K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 3 2017

Vì U Đ  = U = 220V nên công suất tiêu thụ của đèn bằng công suất định mức:

P = P Đ  = 1100W = 1,1kW

Cường độ dòng điện qua dây nung:

P = UI ⇒ I = P / U = 1100 / 220 = 5A.

10 tháng 12 2021

Ý nghĩa:

HĐT định mức 220V

Công suất định mức 1100W

\(I=\dfrac{P}{U}=\dfrac{1100}{220}=5A\)

\(R=\dfrac{U}{I}=\dfrac{220}{5}=44\Omega\)

\(A=Pt=1100\cdot\dfrac{30}{60}\cdot30=16500\)Wh = 16,5kWh = 59400000J

\(T=A\cdot1900=16,5\cdot1900=31350\left(dong\right)\)

10 tháng 12 2021

vì ấm sử dụng ở hiệu điện thế bằng hiệu điện thế định mức nên P=Pđm

a) ý nghĩa của con số 220v-1100W

hiệu điện thế định mức của ấm điện là 220 thì có công suất là 1100W

cường độ dòng điện chạy qua dây khi đun nóng là 

I=P/U=1100/220=5W

điện trở chạy qua dây khi đun nóng là 

R=U^2/P=220^2/1100=44Ω

điện năng tiêu thụ trong 1 tháng là

A=P.t.=1100.30.30.60=59400000J

tiền điện phải trả là 

T=A.1900=59400000/3600000.1900=31350 đồng

28 tháng 4 2019

Vì U đ m  = U = 220V nên công suất tiêu thụ của bình nóng lạnh bằng công suất định mức: P = P đ m  = 1100W

Cường độ dòng điện qua bình:

P = I.U ⇒ I = P/U = 1100/220 = 5A

21 tháng 12 2021

\(P=U.I\Rightarrow I=\dfrac{P}{U}=\dfrac{1100}{220}=5\left(A\right)\)

\(A=P.t=1100.30.30.60=59400000\left(J\right)=16,5\left(kWh\right)\)

Tiền điện phải trả: \(1200.16,5=19800\left(đ\right)\)

28 tháng 11 2021

Điện trở bếp: 

\(R_b=\dfrac{U^2_b}{P_b}=\dfrac{220^2}{1100}=44\Omega\)

Dòng điện qua dây:

\(I=\dfrac{U}{R}=\dfrac{220}{44}=5A\)

Điện năng bếp tiêu thụ trong 30 ngày:

\(A=UIt=220\cdot5\cdot30\cdot0,5\cdot3600=59400000J=16,5kWh\)

Tiền điện phải trả:

\(T=16,5\cdot2000=33000\left(đồng\right)\)

Nhiệt lượng cần đun sôi nước:

\(Q=mc\Delta t=2\cdot4200\cdot\left(100-20\right)=672000J\)

Công để bếp cung cấp trong 10 phút:

\(A=UIt=220\cdot5\cdot10\cdot60=660000J\)

Hiệu suất bếp: \(H=\dfrac{Q}{A}=\dfrac{660000}{672000}\cdot100\%=98,21\%\)

 

Câu 1 : Thông số kĩ thuật của một ấm điện có ghi 220V - 1100W. Khi ấm được sử dụng đúng với hiệu điện thế định mức thì điện trở và cường độ dòng điện qua ấm là : A. R = 550Ω và I = 2A.B. R = 5500Ω và I = 0,2A.C. R = 44Ω và  I = 5A.D. R = 5Ω và I = 44A.Câu 2 : Khi đặt hiệu điện thế U = 9V vào hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện qua dây là I = 0,6A. Nếu tăng hiệu điện thế lên 3V thì cường độ dòng...
Đọc tiếp

Câu 1 : Thông số kĩ thuật của một ấm điện có ghi 220V - 1100W. Khi ấm được sử dụng đúng với hiệu điện thế định mức thì điện trở và cường độ dòng điện qua ấm là : 

A. R = 550Ω và I = 2A.

B. R = 5500Ω và I = 0,2A.

C. R = 44Ω và  I = 5A.

D. R = 5Ω và I = 44A.

Câu 2 : Khi đặt hiệu điện thế U = 9V vào hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện qua dây là I = 0,6A. Nếu tăng hiệu điện thế lên 3V thì cường độ dòng điện qua dây đó là : 

