Các bạn hãy kể câu chuyện :lừa người mù
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ếch ngồi đáy giếng
Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Từ dưới đáy giếng nhìn lên, ếch ta chỉ thấy một khoảng trời bé bằng cái vung. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ.
Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài. Quen thói cũ, ếch nhâng nháo nhìn lên trời, nó bỗng thấy cả một bầu trời rộng lớn hơn nhiều so với cái khoảng trời nó vẫn thấy. Ếch ta vẫn cất tiếng kêu ồm ộp. Vì mải nhìn lên trời, không chú ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.
Truyền thống:
Làm giàu từ nghề làm gốm truyền thống.
Kế thường nghề làm cốm của gia đình khi lớn lên chị Nguyễn Thị Tuyết Nga ở xã cát tường huyện phù cát tỉnh Bình Định quyết định chọn nghề làm gốm truyền thống để lập nghiệp chị nha để mở rộng quy mô sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm và thương hiệu nổi tiếng Đồng thời tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ để tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm đến nay nghề gốm truyền thống của gia đình chị Nga đã xây dựng được thương hiệu nổi tiếng mang lại thu nhập cho gia đình và tạo công ăn việc làm cho nhiều người ở địa phương.
Yêu thương con người :
Thiên Sứ 7 Tuổi Hiến Giác Mạc.
Cũng giống như những người bạn cùng tuổi Nguyễn Hải An là một cô bé có nhiều ước mơ em thích vẽ tranh và các hát suốt ngày tháng 9 năm 2017 , Hải An bị bệnh u não có ưu đãi chèn lên dây thần kinh nên y học không thể can thiệp được từ đó mẹ em xin nghỉ việc để đồng hành cùng con gái nhỏ mẹ hãy kể chuyện cho Hải Anh nghe về chuyện hiến tặng nội tạng cho người bị bệnh một lần khi con tỉnh táo em tâm sự với mẹ con cũng muốn sau này làm thế nào khi mất đi những bộ phận vẫn còn tồn tại vẫn sống trên cơ thể của người khác 6 tháng 2 năm 2018 tại bệnh viện mắt trung ương đã diễn ra hai ta ghép giác mạc thành công món quà mà bé ăn để lại sau gần một giờ phẫu thuật hai người may mắn nhận được giác mạc là bệnh nhân 42 tuổi mắc bệnh loạn dưỡng giác mạc di truyền và bệnh nhân trên 70 tuổi bị bệnh sẹo đục giác mạc như vậy hai bệnh nhân được ghép giác mạc đã nhìn rõ như bình thường.
Câu chuyện : Chiếc đồng hồ
Năm 1954, các cán bộ đang dự hội nghị tổng kết ở Bắc Giang thì có lệnh Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản Thủ đô. Ai nấy đều háo hức muốn đi. Nhất là những người quê Hà Nội. Bao năm xa nhà, nhớ Thủ đô, nay được dịp trở về công tác, anh em bàn tán sôi nổi. Nhiều người đề nghị cấp trên chiếu cố nỗi niềm riêng đó và cho được toại nguyện. Tư tưởng cán bộ hội nghị có nhiều phân tán…
Giữa lúc đó Bác Hồ đến thăm hội nghị. Các đại biểu ùa ra đón Bác. Bác bước lên diễn đàn, mồ hôi ướt đãm hai bên vai áo nâu. Khi tiếng vỗ tay đã ngớt, Bác hiền từ nhìn khắp hội trường và nói chuyện về tình hình thời sự. Nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này. Bác bỗng rút trong túi áo ra một chiếc đồng hồ hình quả quýt hỏi:
- Các cô chú có trông thấy cái gì đây không?
Mọi người đồng thanh:
- Cái đồng hồ ạ.
- Thế trên mặt đồng hồ có những chữ gì?
- Có những con số ạ.
- Cái kim ngắn, kim dài để làm gì?
- Để chỉ giờ, chỉ phút ạ.
