ai có thể viết cho mình một bài văn miêu tả cây cối với.
help please
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao…
Đó là những câu thơ vô cùng ngộ nghĩnh, đáng yêu mà nhà thơ Trần Đăng Khoa viết về loài cây em yêu thích nhất: cây dừa.
Những cây dừa thường rất cao lớn, vượt lên cả những mái nhà. Thân cây trơn tuột, được chia thành nhiều khấc. Khách nơi khác thường bảo sao mà khó trèo. Nhưng đối với người dân lớn lên từ cây dừa như em thì chẳng mấy khó khăn. Những tàu lá dừa mọc tít ở trên ngọn, hình dáng như chiếc lá chuối bị gió quật tả tơi. Những nhánh lá đu đưa theo gió, tạo ra tiếng xào xạc vui tai, vỗ về bao đứa trẻ vào giấc ngủ say nồng. Dưới nách lá, là nơi trái dừa sinh ra và phát triển. Những trái dừa kết thành từng chùm, trông hệt như chùm chuông của ông già nô en. Quả dừa nào cũng to tròn, có nhiều nước ngọt mát cùng phần cơm dày dặn. Thật ngon lành làm sao.
Ở vùng đất cát, gió lớn như quê em, dừa là loại cây hiếm hoi phát triển tốt đến như thế. Từng hàng, từng hàng dừa xanh mọc dày đặc. Chúng cắm rễ sâu xuống lòng đất, không chỉ giúp giữ đất, giữ cát hay đem lại cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Mà còn đem lại nguồn kinh tế, thức ăn cho người dân. Người ta uống nước dừa, ăn cùi dừa. Lá dừa dùng làm vỏ cuốn bánh, hay xay ra tạo thuốc màu. Thân dừa, lá dừa, vỏ dừa khô thì để đun nấu, chẳng thiếu gì.
Tả cây hoa hồng
Nếu như mùa xuân là mùa của muôn hoa thì mùa đông mới là mùa của hoa hồng.
Hoa hồng nhung là "nữ chúa các loài hoa". Hoa hồng nhung không mọc xùm xòa thành bụi, thành khóm tự nhiên mà được trồng riêng lẻ. Rễ cây nhỏ và dài, ngày đêm tận tụy hút chất dinh dưỡng từ lòng đất mẹ nuôi cây. Thân cây mảnh mai, trông có vẻ yếu ớt nhưng thật ra lại rất cứng cáp, chẳng thế mà nó có thể đỡ trên mình cả một thảm hoa dày đặc. Những chiếc lá xanh bóng khỏe được mẹ thiên nhiên ban cho những đường răng cưa làm hoa càng thêm kiêu sa. Những nụ hoa như những bàn tay nhỏ xíu vẫy vẫy trong nắng sớm. Hồng cần mẫn chắt chiu từng giọt nắng của ba mùa xuân, hạ, thu để sang đông đâm bông hồng đỏ thắm. Đầu tiên là một nụ hoa, sau đó như gọi nhau, từng tầng lớp hoa đồng loạt bung ra khoe sắc đỏ thắm dịu dàng. Một bông hồng nhung nở ra có vài tầng lớp hoa, kết tròn khum khum lại như e ấp, thẹn thùng. Dưới nắng sớm mùa đông, bông hồng nhung nào cũng có vẻ kiêu hãnh vì chúng là loài hoa duy nhất đọng những giọt sương đêm mát lành trong mùa lạnh giá này.
Hồng đâm bông mang đến sự ngọt ngào cho mùa đông. Nói đến hoa không thể không nhắc đến hoa hồng. Hoa hồng không những là chúa tể các loài hoa mà còn được rất nhiều người yêu thích. Hoa hồng còn được tôn làm sứ giả của tình yêu trên toàn thế giới. Hoa hồng nhung đỏ thắm như màu máu được tượng trưng cho sự nồng nàn, son sắt trong tình yêu. Hoa hồng có thật nhiều màu nhưng có lẽ màu đỏ là màu duy nhất được dùng để diễn tả tình yêu.
