K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 12 2021

Tham Khảo 

 Lời của các nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách trực tiếp.

Dấu hiệu nhận biết:  Lời nói được đặt sau dấu 2 chấm và giữ nguyên văn lời nói, vai vế của nhân vật.

1 tháng 12 2021

cảm ơn rất nhiều

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này- Khi đọc truyện Người ở bến sông Châu, các em cần chú ý.+ Nhân vật chính trong truyện là ai? Có số phận như thế nào? Tình cách của nhân vật được thể hiện qua những tình huống nào?+ Thông điệp tư tưởng mà tác giả muốn nhắn gửi qua truyện ngắn này là gì? Người kể chuyện có thái độ như thế nào đối với các nhân vật trong...
Đọc tiếp

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này

- Khi đọc truyện Người ở bến sông Châu, các em cần chú ý.

+ Nhân vật chính trong truyện là ai? Có số phận như thế nào? Tình cách của nhân vật được thể hiện qua những tình huống nào?

+ Thông điệp tư tưởng mà tác giả muốn nhắn gửi qua truyện ngắn này là gì? Người kể chuyện có thái độ như thế nào đối với các nhân vật trong truyện? Dựa vào đâu để biết được điều đó?

+ Em biết gì về hậu quả của chiến tranh? Hãy chuẩn bị để chia sẻ những hiểu biết ấy.

- Tìm hiểu thêm về tác giả Sương Nguyệt Minh và truyện Người ở bến sông Châu lựa chọn những thông tin liên quan giúp em hiểu thêm truyện ngắn này. 

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Khi đọc truyện Người ở bến sông Châu, các em cần chú ý.

+ Nhân vật chính trong truyện là dì Mây.  Có số phận bất hạnh phải chịu nhiều đắng cay, thiệt thòi, dì chính là đại diện cho những người phụ nữ, những người nữ thanh niên xung phong bước ra từ chiến tranh trở về với cuộc sống hằng ngày với đầy tiếc nuối, tổn thương. Tình cách của nhân vật được thể hiện qua những tình huống khi chứng kiến chú San đi lấy vợ, khi đỡ đẻ cho cô Thanh vợ của chú San.

+ Thông điệp tư tưởng mà tác giả muốn nhắn gửi qua truyện ngắn này là hậu quả của chiến tranh tàn ác đã mang tới rất nhiều những thiệt thòi, chia li, mất mát, nó là những vết cứa sâu khiến cho người ta thật khó có thể nguôi ngoai. Người kể chuyện có thái độ cảm thông, chia sẻ với các nhân vật trong truyện. Dựa vào những lời thoại lời bình của người kể nhẹ nhàng, sâu lắng đầy cảm thông, giường như trong câu chuyện không có người sai người đúng mà tất cả chỉ do hoàn cảnh cay nghiệt khó khăn đã đẩy con người tới những bi kịch đau đớn.

+ Một số hậu quả do chiến tranh gây ra:

. Cướp đi tính mạng của rất nhiều những chiến sĩ, những người dân vô tôị

. Khiến cho biết bao gia đình phải chịu cảnh ly tán, chia lìa, đáng thương, tội nghiệp.

. Thảm họa chất độc màu da cam ảnh hưởng đến cả tương lai.

. Gây nên những nội đau vật chất và nỗi đau tinh thần với rất nhiều con người đáng thương, tội nghiệp

Tác giả Sương Nguyệt Minh 

- Nhà văn Sương Nguyệt Minh tên thật là Nguyễn Ngọc Sơn, quê ở Yên Mỹ, Yên Mô, Ninh Bình. Ông là nhà văn quân đội, đến với nghiệp văn chương khá muộn màng, năm 1992, lần đầu tiên có truyện ngắn đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Trước khi đến với nghiệp văn, ông từng làm nhiều nghề sinh nhai: từ buôn thuốc lá, trứng vịt, pháo; làm nghề khoan giếng, cho đến cắt dán phong bì.

