K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 12 2021

✿ Câu cảm thán với ''WHAT'' theo những cấu trúc như sau:

 
1. WHAT + a/ an + adj + danh từ đếm được

 
=> What a lazy student! (Cậu học trò lười quá!)
=> What an interesting novel! (Quyển tiểu thuyết hay quá!)
Ghi chú: đối với cấu trúc này, khi danh từ đếm được ở số nhiều, ta không dùng a/an. Và lúc đó cấu trúc câu sẽ là:
 
2. WHAT + adj + danh từ đếm được số nhiều

 
=> What tight shoes are! (Giầy chật quá!)
=> What beautiful flowers are! (Bông hoa đẹp quá!)
Đối với danh từ không đếm được, ta theo cấu trúc:
 
3. WHAT + adj + danh từ không đếm được
 
=> What beautiful weather! (Thời tiết đẹp quá! )
Đối với cấu trúc vừa kể, người ta có thể thêm vào phía sau một chủ từ và một động từ. Và lúc đó, cấu trúc với “What “ sẽ là:
 
4. What + a/ an + adj + noun + S + V
 
=> What lazy students! (Chúng nó là những học sinh lười biếng biết bao nhiêu)
What a good picture they saw! (Tôi đã xem một bức tranh thật tuyệt)
 
✿ Câu cảm thán với “HOW” có cấu trúc như sau:

 
5. HOW + adjective/ adverb + S + V

 
=> How cold (adj) it is!
=> How interesting (adj) this film is!
=> How well (adv) she sings!

14 tháng 12 2021

thanhk nhé

18 tháng 2 2016

câu cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc. câu cảm thán diễn tả trạng thái của sự vật ở mức độ cao và cuối câu có dấu chấm than. how+adj+s+tobe , what +a/an+adj+s . cấu trúc với what có khi không cần dùng a/an bởi vì khi đó trong câu là danh từ số nhiều.

how strong he is

how tall she is

how students lazy are

how they happy are

how you tired are

18 tháng 2 2016

i'm sorry câu cuối you chuyển thành we nha bạn

25 tháng 4 2021
 Đặc điểm hình thức
Câu nghi vấncó dấu chấm hỏi ớ cuối câu và thường đi kèm với từ nghi vấn như: ai, thế nào, sao,..dùng để hỏi
Câu cầu khiếncó các từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,... thường kết thúc bằng dấu chấm thandùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị,...
Câu cảm tháncó các từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ôi,... kết thúc bằng dấu chấm thandùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói (người viết)

Đặc điểm hình thức của câu trần thuật tương đối bình thường, không có dấu ấn về hình thức như các kiểu câu nghi vấn (dấu chấm hỏi), câu cảm thán (dấu chấm than),… Đây là kiểu câu cơ bản nhất và được sử dụng phổ biến thông dụng nhất trong ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. 

 

5 tháng 2 2017

- Câu nghi vấn có những từ nghi vấn: ai, nào, tại sao, bao nhiêu, bao giờ… có, không, đã (chưa)… với chức năng để hỏi, biểu lộ cảm xúc, sự đe dọa, khẳng định…

   Khi viết câu nghi vấn phải sử dụng dấu hỏi chấm để kết thúc câu.

   - Câu cầu khiến có các từ nghi vấn: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào… hay ngữ điệu cầu khiến, dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…

   Khi viết câu cầu khiến thường được kết thúc bằng dấu chấm than, ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể sử dụng dấu chấm cuối câu.

21 tháng 7 2023

Câu cảm thán 1: "Woa Điều này thật tuyệt vời!"

Đặc điểm hình thức: Câu cảm thán thường được kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm 3 chấm. Trong trường hợp này, câu cảm thán kết thúc bằng dấu chấm than để tăng tính mạnh mẽ, ngạc nhiên.

Chức năng: Trong câu cảm thán này, người nói tỏ ra ngạc nhiên và hài lòng với điều gì đó.

Câu cảm thán 2: "Ôi, thật đáng yêu quá!"

