K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 12 2021

D

1 tháng 12 2021

D

2 tháng 2 2016

 

Quá trình hình thành và phát triển:

 

      Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).

 

-         - 18 - 4 - 1951, Hiệp ước Pari được kí kết giữa 6 nước Pháp , Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua để thành lập “Cộng đồng than - thép châu Âu” (ECSC), nhằm thống nhất việc sản xuất và phối hợp than, thép của các nước thành viên. Hiệp ước này đã chứa đựng ý đồ của các nhà sáng lập ECSC là gây dựng nền tảng cho việc nhất thể hóa kinh tế châu Âu.

 

-             - 25 - 3 - 1957, sáu nước này kí Hiệp ước Rôma thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” (EURATOM) và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC). Ngày 1 - 7 - 1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC).

 

-         - Đến tháng 12 - 1991 các nước thành viên EC đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích (Hà Lan), có hiệu lực từ ngày 1 - 1 - 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước thành viên (1995).

 

-         - Năm 2004, kết nạp thêm 10 nước, năm 2007 thêm 2 nước, nâng tổng số thành viên lên 27 nước.

 

-  EU ra đời không chỉ nhằm tập hợp giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị (như xác định luật công dân châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hiến Pháp chung…).

 

Mối quan hệ giữa Việt Nam với EU:

 

-         10 - 1990, EU thiết lập quan hệ ngoại giao với ViệtNam.

-         Tháng 7 - 1995, Việt Namvà EU kí “Hiệp định Khung Hợp tác Việt Nam - EC”.

 

-         Năm 2004, Hội nghị Cấp cao ViệtNam- EU lần thứ I tại Hà Nội.

-          Ngày 27 - 6 - 2012, Việt Namvà EU, đã ký chính thức “Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện” (PCA).

 

-         Hiện EU là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất trên thế giới vì:

 

-         Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).

 

 

-         Từ lúc mới thành lập, Liên minh châu Âu chỉ có 6 nước, đến năm 1995 EU đã phát triển thành 15 nước thành viên, đến năm 2004 EU kết nạp thêm 10 nước, năm 2007, thêm 2 nước, nâng tổng số lên 27 nước. Tính đến ngày 1 - 7 - 2013, Liên minh châu Âu đã có tất cả 28 nước, với khoảng 500 triệu người và diện tích 4.456.304 km2.

 

 

-         EU ra đời không chỉ nhằm tập hợp giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị (như xác định luật công dân châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hiến Pháp chung…). 

        Chính vì sự ra đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ như vậy nên Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất thế giới hiện nay.

2 tháng 2 2016

Quá trình hình thành và phát triển:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).

 - 18 - 4 - 1951, Hiệp ước Pari được kí kết giữa 6 nước Pháp , Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua để thành lập “Cộng đồng than - thép châu Âu” (ECSC), nhằm thống nhất việc sản xuất và phối hợp than, thép của các nước thành viên. Hiệp ước này đã chứa đựng ý đồ của các nhà sáng lập ECSC là gây dựng nền tảng cho việc nhất thể hóa kinh tế châu Âu.

 25 - 3 - 1957, sáu nước này kí Hiệp ước Rôma thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” (EURATOM) và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC).Ngày    1  - 7 - 1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC).

  - Đến tháng 12 - 1991 các nước thành viên EC đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích (Hà Lan), có hiệu lực từ ngày 1 - 1 - 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước thành viên (1995).

   - Năm 2004, kết nạp thêm 10 nước, năm 2007 thêm 2 nước, nâng tổng số thành viên lên 27 nước.

  EU ra đời không chỉ nhằm tập hợp giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị (như xác định luật công dân châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hiến Pháp chung…).

Mối quan hệ giữa Việt Nam với EU:

 10 - 1990, EU thiết lập quan hệ ngoại giao với ViệtNam.