- Hiện tại, nhà văn Sương Nguyệt Minh đang công tác tại Ban Sáng tác - Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

* Giải thưởng:

- Giải thưởng cuộc thi bút ký báo Giáo dục thời đại năm 2004 với tác phẩm "Nhọc nhằn gieo chữ vùng cao".

- Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn cuộc thi Nhà xuất bản Giáo dục với tác phẩm "Những bước đi vào đời", năm 2004.

* Các tác phẩm tiêu biểu:

- Đêm Thánh Vô Cùng

- Lửa cháy trong rừng hoang

- Người về bến sông Châu,

- Nỗi đau dòng họ

17 tháng 10 2021

Bạn tải app Loigiaihay có đầy đủ tất cả các môn trong đó có văn viết đoạn văn luôn đấy!!

17 tháng 10 2021

   Bạn tham khảo nha:

   Lão Hạc là một nhân vật rất đáng để ngưỡng mộ, chính lão đã để lại cho chúng ta nhiều bài học về nhân cách sống. Đó chính là sự yêu thương những người xung quanh. Trong cuộc sống tình cảm là những điều kì diệu nhất. Chính vì vậy chỉ có tình cảm mới có thể đem lại cho con người ta được nhiều sự ấm áp, cảm thấu được tình người. Không chỉ vậy, ta còn phải sống biết rước biết sau, có lòng tự trọng. Chúng ta không nên vì miếng ăn mà đánh mất đi được sự tự trọng, tôn nghiêm của bản thân. Dù trong hoàn cảnh như thế nào cũng không được đánh mất đi nhân cách cao ngời.

28 tháng 9 2019

Khi cần thuyết minh cách làm một đồ vật (hay cách nấu món ăn, may áo quần,…) người ta thường trình bày:

   + Nguyên liệu

   + Cách làm

   + Yêu cầu về thành phẩm

  - Cách trình bày được thể hiện: từ điều kiện, cách thức trình tự làm ra sản phẩm và yêu cầu cần thiết đối với chất lượng của sản phẩm làm ra.

18 tháng 9 2016

Dora Doraemon đó là những bài ca dao nào bn?

16 tháng 10 2021

tham khảo:

1

Thơ Đường luật là một thành tựu lớn của nền thơ cổ điển Trung Hoa. Từ khi ra đời vào thời nhà Đường, các thể thơ này đã nhanh chóng lấn lướt thể thơ cổ phong có mặt từ trước đó. Thơ Đường luật chia thành các thể tứ tuyệt, bát cú và trường thiên. Trong đó,thể thơ thất ngôn bát cú là thể thơ rất phổ biến và quen thuộc trong thơ ca Việt Nam thời trung đại. Nhiều kiệt tác thơ ca lưu lại đến đời sau kiệt tác để lại cho đời sau đều được làm bằng thể thất ngôn bát cú. Bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" của Phan Bội Châu là một điển hình:

"Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù
Đã khách không nhà trong bốn biển
Lại người có tội giữa năm châu
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù
Thân ấy vẫn còn còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu"

Bài thơ được sáng tác khi Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông bắt giam trong ngục. Bài thơ thể hiện phong thái ung dung đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của tác giả.

Bài thơ này gồm tám câu, mỗi câu có bảy chữ, tổng cộng cả bài có năm mươi sáu chữ (tiếng).

Về phần bố cục, bài thơ được chia làm bốn phần: Đề – Thực – Luận – Kết. Mỗi phần có hai câu thơ và giữ một chức năng riêng.

Câu một và hai là (Đề) nói lên phong thái ung dung, thanh thản, đầy khí phách của người chí sĩ cách mạng khi bị lâm vào cảnh tù đày. Câu ba và bốn (Thực) nói về cuộc đời bôn ba của người chiến sĩ cách mạng, gắn liền với tình cảnh chung của đất nước, nhân dân. Hai câu năm và sáu (Luận) thể hiện khí phách hiên ngang, một hoài bão phi thường của người anh hùng muốn làm nên sự nghiệp vĩ đại. Hai câu cuối (Kết) khẳng định tinh thần, ý chí kiên cường trước mọi hiểm nguy thử thách.

