Mọi người ơi giúp mình với
Nêu 1 trải nghiệm trong đời của em
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mỗi chúng ta không có ai sinh ra đã hoàn hảo đến mức tuyệt đối. Trong hành trình trưởng thành của mình, vô tình hay cố ý, chúng ta mắc phải những lỗi lầm. Những lỗi lầm ấy đôi khi lại làm tổn thương tới những người xung quanh. Em đã từng như thế. Cho đến hôm nay, hình ảnh mẹ khi em mắc lỗi vẫn in sâu trong tâm trí em.
Em may mắn được sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Cha thường bận việc ở những miền đất xa xôi nên mẹ luôn quan tâm, chăm sóc em hết mực. Từ ngày cắp sách tới trường, em luôn cố gắng đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện. Mẹ và cha lúc nào cũng tự hào và tạo điều kiện tốt nhất cho em. Niềm tin của mẹ đặt trọn vẹn ở em, mẹ thậm chí không khắt khe thời gian học tập ở nhà với em.
Năm em học lớp 5, câu chuyện ấy đã xảy ra. Em mải chơi, lơ là việc học tập. Để rồi lần kiểm tra cuối kỳ 1, em bàng hoàng nhận bài kiểm tra điểm thấp. Trên trang giấy trắng, trong ô vuông điểm và lời phê ngay ngắn, con số 3 và dòng chữ “Lười học bài, kiến thức mơ hồ” đỏ chót chói mắt. Nỗi thất vọng và lo lắng bủa vây lấy em. Trống tan trường đã điểm mà em vẫn thẫn thờ ngồi trong lớp. Em suy nghĩ biết nói như thế nào với mẹ. Cả con đường về nhà quen thuộc cũng trở nên đáng sợ với em hơn bao giờ hết. Cuối cùng, em quyết định nói dối, em sẽ giấu kĩ bài kiểm tra này, mẹ chắc chắn sẽ không biết.
Cánh cổng gỗ đã hiện ra trước mắt. Giọng nói ấm áp của mẹ vang lên, ân cần hỏi em đi học về có mệt không. Mẹ pha cho em một cốc nước mát, nụ cười vẫn nở trên môi, mẹ hỏi: “Bài kiểm tra cuối kỳ con làm tốt chứ? Có áp lực quá không?” Em giật mình, không dám nhìn thẳng vào ánh mắt chờ mong của mẹ, em khẽ đáp: “Dạ, cũng ổn ạ” rồi lấy cớ vào phòng làm bài tập. Em đem bài kiểm tra kẹp vào quyển nhật ký, giấu tận trên tầng cao nhất của giá sách.
Nhưng “cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”, em bị mẹ phát hiện. Một tuần trôi qua êm đẹp vì bài điểm kém đã giấu kín. Cho tới một hôm, em đi học về mà không thấy bóng dáng quen thuộc của mẹ ngoài phòng khách. Em rảo bước về phòng cất cặp sách. Qua khe cửa nhỏ, hình ảnh trong phòng làm em dừng hẳn lại. Giá sách bị đổ, sách vở nằm la liệt dưới đất, và trong đống lộn xộn đó, bài kiểm tra ở ngay dưới chân mẹ em. Mẹ cầm nó lên, em thấy khuôn mặt mẹ ngạc nhiên, bất ngờ rồi buồn bã vô tận. Hàng mi dài cụp xuống che đi đôi mắt đã ươn ướt lệ. Đôi tay gầy guộc của mẹ run lên nhè nhẹ. Lòng em dường như thắt chặt lại. Em khẽ gọi: “Mẹ”. Mẹ chầm chậm quay đầu nhìn em. Vội vàng lau đi những giọt nước mắt, giọng nói trong trẻo, ấm áp thường ngày chợt nghèn nghẹn, khàn khàn: “Con về rồi à. Rửa tay rồi ăn cơm thôi.” Mẹ nhanh tay gấp bài kiểm tra kia vào chỗ cũ, xếp lại sách đổ xuống cho tôi. Em cứ đứng như trời trồng ngoài cửa, lòng ngập tràn nỗi ân hận. Mẹ không đánh mắng mà im lặng, thể hiện nỗi buồn đó là rất lớn.
