Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
"Growing up in a toxic family" (Lớn lên trong một gia đình độc hại) là một group khá nổi tiếng trên MXH tập hợp hơn 14k thành viên, đa phần đang trong độ tuổi mới lớn (Gen Z). Sợi dây kết họ lại với nhau là sự tức giận bố mẹ, cảm giác muốn bỏ trốn sau mỗi giờ tan học khi nghĩ tới cái cảnh phải về nhà.
Mỗi gia đình có một mức độ toxic khác nhau. Gen Z tham gia nhóm này sẵn sàng phơi bày những vết thương còn mưng mủ trong mối quan hệ với bố mẹ, bóc trần những góc tối trong gia đình như bị bạo lực về thể xác lẫn tinh thần, bị làm nhục trước người lạ, bị so sánh. Người xem không vững có thể cũng bị "sang chấn tâm lý" hoặc chết đuối trong những câu chuyện tiêu cực mà khổ chủ giăng ra.
Chẳng ai giấu giếm việc mình đang tìm một địa chỉ để điều trị trầm cảm, hội chứng rối loạn lo âu hay chả việc gì phải ngượng ngùng khi chính miệng nói ra "tao ghê tởm bố mẹ tao". Tất nhiên, họ cũng chẳng sợ người khác đánh giá, phán xét, mách lẻo hoặc cười cợt vào nỗi đau ấy.
Bởi đơn giản, KHÔNG-CÓ-PHỤ-HUYNH nào trong group này!
Những tâm sự đẫm nước mắt vẽ lên chân dung phụ huynh toxic
Dễ dàng tìm thấy cũng như phân loại các kiểu phụ huynh điển hình trong gia đình toxic qua những tâm sự của các member. Đó là:
Kiểm soát mọi thứ
T.Đ, chia sẻ câu chuyện bị mẹ kiểm soát mọi thứ trong cuộc sống tại "Growing up in a toxic family" như sau:
"Mẹ mình là giáo viên cấp 3. Có nhiều chuyện, mình hoàn toàn không có quyền quyết định, mặc dù đó là việc cá nhân. Đến tận giữa năm lớp 11 mình mới có điện thoại xài, vì thầy cô bạn bè liên lạc với mình khó quá (ở nhà mẹ cũng cấm tiệt iPad, máy tính), mà khi có rồi cũng cấm đoán đủ điều. Ban đầu, mẹ mình chỉ cho mình mang điện thoại đến vào những khi có tiết tiếng Anh để tra từ điển. Ban đêm phải mang qua phòng mẹ sạc vì sợ mình thức khuya chơi game. Mình thì không có loại đam mê đó, nhưng mình muốn được để điện thoại trong phòng, vì mình muốn đặt báo thức dậy đi học sớm.
Mẹ nói không cần mình lo, để mẹ gọi mình dậy đi học. Mình nói là muốn tự dậy, mẹ hét vào mặt mình không là không, như muốn tát vô mặt mình vậy. Nghĩ thôi cũng thấy buồn cười, thân là học sinh lớp 11 mà mình còn chưa tập được cách dậy sớm bằng đồng hồ báo thức. Trước đây mình đã đề cập đến vấn đề này nhiều lần, nhưng lần nào mẹ cũng gạt phăng đi như thế. Nhưng bây giờ con đã lớp 11 rồi đấy mẹ ơi?
Có thể các bạn sẽ bảo đây là chuyện vớ vẩn, lông gà vỏ tỏi, nhưng xin nhớ rằng từ khi còn bé, mình đã không có quyền quyết định những thứ nhỏ xíu như vậy. Mà cái vụ dậy sớm dậy trễ này cũng đã khiến mình đau hết cả đầu đâu cỡ vài nghìn lần.
Hồi tiểu học, trường mình thường tổ chức cho các học sinh quét rác vào sáng sớm. Mình chưa một lần nào đến được, vì mẹ mình không muốn để mình dậy sớm. Mọi người có hiểu cảm giác là người duy nhất bị đứng dậy phê bình giữa lớp vì không đi quét sân không? Có lẽ giờ nghĩ lại thì nó không là gì cả, nhưng với 1 đứa trẻ như mình thời đó, thì tạm thời mình chưa nghĩ ra từ gì thích hợp hơn từ NHỤC. Và khi mình nói, mẹ mình vẫn gạt đi, làm theo ý mẹ, như mọi lần…".
Phụ huynh không chỉ bộc lộ dấu hiệu của việc thích kiểm soát con cái trong đời sống thực mà còn cả trên mạng ảo.