 Tháng 7 - 1995, Việt Namvà EU kí “Hiệp định Khung Hợp tác Việt Nam - EC

 Năm 2004, Hội nghị Cấp cao ViệtNam- EU lần thứ I tại Hà Nội.

  Ngày 27 - 6 - 2012, Việt Namvà EU, đã ký chính thức “Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện” (PCA).

 Hiện EU là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Vì sao nói Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất trên thế giới:

 Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).

Từ lúc mới thành lập, Liên minh châu Âu chỉ có 6 nước, đến năm 1995 EU đã phát triển thành 15 nước thành viên, đến năm 2004 EU kết nạp thêm 10 nước, năm 2007, thêm 2 nước, nâng tổng số lên 27 nước. Tính đến ngày 1 - 7 - 2013, Liên minh châu Âu đã có tất cả 28 nước, với khoảng 500 triệu người và diện tích 4.456.304 km2.

 EU ra đời không chỉ nhằm tập hợp giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị (như xác định luật công dân châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hiến Pháp chung…). 

        Chính vì sự ra đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ như vậy nên Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất thế giới hiện nay.

26 tháng 10 2023
Câu 1: Từ sự phát triển của tổ chức ASEAN, có thể nói rằng từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á. Điều này có thể được giải thích bằng việc ASEAN đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, chính trị và văn hóa giữa các quốc gia thành viên. ASEAN đã tạo ra một môi trường ổn định và thuận lợi cho việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, đầu tư và thương mại trong khu vực. Đồng thời, ASEAN cũng đã đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp và xây dựng một môi trường hòa bình và ổn định trong khu vực.  
26 tháng 10 2023

Liên hệ với Việt Nam, sự phát triển kinh tế của ASEAN đã tạo ra những cơ hội và thách thức cho Việt Nam. Với việc tham gia vào ASEAN, Việt Nam đã có cơ hội tiếp cận thị trường lớn và thu hút đầu tư từ các quốc gia thành viên khác. Điều này đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm qua. Tuy nhiên, cùng với cơ hội, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức như cạnh tranh với các quốc gia thành viên khác và thích nghi với các quy định và tiêu chuẩn chung của ASEAN.

 

10 tháng 3 2022

D

18 tháng 10 2018
* Hoàn cảnh ra đời: - Sau khi giành độc lập, các nước cần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau để phát triển. - Muốn hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn bên ngoài, nhất là Mĩ. - Các tổ chức liên kết khu vực xuất hiện ngày càng nhiều, như Cộng đồng châu Âu, đã cổ vũ các nước Đông Nam Á liên kết với nhau. - Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philippin. * Thời cơ và thách thức của Việt Nam * Cơ hội: - Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế trong khu vực - Tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực. - Tiếp thu những thành tựu về khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển kinh tế. - Có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực. - Có điều kiện thuận lợi để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học – kĩ thuật, y tế, thể thao với các nước trong khu vực. * Thách thức: - Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu với các nước trong khu vực. - Sự cạnh tranh quyết liệt giữa nước ta với các nước trong khu vực.

- Hội nhập dễ bị “hòa tan”, đánh mất bản sắc và truyền thống của dân tộc.
30 tháng 3 2016

* Hoàn cảnh ra đời:

- Sau khi giành độc lập, các nước cần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau để phát triển.

- Muốn hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn bên ngoài, nhất là Mĩ.

- Các tổ chức liên kết khu vực xuất hiện ngày càng nhiều, như Cộng đồng châu Âu, đã cổ vũ các nước Đông Nam Á liên kết với nhau.

- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philippin.

* Mục tiêu là tiến hành hợp tác giữa các nước thành viên nhằm phát triển kinh tế và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

* Quá trình phát triển. (thành tựu chính)

            - Từ 1967 -1975: ASEAN là tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.

            - Tháng 2/1976, Hội nghị cấp cao lần 1 của ASEAN kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác (Hiệp ước Bali) xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.

