K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 12 2021

TK

Công nghiệp chế biến bao gồmcông nghiệp nhiệt điện, công nghiệp chế biến nhiên liệu, công nghiệp luyện kim, công nghiệp chế tạo thiết bị máy móc, công nghiệp hóa chất, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến gỗ, tre, nứa, lá, mây, song, cói…

Công nghiệp chế biến lương thựcthực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay vì: ... + Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm cung cấp thịt, trứng, sữa cho công nghiệp chế biến thực phầm, đồ hộp. + Nguyên liệu từ ngành thủy sản (vùng biển rộng lớn, nguồn hải sản phong phú..).

14 tháng 12 2021

cam ơn bạn nhé

 

1 tháng 3 2016

Các ngành công nghiệp như dệt may, chế biến lương thực phẩm đều là các ngành công nghiệp nhẹ, phân bố rộng rãi ở các nước đang phát triển do: 
- nguồn nguyên liệu tại chỗ 
- lực lượng nhân công dồi dào, giá rẻ (đây là các ngành cần nhiều lao động) 
- có thị trường tiêu thụ rộng lớn 
- không đòi hỏi cơ sở vật chất kỹ thuật cao, lao động lành nghề 
- vốn đầu tư ít, thời gian quay vòng vốn nhanh 

Cơ cấu ngành công nghiệp biểu hiện ở tỉ trọng của từng ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp. Nó được hình thành phù hợp với các điều kiện cụ thể ở trong và ngoài nước trong mỗi giai đoạn nhất định. 

a) Cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta khá đa dạng và đang từng bước có những thay đổi mạnh mẽ 

Sự đa dạng của cơ cấu ngành thể hiện ở chỗ nước ta có khá đầy đủ các ngành công nghiệp quan trọng. 

Trong những năm cuối của thập kỉ 80, cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp nhóm B, giảm tỉ trọng của các ngành công nghiệp nhóm A. Nhưng từ đầu thập kỉ 90 trở lại đây, mặc dù các ngành công nghiệp nhóm B vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp nhưng các ngành công nghiệp nhóm A đã tăng dần tỉ trọng. 

Cơ cấu sản phẩm công nghiệp cũng thay đổi. Khoảng 30% số sản phẩm công nghiệp không được tiếp tục sản xuất do thị trường chưa có nhu cầu hoặc không thể cạnh tranh nổi với hàng nước ngoài. Trong khi đó, hàng loạt sản phẩm mới lại xuất hiện vì phù hợp với nhu cầu của thị trường và có chất lượng cao. 

b) Trong cơ cấu ngành công nghiệp nổi lên một số ngành trọng điểm. Ngành trọng điểm là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác. Có thể coi các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta là công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản ; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ; công nghiệp cơ khí và điện tử ; công nghiệp dầu khí ; điện ; hoá chất và sản xuất các loại vật liệu xây dựng. 

Ưu thế của công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản là có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú. Việc định hướng thực hiện ba chương trình kinh tế (sản xuất lương thực, thực phẩm ; sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu) tạo điều kiện cho ngành này có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. 

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng mà nổi bất là các hàng dệt, may mặc có nhiều lợi thế phát triển mạnh : nguồn lao động dồi dào và thị trường rộng lớn. Trên cơ sở phát huy tiềm năng lao động và khả năng của tất cả các thành phần kinh tế, việc phát triển ngành công nghiệp này nhằm thoả mãn nhu cầu của nhân dân trong nước và góp phần đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài. 

Công nghiệp cơ khí là ngành tạo ra công cụ lao động và trang bị kỹ thuật cho các ngành kinh tế khác. Công nghiệp điện tử hiện là ngành mũi nhọn của nhiều nước. Nước ta có nhiều tiềm năng và nhu cầu để đưa công nghiệp cơ khí và điện tử trở thành các ngành công nghiệp trọng điểm. 

Công nghiệp dầu khí là ngành có nhiều triển vọng nhờ việc thăm dò và khai thác các mỏ dầu khí ở vùng thềm lục địa nước ta. Năm 1999, chúng ta đã khai thác được 15 triệu tấn dầu thô với giá trị xuất khẩu là 2 tỉ USD. 

c) Để nền công nghiệp nước ta đáp ứng được những nhu cầu mới của đất nước, vấn đề đặt ra là tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp theo các hướng sau đây: 

- Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt sao cho phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước và thích ứng với nền kinh tế thế giới. 
- Đẩy mạnh việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ; tập trung sức cho công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí, đưa công nghiệp điện năng đi trước một bước. Các ngành khác sẽ được điều chỉnh theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. 
- Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.

1 tháng 3 2016

 

- Công nghiệp chế biến thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta.

- Các ngành chính là:

       +  Ngành chế biến sản phẩm trồng trọt (xay xát, sản xuất đường,rượu, bia,chế biến chè, càfê….)            

        + Ngành chế biến sản phẩm chăn nuôi như: Chế biến và làm đông lạnh thịt, sữa, làm đồ hộp.                  

         + Ngành chế biến thủy sản như: làm nước nắm, chế biến khô, đông lạnh cá, tôm….

 

 

25 tháng 10 2023

Câu 1: Trình bày tình hình phát triển lương thực ở nước ta?

Tình hình phát triển lương thực ở nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn. Từ một nước nhập khẩu lúa vào những năm 1980, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Nhờ áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, cải tiến giống, và mở rộng diện tích trồng lúa, năng suất và chất lượng lúa của nước ta đã được nâng cao đáng kể.

