Bài 3 Đặt câu (Gạch chân các thành phần theo yêu cầu)
a. Thành phần tình thái liên quan tới tác phẩm “Bếp lửa”
b. Thành phần cảm thán liên quan tới tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá”
c. Thành phần gọi đáp liên quan tới tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
d. Thành phần phụ chú liên quan tới tác phẩm “Đồng chí”
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khi còn là một đứa trẻ, tôi đã được mẹ dạy hát và đó sẽ là những câu hát mà tôi mãi ghi nhớ: “Ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng, ba ngọn nến lung linh thắp sáng một gia đình…” Những giai điệu nhẹ nhàng, êm ái đưa tôi về một thời thơ ấu, nơi đó có niềm vui và hạnh phúc mà tôi gọi bằng cái tên thân thương “mái ấm gia đình”. Tôi chắc rằng không chỉ riêng tôi mà tất cả mọi người sinh ra và lớn lên đều có một tổ ấm nhỏ, được chung sống dưới sự yêu thương chăm sóc của cha mẹ. Và dường như gia đình đã trở thanh điểm tựa vững chắc và thiêng liêng của mọi người, đặc biệt là trẻ thơ.
Gia đình là gì? Gia đình là tế bào của xã hội, lá nơi sinh sống của mọi thanh viên dưới một mái nhà. Ở đó có tình yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ của cha mẹ, có tiếng cười của những đứa trẻ hay sự đồng cảm chia sẻ giữa mọi người. Đối với trẻ thơ, gia đình không chỉ là nơi được sống trong hạnh phúc mà đó còn là nơi nuôi dưỡng tâm hồn mỗi đứa trẻ, giúp chúng hoàn thiện bản thân cả về tư duy lẫn nhân cách. Có những người cha người mẹ đang tận tụy xây đắp tổ ấm của mình bằng cách yêu thương lẫn nhau, luôn giữ được hơi ấm cho ngôi nhà. Họ cùng tạo ra một môi trường tốt để nuôi dạy con theo định hướng tích cực. Trong gia đình trẻ em luôn là nơi bắt nguồn những tiếng cười bởi nét hồn nhiên ngây thơ của một tâm hồn non nớt, trong sáng. Bởi vậy chúng luôn được chăm sóc và bảo vệ, giáo dục một cách thích hợp để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, với tính cách, sở trường của chúng. Nếu như mẹ là người luôn dành cho những đứa con của mình lời yêu thương, sự chăm sóc tỉ mỉ, ân cần và dịu dàng thì bố lại là người thầy mang đến những bài học quý giá từ cuộc sống ngay trong chính sự nghiêm khắc.
Điều đó cho chúng ta hiểu về vai trò của đấng sinh thành. Đó là sự yêu thương luôn ở bên chúng khi chúng cần nhưng cũng không vì thế mà những đứa trẻ trở nên ương bướng khi được chiều chuộng bởi ở đó còn có cha người dạy chúng biết bước đi trong cuộc sống bằng nghị lực, ý chí. Gia đình thật sự có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển nhân cách của trẻ thơ. Chúng sẽ trở thành những đứa trẻ ngoan ngoãn khi biết yêu thương mọi người, đoàn kết với bạn bè và biết giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn và đồng thời trở nên mạnh mẽ trước đường đời, học cách đối mặt với những vấp ngã. Bên cạnh đó chúng còn được học tập, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí bổ ích lí thú. Tham gia các lớp học năng khiếu, các câu lạc bộ thiếu nhi để phát triển tài năng của mình, được sống với sở thích và đam mê, tâm hồn trẻ thơ cũng được bồi đắp bởi các hoạt động xã hội, từ đó trở thành người công dân có ích cho đất nước.
Song không phải đứa trẻ nào cũng được sống trong mái ấm gia đình hạnh phúc. Có những gia đình tan vỡ và trẻ em lại là những nạn nhân bất hạnh của cuộc hôn nhân đổ vỡ. Cha mẹ không còn chung sống với nhau là tình trạng li hôn li thân của các cặp vợ chồng. Họ có biết rằng chỉ vì họ mà những đứa con bé nhỏ sẽ phải đối mặt với bao sóng gió của cuộc sống. Chúng phải sống với ông bà vì mẹ đi đường mẹ cha đi đường cha.
Chúng thật sự sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi về tâm lí khi mỗi ngày đến trường bị bạn bè chế giễu, bắt nạt hoặc cảm thấy tủi thân khi nhìn thấy bè bạn được sống trong vòng tay yêu thương của cả cha lẫn mẹ còn mình thì không. Những đứa trẻ mồ côi, bị bỏ rơi lang thang cơ nhỡ chúng cũng khao khát có một cuộc sống nơi mẹ cha yêu thương, chăm sóc hằng ngày. Nhưng điều đó là không thể bởi cha mẹ những em bé đó hoặc là đã mất hoặc là bỏ rơi chúng.