"Mọi người từng phải bỏ những thứ mình yêu thích vì người thân và mọi người xung quanh thấy không phù hợp và do họ không thích chưa? Như trang cá nhân Facebook của mình share một thứ gì đó mình thấy thích nhưng sau đó lại có người bảo không hiểu sao mày lại đăng cái đó lên được, thì mình lại phải gỡ xuống vì không muốn chịu những lời tương tự đó của những người khác nữa không? Hay là sở thích của bạn bị bôi bác là không giúp ích gì cho đời mà còn tốn tiền, tốn thời gian và bạn phải không để lộ ra là mình đã từng rất thích?".
Cá chắc là ai trong chúng ta cũng đã từng rơi vào tình huống khó chịu như M. khi bị phụ huynh chi phối mọi việc, nhưng chẳng biết làm gì khác ngoài nuốt cục nghẹn vào trong.
Không quan tâm đến cảm xúc của con
"Mẹ mình xoá hết file tài nguyên design của mình, trong đó bao gồm cả các video, hình ảnh của mình và các ứng dụng chỉnh ảnh và video, rồi nói như thể không có gì quan trọng: Tài liệu đó thì quý quá hé? Quan trọng quá hé? Mất thì làm lại. Có phải Toán - Lý - Hoá gì đâu mà quan trọng, toàn mấy cái hình tào lao. Con cảm ơn, cảm ơn nhiều lắm", G.M viết trong "Growing up in a toxic family".
Một câu chuyện khác của G.M cũng hướng đến việc bố mẹ không quan tâm cảm xúc của mình khiến G.M cảm thấy bị tổn thương dù là việc rất nhỏ:
"Tôi: Ốm, stress nên mình nghỉ học vì mệt không chịu được
Mẹ: Tiền thì mất mà suốt ngày nghỉ".
Không chỉ dừng lại ở việc "vứt cảm xúc" của con vào sọt rác, ba mẹ trong gia đình toxic còn không nhận ra những trò đùa của họ khiến những đứa con sợ hãi và tự ti. Vì đơn giản, mỗi người có một "điểm nhạy cảm" riêng, không phải cứ là ba mẹ thì muốn nói về con cái sao cũng được.
"Ba mẹ của bạn có như vậy không. Nếu có thì các bạn có cảm thấy giống mình không? Mẹ mình luôn body shaming và nói móc mỉa mình trước mặt người khác và bảo 'chỉ đùa thôi mà?'. Thứ mình thật sự muốn là những lời cổ vũ chứ không phải những lời cười đùa giễu cợt của mẹ. Không phải bất hiếu chứ mình ghét hành động này của mẹ.
Mình ghét cái khuyết điểm này của mẹ, mình không cần mẹ phải nâng mình lên chín tầng mây trước mặt hàng xóm họ hàng nhưng xin đừng luôn lấy chính con ruột của mình ra làm đề tài bàn tán của người khác. Mình sợ cái cảm giác là tâm điểm đó", V.H ngượng ngùng kể.
Đưa ra lời đe doạ
"Uhm, tôi đem một chú hamster về và bà tôi không cho nuôi, thì tôi đã nhắn hỏi mọi người trong lớp, và cũng có người nhận nuôi. Um, nhưng bà ấy vẫn không nguôi giận và bắt đầu gọi tôi bằng những từ ngữ thậm tệ, điên cuồng hù dọa và đánh tôi rằng sẽ cho tôi nghỉ học bla bla. Bác tôi thì xưa giờ đã ghét tôi, nên khi tôi đang ngồi thì bác ấy đá vào đầu tôi. Anh tôi thì chỉ đứng nhìn. Con mệt lắm, chẳng phải con đã cho người khác rồi sao, sao vẫn đánh mắng con thế. Con áp lực lắm. Cổ tay con vẫn còn đau lắm", lời kêu cứu của một thành viên trong hội "Growing up in a toxic family" khi bị chính những người thân đe doạ.
Hay chỉ trích và không đánh giá cao những nỗ lực của bạn
"Chuyện là đợt thi vừa rồi mình được 9 điểm Văn học kì, mình kiểu sốc lắm, không bao giờ mơ được vậy. Nhưng mẹ mình nói tạm được. Mình có khoe với bố, nhưng nhận lại chỉ là câu hỏi: Điểm thấp sao không thấy nói? Hụt hẫng lắm, điều mình cần chỉ là một lời khen mà khó vậy hả?".
"Mọi người có ai từng trải qua việc đi thi mình chỉ sai 1 câu nhưng bị bố chửi suốt con đường từ trường về nhà, người đi đường ai cũng nghe không. Dù khi có điểm thì mình được 9 điểm".
