K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 12 2021

1. Súp gà

  • Chế độ dinh dưỡng cho người mới ốm dậyĐỌC NGAY

Súp gà là món ăn phổ biến và dễ ăn khi bị ốm. Súp gà cung cấp vitamin, khoáng chất, calo và protein. Đây là những chất dinh dưỡng rất cần thiết mà cơ thể cần để hồi phục sau khi bị ốm.

Món súp gà cung cấp nhiều nước và chất điện giải, rất tốt để phòng nguy cơ mất nước trong trường hợp bạn bị tiêu chảy, nôn mửa, sốt…

ADVERTISING

Thịt gà cũng chứa axit amin cysteine. N-acetyl-cysteine, một dạng cysteine giúp phá vỡ chất nhầy và có tác dụng kháng virus, chống viêm và chống oxy hóa.

Súp gà làm từ nước hầm xương cũng rất giàu collagen và các chất dinh dưỡng có thể giúp thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi khi bị ốm.

Súp gà giàu dinh dưỡng giúp cơ thể hồi phục nhanh sau khi bị ốm.

2. Tỏi

Tỏi đã được chứng minh có nhiều lợi ích cho sức khỏe và được sử dụng trong y học từ rất lâu.

Trong các nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật, tỏi đã được chứng minh là có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Một nghiên cứu cho thấy, những người tham gia dùng thực phẩm bổ sung làm từ tỏi có số ngày ốm ít hơn khoảng 70% so với nhóm dùng giả dược.

Ngoài ra, các chất bổ sung chiết xuất từ tỏi lâu năm có thể tăng cường chức năng miễn dịch và giảm mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh và cúm.

Thêm tỏi vào chế độ ăn khi bạn bị ốm vừa giúp tăng thêm hương vị của món ăn vừa có thể chống lại các triệu chứng cảm lạnh hoặc cảm cúm hiệu quả.

Tỏi rất tốt cho người bị cảm lạnh và cảm cúm.

3. Nước dừa

Nước dừa rất giàu chất điện giải. Đây là loại thức uống cần được bổ sung khi bạn bị nôn mửa, đổ mồ hôi, tiêu chảy hoặc sốt. Nước dừa cũng chứa một ít đường tự nhiên từ trái cây, giúp tăng năng lượng cho cơ thể bạn.

Tuy nhiên, nước dừa cũng có thể gây đầy hơi nên cần lưu ý không nên uống quá nhiều.

4. Trà nóng

Sử dụng trà là một phương thuốc có thể cải thiện triệu chứng cảm lạnh và cúm.

Uống trà nóng có thể giúp giảm nghẹt mũi nhưng bạn không nên uống nước trà quá nóng khiến cổ họng bị kích ứng thêm.

Trà cũng chứa polyphenol có lợi cho sức khỏe, bao gồm tác dụng và chống viêm và cả khả năng chống ung thư.

Mặc dù một số loại trà có chứa caffeine, nhưng trà không gây mất nước. Vì vậy, khi bị ốm bạn có thể uống trà thường xuyên để thư giãn và thông mũi tự nhiên.

5. Mật ong

Mật ong có một số đặc tính kháng khuẩn và trên thực tế được sử dụng làm băng vết thương sát trùng vết cắt hoặc vết bỏng. Mật ong cũng có thể kích thích hệ thống miễn dịch.

Ngoài ra, mật ong có thể giúp giảm ho ở trẻ em. Tuy nhiên, không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì dễ có nguy cơ nhiễm vi khuẩn gây ngộ độc.

Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, giảm ho.

6. Gừng

close

volume_off

Powered by 

GliaStudio

Gừng là thực phẩm rất phổ biến và được sử dụng như một vị thuốc tại nhà. Gừng đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm buồn nôn. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy buồn nôn hoặc nôn nao, gừng là một trong những thực phẩm tự nhiên tốt nhất giúp làm giảm các triệu chứng này.

Cách sử dụng gừng rất đơn giản. Bạn có thể sử dụng gừng tươi trong nấu ăn, uống trà gừng hoặc dùng các sản phẩm chứa gừng tự nhiên chứ không phải hương liệu.

7. Cá hồi

Cá hồi là một trong những nguồn protein tốt nhất nên ăn khi bạn bị ốm. Thịt cá hồi mềm, dễ ăn và chứa đầy đủ protein chất lượng cao mà cơ thể cần để phục hồi.