Bữa cơm yên lặng trôi qua, em cúi đầu, len lén nhìn vành mắt đỏ hoe của mẹ. Cả ngày hôm ấy, mẹ không nói thêm lời nào nữa. Em đắn đo mãi, quyết định xin lỗi mẹ. Em đứng bên giường khi mẹ đi nằm nghỉ, giọng lí nhí: “Con xin lỗi mẹ, con không nên học hành sa sút còn giấu mẹ. Con sẽ không bao giờ tái phạm nữa, mẹ đừng buồn mẹ nhé.” Em dứt lời rồi òa lên khóc. Mẹ hoảng hốt ôm lấy em, mẹ cũng khóc: “Con biết lỗi là tốt rồi. Đừng giấu mẹ, con phải tin tưởng cha mẹ. Dù có bị điểm kém, con nói ra mẹ mới biết và cùng con cố gắng. Con dù thế nào cũng là con của mẹ”. Giọng nói thân thương của mẹ vỗ về trái tim em, truyền cho em sức mạnh để kiên cường hơn. Mẹ con em cứ ôm nhau như vậy, lòng em nhẹ nhõm đi trông thấy.
Thời gian trôi đi, lỗi lầm ngày đó em đã sửa đổi. Song hình ảnh cảm động của mẹ vẫn luôn hiện diện nhắc nhở em phải sống cho xứng đáng. Mẹ là niềm hạnh phúc, là ánh mắt trời soi sáng cuộc đời em. Người mẹ nào trên thế gian này cũng vĩ đại, hãy trân trọng và yêu thương mẹ của mình.
Trong dòng chảy không ngừng nghỉ của cuộc sống bộn bề, tấp nập, con người luôn phải trải qua vô vàn những trải nghiệm khác nhau về sự thành công - thất bại, được - mất, hạnh phúc - khổ đau, đúng - sai... Nằm trong chuỗi hành trình đó, sai lầm là một trong những yếu tố mà chúng ta cần thẳng thắn đối diện và mạnh mẽ vượt qua. Bàn về vấn đề này, Elbert Hubhard từng nói: "Sai lầm lớn nhất mà bạn mắc phải trong cuộc sống là luôn sợ sai lầm".
Như chúng ta đã biết, sai lầm là khái niệm để chỉ những quan điểm, việc làm, hành động không đúng đắn, trái với quy luật khách quan và lẽ phải thông thường. Sai lầm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chủ thể của hành động và thậm chí có thể gây ra hậu quả đối với những người xung quanh. "Sợ sai lầm" là thái độ lo lắng, run sợ bản thân sẽ phạm phải những sai lầm và buông xuôi, đầu hàng, bất lực. Như vậy, câu nói của Elbert Hubhard đã thể hiện một quan điểm về việc con người cần mạnh mẽ đối diện và sửa chữa sai lầm.
Sai lầm luôn là yếu tố diễn ra và xuất hiện trong cuộc sống của con người như quy luật khách quan mang tính tất yếu bởi không ai có thể tránh khỏi sai lầm, vấp ngã. Điều quan trọng là con người cần mạnh mẽ đứng lên, nhìn nhận sai lầm của bản thân và tìm ra nguyên nhân để khắc phục, sửa chữa sai lầm và vượt qua. Bàn về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Bất cứ một người lao động nào, dù thông minh đến đâu, đôi lúc cũng có thể sai lầm. Chỉ có những kẻ ngồi không mới không sai lầm mà thôi. Nhưng làm việc mà có sai lầm còn hơn là sợ sai lầm mà khoanh tay ngồi không". Quan điểm cùng hành trình bôn ba tìm đường cứu nước của Người là minh chứng thể hiện rõ lối sống không run sợ trước sai lầm và luôn mạnh mẽ, dũng cảm trong hành động. Mặt khác, sau mỗi sai lầm, vấp ngã, chúng ta sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm quý giá cho bản thân và trưởng thành, bản lĩnh, từng trải hơn. Ngược lại, nếu run sợ trước những sai lầm, con người sẽ đánh mất những cơ hội để trải nghiệm, để học hỏi, không thể vượt lên chính mình và không thể mạnh mẽ bước đi trên con đường đầy rẫy những gian nan, thử thách. Sophia Loren - nữ diễn viên người Italia cũng từng tâm sự về hành trình đến với giải Oscar của mình: "Sau tất cả những năm tháng đó, tôi vẫn ở trong quá trình tự khám phá bản thân. Khám phá cuộc sống và phạm lỗi lầm vẫn tốt hơn chọn phương án an toàn. Sai lầm là một phần phí mà con người trả cho một cuộc đời trọn vẹn". Như vậy, thái độ ứng xử của con người trước mỗi lần vấp ngã cũng chính là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của con người, bởi "sợ sai lầm" chính là sai lầm lớn nhất và là nguyên nhân chính khiến con người tiếp tục thất bại và sống thu mình trong chiếc vỏ bọc của sự nhút nhát, yếu mềm.
