K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 2. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Mười tuổi thơ nghe gió thổi mùa thu Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ. Bản đồ mới tường vôi cũng mới 2 Thầy giáo lớn sao, thước bảng cũng lớn sao Gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ Đưa ta đi sông núi tuyệt vời.” Câu 1: Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả? Câu 2: Cho biết hoàn cảnh sáng tác và thể thơ? Câu...
Đọc tiếp

Bài 2. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Mười tuổi thơ nghe gió thổi mùa thu Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ. Bản đồ mới tường vôi cũng mới 2 Thầy giáo lớn sao, thước bảng cũng lớn sao Gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ Đưa ta đi sông núi tuyệt vời.” Câu 1: Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả? Câu 2: Cho biết hoàn cảnh sáng tác và thể thơ? Câu 3: Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên? Câu 4: Câu thơ “Thầy giáo lớn sao, thước bảng cũng lớn sao” cho em thấy được tình cảm gì của tác giả đối với người thầy và lớp học? Câu 5: Qua đoạn thơ và những hiểu biết của em, hãy viết từ 5 – 7 dòng nêu cảm xúc của em về một bài thơ em thích nhất.

0
Đọc đoạn trích dưới đây và khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi:Ngày xưa ta đi học Mười tuổi thơ nghe gió thổi mùa thu Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ. Bản đồ mới tường vôi cũng mới Thầy giáo lớn sao, thước bảng cũng lớn saoGậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ Đưa ta đi sông núi tuyệt vời. Tim đập mạnh hồn ngây không sao hiểu Mê Kông...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích dưới đây và khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi:

Ngày xưa ta đi học 

Mười tuổi thơ nghe gió thổi mùa thu 

Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ 

Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ. 

Bản đồ mới tường vôi cũng mới 

Thầy giáo lớn sao, thước bảng cũng lớn sao

Gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ 

Đưa ta đi sông núi tuyệt vời. 

Tim đập mạnh hồn ngây không sao hiểu 

Mê Kông sông dài hơn hai ngàn cây số mông mênh.

(Cửu Long Giang ta ơi, Ngữ văn 6, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021)

Câu 1. Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi do ai sáng tác?

A. Nguyên Hồng 

B. Nguyễn Tuân

C. Xuân Quỳnh 

D. Lâm Thị Mỹ Dạ 

Câu 2. Biện pháp tu từ nào đã được tác giả sử dụng trong các câu thơ: 

Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ 

Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ. 

A. So sánh 

B. Ẩn dụ

C. Nhân hoá 

D. Hoán dụ 

Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì? 

A. Tự sự 

B. Biểu cảm 

C. Miêu tả

D. Nghị luận 

Câu 4. Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi có nhắc đến những địa danh nào ở Việt Nam? 

A. Mê Kông, Cô Tô, Hang Én.

B. Thác Khôn, Trường Sơn, Hang Én 

C. Cô Tô, Trường Sơn, Long Châu 

D. Trường Sơn, Hà Tiên, Cà Mau 

PHẦN II. VĂN HỌC VÀ CUỘC SỐNG (8,0 điểm) 

Câu 1 (1,0 điểm). Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ

“Gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ/ Đưa ta đi sông núi tuyệt vời”. 

Câu 2 (3,0 điểm). Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi như một bức tranh rực rỡ với các hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. Hình ảnh nào đã in đậm trong tâm trí em? Hãy trình bày cảm nhận về hình ảnh đó bằng một đoạn văn (7 – 9 câu). Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một từ láy (gạch dưới từ láy đó). 

Câu 3 (4,0 điểm). Câu thơ “Ngày xưa ta đi học” mở đầu bài thơ đã gợi em nhớ về những gì trong ngày đầu tiên đi học? Hãy sử dụng kết hợp phương thu tự sự và miêu tả để ghi lại phần kí ức tuyệt vời đó bằng một bài văn (khoảng 1 trang giấy thi).

0
1 tháng 1

cậu giỏi thế, tớ làm phải mất 10 phút ms xong cậu chỉ 2 phút:")

1 tháng 1

mạng c Lâm ơiii=))

Đọc đoạn thơ sau:Ngày xưa ta đi họcMười tuổi thơ nghe gió thổi mùa thuMắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡNhư đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ.Bản đồ mới tường vôi cũng mớiThầy giáo lớn sao, thước bảng cũng lớn saoGậy thần tiên và cánh tay đạo sĩĐưa ta đi sông núi tuyệt vời.câu 1: xác định thể thơ của đoạn thơ trêncâu 2: hình ảnh thầy giáo trong đoạn hiện lên trong mắt cậu học trò như thế...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau:

Ngày xưa ta đi học

Mười tuổi thơ nghe gió thổi mùa thu

Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ

Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ.