"Bị chửi vì điểm kém là chuyện thường rồi, bị chửi vì điểm cao mới sợ cơ. Mới tuần trước thôi, mình được 10 điểm Toán. Phải, mình giải được câu C bài hình. Mình học không giỏi, cũng tầm cỡ trung bình thôi, nhưng mình đã nỗ lực rất nhiều, rất nhiều để làm cho ba mẹ mình tự hào. Nhưng sau khi mang điểm 10 về nhà khoe, mẹ đã chửi, đánh mình, mẹ bảo: 'Tao cần điểm thật của mày, không phải điểm mày ăn gian mà có được...'.
"Mẹ mắng to đến nỗi hàng xóm nghe được, họ đồn mình gian lận, bạn bè đi qua nghe thấy, cũng lườm, liếc mình. Mặc dù thầy cô cũng đã công nhận nỗ lực của mình, nhưng mà mình lại cảm thấy không được tôn trọng nữa, mình nản lắm, không muốn học nữa. Mình biết mình còn nhỏ lắm, nỗ lực của mình không là gì với mọi người đâu, nhưng cảm giác cố gắng rất nhiều mà không được tự hào hay khen gì nó buồn lắm".
…
Ngoài những câu chuyện kể trên, "Growing up in a toxic family" cũng không thiếu những "tút" nhuộm mùi đau thương của Gen Z khi trót có bố mẹ thường xuyên nhầm lẫn giữa kỷ luật và sự trừng phạt, thái độ so sánh cực đoan giữa các anh chị em trong gia đình khiến những bữa cơm chung trở nên nghẹt thở. Tóm lại, một khi đã lạc vào group này bạn khó lòng mà ổn được. Có thể ngay từ ban đầu bạn vì không ổn nên bạn tìm thấy group hoặc đang ổn nhưng khi đọc xong những câu chuyện tăm tối ở đây, tự nhiên sẽ thấy... không ổn nữa.
Admin group "tố cáo" bố mẹ nói gì?
Dừng lại một giây. Khoan đã, tôi đang đọc những điều gì thế này! Gia đình và bố mẹ vốn không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với sự bình yên nhưng liệu có đến mức tồi tệ như vậy không?
Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với admin group "Growing up in a toxic family" để hiểu lý do vì sao nhóm này được lập nên, có hay không việc cố tạo nội dung tiêu cực, drama hoá mối quan hệ gia đình để câu nhằm đưa các bạn trẻ vốn chưa có lập trường vững trong cuộc sống đến với suy nghĩ bồng bột của tuổi mới lớn: Mình là nạn nhân trong câu chuyện do mình làm nhân vật chính bố mẹ không đáng tin, bạn bè mới là người hiểu mình nhất.
1. Thưa admin, bạn cũng là 1 người bất mãn với gia đình nên mới nghĩ ra việc lập group, tạo cộng đồng để những người có cùng tâm tư chia sẻ với nhau?
Hồi nhỏ, tôi cũng rất mâu thuẫn với gia đình nhưng tôi chuyển ra ngoài từ sớm nên quan hệ đã tốt hơn nhiều (do ít về nhà). Ý định lập group bắt nguồn từ những video trên Tok có nội dung "Chứng minh bạn lớn lên trong gia đình toxic mà không cần trực tiếp nói ra điều đó".
Tôi cảm thấy thế hệ Z có rất nhiều bạn có khả năng tạo nội dung siêu tốt nhằm bày tỏ nỗi lòng của mình một cách hài hước và không hề tiêu cực. Ngoài ra nếu các bậc phụ huynh có đọc được thì cũng là một luồng ý kiến giúp họ mở lòng và lắng nghe con cái nhiều hơn.
2. Bao nhiêu câu chuyện chia sẻ trên đó, bao nhiêu là thực - bao nhiêu là tạo dựng?
Đội ngũ admin chỉ làm ảnh chế từ trải nghiệm của bản thân và nguồn nước ngoài chứ không chia sẻ nhiều. Các tâm sự của member thì đều là thật vì tôi nghĩ không ai lớn lên trong một gia đình hoà thuận mà lại bịa chuyện để đếm cả.
3. Nếu một thành viên viết lên đó ý định muốn tự tử, admin sẽ làm gì để điều xấu nhất không xảy ra?
Nếu một thành viên trong group có ý định tự tử, ở phần comment sẽ có rất nhiều bạn cung cấp hotline, số điện thoại tới các phòng khám, chuyên viên tâm lý. Chúng tôi cũng có thể nói chuyện, tâm sự trực tiếp với các em ấy. Tuy không giúp nhiều được cho các em nhưng ít nhất có thể khiến các em bình tĩnh lại. Khi cảm thấy được chia sẻ, các em ấy sẽ thấy nhẹ nhõm hơn.