- Cái máy bên trong dùng để làm gì?
- Để điều khiển cái kim ạ.
Bác mỉm cười, hỏi tiếp:
- Thế trong cái đồng hồ bộ phận nào là quan trọng?
Mọi người còn đang suy nghĩ thì Bác lại hỏi:
- Trong cái đồng hồ, bỏ đi một bộ phận thì có được không?
- Thưa không được ạ.
Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ chiếc đồng hồ lên cao và kết luận:
- Các bộ phận của chiếc đồng hồ cũng ví như các cơ quan của một nhà nước, như các nhiệm vụ cách mạng. Đã là nhiệm vụ của cách mạng thì đều là quan trọng, đều cần phải làm. Các cô chú thử nghĩ xem: trong chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ…, cứ tranh nhau chỗ đứng như thế thì còn là cái đồng hồ được không?
Chỉ trong ít phút ngắn ngủi, câu chuyện chiếc đồng hồ của Bác Hồ đã khiến cho ai nấy đều thấm thía, tự đánh tan được những thắc mắc riêng tư.
Chiếc đồng hồ
Năm 1954, các cán bộ đang dự hội nghị tổng kết ở Bắc Giang thì có lệnh Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản Thủ đô. Ai nấy đều háo hức muốn đi. Nhất là những người quê Hà Nội. Bao năm xa nhà, nhớ Thủ đô, nay được dịp trở về công tác, anh em bàn tán sôi nổi. Nhiều người đề nghị cấp trên chiếu cố nỗi niềm riêng đó và cho được toại nguyện. Tư tưởng cán bộ dự hội nghị có chiều phân tán...
Giữa lúc đó, Bác Hồ đến thăm hội nghị. Bác bước lên diễn đàn, mồ hôi ướt đẫm hai bên vai áo nâu... Khi tiếng vỗ tay đã ngớt, Bác hiền từ nhìn khắp hội trường và nói chuyện về tình hình thời sự. Nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi ra một chiếc đồng hồ quả quýt và hỏi:
- Các cô chú có trông thấy cái gì đây không?
Mọi người đồng thanh:
- Cái đồng hồ ạ.
- Thế trên mặt đồng hồ có những chữ gì?
- Có những con số ạ.
- Cái kim ngắn, kim dài để làm gì?
- Để chỉ giờ chỉ phút ạ.
- Cái máy bên trong dùng để làm gi?
- Để điều khiển cái kim chạy ạ.
Bác mỉm cười, hỏi tiếp:
- Thế trong cái đồng hồ, bộ phận nào là quan trọng?
Mọi người còn đang suy nghĩ thì Bác lại hỏi:
- Trong cái đồng hồ, bỏ đi một bộ phận có được không?
- Thưa không được ạ.
Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ chiếc đồng hồ lên cao và kết luận:
- Các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các cơ quan của một Nhà Nước, như các nhiệm vụ cách mạng. Đã là nhiệm vụ của cách mạng thì đều là quan trọng, đều cần phải làm. Các cô chú thử nghĩ xem: trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ... cứ tranh nhau chỗ đứng như thế thì còn là cái đồng hồ được không?
Chỉ trong ít phút ngắn ngủi, câu chuyện Chiếc đồng hồ của Bác đã khiến cho ai nấy đều thấm thía, tự đánh tan được những thắc mắc riêng tư.
tham khảo:
Thời gian trôi qua mau, những năm tháng khổ cực ngày xưa đã lùi vào quá khứ. Vậy mà mỗi lần cô cháu gái 14 tuổi tò mò hỏi tôi câu chuyện Lão Hạc trong sách giáo khoa của nó là tôi lại không kìm được xúc động. Sáng nay, con bé vô tình hỏi tôi cảnh lão Hạc bán chó. Câu chuyện hôm ấy chợt hiện về trong trí nhớ.