Thử hỏi những ai làm cha làm mẹ có xứng đáng được nhận sứ mệnh thiêng liêng đó không? Họ sinh ra những đứa bé nhưng lại tự tay mình tước đi nghĩa vụ cao cả đó, vì họ quá ích kỷ chỉ biết nghĩ cho lợi ích của mình. Ngay cả con mình mà cũng không muốn chăm sóc, nuôi dưỡng đẻ cho chúng phải sống cuộc sống khổ cực, ăn không đủ no mặc không đủ ấm. Trước tình trạng đó nhiều đứa trẻ đã sa vào các tệ nạn xã hội: trộm cắp , ma túy, cờ bạc…hay bị bóc lột sức lao động. Tất cả điều đó có thể ảnh hưởng lớn tới tương lai của chúng, kìm hãm sự phát triển, bó chân chúng tại những hố đen của cuộc đời và trở thành những con người thiếu kiến thức, mất nhân cách.
Để cứu lấy những mầm non của đất nước cả cộng đồng, xã hội và Nhà nước đã thực hiện nhiều phương hướng giải quyết đối với những trẻ em bất hạnh. Các trung tâm bảo trợ, nuôi dạy trẻ mồ côi, các làng trẻ, trại trẻ mồ côi, những ngôi chùa…. Tại đó các em sẽ được chăm sóc, quan tâm, học tập và vui chơi cùng các bạn đồng hoàn cảnh, được các mẹ và sư cô yêu thương, dạy dỗ…. Cũng có các gia đình nhận nuôi dạy, chu cấp cho cuộc sống của các em. Tạo cho trẻ em một mái ấm gia đình mới có đủ điều kiện để phát triển nhân cách và trí tuệ. Đồng thời qua đây cũng nhắc nhở các bạc cha mẹ phải quan tâm tới con cái hơn, bồi dưỡng tâm trẻ thơ được phát triển toàn diện, tạo mọi điều kiện để trẻ được sống trong niềm vui và hạnh phúc, trong tình cảm tự nhiên, trong sáng.
Mái ấm gia đình là sự chung tay gìn giữ bảo vệ không chỉ của cha mẹ mà đó còn là trách nhiệm bổn phận của những đứa con. Được sống trong mọi điều kiện thuận lợi mà cha mẹ dành cho thì phải chăm ngoan, học giỏi, lễ phép và phải biết yêu thương mọi người bằng cả trái tim nhân ái. Để gia đình mãi là một bờ bến vững chắc của tâm hồn.
câu rút gọn: bao giờ đi học?
- Chiều nay
- Ở lại gác cho anh ấy ngủ nhé!
câu đặc biệt: -Đêm !
-Thật là ầm ĩ!
câu bị động: - Anh ta bị ngã
- Cậu bé nghèo nhặt đc tiền
câu mở rộng thành phần:- Bài thơ " Qua Đèo Ngang" được tác giả miêu tả rất độc đáo
-Em nghĩ văn bản :" Bạn đến chơi nhà" để lại ấn tượng vui cho người đọc
Tham khảo: “Đoàn thuyền đánh cá” là bài thơ xuất sắc, tiêu biểu cho hồn thơ khỏe khoắn của Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám. Với khổ thơ đầu, tác giả đã mở ra một hình ảnh đẹp về đoàn thuyền ra khơi trong bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ hùng tráng: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then, đêm sập cửa”. Khi sắc tối đang từ từ chiếm trọn không gian bao la, mặt trời được ví như một hòn lửa khổng lồ, sáng rực dần lặn xuống mặt biển. Màn đêm buông xuống như tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng là chiếc then cài vững chắc. Hình ảnh so sánh kết hợp nhân hóa tạo nên nét huyền diệu, mĩ lệ của thiên nhiên vừa tạo ra sự nhanh chóng, gấp gáp kết thúc một ngày dài. Nhưng đó không phải ngày tàn, u ám như trong bức tranh của tác phẩm Hai đứa trẻ mà là một ngày mới mở ra cho những người con của biển cả: “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi/ Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Đoàn thuyền – tạo ra ấn tượng về sự tấp nập, nhộn nhịp, tinh thần lao động hăng say của những ngư dân. Chữ “lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động ổn định của người dân chài ngày qua ngày, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự lao động của con người.Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn và cũng chất chứa bao hi vọng về những khoang thuyền đầy ắp cá. Tác giả đã tạo nên một hình ảnh khỏe khoắn, tươi vui, căng tràn sức sống và tinh thần say mê lao động. Đoạn thơ là bức tranh khung cảnh thiên nhiên tráng lệ, hình ảnh đoàn thuyền ra khơi với khí thế hào hứng say mê, tràn đầy sức sống, với tâm hồn lãng mạn của người làm chủ đất nước thật đáng trân trọng tự hào.
Hình ảnh con người lao động trong bài Đoàn thuyền đánh cá:
Bài thơ đã khắc họa được vẻ đẹp và sức mạnh của con người lao động trước thiên nhiên kì vĩ.
Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi tấp nập.
+ Hình ảnh con người trước thiên nhiên rộng lớn, kì vĩ.
Tầm vóc của con người được nâng lên: công việc đánh cá được dàn đan như thế trận hào hùng, gợi ra tâm hồn phóng khoáng, dũng cảm chinh phục biển cả của người nghệ sĩ.