Cảm ơn chia sẻ của admin!
Đọc đến đây, xin hỏi chuẩn mực về một gia đình hoàn hảo của bạn bắt nguồn từ đâu?
Có phải là từ sách truyện, phim ảnh và các quảng cáo trên TV không?
Chúng ta sẽ được nghe hoặc xem những thứ có thể sẽ chẳng bao giờ xuất hiện ngoài đời thực như: Ba mẹ vào phòng con cái thì gõ cửa rất lịch sự, đón con về nhà sau một ngày học tập vất vả ở trường với nụ cười tươi và quan tâm hôm nay của con thế nào. Rồi thành viên trong gia đình đều yêu thương, thấu cảm cho nhau. Nếu con mắc lỗi, ba mẹ sẽ lặng lẽ tự tìm ra nguyên nhân sâu xa của hành động sai lệch đó và ngồi xuống tâm sự với con nhẹ nhàng…
Ối dồi ôi, tỉnh lại đi các bạn ơi, tôi cũng từng "bị lừa" như thế! Gia đình ngoài đời không hề giống như trên TV đâu. Và những cú sốc sẽ đến!
Người bị sốc nặng nhất chính là những người chưa có nhiều trải nghiệm với cuộc sống thực tế bên ngoài, họ chưa thể "giác ngộ" ra rằng: Gia đình không chỉ là tổ ấm, mà đó là nơi để cãi nhau, làm tổn thương nhau nhưng rồi sau tất cả có những chuyện chỉ người nhà mới có thể vì nhau.
Khoảng chục năm trước, Gen Y "vỡ mộng" xong xuôi về mối quan hệ gia đình - bố mẹ, bây giờ đến lượt Gen Z.
Không một ai ủng hộ việc lấy danh nghĩa người nhà để đối đãi tuỳ tiện và làm tổn thương nhau, song có bao giờ bạn nghĩ những điều mình không vừa ý với bố mẹ trong nhà cũng là một phần của việc học cách tiếp nhận vấn đề - giải quyết vấn đề mà cuộc sống đang cố gắng chuẩn bị cho bạn trước những thử thách tương lai?
Tôi tin rằng, những bạn trẻ nào từng trút tâm tư vào "Growing up in a toxic family" đều thực tâm không muốn những điều tồi tệ xảy đến với người thân của họ, gia đình họ. Và không một phụ huynh nào muốn con cái lớn lên và ngày càng xa mình theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Mong muốn như vậy nhưng họ có suy nghĩ hay động thái gì khi biết trên đời tồn tại một chiếc group như thế?
Tôi đã mang những câu chuyện trong group kín trải ra trước mắt những người đang là bố mẹ, có con ở độ tuổi Gen Z. Thái độ mà tôi nhận được khá giống nhau. Đầu tiên họ bất ngờ, sau đó tò mò, lúc biết được những câu chuyện đen tối được đăng trong group, họ cáo bận không tiếp chuyện được hoặc phán luôn “con cô không có trong group ấy, em nó đang có một gia đình bình thường nên cô không chia sẻ về vấn đề này”.
Có phải, chính phụ huynh cũng cảm thấy sợ hãi và lúng túng khi đối diện với những vấn đề về tâm lý của con, đặc biệt là trong độ tuổi trưởng thành! Họ luôn nghĩ rằng "những điều tiêu cực ấy sẽ chừa con mình ra" và tiếp tục "làm những điều tốt nhất cho con" dù hành động cho đi ấy có được con đón nhận đúng cách hay không, thì vẫn còn là một "bí mật gia đình".
Hàng loạt vấn đề được đặt ra: Làm cách nào để thay đổi môi trường gia đình toxic, bố mẹ và con cái phải học cách đưa thông điệp như thế nào với nhau, tổn thương trong giới hạn nào có thể chấp nhận và vượt qua? Cuối cùng, tại sao chúng ta cần có gia đình trong cuộc đời này? /
"Growing up in a toxic family" (Lớn lên trong một gia đình độc hại) là một group khá nổi tiếng trên MXH tập hợp hơn 14k thành viên, đa phần đang trong độ tuổi mới lớn (Gen Z). Sợi dây kết họ lại với nhau là sự tức giận bố mẹ, cảm giác muốn bỏ trốn sau mỗi giờ tan học khi nghĩ tới cái cảnh phải về nhà.