Thời ấy, người có học thức không nhiều nên mọi việc giấy tờ đều qua chỗ ông giáo cả. Nhà tôi với ông giáo là chỗ thân quen nên hay nhờ vả ông. Năm ấy, tôi mới 7 tuổi. Một hôm, thầy u bảo tôi sang nhờ ông viết một lá đơn xin cho chị tôi đi làm ở đâu đó. Tôi lon ton chạy đi, thầm nghĩ sẽ hỏi ông bài thơ mới học lén được hôm qua.
Sang nhà ông giáo được một lúc, khi tôi đang chăm chú nghe ông giảng giải thì thấy lão Hạc từ phía ngõ đi vào. Tôi nhìn dáng đi của lão, chợt thấy thương lão vô cùng. Lão Hạc là một lão nông già nghèo khổ, vợ mất, lão sống cô độc, chỉ có con chó Vàng làm bạn. Con trai lão vì không lấy được vợ đã bỏ làng đi đồn điền cao su. Lão hay đi làm thuê nhưng từ bận ốm nặng, tôi cũng ít thấy lão. Lão tiều tụy hẳn đi, thất thểu đi đến. Tôi biết lão và ông giáo rất hay trò chuyện nên chào hỏi rồi chạy xuống bếp với vợ ông giáo.
Tôi lễ phép chào bà giáo rồi ngồi đó, vừa đăm chiêu suy nghĩ câu thơ vừa rồi vừa lắng nghe câu chuyện của hai người. Tôi nghe giọng lão Hạc thốt lên:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi? Tôi nghe tiếng ông giáo đáp lại
- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
Nghe đến đây tôi ngạc nhiên ghé mắt qua cánh cửa hơi khép, không tin được lão đã bán con Vàng. Lão coi nó như con ruột, làm sao có thể? Nhưng nhìn khuôn mặt lão, tôi chợt hiểu. Lão Hạc cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt thì ầng ậng nước.
- Thế nó cho bắt à? Ông giáo vỗ vai lão và hỏi.
Qua khe hở, tôi thấy mặt lão đột nhiên co dúm lại, những vết nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Rôi lão hu hu khóc...
- Khốn nạn... Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết! Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!
Giọng lão run run, không kiềm chế được mà hòa trong tiếng khóc. Bất giác, tôi cũng thấy lòng mình nặng trĩu. Mấy hôm trước, tôi còn thấy con Vàng quanh quẩn ở cửa nhà lão. Chắc chẳn lão khổ tâm lắm.
Tiếng ông giáo lại vang lên cắt đứt suy nghĩ của tôi:
- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả biết đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt? Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.
Tiếng lão Hạc cất lên chua chát:
- Ông giáo nói phải! Kiếp chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn...
- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng chúng tôi sung sướng hơn chăng?
- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng
Hai người đối đáp qua lại, tôi nghe hiểu câu được câu không, chỉ thấy thương lão Hạc phải cô độc một mình.Mãi sau, tôi nghe tiếng ông giáo ôn tồn:
- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... Thế là sướng.
- Vâng! Ông giáo dạy phải! Ðối với chúng mình thì thế là sung sướng.
Sau đó, ông giáo và lão Hạc còn nói thêm chuyện gì đó nhưng tôi không theo dõi nữa. Trong đầu tôi chỉ băn khoăn, chua xót cho câu chuyện của lão Hạc. Lão đã già rồi mà vẫn phải sống trong đau khổ, lão vẫn chờ con trai trở về.
Rồi bất ngờ, lão lựa chọn cách ra đi. Mãi tới luc ấy, tôi mới hiểu kiếp người khổ cực của lão và của biết bao người nông dân thời bấy giờ. Câu chuyện bán chó của lão Hạc đã qua đi nhiều năm, song hình ảnh người nông dân giàu tình yêu thương, lòng tự trọng ấy vẫn vẹn nguyên trong tâm trí tôi.
Học sinh biết nói câu khuyên mọi người cần bình tĩnh tìm cách giải quyết.