Đặc biệt, cá hồi rất giàu axit béo omega-3, có tác dụng chống viêm mạnh có thể giúp hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động hiệu quả hơn. Cá hồi cũng là một nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm cả vitamin D - loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch.

8. Chuối

Chuối là một thực phẩm tuyệt vời bạn nên ăn khi bị ốm. Chuối mềm, dễ ăn và giàu chất dinh dưỡng. Kali trong chuối cũng có thể giúp bổ sung điện giải cho cơ thể.

Một lợi ích lớn khác của chuối là chất xơ hòa tan. Chất xơ hòa tan trở thành dạng gel khi có chất lỏng, vì vậy nó có thể giúp đẩy lùi tiêu chảy bằng cách giảm lượng nước tự do trong đường tiêu hóa của bạn.

9. Bột yến mạch

Giống như chuối, bột yến mạch dễ ăn và là thực phẩm cung cấp calo, vitamin và khoáng chất cần thiết khi bạn bị ốm.

Một nghiên cứu trên chuột cho thấy, beta-glucan, một loại chất xơ trong yến mạch giúp giảm viêm trong ruột. Nhưng cần nghiên cứu thêm để khẳng định nó có thể có tác dụng tương tự ở người để làm giảm các triệu chứng tiêu hóa hay không.

Bột yến mạch cung cấp calo, vitamin và khoáng chất cần thiết khi bạn bị ốm.

10. Sữa chua

Sữa chua có chứa men vi sinh có lợi, là những chủng vi khuẩn có thể cư trú trong ruột, mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Theo một số nghiên cứu, chế phẩm sinh học có thể giúp cả trẻ em và người lớn ít bị cảm lạnh hơn, giúp lành bệnh nhanh hơn khi bị ốm và phải dùng ít thuốc kháng sinh hơn.

Tuy nhiên, có một số trường hợp sử dụng sữa làm tăng tiết chất nhầy. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy việc sử dụng các sản phẩm từ sữa làm cho tình trạng tắc nghẽn của bạn nghiêm trọng hơn, hãy thử các loại thực phẩm lên men khác có chứa probios hoặc thực phẩm bổ sung probio để thay thế.

11. Bơ

Bơ rất giàu chất béo không bão hòa đơn lành mạnh, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Chất béo lành mạnh trong bơ, đặc biệt là axit oleic (cùng loại axit béo có lợi được tìm thấy trong dầu ô liu) có thể giúp giảm viêm và hỗ trợ miễn dịch. Vì vậy, đây là loại thực phẩm tuyệt vời bạn nên ăn khi bị ốm vì bơ cung cấp calo, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

12. Rau lá xanh

Các loại rau lá xanh như rau bina, xà lách và cải xoăn rất giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Đặc biệt là sắt, vitamin C, vitamin K và folate.

Các loại rau xanh đậm cũng chứa nhiều hợp chất thực vật có lợi gọi là polyphenol. Polyphenol hoạt động như chất chống oxy hóa để bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại và chống viêm hiệu quả.

Bạn có thể sử dụng rau lá xanh trong thực đơn hàng ngày, dùng sinh tố rau kết hợp trái cây. Hoặc dùng món súp rau lá xanh cũng là một lựa chọn tuyệt vời khi bị ốm.

3 tháng 12 2021

ko biết

người ta cũng có thể ăn cái gì mà người ta thích

25 tháng 7 2021

Tham khảo:

- Nguyên nhân tiểu đường có thể là do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin của bạn trong tuyến tụy. Điều này khiến bạn có ít hoặc không có insulin. Lúc này, lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào lại tích lũy trong máu, gây ra bệnh tiểu đường.

- Người bệnh tiểu đường cần biết mình nên bổ sung thực phẩm như thế nào cho phù hợp, nên ăn gì và không nên ăn gì. Theo đó, những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn bao gồm:

Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ... được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào... Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm.

Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ... được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.

Nhóm chất béo, đường: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive...

Nhóm rau: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.

Hoa quả: Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, không nên chế biến thêm bằng các

-​ Các biến chứng của bệnh tiểu đường (đái tháo đường)

Biến chứng mắt. Đường huyết cao khiến hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương. ...Biến chứng về tim mạch. ...Biến chứng về thần kinh. ...Biến chứng về thận. ...Hạ đường huyết. ...Hôn mê                
28 tháng 1 2017

Đáp án A

Định hướng tư duy giải

+ Khi ăn bánh mì sẽ làm giảm nồng độ axit trong dạ dày làm bớt đau dạ dày

+ Trong bánh mì thường có NaHCO3 hoặc NH4HCO3 khi ăn vào sẽ làm giảm lượng axit có trong dạ dày làm giảm cơn đau.