Mỗi gia đình có một mức độ toxic khác nhau. Gen Z tham gia nhóm này sẵn sàng phơi bày những vết thương còn mưng mủ trong mối quan hệ với bố mẹ, bóc trần những góc tối trong gia đình như bị bạo lực về thể xác lẫn tinh thần, bị làm nhục trước người lạ, bị so sánh. Người xem không vững có thể cũng bị "sang chấn tâm lý" hoặc chết đuối trong những câu chuyện tiêu cực mà khổ chủ giăng ra.
Chẳng ai giấu giếm việc mình đang tìm một địa chỉ để điều trị trầm cảm, hội chứng rối loạn lo âu hay chả việc gì phải ngượng ngùng khi chính miệng nói ra "tao ghê tởm bố mẹ tao". Tất nhiên, họ cũng chẳng sợ người khác đánh giá, phán xét, mách lẻo hoặc cười cợt vào nỗi đau ấy.
Bởi đơn giản, KHÔNG-CÓ-PHỤ-HUYNH nào trong group này!
Những tâm sự đẫm nước mắt vẽ lên chân dung phụ huynh toxic
Dễ dàng tìm thấy cũng như phân loại các kiểu phụ huynh điển hình trong gia đình toxic qua những tâm sự của các member. Đó là:
Kiểm soát mọi thứ
T.Đ, chia sẻ câu chuyện bị mẹ kiểm soát mọi thứ trong cuộc sống tại "Growing up in a toxic family" như sau:
"Mẹ mình là giáo viên cấp 3. Có nhiều chuyện, mình hoàn toàn không có quyền quyết định, mặc dù đó là việc cá nhân. Đến tận giữa năm lớp 11 mình mới có điện thoại xài, vì thầy cô bạn bè liên lạc với mình khó quá (ở nhà mẹ cũng cấm tiệt iPad, máy tính), mà khi có rồi cũng cấm đoán đủ điều. Ban đầu, mẹ mình chỉ cho mình mang điện thoại đến vào những khi có tiết tiếng Anh để tra từ điển. Ban đêm phải mang qua phòng mẹ sạc vì sợ mình thức khuya chơi game. Mình thì không có loại đam mê đó, nhưng mình muốn được để điện thoại trong phòng, vì mình muốn đặt báo thức dậy đi học sớm.
Mẹ nói không cần mình lo, để mẹ gọi mình dậy đi học. Mình nói là muốn tự dậy, mẹ hét vào mặt mình không là không, như muốn tát vô mặt mình vậy. Nghĩ thôi cũng thấy buồn cười, thân là học sinh lớp 11 mà mình còn chưa tập được cách dậy sớm bằng đồng hồ báo thức. Trước đây mình đã đề cập đến vấn đề này nhiều lần, nhưng lần nào mẹ cũng gạt phăng đi như thế. Nhưng bây giờ con đã lớp 11 rồi đấy mẹ ơi?
Có thể các bạn sẽ bảo đây là chuyện vớ vẩn, lông gà vỏ tỏi, nhưng xin nhớ rằng từ khi còn bé, mình đã không có quyền quyết định những thứ nhỏ xíu như vậy. Mà cái vụ dậy sớm dậy trễ này cũng đã khiến mình đau hết cả đầu đâu cỡ vài nghìn lần.
Hồi tiểu học, trường mình thường tổ chức cho các học sinh quét rác vào sáng sớm. Mình chưa một lần nào đến được, vì mẹ mình không muốn để mình dậy sớm. Mọi người có hiểu cảm giác là người duy nhất bị đứng dậy phê bình giữa lớp vì không đi quét sân không? Có lẽ giờ nghĩ lại thì nó không là gì cả, nhưng với 1 đứa trẻ như mình thời đó, thì tạm thời mình chưa nghĩ ra từ gì thích hợp hơn từ NHỤC. Và khi mình nói, mẹ mình vẫn gạt đi, làm theo ý mẹ, như mọi lần…".
Phụ huynh không chỉ bộc lộ dấu hiệu của việc thích kiểm soát con cái trong đời sống thực mà còn cả trên mạng ảo.
"Mọi người từng phải bỏ những thứ mình yêu thích vì người thân và mọi người xung quanh thấy không phù hợp và do họ không thích chưa? Như trang cá nhân Facebook của mình share một thứ gì đó mình thấy thích nhưng sau đó lại có người bảo không hiểu sao mày lại đăng cái đó lên được, thì mình lại phải gỡ xuống vì không muốn chịu những lời tương tự đó của những người khác nữa không? Hay là sở thích của bạn bị bôi bác là không giúp ích gì cho đời mà còn tốn tiền, tốn thời gian và bạn phải không để lộ ra là mình đã từng rất thích?".