Vần trong thơ được làm theo vần bằng ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 tức là tiếng "lưu" vần với các chữ khác "tù" "châu" "thù" "đâu", và được làm theo lối "độc vận", có nghĩa là cả bài chỉ hiệp theo một vần. Tuy nhiên, vần trong bài thơ cũng thoáng hơn để nhằm bộc lộ tâm trạng, khí phách của nhà thơ.

Đối là đặt hai câu đi song song với nhau cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau, hô ứng với nhau một cách hài hoà. Trong bài thơ, tác giả tuân thủ đúng luật thơ Đường, các câu đối xứng với nhau thật chỉnh vừa đối ý vừa đối thanh ở câu ba và bốn:

"Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu"

Và ở năm, câu sáu:

"Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù"

Căn cứ vào tiếng thứ hai của câu đầu mà ta biết được bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật được làm theo luật bằng hay trắc. Trong bài "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác", tiếng thứ hai là từ "là" thuộc thanh bằng, do vậy bài thơ được làm theo luật bằng.

Niêm là dính. Đó là sự liên lạc về âm luật của hai câu thơ trong bài thơ đường luật. Người xưa căn cứ vào tiếng thứ hai, tư, sáu trong câu thơ để xác định niêm "Nhất, tam, ngũ bất luận – Nhị, tứ, lục phân minh". Hai câu thơ niêm với nhau khi chữ thứ hai, tư, sáu của hai câu cùng vần (bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc). Câu một luôn luôn niêm với câu tám, câu hai với câu ba, câu bốn với câu năm, câu sáu với câu bảy. Ví dụ trong bài này, câu 1 có các tiếng thứ hai, tư, sáu gồm "là" – "kiệt" – "phong" (B-T-B) niêm với tiếng hai, tư, sáu ở câu 8 gồm "nhiều" – "hiểm" – "gì" (cũng là B-T-B). Tương tự như thế, ở câu hai có các tiếng: "mỏi"- "thì"- "ở" (T-B-T) niêm với các tiếng ở câ u 3: "khách"- "nhà" – "bốn" (cũng là T-B-T), cứ thế niêm cho đến hết bài. Khi các câu trong một bài thơ đặt sai, không niêm với nhau theo lệ đã định thì gọi là thất niêm.

2

  Lão Hạc là một nhân vật rât sđáng để ngưỡng mộ, chính lão đã để lại cho chúng ta nhiều bài học về nhân cách sống. Đó chính là sự yêu thương những người xung quanh. Trong cuộc sống tình cảm là những điều kì diệu nhất. Chính vì vậy chỉ có tình cảm mới có thể đem lại cho con người ta được nhiều sự ấm áp, cảm thấu được tình người. Không chỉ vậy, ta còn phải sống biết rước biết sau, có lòng tự trọng. CHúng ta không nên vì miếng ăn mà đánh mất đi được sự tự trọng, tôn nghiêm của bản thân. Dù trong hoàn cảnh như thế nào cũng không được đánh mất đi nhân cách cao ngời.

16 tháng 8 2023

tham khảo

- Sách Ngữ văn 7 hướng dẫn em đọc hiểu những thể loại văn học truyện, thơ, kí.

- Các thể loại văn học đều đã được tìm hiểu ở lớp 6.

- Nội dung chính của các văn bản mà em được học trong mỗi thể loại:

+ Văn bản truyện:

* Người đàn ông cô độc giữa rừng: Nhân vật Võ Tòng.

* Dọc đường xứ Nghệ: Thời thơ ấu của Bác Hồ.

* Buổi học cuối cùng: Buổi học tiếng Pháp lần cuối trước khi vùng quê của chú bé Phrăng bị nhập vào nước Phổ.

* Bố của Xi-mông: Tình yêu thương, lòng thông cảm, sự vị tha….

* Bạch tuộc: trận chiến quyết liệt của đoàn thủy thủ với những con bạch tuộc khổng lồ.

* Chất làm gỉ: Viên trung sĩ chế ra “chất làm gỉ” có thể phá hủy tất cả các vũ khí bằng kim loại để ngăn chặn chiến tranh.