Như vậy, để hoàn thiện và phát triển bản thân, chúng ta cần rèn luyện thái độ mạnh mẽ đối diện với những sai lầm, từ đó thay đổi và rút ra những bài học kinh nghiệm. Đồng thời, cần hoàn thiện và làm đầy kiến thức, kĩ năng của bản thân sau mỗi lần vấp ngã để đạt tới thành công.
Qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể khẳng định câu nói của Elbert Hubhard đã để lại bài học ý nghĩa giáo dục sâu sắc về thái độ của con người trước những sai lầm: Con người cần mạnh mẽ đối diện với những vấp ngã để rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân và không buông xuôi, sợ hãi trước sai lầm.
Trải nghiệm gì cũng được hả bạn? Tham khảo nhé:
Nhân dịp đầu năm, trường em tổ chức cho học sinh trải nghiệm tại khu trải nghiệm Vạn An. Ở đấy có mô hình hoàng thành Thăng Long, tại khu này chúng em được "diễn tập" bắn pháo. Khẩu pháo sơn màu xanh, đỏ vàng lăn trên hai bánh xe, nòng súng là một thanh sắt dạng hình hộp chĩa về phía trước, dây bắn được thiết kế như dây nỏ, uốn vào nòng súng. Khi bắn, kéo sợi dây càng căng thì đạn bắn càng xa. Có bạn bắn xa đến vài trăm mét. Đạn bay rào rào, đập vào những mục tiêu của "trận đánh". Riêng em bắn xa tầm nửa mét hoặc hơn. Sau khi tập trận, em cảm thấy mình là một người lính thật sự, đồng thời em cũng ý thức được rằng: là người công dân thì phải có ý thức về lòng tự tôn dân tộc, về trách nhiệm của người công dân với đất nước, phải cố gắng học tập để xây dựng đất nước giàu đẹp.
Nhưng còn có nhiều điều thú vị hơn nữa. Chúng em được trải nghiệm in khắc tranh làng Hồ. Phết mực bằng than tre, rồi dùng mộc bản xoa đều lên chỗ mực vừa phết, ấn nó lên tờ giấy, lật sang mặt sau và dùng chải xoa xoa để tranh được rõ nét. Khi những hình hài ngộ nghĩnh, tươi tắn của bức tranh hiện lên rõ rệt ở mặt sau tờ giấy, chúng em rút cái mộc bản ra. Tranh của em hơi đậm nét, em xoa quá kỹ, nhưng em lấy làm tự hào về tác phẩm của mình. Nhìn những bức tranh được khắc in trên giấy, trong lòng em dâng lên một nỗi biết ơn sâu sắc với những người nghệ sĩ tài ba làng Hồ. Họ đã đem vào đời sống một tia nhìn chất phác, đầy nét chân thực về làng quê Việt Nam. Càng ngắm tranh thì càng thấy những vẻ đẹp ý nghĩa bên trong những bức hình lợn ăn cây ráy hay em bé ôm gà...
Chuyến trải nghiệm thú vị ngày hôm ấy đã giúp em hiểu thêm về văn hóa Việt Nam, giúp em thêm phần yêu quý đất nước mình.
Tham khảo!
Mẹ có vai trò vô cùng quan trọng với mỗi chúng ta. Người mẹ là người vất vả mang thai con trong chín tháng mười ngày với bao hiểm nguy. Phút giây mẹ sinh ra con cũng là khi những hiểm nguy rình rập bên mẹ. Vậy mà mẹ vẫn không quản ngại vất vả và hi sinh trọn vẹn vì con. Người mẹ là người chăm sóc con khôn lớn và là nguồn lực mạnh mẽ cổ vũ tinh thần con. Không chỉ có ý nghĩa với con cái, trong gia đình, nhờ có bàn tay của mẹ mà ngọn lửa hạnh phúc luôn được thắp sáng. Mẹ chính là người nối kết yêu thương giữa những thành viên và là sợi dây bền chặt gắn kết tình cảm. Nếu thiếu đi người mẹ, tổ ấm vắng bóng nụ cười, tiếng nói và bàn tay mẹ thì sẽ không thể hạnh phúc, ấm êm.
tham khảo
Trải nghiệm sẽ đem đến cho con người nhiều điều giá trị trong cuộc sống. Và em cũng có được rất nhiều trải nghiệm như vậy.