Cá chắc là ai trong chúng ta cũng đã từng rơi vào tình huống khó chịu như M. khi bị phụ huynh chi phối mọi việc, nhưng chẳng biết làm gì khác ngoài nuốt cục nghẹn vào trong.
Không quan tâm đến cảm xúc của con
"Mẹ mình xoá hết file tài nguyên design của mình, trong đó bao gồm cả các video, hình ảnh của mình và các ứng dụng chỉnh ảnh và video, rồi nói như thể không có gì quan trọng: Tài liệu đó thì quý quá hé? Quan trọng quá hé? Mất thì làm lại. Có phải Toán - Lý - Hoá gì đâu mà quan trọng, toàn mấy cái hình tào lao. Con cảm ơn, cảm ơn nhiều lắm", G.M viết trong "Growing up in a toxic family".
Một câu chuyện khác của G.M cũng hướng đến việc bố mẹ không quan tâm cảm xúc của mình khiến G.M cảm thấy bị tổn thương dù là việc rất nhỏ:
"Tôi: Ốm, stress nên mình nghỉ học vì mệt không chịu được
Mẹ: Tiền thì mất mà suốt ngày nghỉ".
Không chỉ dừng lại ở việc "vứt cảm xúc" của con vào sọt rác, ba mẹ trong gia đình toxic còn không nhận ra những trò đùa của họ khiến những đứa con sợ hãi và tự ti. Vì đơn giản, mỗi người có một "điểm nhạy cảm" riêng, không phải cứ là ba mẹ thì muốn nói về con cái sao cũng được.
"Ba mẹ của bạn có như vậy không. Nếu có thì các bạn có cảm thấy giống mình không? Mẹ mình luôn body shaming và nói móc mỉa mình trước mặt người khác và bảo 'chỉ đùa thôi mà?'. Thứ mình thật sự muốn là những lời cổ vũ chứ không phải những lời cười đùa giễu cợt của mẹ. Không phải bất hiếu chứ mình ghét hành động này của mẹ.
Mình ghét cái khuyết điểm này của mẹ, mình không cần mẹ phải nâng mình lên chín tầng mây trước mặt hàng xóm họ hàng nhưng xin đừng luôn lấy chính con ruột của mình ra làm đề tài bàn tán của người khác. Mình sợ cái cảm giác là tâm điểm đó", V.H ngượng ngùng kể.
Đưa ra lời đe doạ
"Uhm, tôi đem một chú hamster về và bà tôi không cho nuôi, thì tôi đã nhắn hỏi mọi người trong lớp, và cũng có người nhận nuôi. Um, nhưng bà ấy vẫn không nguôi giận và bắt đầu gọi tôi bằng những từ ngữ thậm tệ, điên cuồng hù dọa và đánh tôi rằng sẽ cho tôi nghỉ học bla bla. Bác tôi thì xưa giờ đã ghét tôi, nên khi tôi đang ngồi thì bác ấy đá vào đầu tôi. Anh tôi thì chỉ đứng nhìn. Con mệt lắm, chẳng phải con đã cho người khác rồi sao, sao vẫn đánh mắng con thế. Con áp lực lắm. Cổ tay con vẫn còn đau lắm", lời kêu cứu của một thành viên trong hội "Growing up in a toxic family" khi bị chính những người thân đe doạ.
Hay chỉ trích và không đánh giá cao những nỗ lực của bạn
"Chuyện là đợt thi vừa rồi mình được 9 điểm Văn học kì, mình kiểu sốc lắm, không bao giờ mơ được vậy. Nhưng mẹ mình nói tạm được. Mình có khoe với bố, nhưng nhận lại chỉ là câu hỏi: Điểm thấp sao không thấy nói? Hụt hẫng lắm, điều mình cần chỉ là một lời khen mà khó vậy hả?".
"Mọi người có ai từng trải qua việc đi thi mình chỉ sai 1 câu nhưng bị bố chửi suốt con đường từ trường về nhà, người đi đường ai cũng nghe không. Dù khi có điểm thì mình được 9 điểm".
"Bị chửi vì điểm kém là chuyện thường rồi, bị chửi vì điểm cao mới sợ cơ. Mới tuần trước thôi, mình được 10 điểm Toán. Phải, mình giải được câu C bài hình. Mình học không giỏi, cũng tầm cỡ trung bình thôi, nhưng mình đã nỗ lực rất nhiều, rất nhiều để làm cho ba mẹ mình tự hào. Nhưng sau khi mang điểm 10 về nhà khoe, mẹ đã chửi, đánh mình, mẹ bảo: 'Tao cần điểm thật của mày, không phải điểm mày ăn gian mà có được...'.
