạng, Nguyễn Khuyến ra làm quan và từng giữ nhiều chức vị cao như:

Năm 1873, ông được bổ nhiệm làm Đốc Học rồi được thăng làm Án Sát tại tỉnh Thanh HóaNăm 1877, ông thăng chức làm Bố Chính tỉnh Quảng NgãiNăm 1878, ông bị giáng chức và chỉ giữ một chức quan nhỏ tại Quốc Sử Quán ở HuếNăm 1883, ông được cử làm Tổng đốc Sơn Tây nhưng ông cáo quan về quê nhà.

Tuy ông thi cử đạt nhiều thành tích rực rỡ, đứng đầu khoa bảng, được vua quan tin dùng nhưng Nguyễn Khuyến chỉ làm quan 12 năm. Vì lúc bấy giờ, cơ đồ nhà Nguyễn bị sụp đỗ, Nam kỳ rơi vào tay thực dân Pháp, năm 1882 chúng đánh Hà Nội rồi tiếp tục tấn công vào kinh thành Huế năm 1885. Trước thời loạn thay đổi, các phong trào yêu nước như Cần Vương bị dập tắt, Nguyễn Khuyến bất lực không thể thay đổi được thời cuộc, không thể thực hiện giấc mơ trị quốc bình thiên hạ nên ông đã lùi ở ẩn. Chỉ tiếp tục sự nghiệp sáng tác thơ văn tuy nhiên lời thơ của ông lúc này luôn mang tâm trạng châm biếm, bất mãn, bế tắc.Nhà thơ Xuân Diệu sau này tôn Nguyễn Khuyến là “nhà thơ của dân tình”, “nhà thơ của quê hương làng canh Việt Nam” vì chất thơ trào phúng, sinh động, gần gũi với cuộc sống.

Sự nghiệp sáng tác

Nguyễn Khuyến có rất nhiều bài thơ nổi tiếng, đến nay chúng ta vẫn gìn giữ khoảng 200 bài thơ chữ Hán và 100 bài thơ chữ Nôm của ông, được tập hợp trong cuốn Quế Sơn thi tập. Ngoài ra còn nhiều tập thơ tuyệt tác lưu truyền như Yên Đổ thi tập, Cẩm Ngữ, Bạn đến chơi nhà, Bách Liêu thi văn tập và 3 bài thơ hay viết về mùa Thu (Thu điếu, Thu ẩm, Thu Vịnh), cùng nhiều bài ca, văn tế, câu đối truyền miệng trong dân gian….

Cả hai lĩnh vực thơ Nôm và thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến đều đạt được thành tựu rực rỡ. Với bộ phận thơ Nôm, dường như Nguyễn Khuyến muốn đưa tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương để mong muốn tìm một đường đi đúng đắn, muốn phản kháng lại chế độ nửa thực dân, nửa phong kiến thối nát, thơ vừa mang sự trào phúng vừa mang chất trữ tình. Còn với dòng thơ chữ Hán hầu hết các áng thơ đều là thơ trữ tình chất chứa nỗi lòng tác giả.

Đọc những vần thơ của Nguyễn Khuyến, chúng ta dường như thấy rõ hình ảnh người nông dân đang phải sống một hoàn cảnh nghèo khổ, tiêu điều đến mức muốn nghẹt thở, chìm sâu trong vũng lầy. Những câu thơ luôn ám ảnh người đọc, khiến ta thêm xót xa hơn.

3 tháng 10 2016

Bác Gồ thẳng tiến

4 tháng 10 2016

Tác phẩm xoay quanh câu chuyện tình duyên trắc trở giữa hai anh em con cô con cậu: Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc, từ đó mô tả cuộc sống nhiều mặt của một đại gia đình quý tộc đời Thanh từ lúc cực thịnh cho đến lúc suy vi trong vòng tám năm.

Tiểu thuyết mở đầu bằng một huyền thoại: Nữ Oa luyện đá ngũ sắc vá trời, luyện được năm vạn lẻ một viện. Viên linh thạch còn thừa được đưa về trời chăm sóc cây tiên Giáng Châu. Thần Anh và Giáng Châu duyên nợ, chịu ơn nhau nên phải đầu thai xuống hạ giới để "lấy hết nước mắt của đời ta để trả lại cho chàng". Từ đó dẫn ra bao nhiêu oan gia phong lưu đều phải xuống trần để trả duyên nợ, sinh ra bao nhiêu chuyện sau này.

Đá thiêng hóa thành Bảo Ngọc. Cây thiêng hóa thành Lâm Đại Ngọc. Gia đình họ Giả vốn có nhiều công lao với triều đình, số lượng kẻ hầu người hạ có lúc lên tới 448 người, sống trong hai tòa dinh cơ tráng lệ bậc nhất Kinh thành. Ninh Quốc công và Vinh Quốc công là hai anh em ruột. Ninh Công là trưởng, sau khi mất con lớn là Giả Đại Hóa tập tước. Con cả Giả Phụ mất sớm, con thứ Giả Kính tập tước. Giả Kính chỉ say mê tu tiên luyện đan nên nhường cho con lớn Giả Trân tập tước, con gái thứ là Giả Tích Xuân được đem sang ở trong phủ Vinh Quốc. Giả Trân (vợ Vưu Thị) có một đứa con trai là Giả Dung (vợ là Tần Khả Khanh), hai cha con chẳng chịu học hành, chỉ lo chơi bời cho thỏa thích, đảo lộn cả cơ nghiệp phủ Ninh. Còn phủ Vinh, sau khi Ninh Công chết, con trưởng là Giả Đại Thiện tập tước. Sau khi mất, Vợ Thiện là Giả mẫu (họ Sử) trở thành người cầm cân nảy mực của gia đình. Giả mẫu có ba con, con trưởng là Giả Xá (vợ là Hình phu nhân) được tập tước. Xá có con trai là Giả Liễn (vợ là Vương Hy Phượng) và con gái (con nàng hầu) làGiả Nghênh Xuân. Em của Xá là Giả Chính (có vợ là Vương phu nhân) được Hoàng thượng đặc cách phong tước. Giả Chính có ba người con, con lớn Giả Châu (vợ là Lý Hoàn) mất sớm, để lại một con trai là Giả Lan; con gái thứ Nguyên Xuân tiến cung làm phi tử ; Giả Bảo Ngọc là cậu ấm hai, sinh ra đã ngậm một viên "Thông linh Bảo Ngọc", là niềm hi vọng của gia đình họ Giả. Ngoài ra còn có Giả Thám Xuân và Giả Hoàn là con của nàng hầu Triệu Di Nương. Giả Chính và Giả Xá còn có một em gái tên Giả Mẫn, lấy chồng là Lâm Như Hải người Cô Tô, làm quan Diêm chính thành Duy Dương, có một cô con gái tên Lâm Đại Ngọc. Bố mẹ mất sớm, Đại Ngọc được Giả mẫu đem về nuôi trong phủ Vinh Quốc.

Trong Vinh quốc phủ còn có gia đình của Tiết phu nhân, vốn là em gái Vương phu nhân, cùng con trai cả Tiết Bàn và con gái Tiết Bảo Thoa vừa vào Kinh cùng đến ở.

3 tháng 5 2017

ð Đáp án B