* Nhật trình Sol 6: Ghi lại tình huống bất ngờ, éo le của viên phi công vũ trụ trong một lần lên Sao Hỏa.

* Một trăm dặm dưới mặt đất: Giuyn Véc- nơ kể về cuộc phiêu lưu thú vị của các nhân vật xuống thẳng trung tâm Trái Đất.

* Ếch ngồi đáy giếng: Một con ếch kém hiểu biết lại tự kiêu, tự phụ.

* Đẽo cày giữa đường: Người thợ mộc chỉ biết làm theo ý người khác.

* Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân: Cuộc so bì giữa Tay, Chân, Miệng với Bụng dẫn đến kết cục xấu.

* Thầy bói xem voi: Cách xem và phán về voi của năm ông thầy mù dẫn đến việc nhìn nhận đánh giá sự vật phiến diện.

+ Văn bản thơ:

* Mẹ: Những xúc động bang khuâng khi tác giả nghĩ về mẹ.

* Ông đồ: Thông qua hình ảnh ông đồ viết chữ Nho để nói lên tâm trạng buồn bã xót xa, thảng thốt đối với cả thế hệ nhà nho sắp bị lãng quên.

* Tiếng gà trưa: Tâm sự giản dị, xúc động của tác giả khi nghe “tiếng gà trưa”.

* Một mình trong mưa: Thông qua hình ảnh con cò thể hiện tâm sự của người mẹ vất vả nuôi con.

* Những cánh buồm: Tình cảm cha con sâu nặng khi đứng trước biển cả.

* Mây và sóng: Ca ngợi tình mẹ con xúc động sâu nặng.

* Mẹ và quả: Tâm trạng xót xa, lo lắng khi tác giả nghĩ về người mẹ đã già.

* Rồi ngày mai con đi: Lời tâm sự chân tình và sâu lắng của người cha miền cao khi tiễn con xuống núi.

+ Văn bản kí:

* Cây tre Việt Nam: Cảm xúc, suy nghĩ về hình ảnh cây tre- biểu tượng cho con người Việt Nam.

* Trưa tha hương: Nỗi nhớ quê nhà da diết khi tác giả bất ngờ nghe được tiếng ru con xứ Bắc trên đất khách quê người.

* Người ngồi đợi trước hiên nhà: Sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh.

* Tiếng chim trong thành phố: Kỉ niệm đẹp một thời của thành phố Hà Nội.

11 tháng 9 2023

ko bt

leuleu

5 tháng 9 2023

tick cho mình đi 

 

Sách Ngữ văn 7 hướng dẫn em đọc hiểu văn bản văn học thuộc những thể loại mới mà em chưa được học ở lớp 6, đó là:

  • Truyện ngắn
  • Thơ lục bát

Với nội dung chính của mỗi văn bản đã nêu trong các mục đọc hiểu truyện, thơ và kí, em thấy văn bản "Lão Hạc" của Nam Cao hấp dẫn với mình nhất.

Trước hết, nội dung của văn bản "Lão Hạc" rất cảm động, lay động lòng người. Lão Hạc, một người nông dân nghèo khổ, đã phải bán đi con chó Vàng thân thiết của mình để lo cho con trai sắp đi làm phu đồn điền cao su. Lão Hạc sống trong cảnh cô đơn, buồn tủi, cuối cùng đã tự kết liễu đời mình.

Thứ hai, nhân vật lão Hạc được khắc họa rất thành công. Lão Hạc là một người có phẩm chất cao quý, đáng quý. Lão sống rất tình nghĩa, thương con hết mực. Lão cũng là một người sống rất chắt chiu, tiết kiệm.

Thứ ba, ngôn ngữ của văn bản "Lão Hạc" rất giản dị, mộc mạc, nhưng lại rất giàu cảm xúc. Ngôn ngữ của Nam Cao đã góp phần làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.

Vì những lý do trên, em thấy văn bản "Lão Hạc" là một tác phẩm hay và hấp dẫn. Em đã học được rất nhiều điều từ câu chuyện này, về tình yêu thương con, về lòng nhân hậu và sự kiên cường của con người.

8 tháng 12 2019

Chọn đáp án: C.