"Mẹ mắng to đến nỗi hàng xóm nghe được, họ đồn mình gian lận, bạn bè đi qua nghe thấy, cũng lườm, liếc mình. Mặc dù thầy cô cũng đã công nhận nỗ lực của mình, nhưng mà mình lại cảm thấy không được tôn trọng nữa, mình nản lắm, không muốn học nữa. Mình biết mình còn nhỏ lắm, nỗ lực của mình không là gì với mọi người đâu, nhưng cảm giác cố gắng rất nhiều mà không được tự hào hay khen gì nó buồn lắm".
…
Ngoài những câu chuyện kể trên, "Growing up in a toxic family" cũng không thiếu những "tút" nhuộm mùi đau thương của Gen Z khi trót có bố mẹ thường xuyên nhầm lẫn giữa kỷ luật và sự trừng phạt, thái độ so sánh cực đoan giữa các anh chị em trong gia đình khiến những bữa cơm chung trở nên nghẹt thở. Tóm lại, một khi đã lạc vào group này bạn khó lòng mà ổn được. Có thể ngay từ ban đầu bạn vì không ổn nên bạn tìm thấy group hoặc đang ổn nhưng khi đọc xong những câu chuyện tăm tối ở đây, tự nhiên sẽ thấy... không ổn nữa.
Admin group "tố cáo" bố mẹ nói gì?
Dừng lại một giây. Khoan đã, tôi đang đọc những điều gì thế này! Gia đình và bố mẹ vốn không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với sự bình yên nhưng liệu có đến mức tồi tệ như vậy không?
Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với admin group "Growing up in a toxic family" để hiểu lý do vì sao nhóm này được lập nên, có hay không việc cố tạo nội dung tiêu cực, drama hoá mối quan hệ gia đình để câu nhằm đưa các bạn trẻ vốn chưa có lập trường vững trong cuộc sống đến với suy nghĩ bồng bột của tuổi mới lớn: Mình là nạn nhân trong câu chuyện do mình làm nhân vật chính bố mẹ không đáng tin, bạn bè mới là người hiểu mình nhất.
1. Thưa admin, bạn cũng là 1 người bất mãn với gia đình nên mới nghĩ ra việc lập group, tạo cộng đồng để những người có cùng tâm tư chia sẻ với nhau?
Hồi nhỏ, tôi cũng rất mâu thuẫn với gia đình nhưng tôi chuyển ra ngoài từ sớm nên quan hệ đã tốt hơn nhiều (do ít về nhà). Ý định lập group bắt nguồn từ những video trên Tok có nội dung "Chứng minh bạn lớn lên trong gia đình toxic mà không cần trực tiếp nói ra điều đó".
Tôi cảm thấy thế hệ Z có rất nhiều bạn có khả năng tạo nội dung siêu tốt nhằm bày tỏ nỗi lòng của mình một cách hài hước và không hề tiêu cực. Ngoài ra nếu các bậc phụ huynh có đọc được thì cũng là một luồng ý kiến giúp họ mở lòng và lắng nghe con cái nhiều hơn.
2. Bao nhiêu câu chuyện chia sẻ trên đó, bao nhiêu là thực - bao nhiêu là tạo dựng?
Đội ngũ admin chỉ làm ảnh chế từ trải nghiệm của bản thân và nguồn nước ngoài chứ không chia sẻ nhiều. Các tâm sự của member thì đều là thật vì tôi nghĩ không ai lớn lên trong một gia đình hoà thuận mà lại bịa chuyện để đếm cả.
3. Nếu một thành viên viết lên đó ý định muốn tự tử, admin sẽ làm gì để điều xấu nhất không xảy ra?
Nếu một thành viên trong group có ý định tự tử, ở phần comment sẽ có rất nhiều bạn cung cấp hotline, số điện thoại tới các phòng khám, chuyên viên tâm lý. Chúng tôi cũng có thể nói chuyện, tâm sự trực tiếp với các em ấy. Tuy không giúp nhiều được cho các em nhưng ít nhất có thể khiến các em bình tĩnh lại. Khi cảm thấy được chia sẻ, các em ấy sẽ thấy nhẹ nhõm hơn.
Cảm ơn chia sẻ của admin!
Đọc đến đây, xin hỏi chuẩn mực về một gia đình hoàn hảo của bạn bắt nguồn từ đâu?
Có phải là từ sách truyện, phim ảnh và các quảng cáo trên TV không?
