Cho chủ đề :"Uống nước nhớ nguồn" Hãy viết một đoạn văn ngắn về chủ đề trên trong đó có sử dụng cách dẫn trực tiếp .
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Tôn sư trọng đạo là phẩm chất và truyền thống quý báu tốt đẹp mà ông cha ta vẫn thường hay khuyên dạy con cháu của mình. Tôn sư trọng đạo là kính trọng thầy cô giáo, những người đã có công dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho mình. Ông cha ta từng dạy là:"Một chữ cũng thầy, mà nửa chữ cũng thầy"(Lời dẫn trực tiếp). Sự dạy dỗ của thầy cô chính là công ơn mà các học sinh, học trò phải khắc ghi sâu vào trong lòng mình. Chính nhờ những sự dạy dỗ ấy đã chắp cánh ước mơ cho bao thế hệ học trò khác nhau. Các em được xây dựng nền móng kiến thức, truyền cảm hứng, nghị lực và chắp cánh ước mơ để bay đến những phương trời mới lạ. Tôn trọng và biết ơn thầy cô giáo chính là 1 truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN ta. Chính vì vậy truyền thống và tôn sư trọng đạo là phẩm chất quý báu và tốt đẹp của dân tộc ta vì nó giúp duy trì xã hội được tốt đẹp và văn minh hơn. Và nó cần trang bị ở mỗi học sinh để bất cứ học sinh nào cũng trở thành con ngoan trò giỏi.
Đà Lạt, là nơi nghỉ mát nổi tiếng nhất Việt Nam với cảnh non xanh nước biếc núi non chập chùng, suối reo thác đổ. Năm học vừa qua, vào dịp hè trường em có tổ chức chuyến du lịch Đà Lạt để học sinh được giải trí sau nhũng ngày tháng học tập mệt nhọc. Trong cuộc du lịch đó, em nhớ mãi cuộc đi thăm thác Prenn.
Sáng sớm tinh mơ, chúng tôi đã chuẩn bị kĩ càng cho cuộc du ngoạn này, ai nấy đều phấn khởi. Chiếc xe chở ba mươi học sinh rời khách sạn bon bòn chạy trên con đường nhựa phẳng lì, êm như ru bảng qua những cánh rừng thông bát ngát, mùi hương của muôn màu hoa lá theo từng cơn gió nhẹ thoang thoảng đưa lên. Những tia nắng đã bắt đầu xuyên qua những ô cửa xe làm chúng tôi cảm thấy dễ chịu hơn trong giá lạnh của miền cao Đà Lạt. Qua cửa xe, chúng tôi say sưa ngắm cảnh núi đồi, những cánh rừng ngút ngàn, rậm rạp, những con suối chảy róc rách chờ mưa. Tiết tháng bảy, trời trong như lọc. Xa xa trên những ngọn núi cao, một màn sương bao phủ, tất cả như ẩn, như hiện, như gần, như xa… Huyền ảo như trong một giấc mộng êm đềm.
Mặt trời đã lên cao, bầu trời càng trong vắt, gần đến thác con đường càng khúc khuỷu, lên xuống gập ghềnh, núi non điệp trùng nối tiếp nhau chạy dài ngút cả tầm mắt. Không khí mát lành bơm căng lồng phổi, khiến mỗi đứa chúng tôi có cảm giác khỏe và lớn lên một tí. Chẳng bao lâu xe đã tới nơi, một phong cảnh kì thú đã hiện ra trước mắt: Thác Prenn hùng vĩ mà mơ mộng làm sao! Chúng tôi thi nhau bước xuống những bậc thang dựa vào thành đồi rất vững chắc. Qua chừng ba mươi bậc là tới mặt đất. Từ đó, chúng tôi có thể nhìn thấy chiếc hồ lớn, hứng thác nước ầm ầm từ trên cao đổ xuống. Không một tiếng nào khác ngoài tiếng thác thật trầm hùng đáp lời cánh rừng tĩnh mịch. Mặt khác được dệt bởi muôn ngàn hạt ngọc long lanh, mát rượi rào rào đổ xuống, Những hạt ngọc bé tí trắng xóa tung ra làm chúng tồi cảm thấy mát lạnh cả người. Ngoài kia một tí là chiếc cầu vắt ngang mặt hồ để du khách từ đó có thể nhìn thấy bao quát được cảnh vật xung quanh. Xa xa là những ghế đá, nhà chòi để du khách nghỉ chân.