Đặc điểm hình thức: Câu cảm thán này cũng kết thúc bằng dấu chấm than (!), tăng cường tính chất kinh ngạc và yêu thích.

Chức năng: Câu cảm thán này biểu đạt cảm xúc yêu thích và sự ngạc nhiên về sự dễ thương và hấp dẫn của một vật thể hoặc tình huống nào đó. Có thể là người, động vật hoặc bất kỳ thứ gì đáng yêu khiến người nói cảm thấy vui mừng và thích thú.

17 tháng 10 2021

Bạn tham khảo ạ:

Câu 3: chỉ rõ tác dụng của hình thức ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích . 

=> Đoạn trích có sử dụng hình thức độc thoại nội tâm : "Ồ, sao mà độ ấy vui thế"

    9.{....} Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm."

Câu 4 : " ồ " , " chao ôi " là thành phần biệt lập cảm thán hay câu cảm thán ? vì sao ? những từ đó là lời của ai ? có ý nghĩa gì ? 

"Ồ" là thành phần biệt lập cảm thán vì nó không nằm trong nghĩa sự việc của câu mà thể hiện cảm xúc nhân vật

"Chao ôi" là câu cảm thán vì đừng độc lập, tách biệt với câu sau nó; kết thúc bằng dấu chấm than và trực tiếp bộc lộ cảm xúc của nhân vật

=> Những từ đó là lời của người dẫn truyện thể hiện cảm xúc vui sướng của nhân vật ông Hai khi nghĩ về làng.

25 tháng 4 2021
Kiểu câuCông dụngHình thức 
Câu nghi vấn (câu hỏi)Chức năng chính: để hỏi. Ngoài ra, câu nghi vấn còn thực hiện các chức năng khác như để chào xã giao (Bác đi đâu đấy ạ?, Chị có khỏe không ạ?…), để cầu khiến, ra lệnh (Bạn có thể giúp tớ đóng cửa sổ được không?), để đe dọa, để khẳng định/phủ định, để bộc lộ cảm xúc (“Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”).Hình thức: thể hiện thông qua các từ để hỏi như: à, ư, này, chưa, không, có không, khi nào, ở đâu, vì sao…và có dấu chấm hỏi cuối câu. 
Câu cầu khiến Chức năng chính: để yêu cầu, đề nghị, ra lệnh… ai đó làm gì. Có các từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào…hoặc cuối câu có dấu chấm than hoặc câu có ngữ điệu cầu khiến. 

Ví dụ: Bạn hãy giữ gìn sức khỏe. Chúng ta cùng làm việc nào. 

Câu cảm thánChức năng chính: để bộc lộ cảm xúc.

Ví dụ: Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…(Nam Cao – Lão Hạc)

Dấu hiệu nhận biết: có các từ cảm thán như trời ơi, than ôi, ôi, thương thay...hoặc cuối câu có dấu chấm than. 
Câu trần thuật
 
Đây là kiểu câu phổ biến nhất trong giao tiếp. Nó có chức năng chính là kể, tả, thông báo, giới thiệu…Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện một số chức năng khác như yêu cầu, đề nghị, bộc lộ cảm xúc…

Ví dụ: Ngày hôm qua tôi gặp một chuyện buồn.

Hoặc câu: Tôi thấy phòng này rất nhỏ, anh không nên hút thuốc ở đây. 

Kết thúc câu là dấu chấm câu. 

Học sinh lưu ý trường hợp đặc biệt của câu trần thuật là câu phủ định. Câu phủ định là câu có từ phủ định (không, chẳng, chưa, đâu có, đâu…). 

Có 2 kiểu câu phủ định: câu phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ. 

Một số mẫu câu thể hiện ý nghĩa phủ định: 

– A gì mà A (Học giỏi gì mà học giỏi.) 

– Làm gì có A. (Làm gì có chuyện như anh nói). 

(trong đó A là một cụm từ) 

6 tháng 5 2017

Chọn đáp án: B

2 tháng 4 2022

bn ơi đề ktra giưuax học kì

2 tháng 4 2022

Mình thắc mắc câu 5 thôi giúp mình với ạ