+ Tầm vóc của con người được nâng lên hòa nhập với kích thước của thiên nhiên, vũ trụ.
Con người không còn nhỏ bé lẻ loi khi đối diện với cuộc đời.
+ Con người ra khơi trong niềm vui câu hát.
Sự lãng mạn bay bổng, tinh thần lạc quan thấm vào từng câu hát khi những người lao động hăng say hát bài ca của niềm tin hi vọng, nhịp nhàng cùng thiên nhiên.
+ Con người với ước mơ trong công việc.
Với khí thế phơi phới, của đoàn thuyền và niềm vui, sức mạnh của người lao động trên biển làm chủ biển khơi, chinh phục biển khơi.
+ Cảm nhận được vẻ đẹp của biển.
Con người thấy được sự giàu có trù phú của biển cả, hiểu được biển là mẹ thiên nhiên mang lại nguồn thức ăn, sức sống dồi dào cho cuộc đời.
+ Người lao động vất vả nhưng tìm thấy niềm vui trong lao động và trước thắng lợi.
→ Hình ảnh người lao động được sáng tạo với cảm hứng lãng mạn cho thấy tinh thần, niềm vui của tác giả trong cuộc sống đổi mới.
Học quá tốt
Bài thơ là lời của người cháu nói với bà, nói về kỉ niệm tuổi thơ bên bà và những suy ngẫm về cuộc đời bà và hình ảnh bếp lửa.
Mạch cảm xúc của bài thơ: Bài thơ được mở ra với hình ảnh bếp lửa, bài thơ giống như lời tâm sự của người cháu hiếu thảo gửi cho người bà.
Bắt đầu ngọn nguồn cảm xúc từ hình ảnh bếp lửa. Từ đó gợi lại kỉ niệm tuổi thơ được bà chăm sóc, nuôi nâng. Từ những kỉ niệm người cháu thấu hiểu, suy ngẫm về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị và cao quý. Mạch cảm xúc thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm tới suy ngẫm.
a) Xét theo mục đích nói , câu trên thuộc kiểu câu cảm thán. Dấu hiệu : Ôi. Câu trên diễn tả sự ngạc nhiên , ngỡ ngàng.
b) Mặc dù tác giả đã có ý sắp xếp theo trật tự thời gian nhưng toàn bài vẫn cứ là một dòng chảy tự nhiên xáo động. Những thương nhớ cứ xô đẩy trật tự sắp đặt, cảm xúc cứ giành lấy quyền dẫn dắt ý tứ.Mặc dù tác giả đã có ý sắp xếp theo trật tự thời gian nhưng toàn bài vẫn cứ là một dòng chảy tự nhiên xáo động. Những thương nhớ cứ xô đẩy trật tự sắp đặt, cảm xúc cứ giành lấy quyền dẫn dắt ý tứ.
c)-vì bếp lửa là hình ảnh gợi lên sự đầm ấm của gia đình hay nói rõ hơn , trong bài thơ này chính là người bà kính yêu.Bếp lửa là hình ảnh tả thực xuyên suốt bài thơ thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.Đồng thời , bếp lửa vốn thân thuộc trong mỗi gia đình bỗng trở nên kì lạ => bếp lửa kì diệu thiêng liêng có kỉ niệm và hồi ức gọi nhớ về bà , tỏa sáng, nâng đỡ tâm hồn cháu trong suốt cuộc đời.
-thành phần gạch chân là thành phần phụ chú được ngăn cách bởi dấu gạch ngang
Lời phủ dụ của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ trong hồi thứ 14 của tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí thực sự làm cho lòng em trở nên xúc động và sâu sắc. Câu chuyện về sự hy sinh của những anh hùng dân tộc trong cuộc chiến chống lại xâm lược Thanh đã được vua Quang Trung truyền tải một cách tuyệt vời và đầy cảm xúc.
"Chỉ có lòng yêu nước mới làm cho dân ta đoàn kết, chỉ có lòng yêu nước mới làm chúng ta đứng vững trước kẻ thù" - câu này thực sự làm em cảm thấy như một lời thề, một lời kêu gọi mạnh mẽ từ vua Quang Trung đến tất cả người dân Việt Nam. Câu này sử dụng phép nối để liên kết hai ý tưởng "lòng yêu nước" và "đoàn kết", tạo nên một thông điệp mạnh mẽ về tình yêu và sự đoàn kết của dân tộc.
Lời phủ dụ này còn sử dụng cấu trúc câu có thành phần cảm thán, như "Chỉ có lòng yêu nước mới..." để thể hiện sự mạnh mẽ và tình cảm sâu sắc của vua Quang Trung đối với đất nước và nhân dân. Câu này không chỉ là một lời kêu gọi, mà còn là một lời khẳng định về tình yêu và niềm tự hào dành cho dân tộc.
Từng câu trong lời phủ dụ của vua Quang Trung đều mang ý nghĩa sâu sắc và gợi mở cho sự tự hào, tình yêu quê hương. Đây là một phần quan trọng trong tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí, giúp người đọc hiểu thêm về tinh thần và ý chí của những anh hùng dân tộc trong cuộc chiến giành lại độc lập và tự do cho đất nước.