Bản đồ mới tường vôi cũng mới
Thầy giáo lớn sao, thước bảng cũng lớn sao
Gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ
Đưa ta đi sông núi tuyệt vời.


câu 1: xác định thể thơ của đoạn thơ trên

câu 2: hình ảnh thầy giáo trong đoạn hiện lên trong mắt cậu học trò như thế nào?

câu 3: chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng trong câu thơ: "Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ/Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ."
câu 4: theo em, người thầy có vai trò gì trong việc khơi dậy học trò? em hãy lấy một ví dụ về một tác phẩm văn học mà em tâm đắc,  nêu lí do em thích thú về tác phẩm đó.

1
27 tháng 12 2022

cac ban oi giai cho mik bai bien phap tu tu trong cau truyen con tho trang thong minh ngu van

ĐỀ 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi :Con hỏi mẹ : "Ước mơ lớn nhất ngày thơ bé của mẹ là gì?"Để mẹ kể con nghe nhé!Mẹ kể con nghe những đêm mùa Đông rét buốt, gió lùa qua mái tranh từng hồi dài bất tận, mẹ ước có một cái chăn thật ấm, một mái nhà lành lặn, không phải chắp vá bằng vô vàn mảnh tranh nứa như ngôi nhà ông bà ngoại lúc ấy.Mẹ ước con đường đi học đừng lầy lội như...
Đọc tiếp

ĐỀ 1:

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi :

Con hỏi mẹ : "Ước mơ lớn nhất ngày thơ bé của mẹ là gì?"

Để mẹ kể con nghe nhé!

Mẹ kể con nghe những đêm mùa Đông rét buốt, gió lùa qua mái tranh từng hồi dài bất tận, mẹ ước có một cái chăn thật ấm, một mái nhà lành lặn, không phải chắp vá bằng vô vàn mảnh tranh nứa như ngôi nhà ông bà ngoại lúc ấy.

Mẹ ước con đường đi học đừng lầy lội như thế, đôi dép lê đừng đứt ngang đứt dọc như thế, con trâu mộng đừng chạy rong như thế...để mẹ không phải đến lớp muộn với nước mắt ngắn, nước mắt dài.

(...)Mẹ kể con nghe những ngày giáp hạt, được ăn một bát cơm đã là niềm hạnh phúc to lớn. Nhìn bà ngoại chạy ăn từng bữa, mỗi khi về nhà trông thấy đàn con là thở dài, nước mắt giàn giụa. Mẹ ước mỗi bữa mỗi người trong nhà chỉ một bát cơm thôi cũng được. Mẹ ước sao thóc lúa đầy bồ, khoai sắn cứ vơi rồi lại đầy để ông bà không phải vất vả, các dì các cậu không phải chênh chao vì đói.

Mỗi năm chỉ đến Tết là háo hức trông chờ con ạ. Để làm gì con biết không? Không phải mong ngóng để được quần này áo nọ, được lì xì như các con bây giờ. Mà là được ăn thịt, ăn cá, ăn những món ngon mà ngày thường không có. Đến tận bây giờ, mẹ vẫn thèm món thịt kho đông, thèm món canh cải nấu tép mà con thường chê ỏng chê eo, con biết không? Vì nó là niềm mơ ước của mẹ khi còn thơ ấu...

Câu 1: Người mẹ trong đoạn văn trên đã mơ ước những gì?

Câu 2: Tìm câu văn được trích dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên

Câu 3: Qua lời kể của mình, mẹ muốn nhắn nhủ đến con bài học gì trong cuộc sống? 

2
17 tháng 2 2022

Câu 1:

 - Mẹ ước có một cái chăn thật ấm, một mái nhà lành lặn, không phải chắp vá bằng vô vàn mảnh tranh nứa như ngôi nhà ông bà ngoại lúc ấy.

- Mẹ ước con đường đi học đừng lầy lội, đôi dép lê đừng đứt ngang đứt dọc, con trâu mộng đừng chạy rong.

- Mẹ ước mỗi bữa mỗi người trong nhà chỉ một bát cơm. Mẹ ước sao thóc lúa đầy bồ, khoai sắn cứ vơi rồi lại đầy để ông bà không phải vất vả, các dì các cậu không phải chênh chao vì đói.

- Mẹ ước được ăn món thịt kho đông, món canh cải nấu tép

Câu 2:

Con hỏi mẹ : "Ước mơ lớn nhất ngày thơ bé của mẹ là gì?"

Câu 3: 

Bài học mà mẹ muốn nhắn nhủ đến con mình là: Có nhiều ước mơ giản dị, đơn giản như là ước một bữa ăn no, đầy đủ nhưng mà chúng ta phải dựa vào tùy từng điều kiện hoàn cảnh sống, không được chê bai này nọ...Hãy trân trọng và quý những gì chúng ta đang có. Hãy yêu thương những người thân của mình hơn, vì họ đã phải rất vất vả!