Tết đến là dịp để mỗi người có thời gian sum vầy bên gia đình. Năm nay, gia đình em sẽ về quê ngoại để ăn Tết. Mọi năm, gia đình em thường ăn Tết ở quê nội - trên thành phố. Nhưng năm nay, em đã được trải nghiệm không khí Tết ở một vùng nông thôn. Em cảm thấy rất tuyệt vời và thú vị.
Những ngày giáp Tết, quê hương của em như được khoác lên mình một chiếc áo mới. Các con đường trong thôn được trang trí cờ hoa rực rỡ. Xe cộ đi lại đông đúc, tấp nập hơn những ngày bình thường. Lần đầu tiên, em được theo mẹ đi chợ Tết. Khu chợ nào cũng đông đúc, nhộn nhịp. Các mặt hàng như thịt cá, rau củ, bánh kẹo… được bày bán rất nhiều. Người mua, người bán rộn ràng không kém với thành phố. Không khí vui tươi khiến em cảm thấy thật háo hức, rộn ràng.
Hai mươi tám Tết, mọi người trong gia đình cùng nhau gói bánh chưng. Mẹ đã đi chợ mua sẵn các nguyên liệu gồm lá dong, lạt mềm, gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ. Lần đầu tiên trong đời, em được xem và gói bánh chưng. Mọi người trong gia đình vừa gói bánh, vừa trò chuyện thật vui vẻ. Công đoạn gói quả thật khó khăn. Ông ngoại vừa gói bánh, vừa hướng dẫn em từng bước một. Sau khoảng ba mươi phút, em đã hoàn thành. Chiếc bánh chưng dù còn chưa được đẹp đẽ, nhưng em cảm thấy rất vui. Sau hơn hai tiếng đồng hồ, công việc gói bánh đã xong xuôi.
Bố chuẩn bị một chiếc nồi thật to, rồi cho từng chiếc bánh vào. Sau đó, bố còn đổ nước vào để luộc bánh. Chiếc bánh của em cũng được cho vào luộc. Bố nói rằng phải mất hơn một ngày bánh mới chín. Em cùng chị gái háo hức ngồi canh nồi bánh chưng. Giữa tiết trời se lạnh, ngồi bên bếp lửa hồng, em cảm thấy vô cùng ấm cúng và hạnh phúc.
Đêm giao thừa, cả nhà cùng quây quần bên mâm cơm Tất niên. Những món ăn truyền thống của dân tộc được bà và mẹ chuẩn bị vô cùng công phu. Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện vui vẻ. Không khí thật ấm cúng, thiêng liêng. Khoảnh khắc năm mới đang đến rất gần rồi.
Một trải nghiệm đáng nhớ, khiến em thêm yêu quê hương của mình. Không chỉ vậy, em cũng thêm trân trọng những nét đẹp truyền thống của đất nước nhiều hơn.
Tham khảo
Kì nghỉ hè năm nay, em đã có một trải nghiệm bổ ích cùng với các anh chị trong đoàn thanh niên. Đó là một chuyến du lịch để nghỉ ngơi sau một năm học tập căng thẳng.
Điểm đến của chuyến đi chính là bãi biển Cửa Lò xinh đẹp. Tôi hôm trước, mẹ đã giúp em chuẩn bị đồ đạc cần thiết. Mẹ còn dặn dò em phải luôn cẩn thận, chú ý nghe lời các anh chị trong đoàn. Đây là lần đầu tiên em có một chuyến đi xa, nên việc mẹ lo lắng là bình thường.
Chuyến xe khởi hành từ sáng sớm. Đến nơi, mọi người đều đã mệt nên quyết định sau khi đến khách sạn nhận phòng. Em ở cùng phòng với chị Lan Anh - chị họ của em. Sau khi thu dọn đồ đạc sẽ cùng nhau đi ăn uống rồi nghỉ ngơi. Buổi chiều tất cả sẽ cùng nhau đi tắm biển.
