Hãy sử dụng các cặp quan hệ từ để chuyển mỗi cặp câu sau thành một câu.
a. Tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực. Chẳng bao lâu, tôi trở thành chàng dế
thanh niên cường tráng.
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
b. Mùa hè đến, các bông hoa trở nên rực rỡ hơn. Những âm thanh cũng rộn rã, tươi vui
hơn.
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a,
.Đoạn văn trên trích trong văn bản "bài học đường đời đầu tiên"
Phương thức biểu đạt: tự sự.
b,
ngôi kể thứ nhất
c,
Hình ảnh so sánh: Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua
d,
Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp cường tráng, oai phong cuả Dế mèn
e,
Tham khảo:
Không nên kiêu căng tự phụ khi chưa biết rõ thực lực của mìnhKhông nên hống hách,hung hăng bậy bạKhông nên trêu ghẹo những kẻ yếu ơt,và mạnh hơn vì sớm muộn gì cũng chuốc họa vào thânKhông nên khinh ngưòi,nhất là những kẻ yếu hơn mình1.
a, Đoạn văn được trích từ văn bản ''Bài học đường đời đầu tiên''.
Thể loại: Tiểu thuyết
b, NDC: Đoạn văn nói về vẻ đẹp cường tráng của Dế mèn.
2. Trạng ngữ: Chẳng bao lâu.
Đặt câu: Chẳng bao lâu nữa kì thi sẽ diễn ra. (Em tự đặt thêm nhé)
3. ''Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.''
Từ ngữ nhân hóa: Tôi, chàng dế thanh niên.
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản:
- Dế mèn phiêu lưu kí
Câu 2: Hai từ láy có trong đoạn văn trên là:
- phanh phách, rung rinh
Câu 3: Đoạn văn miêu tả ngoại hình của nhân vật:
- Dế mèn
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản "Dế Mèn phiêu lưu kí."
Được kể theo ngôi thứ nhất.
Câu 2: Phanh phách; Phành phạch.
Câu 3: Văn bản trên miêu miêu tả Nhân vật Dế Mèn
Câu 1
Văn bản : dế mèn phưu lưu ký
Tác giả : Tô Hoài
Câu 2
Chi tiết : " Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt." , " Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi" , " Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng "
Câu 3 :
Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con vì cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy cá khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại. Bởi vì quanh quẩn ai cũng quen mình cả. Không nói, có lẽ họ nể hơn là sợ. Nhưng tôi lại tưởng thế là không ai dám ho he. ấy vậy, tôi cho tôi giỏi. Những gã xốc nổi thường làm cử chỉ ngông cuồng là tài cao. Tôi quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ khiến mỗi lần thấy tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi.
* Biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn :
- Biện pháp so sánh ( in đậm ) : Cho thấy sự cường tráng, mạnh khỏe của Dế Mèn.
- Biện pháp nhân hóa ( các từ ngữ như : tôi, oai vệ, vuốt râu,...) : Đây là những hành động của con người nhưng được tác giả sử dụng cho Dế Mèn để cho thấy sự sinh động, gần gũi với ta.
Câu 1 : Văn bản :"Bài học đường đời đầu tiên"
Tác giả :Tô Hoài
Câu 2 :
- Vẻ bề ngoài ưa nhìn bởi đó là chàng thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt cứng, đôi cánh dài chấm đuôi, cả thân người một màu nâu bóng mỡ soi gương được.
- Vẻ dữ tợn hùng dũng: Cái đầu to và nổi từng tảng rất bướng, hai sợi râu dài, hai cái răng to khỏe nhai ngoằm ngoạp.
- Điệu bộ cử chỉ: ra dáng con nhà võ, thích phô trương sức mạnh, co cẳng đạp phành phạch để thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
- Tính nết hung hăng, hống hách: Cậy sức bắt nạt kẻ yếu, dám cà khịa với mọi người trong xóm, quát mấy chị Cào Cào, ngửa chân đá anh Gọng Vó.
* Hai đoạn văn có trình tự và miêu tả hình dáng, hành động của Dế Mèn: - Đoạn đầu nghiêng về việc làm nổi rõ: Dế Mèn là anh thanh niên cường tránh. - Đoạn sau nghiêng về hành động con nhà võ rất hóng hách của Dế Mèn với bà con trong xóm.
Câu 3: BPTT : So sánh , Nhân hóa
Tác dụng : - So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - Nhân hoá: Là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người.
a) Vì Tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên chẳng bao lâu, tôi trở thành chàng dế
thanh niên cường tráng.
b) Vì mùa hè đến, các bông hoa trở nên rực rỡ hơn nên những âm thanh cũng rộn rã, tươi vui
hơn.