25 tháng 10 2023

Câu 2: Trình bày tình hình phát chuyển cây công nghiệp ở nước ta?

Cây công nghiệp ở Việt Nam đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, với nhiều loại cây như cao su, cà phê, hạt điều, tiêu và dầu dừa. Việt Nam hiện là một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Diện tích trồng và năng suất của các cây công nghiệp cũng đã tăng trưởng mạnh, nhờ việc áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất.

11 tháng 4 2019

- Ngành có thế mạnh lâu dài, dựa trên nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong và ngoài nước.

- Ngành mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội.

Ngành có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản).

24 tháng 2 2018

Nước ta vẫn là một nước nông nghiệp, các sản phẩm nông sản đa dạng và có trữ lượng lớn cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển rộng khắp cả nước. Đồng thời, nhờ có thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước nên ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm càng được đầu tư và phát triển.

Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm cần số lượng lao động đông và giá rẻ.

->Thu hút nhiều lao động có trình độ cao không phải là nguyên nhân làm cho ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp.

Đáp án cần chọn là: B

20 tháng 11 2021

Ngành công nghiệp trọng điểm nào chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá tri sản xuất công nghiệp ở nước ta:
  a. Chế biến lương thực, thực phẩm

  b. Hóa chất

  c. Khai thác nhiên liệu 

  d. Vật liệu xây dựng

20 tháng 11 2021

A

7 tháng 4 2022

D

7 tháng 4 2022

b

5 tháng 6 2018

Gợi ý làm bài

Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta, vì

* Có thế mạnh lâu dài

- Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú: nguyên liệu từ ngành trồng trọt, từ ngành chăn nuôi, từ ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản,...

- Có nguồn lao động dồi dào, rẻ tiền.

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật phát triển với các nhà máy, xí nghiệp chế biến,...

* Mang lại hiệu quả kinh tế cao

- Về kinh tế:

+ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có nhiều ưu thế: vốn đầu tư ít, thời gian xây dựng nhanh, sử dụng nhiều lao động, hiệu quả kinh tế cao, thu hồi vốn nhanh.

+ Hiện chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta.

+ Đóng góp nhiều mặt hàng xuất khẩu, đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng.

- Về xã hội:

+ Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.

+ Tạo điều kiện công nghiệp hoá nông thôn.

* Tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác

- Thúc đẩy sự phát triển của các ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm như trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản,...

- Đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp năng lượng, hoá chất, cơ khí, đẩy mạnh hoạt động thương mại.

26 tháng 1 2016

a. Ngành công nghiệp trọng điểm: đó là các ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.

b. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm  là ngành công nghiệp trọng điểm là vì:

            * Có thế mạnh lâu dài:

- Có nguồn nhiên liệu tại chổ phong phú

            + Từ ngành trồng trọt:

Lương thực: diện tích cây lương thực 8,4 triệu ha, trong đó 7,3 triệu ha trồng lúa. Sản lượng lương thực 39,5 triệu tấn, trong đó lúa chiếm 35,8 triệu tấn. Sản lượng ngô 3,8 triệu tấn. Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu phong phú cho công nghiệp xây xát.

Cây công nghiệp hàng năm: diện tích mía 266 nghìn ha và trên 14,7 triệu tấn, lạc 270 nghìn ha và 485 nghìn tấn, đậu tương 203 nghìn ha và 292 vạn tấn.

Cây công nghiệp lâu năm: chè búp 118 nghìn ha và 534 nghìn tấn, cà phê 491 nghìn ha và 768 nghìn tấn cà phê nhân, điều 328 nghìn ha và 332 nghìn tấn, dừa 132 nghìn ha và 972 nghìn tấn. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến thực phẩm (chè, đường, cà phê, dầu thực vật,…)

Rau và cây ăn quả: nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đồ hộp rau quả,….

            + Từ ngành chăn nuôi:

Đàn gia súc và gia cầm khó đông: đàn lợn 27,4 triệu con, đàn trâu 2,9 triệu con, đàn bò 5,5 triệu con, gia cầm 220 triệu con (2005).

Là nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến thịt, sữa, pho mát, bơ,….

            + Từ ngành đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản:

Nước ta có tiềm năng lớn: vùng biển rộng trên 1 triệu km2, đường bờ biển dài 3260 km, có nhiều ngư trường lớn, phong phú về số loài cá tôm.

Là nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào cho CNCB thủy hải sản.

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn:

+ Trong nước: đông dân, mức sống ngày càng tăng, là thị trường rộng lớn, tạo động lực cho ngành chế biến lương thực, thực phẩm phát triển mạnh.

+ Xuất khẩu: nhiều mặt hàng quan trọng như gạo, cà phê, điều, chè, cá ba sa, tôm đông lạnh,….Xuất khẩu sang thị trương khó tính như Hoa Kì, EU, Nhật Bản,…  

- Cơ sở vật chất kĩ thuật khá phát triển:

+ Nhiều cơ sở công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản đã xuất hiện với công nghệ hiện đại.

+ Phân bố tập trung tại các thành phố lớn, đông dân hoặc các vùng nguyên liệu.

            * Mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Kinh tế:

+ Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu các ngành công nghiệp của cả nước, góp phần tích lũy cho xã hội.

+ Xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ quan trọng.

* Tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác.

- Chủ trương của Nhà nước: phải đi trước một bước so với các ngành kinh tế khác.

- Tác động mạnh mẽ, toàn diện đến các ngành về các mặt: quy mô, kĩ thuật công nghệ, chất lượng sản phẩm.