Khoảng năm giờ chiều, mọi người cùng nhau ra biển. Em phải đi bộ từ khách sạn khoảng bốn ki-lô-mét mới đến biển. Trước mắt em chính là bãi biển Cửa rộng mênh mông. Gió biển lồng lộng. Tiếng sóng vỗ ào ạt. Bãi cát vàng trải dài. Bầu trời lúc này thật cao, không một gợn mây. Ông mặt trời như một quả bóng khổng lồ tỏa ánh nắng chói chang xuống mọi nơi. Em cùng các bạn thỏa thích vui đùa trên bãi cát, nghịch nước biển mát lạnh.
Chiều hôm đó, sau khi tắm biển xong. Chúng em thấy có một nhóm thanh niên tình nguyện đang dọn dẹp vệ sinh gần biển. Các anh chị trong đoàn đã đề nghị đến tham gia giúp đỡ. Khi nhận được yêu cầu đó, nhóm thanh niên tình nguyện rất vui vẻ. Chúng em phân thành các nhóm với từng công việc cụ thể. Một nhóm được giao cho công việc nhặt rác ở trên bờ biển. Một nhóm phụ trách ra xa hơn để thu nhặt rác (đặc biệt là các đồ nhựa). Sau nhiều tiếng lao động chăm chỉ, cuối cùng bờ biển cũng trở nên sạch sẽ hơn. Không chỉ vậy, chúng em còn quen được những người bạn mới. Họ nói rằng cảm thấy rất hạnh phúc khi vẫn còn nhiều khách du lịch như chúng em - có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh bãi biển.
Chuyến du lịch này là một trải nghiệm đẹp với em. Em mong rằng sẽ có thêm nhiều hơn những chuyến đi thú vị và bổ ích như vậy.
"Đi một ngày đàng học một sàng khôn" là câu tục ngữ mà chúng ta vẫn thường nghe hằng ngày. Thật vậy, cuộc sống là không ngừng khám phá và thách thức để phát triển và nâng cao hiểu biết của bản thân. Thật vậy, mỗi trải nghiệm đều cho ta những bài học bổ ích và khiến con người ta trưởng thành hơn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với tuổi trẻ.
Tuổi trẻ là tuổi có nhiều nhiệt huyết, là tuổi mà con người dám nghĩ dám làm, dám thách thức bản thân để bứt phá giới hạn. Cũng ở tuổi trẻ con người ta có nhiều ý tưởng, họ mơ mộng và tràn đầy nhiệt huyết, người trẻ dám nghĩ dám làm và có thể đạt được những thành công vang dội. Đúng vậy thì tuổi trẻ rất cần phải trải nghiệm. Trải nghiệm là tự mình trải qua để có được kinh nghiệm và tri thức và đặc biệt trong cuộc sống ngày nay con người phải luôn học hỏi, trải nghiệm thì mới trở thành người có ích cho xã hội.
Chắc hẳn một số người trẻ sẽ nghĩ tuổi trẻ là khoảng thời gian để hưởng thụ, tại sao lại phải trải nghiệm? Thay vì dành thời gian tự mình đi tìm những thứ khiến mình gặp khó khăn và tiêu tốn thời gian thì sao không dành khoảng thời gian đó để vui chơi hưởng thụ? Tuổi trẻ là tuổi để vui chơi và tận hưởng, quan điểm này chẳng có gì là sai cả vì chúng ta còn trẻ và đương nhiên tuổi trẻ ham chơi là không thể tránh khỏi. Nhưng nếu cứ mù quáng lún sâu vào hưởng thụ và chơi bời không lo nghĩ cho tương lai thì sẽ gánh chịu hậu quả đáng buồn. Nếu bạn chọn vui chơi thay vì tự gây dựng sự nghiệp, tự khám phá những tri thức mới mẻ thì bạn chỉ có hôm nay chứ không có ngày mai. Vì ai trong chúng ta cũng biết nếu vui chơi mà không học tập sẽ không có sự nghiệp, nếu không có sự nghiệp thì cuộc sống sẽ trở nên khó khăn. Khi bạn còn trẻ bạn có thể bán sức lao động của mình để lấy tiền, có thể dầm mưa dãi nắng, bán thời gian để nuôi bản thân mình, thế nhưng khi bạn lập gia đình thì sao. Lúc ấy không chỉ nuôi một miệng ăn mà còn thêm vợ con, gánh nặng kinh tế khiến bạn phải lao thân đi làm kinh tế, sẽ không có thời gian hưởng thụ và vì lao động quá sức nên sức khỏe sẽ ngày một yếu dần và có thể mất mạng bất cứ lúc nào chẳng hay biết. Vậy là bạn sẽ phải dừng cuộc chơi của mình ở đây, cả cuộc đời chỉ vì dăm ba phút rong chơi không suy nghĩ mà mang đến kết cục bi thương