< Câu 3 em làm chưa được hay lắm mong anh/chị thông cảm, nếu được thì có thể góp ý để em sửa lỗi ạ >

17 tháng 2 2022

1. Người mẹ ước: có cái chăn ấm, con đường đi học đừng lầy lội, đôi dép đừng đứt ngang, con trâu đừng chạy ngang, mỗi người trong nhà có 1 bát cơm, thóc lúa đầy bồ, khoai sắn vơi rồi đầy, ăn thịt ăn cá...

2. Con hỏi mẹ : "Ước mơ lớn nhất ngày thơ bé của mẹ là gì?"

3. Bài học: Phải biết trân trọng những gì mình đang có và phải nhớ những gì trong quá khứ ta từng trải qua để biết yêu quý thêm hiện tại. 

7 tháng 1 2021

Tham khảo:

Nhân dân ta từng có những câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa rất sâu sắc về vấn đề Đạo và Thầy. Những câu nói ấy vừa tôn vinh người Thầy, vừa nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Thầy là người vạch đường chỉ lối cho mối người "Không thầy đố mày làm nên". Vì thế vị trí của người thầy được đặt ngang hàng với vị trí của cha mẹ, "Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy". Chúng ta vẫn luôn tự nhắc mình: "Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy".

Người làm thầy trong bất cứ xã hội nào luôn được xã hội tôn trọng "nhất tự vi sư, bán tự vi sư". Bởi vậy, "tôn sư trọng đạo" không còn là một vấn đề quan niệm sống hay quan niệm về cách cư xử mà đã trở thành một phạm trù đạo đức. Thời xưa Platôn, Aritxtôt, Khổng Tử... từ người thầy đã trở thành những bậc thánh trong lòng học trò. Ngày nay, người thầy tuy không có vị trí tuyệt đối như thế song thầy vẫn là người được xã hội tôn trọng và "nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý". Dù ở phương Đông hay phương Tây, dù mối quan hệ thầy trò có bình đẳng đến đâu, gần gũi đến đâu thì danh giới thầy trò, vị trí đáng kính của người thầy vẫn không hề bị mai một.

Trên thực tế, vấn đề "tôn sư trọng đạo" ngày nay đã có nhiều điều đáng phải bàn. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn chót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Đã có những câu chuyện đau lòng mà chúng ta không muốn nhắc đến như hiện tượng học trò xúc phạm thầy cô giáo, vô lễ với những người đang ngày đêm dạy bảo mình những điều hay lẽ phải, truyền đạt cho mình những tinh hoa tri thức nhân loại. Xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục lên án những học sinh đó.

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của loài người. Nếu trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những tráng thẳng hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là thầy cô giáo. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân ***** thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế "tôn sư" không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Đứng trước những hiện tượng đáng suy nghĩ hiện nay về vấn đề đạo đức học đường, chúng ta cần phải có những hoạt động cần thiết để nhắc nhở mỗi người nhìn lại thái độ và cách ứng xử của mình đối với những người làm thầy trong xã hội này. Tôn sư trọng đạo cần phải được quan tâm hơn nữa.

Để xã hội ngày càng văn minh con người ngày càng phải chú ý đến chuyện học hành, tiếp thu tri thức. Vì thế, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Trong cuộc sống ngày nay, khi mà vấn đề học hành ngày càng phức tạp và sự xuống cấp về đạo đức xã hội đang khiến nhiều người có lương tâm trách nhiệm phải quan tâm suy nghĩa thì vấn đề "tôn sư trọng đạo" càng phải tiếp tục được kế thừa và phát huy hơn nữa.

12 tháng 8 2021

THAM KHẢO!

a) Mở bài giới thiệu cây khế.

b) Đó là mở bài gián tiếp.

c) Để giới thiệu cây khế, người viết đã bắt đầu từ giấc mơ về một trái đất không có bóng cây xanh. Cách giới thiệu đó gây ấn tượng mạnh và có sức cuốn hút người đọc.