Ví dụ: Mọi việc đều có cách giải quyết, tôi khuyên các bạn nên bình tĩnh.
Từ khi mắt sáng lại, anh ta luôn tin rằng mình có thể thấy mọi thứ trên đời. Có lần, anh còn nhìn thấu tâm gan của một tên ăn trộm đang định cướp bên đường. Vì thế nên anh ta càng đắc chí hơn , cho rằng mình là thần thánh kinh thường mọi ngườ xung quanh. Cho đến một hôm, anh ta vô tình gặp 1 tên tội phạm. Anh liền đoán ngay ra tâm gan định giết người của hắn. Tên đó sợ bị bại lộ nên đã giết anh chàng
tham khảo
Trong cả cuộc đời mình, con người ta đã gặp và kết bạn với hàng trăm người. Những mối quan hệ ấy là sợi dây gắn kết con người trong xã hội lại với nhau. Nhưng dù có hàng trăm, hàng nghìn sợi dây liên kết xã hội như thế, con người ta vẫn không thể từ bỏ gia đình - cái nôi nuôi dưỡng ta và những điều bình dị nhất.
Từ trước đến giờ tôi vẫn luôn là một đứa con ngoan của bố mẹ, một người chị tốt của thằng em trai, là học trò cưng của thầy cô giáo và là hình mẫu được dùng để bố mẹ lũ bạn mang ra dạy dỗ chúng. Nhưng chẳng ai biết, cuộc sống của tôi thật sự chỉ xoay quanh việc đi học và về nhà. Tôi không có bạn thân, không có những buổi tụ tập, hẹn hò lê la phố xá với lũ bạn như học sinh khác. Tan trường tôi sẽ trở về nhà để học bài và chơi với thằng em trai. Có lẽ vì thế mà tôi cũng không được trải nghiệm nhiều thứ. Những kỉ niệm thời cấp hai và cả học trò của tôi chỉ là những giờ lên lớp, những buổi đi học thêm. Chỉ là học và học.
Năm tôi học lớp 9, bài vở nặng hơn rất nhiều. Thời gian tôi đến trường và ở các lớp học thêm còn nhiều hơn thời gian tôi ở nhà. Đầu óc tôi luôn trong tình trạng căng như dây đàn. Tôi đã bắt đầu học với cường độ cao từ hè năm lớp 8. Vì bố mẹ và mọi người đều tin rằng tôi chắc chắn sẽ đỗ vào chuyên Anh của trường chuyên thành phố.
Càng đến ngày thi, tôi lại càng thấy căng thẳng và mệt mỏi. Những con số, những tờ đề cứ thế cuốn lấy tôi. Tôi bắt đầu cảm thấy sợ hãi. Tôi sợ mỗi buổi sáng thức dậy tôi sẽ phải tiếp tục quay cuồng với đống bài vở và những lớp học nối tiếp nhau. Tôi sợ phải ngồi lì hàng giờ trong căn phòng kín với tiếng điều hòa ro ro mát lạnh để cắm đầu vào những con số. Tôi sợ những bữa ăn vội vã trên đường khi đi từ lớp học này đến lớp học khác. Tôi sợ tiếng mở cửa của gia sư mỗi buổi tối. Tôi sợ những câu hỏi quan tâm của cha mẹ, về tình hình học tập của tôi bây giờ. Tất cả những hứng thú của tôi cho việc học đều bị năm học này phá hỏng hết rồi. Tôi không còn học vì thích thú, vì đam mê và muốn tìm hiểu nữa. Tôi học vì tôi phải học. Tôi học vì bố mẹ tôi muốn thế. Chỉ đơn giản là thế thôi. Tôi thấy mệt mỏi vô cùng.
Một tháng trước ngày thi, tôi khủng hoảng thực sự. Bài vở càng lúc càng nhiều. Thời gian ngủ của tôi cũng không không còn nhiều nữa. Tôi gầy đi trông thấy. Bố mẹ cũng lo lắng, nhìn tôi và bảo:
- Mệt quá thì thôi con ạ. Nghỉ ngơi đi!