Chúng tôi sau khi đã xem thác xong cùng tập hợp lại hát bài “Hè vui”. Chẳng mấy chốc, trời đã chiều chúng tôi được lệnh tập trung lên xe trở về, bất giác không ai bảo ai cùng nhìn về thác lộ vẻ quyến luyến cảm động. Duới kia, thác Preen vẫn đổ ầm ầm nhưng tôi cỗ cảm giác tiếng thác trầm buồn hơn, tôi tự. nhủ rằng:
“Đừng buồn Prenn, một ngày tôi sẽ trở lại”.
Những ngày vào năm học mới, tôi vẫn không sao quên được thác Prenn, tôi sẽ cố gắng học tập, phải chăm chỉ học để năm sau còn gặp Prenn nữa chứ.
Lời dẫn trực tiếp là câu "Đừng buồn Prenn, một ngày tôi sẽ trở lại"
Chị Dậu là một người yêu thương chồng con tha thiết, đảm đang, hiền dịu và tháo vát nhưng có sức sống mạnh mẽ, có tinh thần phản kháng tiềm tàng. Sau khi a Dậu bị trói và cùm kẹp ở ngoài đình làng , bị bọn người nhà Hào Lí khiêng về. Chị đã nấu cháo, quạt cho nguội cháo rồi đi rón rén, ngồi xem chồng ăn có ngon miệng không. Qua đó, thể hiện chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, dịu dàng và tận tụy hết lòng yêu thương chăm sóc chồng. Anh Dậu vừa được cứu, chưa tỉnh lại, bưng bát cháo được đưa lên miệng chưa kịp húp thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng từ ngoài sầm sập xông vào. Lúc đầu chị đã hết sức lễ phép, nhã nhặn vì chị biết chúng là “người nhà nước” còn chồng chị là kẻ cung đinh có tội. Chị ” run run” xin khất rồi vẫn tha thiết van nài. Đến lúc cai lệ sầm sập đến chỗ anh Dậu định trói, chị xám mặt chạy đến đỡ tay hắn và năn nỉ ” cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc ông tha cho”, nhưng đến khi chính mình bị đánh , chị Dậu tức quá không thể chịu được, liều mạng cự lại bằng lí xưng hô ngang hàng, chị đứng lên và nói: ” chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Cai lệ tát vào mặt chị rồi hắn cứ nhảy vào chói anh Dậu, chị nghiền hai hàm răng: ” mày trói ngay chồng bà đi, mà cho mày xem”. chị đã đứng lên với niềm căm phẫn ngùn ngụt tư thế đứng trên đầu kẻ thù đè bẹp đối phương đấu lực với chúng, bằng tất cả sức mạnh của lòng căm thù tức giận ấy, chị Dậu đã túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa, lần lượt, người đàn bà lực điền này đã quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng. Trước những hành động hung bạo, độc ác, đểu cáng của bọn hào lý tham lam hống hách chị Dậu đã vùng dậy đứng lên đấu tranh để bảo vệ mạng sống cho chồng. Chị Dậu mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, tiêu biểu cho tầng lớp phụ nữ nông dân giàu sức sống dưới ách áp bức của chếđộ nửa thực dân nửa phong kiến khi chưa bắt gặp ánh sáng Đảng.
vì ông cha ta đã có công dựng nước nên bác chau ta phải giữ lấy nước ( bác hồ )
vì ông cha ta đã có công dựng nước nên bác chau ta phải giữ lấy nước ( Bác Hồ )
bạn tham khảo
Đất nước chúng ta có một kho tàng văn học, trong đó tục ngữ là những bài học trí tuệ sâu sắc được đúc kết từ nhũng kinh nghiệm sống của ông cha ta. Lời khuyên nhủ ấy được thể hiện trong câu tục ngữ đơn giản nhưng giàu ý ngĩa: “Uống nước nhớ nguồn.” Câu tục ngữ này là một lời nói ẩn dụ mà tổ tiên đă để lại nhầm khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn đến nhũng công lao mà người khác đã bỏ sức ra để cho mình có cuộc sống ấm no hôm nay. Trong xã hội, lòng biết ơn được biểu hiện bằng những việc cao đẹp như tục thờ cúng ông bà tổ tiên thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với các bậc sinh thành đã có công dưỡng dục chúng ta nên người. Ngoài ra trong cuộc sống còn có những người sống cá nhân, ích kỉ, chỉ biết nhận lấy mà không biết ơn, họ tự tách mình ra khỏi các quy luật của đời sống, tách biệt với cộng đồng. Thậm chí là chà đạp lên các thành quả lao động do người khác để lại. Những người như thế thật đáng phê phán và chê trách. Là của ngày hôm nay, Em sẽ cố gắng phần đấu học tập để không phụ lòng ba mẹ và thầy cô đã dạy dỗ. Là thế hệ sau của đất nước, em sẽ cố gắng giữ gìn đức tính này để nó phat triển ngày càng lớn hơn nữa.