12 tháng 8 2021

a) Mở bài trên đây giới thiệu cây khế

b) Đó là mở bài gián tiếp

c) Để giới thiệu cây khế, người viết đã bắt đầu từ giấc mơ về một trái đất không có bóng cây xanh. Cách giới thiệu đó gây ấn tượng mạnh và có sức cuốn hút người đọc.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:"Có lẽ chỉ những giấc mơ trở về tuổi thơ mới đem lại cho tôi những cảm giác ấm áp, bình yên đến thế...Trong mơ...Tôi thấy một tôi rơm rớm nước mắt trong buổi chia tay. Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả. Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe mắt, đứa bịn rịn lặng thinh... Tất cả nắm tay tôi thật chặt, ôm tôi thật lâu...Giấc mơ tuổi học trò du...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
"Có lẽ chỉ những giấc mơ trở về tuổi thơ mới đem lại cho tôi những cảm giác ấm áp, bình yên đến thế...Trong mơ...Tôi thấy một tôi rơm rớm nước mắt trong buổi chia tay. Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả. Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe mắt, đứa bịn rịn lặng thinh... Tất cả nắm tay tôi thật chặt, ôm tôi thật lâu...Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad -bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi. Bản nhạc đó mỗi lần kết thúc lại dấy lên trong tôi những bâng khuâng, tiếc nuối. Nhưng, tôi vẫn thích nghe, thích cảm nhận niềm hạnh phúc hân hoan khi được trở về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những gì thân thương nhất. Dù biết rằng đó chỉ là một giấc mơ...”
Câu 1 : Giấc mơ trở về tuổi thơ đã đem đến cho nhân vật tôi những cảm giác như thế nào?
Câu 2 : Chỉ ra và cho biết tác dụngcủa một biện pháp tu từ trong đoạn trích trên.
Câu 3 : Đoạn trích trênđã đem đến cho em thông điệp gì?

0
Ai giúp mình bài này với ạ!Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:Mỗi nghề có một lời ruDở hay thầy cũng chọn ru khúc nàyLời ru của gió màu mây Con sông của mẹ đường cày của cha Bắt đầu cái tuổi lên ba Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu! Thầy không ru đủ nghìn câu Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời Tuổi thơ em có...
Đọc tiếp

Ai giúp mình bài này với ạ!

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

Mỗi nghề có một lời ru
Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này

Lời ru của gió màu mây 
Con sông của mẹ đường cày của cha 
Bắt đầu cái tuổi lên ba 
Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em 
Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm 
Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu! 
Thầy không ru đủ nghìn câu 
Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời 
Tuổi thơ em có một thời 
Ước mơ thì rộng như trời, ngàn năm

Như ru ánh lửa trong hồn
Cái hoa trong lá, cái mầm trong cây 
Thầy ru hết cả mê say 
Mong cho trọn ước mơ đầy của em.

Mẹ ru em ngủ tròn đêm 
Thầy ru khi mặt trời lên mỗi ngày 
Trong em hạt chữ xếp dày 
Đừng quên mẹ vẫn lo gầy hạt cơm.    (Trích Lời ru của thầy, Đoàn Vị Thượng)

 Câu 1. Xảc định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

 Câu 2. Bằng “lời ru” của mình, người thầy trong bài thơ mong muốn gợi lên những đìều gì trong tâm hồn học trò?

 Câu 3. Chi ra và nêu hiệu quả của biện phảp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: “Tuổi thơ em có một thời/Ươ'c mơ thì rộng như trời, ngàn năm”

 Câu 4. Viết đoạn văn nghị luận ngắn (khoảng từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ cùa em về thông điệp được gửi gắm trong hai câu thơ “Thầy không ru đủ nghìn câulBiểt con chữ cũng đứng sau cuộc đời”.

 

0
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió Tôi hỏi nội tôi: "Dừa có tự bao giờ?" Nội nói: "Lúc còn con gái Đã thấy bóng đèn dừa mát rượi trước sân Đất này xưa đầm lầy chua mặn Đời đói nghèo cay đắng quanh năm" [...] Vẫn như xưa vườn dừa quê nội Sao lòng tôi vẫn thấy yêu hơn Ôi thân dừa...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ
Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ
Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió
Tôi hỏi nội tôi: "Dừa có tự bao giờ?"
Nội nói: "Lúc còn con gái
Đã thấy bóng đèn dừa mát rượi trước sân
Đất này xưa đầm lầy chua mặn
Đời đói nghèo cay đắng quanh năm"

[...]
Vẫn như xưa vườn dừa quê nội
Sao lòng tôi vẫn thấy yêu hơn
Ôi thân dừa đã hai lần máu chảy
Biết bao đau thương, biết mấy oán hờn.
(Theo Lê Anh Xuân, Dừa ơi, www.thivien.net)

1) Chỉ ra một câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa.
2) Người bà muốn nói điều gì về cây dừa qua đoạn thơ in đậm?
3) Kể tiên các phương châm hội thoại.
    Với câu hỏi của cháu, câu trả lời: "Lúc nội còn con gái/ Đã thấy bóng dừa mát rượi trước sân" của bà tuân thủ hay vi phạm phương châm hội thoại về chất? Vì sao bà lại nói như thế?

0