“Ở Sài Gòn mấy chục năm nay, người ta quen với hàng trăm, hàng nghìn bình trà miễn phí trên khắp nẻo đường của thành phố. Bạn tưởng tượng, giữa những con đường hun hút, nắng rát mặt, người xe ôm hay chị ve chai, bắt gặp một bình trà đá miễn phí, chỉ một ngụm đủ tiếp sức cho đoạn đường tiếp theo trong hành trình mưu sinh. Nếu sống chừng vài năm ở thành phố này, bạn sẽ cảm thấy những bình trà đá miễn phí trên các nẻo đường là rất bình thường, nó như là một điều mặc nhiên mà người dân làm cho nhau. Thậm chí một số cơ quan công quyền cũng tham gia đóng góp các máy uống nước, các bình trà đá miễn phí, coi đó như là nét đẹp tự nhiên của người Sài Gòn. Mấy năm gần đây, những quán cơm 2000 đồng phát triển rộng khắp, là tín đồ tốt lành cho truyền thống lá lành đùm lá rách. Cơm 2000 đồng và trà đá miễn phí không làm người nghèo khá hơn nhưng giúp họ đi qua giai đoạn khó khăn của đời người, cho họ thấy tình người vẫn còn quanh”. (Theo Tuệ Hoan) a. Cho biết nội dung của đoạn văn trên? (0.5 điểm) b. Tìm 4 từ thuộc trường từ vựng “thành phố”? (1.0 điểm) c. Em có nhận xét gì về những nghĩa cử đã được đề cập trong đoạn trích trên? Trình bày ý kiến đó bằng một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu). (1.5 điểm)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dàn ý nhé.
Mở đoạn:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận "cho" và "nhận" cho trong cuộc sống.
Ví dụ: Bạn có biết làm cách nào để hiểu được ý nghĩa của tình thương không?. Đó là ý nghĩa của "cho" và "nhận" trong cuộc sống ngày nay.
Thân đoạn:
- Giải thích:
+ "cho": là khi ta giúp đỡ, trao đi một điều gì đó mà người khác rất cần.
+ "nhận": là khi bạn có được sự giúp đỡ của người khác.
- Luận điểm:
+ Thực tế, việc cho và nhận trong cuộc sống hiện nay diễn ra rất nhiều:
-> Dẫn chứng: (Trích từng ý trong đoạn trích)
+ Ý nghĩa của cho và nhận là gì?
-> Là cái đẹp của những con người có lòng yêu thương, là vẻ đẹp của những con tim tuy không chung nhịp đập nhưng vẫn sẵn sàng giúp nhau.
-> Thể hiện cho sự văn minh của một đất nước, xã hội, cộng đồng.
-> ... (nghĩ thêm nếu cần nhé).
- Phản đề:
+ Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn có một số người sợ "cho đi" không được "nhận lại".
-> Điều đó là không nên bởi con người ta không nên ích kỉ, khi ấy tâm hồn ta chẳng thể yên vui và mọi người xung quanh cũng xa lánh ta.
+ ...
- Mở rộng:
+ Khi cho đi cần cho đúng người nghèo khổ, chứ không phải là cho đi một điều gì đó cho người xấu.
- Liên hệ bản thân:
+ Mình đã biết cho đi chưa?
-> Cảm nhận của mình khi đó là gì? (vui vẻ, hạnh phúc, thoải mái, ...)
+ Mình đã bao giờ được "nhận lại" chưa?
-> Mình cần làm gì để "cho lại" họ?
Kết đoạn:
- Tổng kết: Cuộc sống này sẽ tuyệt vời hơn nếu bạn biết cho đi mà không cần nhận lại, nếu bạn biết "nhận" mà biết "cho lại".
"Ở trên đất này, không có người Bắc, không có người Trung, người Nam, người Hoa, người Khơ-me... mà chỉ toàn là người Sài Gòn cả. Sống lâu, sống quen một thời gian dài ở Sài Gòn, rồi cứ ngỡ là mình đã sinh ra ở đây và vô hình trung đã thừa nhận nơi đây là quê quán của mình. Sài Gòn bao giờ cũng dang hai cánh tay mở rộng mà đón nhiều người từ trăm nẻo đất nước kéo đến. Nếu siêng năng, chịu khó thì bạn sẽ được đãi ngộ thân tình như hàng triệu người khác."
giúp em với ạ
a, Đoạn văn nói về những bình trà miễn phí và những bữa cơm 2000 đồng
b, TTV thành phố: nẻo đường, cơ quan, người dân, người nghèo
c,
Em tham khảo:
Ông cha ta đã có những tục ngữ gửi gắm bài học giá trị sâu sắc, một trong số đó là “Lá lành đùm lá rách”. Mượn hình ảnh tả thực từ những chiếc lá được dùng trong cuộc sống để gói bánh hoặc gói đồ ăn… Chúng rất dễ rách nên cần dùng nhiều lớp lá bọc lại. Lớp lá lành bọc ngoài lớp lá rách để không giữ cho đồ ở bên trong nguyên vẹn. Qua đó, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người cần phải biết chia sẻ, giúp đỡ nhau. Một lời khuyên đúng đắn. Và sự giúp đỡ này không hề có tính toán thiệt hơn hay vụ lợi cho bản thân. Mà điều đó xuất phát từ chính tấm lòng thương người như thể thương thân sâu thẳm bên trong của con người. Câu tục ngữ trên đã đem đến cho mỗi người một lời khuyên thật sâu sắc.