14 tháng 8 2018

Chọn đáp án A.

+ Khi ăn bánh mì sẽ làm giảm nồng độ axit trong dạ dày làm bớt đau dạ dày.

+ Trong bánh mì thường có NaHCO3 hoặc NH4HCO3 khi ăn vào sẽ làm giảm lượng axit có trong dạ dày làm giảm cơn đau

16 tháng 1 2017

1.Gan tham gia điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng tromg máu được ổn định, đồng thời khử bỏ các chất độc hại

Không dùng thức ăn có nhiều cholesteron vì sự bài tiết mật có thể bị giảm hoặc bế tắc, dẫn đến không tiêu hóa hết các chất béo

2. Khi nuốt ta không thở bởi vì nếu thở thì nắp thanh quản sẽ mở ra làm thức ăn có thể lọt vào mũi , bị sặc

30 tháng 3 2018

Vai trò của gan

Tiết dịch mật để tiêu hóa thức ăn

Điều hòa nồng độ các chất trog máu

Khử độc các chất

Dự trữ các chất ( glicogen,vitamin)

Người bị bệnh gan ko nên ăn mỡ vì gan bị bệnh dịch mật ít .Nêu ăn mỡ thì khó tiêu và ls bệnh gan nặng thêm

Khi nuốt ta ko thở vì lúc đó khẩu cái mềm nâg lên đạy hốc mũi ,năp thanh quản đậy kín khí quản nên ko khí ko vào ra dc

Vừa an vừa cười ns bị sặc vì dựa vào cơ chế nuốt thức an . Khi nuốt vừa cười vừa nói nắp thanh quản ko kịp đậy nắp khí quản ls thưc an lọt vào khí quản gây sặc

10 tháng 5 2021

ko vì kháng thể , tế bào của người khác tôm nên ko thể bị bệnh , nhưng có thể nhiễm ngộ độc do virus đó sinh ra

9 tháng 7 2018

- Cảm giác khi khỏe mạnh là ta thấy cơ thể thoải mái, dễ chịu, ăn thấy ngon miệng.

- Em từng bị bệnh sốt xuất huyết, lúc đó người em nóng ran, đau đầu và đau họng, nôn và chán ăn.

- Khi bị bệnh ta phải báo cho bố mẹ để chữa trị kịp thời, tránh bệnh tiến triển thành dạng khó chữa.

4 tháng 11 2023

Cảm giác mình khỏe mạnh sẽ có vẻ sảng khái và dễ chịu. Đặc biệt là chúng ta khỏe mạnh sẽ có thể làm việc, ăn uống đầy đủ và ngủ say giấc hơn.

Đối với mình, nếu bị mắc bệnh ốm từ lúc ra mùa mình có cảm giác là khó chịu nhất như : đau đầu, buồn nôn, mệt nhọc không thể chịu nổi từ lúc khi ăn và ngủ.

Xin coin nhé bạn.

18 tháng 3 2022

Vì như vậy gà mới đủ dưỡng chất, sẽ khỏe mạnh, ít bị bệnh, lớn nhanh và sinh sản tốt

cái vì đầu tiên đúng

4 tháng 1 2017

Khi bị bệnh cần ăn thức ăn có nhiều giá trị dinh dưỡng, rau xanh, quả chín. Nếu người bệnh không thể ăn được ta cho người bệnh ăn những loại thức ăn ở dạng loãng (cháo, xúp, sữa, nước ép). Cần chú ý tránh những loại thức ăn làm bệnh nặng thêm (Vd: Tránh ăn thức ăn tanh khi bị ho).

16 tháng 12 2021

chúng ta ăn theo bệnh ví dụ táo bón ăn lỏng...

28 tháng 10 2021

A

15 tháng 12 2021

a) khi bị bệnh chúng ta cảm thấy mệt , đau đầu

b) em phải lên bác sĩ khám bệnh

15 tháng 12 2021

a. mệt mỏi, đau đầu, choáng mặt,...

b. đến gặp bác sĩ, không dùng thuốc nếu như ko có chỉ dẫn của bác sĩ

chúc bạn học tốt.