Rồi bây giờ tôi sẽ trả lời cho các bạn biết tại sao chúng ta phải trải nghiệm, đặc biệt là tuổi trẻ. Vì trải nghiệm giúp chúng ta mở mang tri thức, có khả năng giải quyết vấn đề của mình. Trải nghiệm cũng cho chúng ta những mối quan hệ và giúp cuộc sống bớt tẻ nhạt hơn. Một câu hỏi cho bạn là bạn thực sự có thể dành hàng giờ ngồi bên chiếc bàn học và nhồi nhét kiến thức một cách máy móc. Điều này sẽ là không thể đúng chứ. Chúng ta đều là con người chứ không phải là cỗ máy, chúng ta làm việc đa phần dựa theo cảm xúc và lý trí, việc bạn học như thế sẽ chỉ mang lại cảm giác mệt mỏi, chán nản. Học quá nhiều khiến bạn cảm thấy căng thẳng, thay vì nhớ lâu hơn thì bạn sẽ bị rối loạn trí nhớ vì phải ôm đồm quá nhiều. Nhưng thử nghĩ mà xem nếu chúng ta đem lý thuyết kết hợp với thực hành thì kết quả sẽ ra sao? Chắc chắn sẽ dễ tiếp thu và nhớ lâu hơn chứ, đấy cũng là lý do tại sao mà các môn học bây giờ thường đi kèm với những tiết thực hành và hoạt động ngoại khóa. Thật vậy trải nghiệm giúp chúng ta rất nhiều trong việc học tập.
Đọc đến đây rồi lại có nghĩ rằng mình qua tuổi đi học rồi thì cần gì phải trải nghiệm, đi làm cả ngày mình còn chẳng có thời gian để ngủ thì làm sao mà đi trải nghiệm được. Nếu bạn đang nghĩ như vậy thì bạn nhầm rồi vì trải nghiệm không chỉ là trải nghiệm học tập mà chúng ta có thể trải nghiệm từ bất cứ việc gì. Chúng ta học một môn học mới, học nấu ăn hay học các kỹ năng khác cũng là trải nghiệm, chúng ta đi du lịch cũng là trải nghiệm, đi công tác hay tham gia vào một dự án nghiên cứu cũng là trải nghiệm. Vì trải nghiệm vốn là tự thân mình trải qua để có được hiểu biết kinh nghiệm. Chỉ cần bạn còn muốn khám phá thì chắc chắn còn có trải nghiệm.
Trải nghiệm có vai trò rất lớn với cuộc sống của con người và đặc biệt là giới trẻ. Trải nghiệm đem lại kinh nghiệm thực tế giúp người ta trưởng thành hơn, trải nghiệm giúp ta khám phá ra điểm mạnh điểm yếu của mình để tự phát triển bản thân, chọn ra hướng đi cho cuộc đời mình. Hơn thế nữa qua nhiều trải nghiệm chúng ta sẽ có thêm kinh nghiệm và giải quyết vấn đề của mình một cách linh hoạt, sáng tạo hơn. Trải nghiệm có vai trò rất lớn trong việc phát triển của con người thế nhưng có những người lại coi nhẹ việc trải nghiệm, họ coi đó là chuyện tốn nhiều thời gian và không mang lại hiệu quả. Nhiều người vẫn thu mình lại với thế giới, sống một cuộc đời khô khan mà chẳng hay biết thế giới ngoài kia đang đổi thay thế nào. Sách vở ghi chép những tri thức đúng đắn thế nhưng liệu năm năm, mười năm sau nó có còn đúng nữa. Vì cuộc sống là không ngừng vận động vậy nên cần phải biết kết hợp giữa trải nghiệm và cuộc sống để có kiến thức toàn vẹn về mọi thứ.
Cái này chép mạng hả?