            - Giải quyết vấn đề Campuchia bằng các giải pháp chính trị, nhờ đó quan hệ giữa ASEAN với ba nước Đông Đương được cải thiện.

            - Mở rộng thành viên của ASEAN, Brunây (1984), Việt Nam (7/1995), Lào và Miama (1997), Campuchia (1999).

            - ASEAN đẩy mạnh hợp tác kinh tế, văn hóa nhằm xây dựng một Cộng đồng ASEAN về kinh tế, an ninh và văn hóa vào năm 2015.

*  Nội dung Hiệp ước Bali:

            +> Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

            +> Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

            +> Không sử dụng và đe doa bằng vũ lực với nhau.

            +> Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

            +> Hợp tác phát triển có hiệu quả trong k.tế, vhóa, xh.

* Thời cơ và thách thức của Việt Nam

* Cơ hội:

- Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế trong khu vực

- Tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực.

- Tiếp thu những thành tựu về khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển kinh tế.

- Có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực.

- Có điều kiện thuận lợi để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học – kĩ thuật, y tế, thể thao với các nước trong khu vực.

* Thách thức:

- Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu với các nước trong khu vực.

- Sự cạnh tranh quyết liệt giữa nước ta với các nước trong khu vực.

- Hội nhập dễ bị “hòa tan”, đánh mất bản sắc và truyền thống của dân tộc.

 

6 tháng 12 2016

1.Sử cũ viết: “Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ)”. Vua giữ mọi quyền hành trong nước, “các bộ đều thần thuộc". Đặt tướng văn là Lạc hầu, tướng võ là Lạc tướng. Con trai vua là Quan lang, con gái vua là Mị nương". “Đời đời cha truyền con nối, đều gọi là Hùng Vương”.
Đứng đầu các bộ là Lạc tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ là Bồ chính. Trong chiềng, chạ, những người già được tôn trọng, thường giúp Bồ chính giải quyết việc sản xuất, chia phần ruộng cày cấy, giải quyết các mối bất hòa của dân làng.
Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh, vua Hùng và các Lạc tướng huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng, chạ tập hợp lại, cùng chiến đấu.
 

Nhận xét về tổ chức nhà nước đầu tiên :
- Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).
- Tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế, xã hội đất nước cũng như sự hình thành quốc gia - dân tộc và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 

6 tháng 12 2016

2.Những nét chính trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang qua nơi ở, ăn mặc, phong tục, lễ hội, tín ngưỡng :
- Ở : nhà sàn mái cong làm bằng tre, nứa, gỗ.
- Ăn : thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá và các loại rau, củ, quả ; biết làm muối, mắm và dùng gừng làm gia vị.
- Mặc : nam đóng khố, mình trần ; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực...
- Phong tục : tình nghĩa anh, em, xóm làng ; lòng biết ơn tổ tiên.
- Lễ hội : nhiều lễ hội và các trò chơi...
- Tín ngưỡng : thờ cúng các lực lượng thiên nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng...

 

6 tháng 8 2023

Tham khảo:

- EU là một thực thể chính trị và kinh tế lớn và quan trọng hàng đầu thế giới. EU có 2/5 nước thành viên thường trực HĐBA LHQ, 4/7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7) và 4/20 nước trong nhóm G20.

- EU hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới, GDP năm 2011 đạt 17,57 nghìn tỷ USD; Thu nhập bình quân đầu người toàn EU đạt 32,900 USD/năm.

- Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), do khủng hoảng kinh tế, năm 2010 FDI của EU trên toàn cầu chỉ đạt được 107 tỷ euro, so với 281 tỷ euro của năm 2009.

- EU cũng là nhà tài trợ hợp tác phát triển lớn nhất thế giới, Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn kinh tế trong những năm qua, EU vẫn duy trì vai trò là nhà tài trợ lớn nhất thế giới với 53 tỷ Euro viện trợ phát triển (ODA) dành cho các nước đang phát triển trong năm 2011, chiếm hơn 60% tổng viện trợ của thế giới.