Những ngày gần thi, bố mẹ tôi tự nhiên không còn quá áp lực với tôi về việc điểm số, trường thi nữa. Bố mẹ nhẹ nhàng và nhắc nhở tôi nghỉ ngơi nhiều hơn. Có lẽ thấy việc học của tôi vất vả và áp lực quá nên bố mẹ không muốn gây thêm áp lực cho tôi nữa. Những ngày cuối cùng, tôi dồn hết sức để ôn tập và bước vào phòng thi thật tự tin. Thật may mắn, năm tôi thi, trường chuyên của thành phố cho phép học sinh có thể đăng kí thi hai chuyên một lúc. Tức là tôi vừa có thể thi chuyên Anh, vừa thi chuyên Văn như tôi mong muốn.
Hôm tôi đi thi là một ngày trời nắng nóng. Cái nắng hè gay gắt đổ xuống khiến mặt đường bốc lên từng đợt hơi nóng thật khó chịu. Tôi thi môn Văn vào buổi sáng, Toán vào buổi chiều và hai môn chuyên sẽ thi vào ngày hôm sau. Tôi làm bài các môn đều ổn, kể cả hai môn chuyên. Ra khỏi phòng thi, bố mẹ và em trai tôi đã chờ sẵn. Khuôn mặt mọi người đều lo lắng. Mẹ nhìn thấy tôi, đi nhanh đến hỏi:
- Có mệt không con? Làm bài thế nào?
- Ổn mẹ ạ! - tôi đáp
Mẹ tôi mỉm cười thật tươi, lấy chiếc khăn trong túi lau mồ hôi trên trán cho tôi. Chúng tôi lên xe trở về nhà. Kết thúc những tháng ngày ôn thi căng thẳng và vất vả. Tôi trở về nhà với tâm lý thật thoải mái. Mẹ đưa cho tôi một tờ kế hoạch. Đó là kế hoạch mẹ đã chuẩn bị từ trước, khi thấy tôi quay cuồng với lịch học, ôn. Tôi nhìn bản kế hoạch chi tiết, tỉ mỉ của mẹ, thấy mắt mình cay cay. Tôi là một con bé nhút nhát. Mẹ cũng biết cuộc sống của tôi thực đơn giản. Chỉ đi học rồi về nhà. Có lẽ bố mẹ lo lắng tôi không có bạn. Tôi sẽ buồn. Nhưng quả thực, bố mẹ không biết, chỉ cần có mọi người là đủ.
Lúc nhận kết quả thi, tôi đủ điểm đỗ cả hai chuyên, cả lớp chọn của trường. Đó là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực suốt một năm qua của tôi. Không cần tôi báo, chắc bố mẹ cũng đã biết rồi. Vì bố mẹ còn hồi hộp hơn tôi nhiều lần. Tôi thấy bố mẹ xem kết quả với một khuôn mặt mãn nguyện. Nụ cười của mẹ lúc này thật hạnh phúc. Tôi còn để ý thấy trong bữa tối, mẹ len lén lau nước mắt. Tôi biết mọi cố gắng của mình lúc này đều xứng đáng. Bữa tối gia đình thật đơn giản. Nhưng ai cũng cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc. Thằng em trai gắp cho tôi một miếng sườn và bảo:
- Cho chị Bống, chị giỏi. Em cũng muốn học giỏi như chị!
- Bin còn giỏi hơn chị cơ - tôi cười, xoa đầu nó.
Gia đình là điều quan trọng nhất đối với tôi. Bởi lẽ, ở đó bố mẹ sẽ yêu tôi vô điều kiện. Mọi người sẽ chăm sóc và lo lắng cho tôi mỗi khi tôi mệt mỏi. Và quan trọng nhất, gia đình sẽ không bao giờ quay lưng và bỏ tôi lại một mình.