A. 0,2A.

B. 0,6A.

C. 0,9A.

D. 0,8A.

Câu 3 : Cho hai điện trở R1 = 30Ω chịu được dòng điện tối đa 1A. Hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc song song là :

A. U = 30V.

B. U = 20V.

C. U = 45V.

D. U = 50V.

Câu 4 : Một biến trở có điện trở lớn nhất là 20Ω, bằng dây nikelin có điện trở suất 0,4.10-6Ωm, tiết diện 0,2 mm2. Chiều dài của cuộn dây biến trở đó là : 

A. l = 4m.

B. l = 40m.

C. l = 10m.

D. l = 10-5m.

Câu 5 : Khi mắc song song hai đèn Đ1 : 220V - 100W và Đ2 : 220V - 60W vào nguồn điện 220V thì độ sáng của đèn nào mạnh hơn ?

A. Hai đèn sáng như nhau vì cùng hiệu điện thế định mức.

B. Không so sánh được.

C. Đèn Đ1 sáng hơn vì có công suất lớn hơn.

D. Đèn Đ2 sáng hơn vì có điện trở lớn hơn.

Câu 6 : Hai sợi dây bằng đồng có cùng chiều dài l, đường kính tiết diện của dây thứ nhất là d1 = 1mm, của dây thứ hai là d2 = 2mm. Điện trử của hai dây thỏa mãn 

A. R1 = 4R2.

B. R1 = 2R2.

C. R2 = 2R1.

D. R2 = 4R1.

Các bạn lí giải giúp mình nữa nhé ! Mình cảm ơn

1
4 tháng 11 2021

Câu 1 : Thông số kĩ thuật của một ấm điện có ghi 220V - 1100W. Khi ấm được sử dụng đúng với hiệu điện thế định mức thì điện trở và cường độ dòng điện qua ấm là : 

\(R=\dfrac{U^2}{P}=\dfrac{220^2}{1100}=44\Omega\)

\(P=UI\Rightarrow I=\dfrac{P}{U}=\dfrac{1100}{220}=5A\)

A. R = 550Ω và I = 2A.

B. R = 5500Ω và I = 0,2A.

C. R = 44Ω và  I = 5A.

D. R = 5Ω và I = 44A.

Câu 2 : Khi đặt hiệu điện thế U = 9V vào hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện qua dây là I = 0,6A. Nếu tăng hiệu điện thế lên 3V thì cường độ dòng điện qua dây đó là : 

\(\dfrac{U1}{U2}=\dfrac{I1}{I2}\Rightarrow I2=\dfrac{U2.I1}{U1}=\dfrac{3.0,6}{9}=0,2A\)

A. 0,2A.

B. 0,6A.

C. 0,9A.

D. 0,8A.

Câu 3 : Cho hai điện trở R1 = 30Ω chịu được dòng điện tối đa 1A. Hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc song song là :

\(R1\backslash\backslash\mathbb{R}2\Rightarrow U_{max}=U1=U2=I1.R1=1.30=30V\)

A. U = 30V.

B. U = 20V.

C. U = 45V.

D. U = 50V.

Câu 4 : Một biến trở có điện trở lớn nhất là 20Ω, bằng dây nikelin có điện trở suất 0,4.10-6Ωm, tiết diện 0,2 mm2. Chiều dài của cuộn dây biến trở đó là : 

\(R=\rho\dfrac{l}{S}\Rightarrow l=\dfrac{R.S}{\rho}=\dfrac{20.0,2.10^{-6}}{0,4.10^{-6}}=10m\)

A. l = 4m.

B. l = 40m.

C. l = 10m.

D. l = 10-5m.

Câu 5 : Khi mắc song song hai đèn Đ1 : 220V - 100W và Đ2 : 220V - 60W vào nguồn điện 220V thì độ sáng của đèn nào mạnh hơn ?

\(P1>P2\Rightarrow\) đèn 1 sáng hơn.

A. Hai đèn sáng như nhau vì cùng hiệu điện thế định mức.

B. Không so sánh được.

C. Đèn Đ1 sáng hơn vì có công suất lớn hơn.

D. Đèn Đ2 sáng hơn vì có điện trở lớn hơn.