Chúng ta sẽ được nghe hoặc xem những thứ có thể sẽ chẳng bao giờ xuất hiện ngoài đời thực như: Ba mẹ vào phòng con cái thì gõ cửa rất lịch sự, đón con về nhà sau một ngày học tập vất vả ở trường với nụ cười tươi và quan tâm hôm nay của con thế nào. Rồi thành viên trong gia đình đều yêu thương, thấu cảm cho nhau. Nếu con mắc lỗi, ba mẹ sẽ lặng lẽ tự tìm ra nguyên nhân sâu xa của hành động sai lệch đó và ngồi xuống tâm sự với con nhẹ nhàng…
Ối dồi ôi, tỉnh lại đi các bạn ơi, tôi cũng từng "bị lừa" như thế! Gia đình ngoài đời không hề giống như trên TV đâu. Và những cú sốc sẽ đến!
Người bị sốc nặng nhất chính là những người chưa có nhiều trải nghiệm với cuộc sống thực tế bên ngoài, họ chưa thể "giác ngộ" ra rằng: Gia đình không chỉ là tổ ấm, mà đó là nơi để cãi nhau, làm tổn thương nhau nhưng rồi sau tất cả có những chuyện chỉ người nhà mới có thể vì nhau.
Khoảng chục năm trước, Gen Y "vỡ mộng" xong xuôi về mối quan hệ gia đình - bố mẹ, bây giờ đến lượt Gen Z.
Không một ai ủng hộ việc lấy danh nghĩa người nhà để đối đãi tuỳ tiện và làm tổn thương nhau, song có bao giờ bạn nghĩ những điều mình không vừa ý với bố mẹ trong nhà cũng là một phần của việc học cách tiếp nhận vấn đề - giải quyết vấn đề mà cuộc sống đang cố gắng chuẩn bị cho bạn trước những thử thách tương lai?
Tôi tin rằng, những bạn trẻ nào từng trút tâm tư vào "Growing up in a toxic family" đều thực tâm không muốn những điều tồi tệ xảy đến với người thân của họ, gia đình họ. Và không một phụ huynh nào muốn con cái lớn lên và ngày càng xa mình theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Mong muốn như vậy nhưng họ có suy nghĩ hay động thái gì khi biết trên đời tồn tại một chiếc group như thế?
Tôi đã mang những câu chuyện trong group kín trải ra trước mắt những người đang là bố mẹ, có con ở độ tuổi Gen Z. Thái độ mà tôi nhận được khá giống nhau. Đầu tiên họ bất ngờ, sau đó tò mò, lúc biết được những câu chuyện đen tối được đăng trong group, họ cáo bận không tiếp chuyện được hoặc phán luôn “con cô không có trong group ấy, em nó đang có một gia đình bình thường nên cô không chia sẻ về vấn đề này”.
Có phải, chính phụ huynh cũng cảm thấy sợ hãi và lúng túng khi đối diện với những vấn đề về tâm lý của con, đặc biệt là trong độ tuổi trưởng thành! Họ luôn nghĩ rằng "những điều tiêu cực ấy sẽ chừa con mình ra" và tiếp tục "làm những điều tốt nhất cho con" dù hành động cho đi ấy có được con đón nhận đúng cách hay không, thì vẫn còn là một "bí mật gia đình".
Hàng loạt vấn đề được đặt ra: Làm cách nào để thay đổi môi trường gia đình toxic, bố mẹ và con cái phải học cách đưa thông điệp như thế nào với nhau, tổn thương trong giới hạn nào có thể chấp nhận và vượt qua? Cuối cùng, tại sao chúng ta cần có gia đình trong cuộc đời này?
Đáp án A
Harmful (adj): có hại
Dựa theo nghĩa câu chọn được đáp án phù hợp, khí ga độc thì đương nhiên có hại cho sức khoẻ.
Các đáp án còn lại:
B. good (adj): tốt
C. useful (adj): có lợi, có ích
D. careful (adj): cẩn thận
Dịch nghĩa: Một vài dạng khí ga độc rất có hại cho sức khoẻ con người
1. John went out to visit his friends ...............
A. 3 hour ago
B. For 3 hour
C. Since 3 hour
D. After 3 hour
vì hai chủ thể - CHỦ NGỮ ở đây là khác nhau hoàn toàn em nhé:
- toxic waste: chất thải độc hại - Danh từ không đếm được => 50% chất thải độc hại tương đương với một lượng không đếm được nên dùng has
- computers: chiếc máy tính - Danh từ đếm được số nhiều => 50% số máy tính tương đương với một lượng đếm được, số nhiều; nên dùng have
em nhé!
chúc mừng bạn đã được một vé tố cáo