Cám ơn thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta một loài hoa đẹp kiêu sa như hồng nhung. Em yêu hoa hồng nhung không chỉ vì nó đẹp mà nó còn là sứ giả của tình yêu, một sự son sắt vững bền.
- Bài văn miêu tả cây cối thường có 3 phần:
+ Mở bài: Giới thiệu bao quát về cây (tên cây, nơi cây mọc,...).
+ Thân bài: Tả lần lượt từng bộ phận của cây.
+ Kết bài: Nêu ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây.
- Có thể miêu tả cây cối theo trình tự tả lần lượt từng bộ phận của cây.
- Những từ ngữ có thể dùng để tả các bộ phận của cây:
Thân cây | Lá | Hoa | Quả | |
Dừa | - To - Bạc phếch | - Dài - Xanh | - Nhỏ - Trắng | - Xanh - To |
Xoài | - To - Sần sùi | - Thon dài - Xanh | - Nhỏ - Vàng nhạt | - To - Vàng ươm |
Cà chua | - Nhỏ - Mềm | - Nhỏ - Xanh | - Vàng - Nhỏ | - Mọng - Đỏ |
Mỗi lần về quê, từ xa em đã được nhìn thấy hình dáng hàng dừa xanh ngát, đung đưa trong gió. Nhìn hình ảnh ấy, em luôn thấy xúc động vô ngần.
Hàng dừa được người dân nơi đây trồng dọc theo bờ sông, dẫn lối đi vào trong làng. Cây dừa rất cao, vượt qua mọi tầng lá xanh của cây cối trong làng. Tàu dừa to, gồm nhiều nhánh lá nhỏ dài, như mái tóc đương xanh của người thiếu nữ xuân thì. Từng trái dừa lủng lẳng dưới tán lá, chứa bao dòng nước ngọt thanh - thứ nước mà những đứa trẻ luôn khao khát hơn bất kì loại nước ngọt nào.
Cây dừa gắn bó, cống hiến vô tư cho cuộc sống của người dân quê em. Người dân cũng vì thế mà tỉ mẩn, không để phí hoài dù chỉ một nhánh lá. Nước dừa, cùi dừa để ăn, uống trực tiếp, rồi con làm thành đủ thứ món ngon như mứt dừa, kẹo dừa hay đem kho với thịt. Lá dừa để tạo màu cho bánh kẹo, để gói bánh, hay phơi khô cả tàu lá lợp mái nhà. Rồi thân, vỏ, lá dừa khô có thể dùng để đun bếp. Những đứa trẻ ngày ngày chơi đùa dưới bóng mát của cây dừa, thi nhau leo lên đến ngọn cây, sung sướng ngắm nhìn thế giới bên ngoài làng quê.
Em rất yêu quý cây dừa. Đối với em cây dừa cũng như một người bạn thân thiết. Dù đi xa nơi đâu, em vẫn luôn nhớ về hình dáng cao lớn, trầm lặng ấy.
Tả cây bàng
Trong sân trường em có rất nhiều loại cây, trong đó em yêu thích nhất là cây bàng được trồng trước cửa lớp 4E./(1)
Em không biết cây được trồng từ khi nào, nhưng từ khi em vào lớp 1 đã thấy cây bàng được trồng ở đó/(2). Dưới gốc cây, các thầy, cô trồng rất nhiều cây hoa Chiều tím để che đi những phần rễ gồ ghề/(3). Phía dưới gốc bàng được quét một lớp vôi trắng để mối không ăn mất thân cây/(4). Thân cây chia thành 2 nhánh vươn cao lớn hơn cả dãy lớp học/(5). Trên thân là những cành lớn, cành nhỏ vươn đều ra bốn phía/(6).
Mùa xuân đến mang theo những cơn mưa nhỏ giúp những chồi non của cây bàng đâm ra mơn mởn/(7). Những chiếc lá xanh non mọc thành chùm, mỗi chùm lá có từ 3 đến 5 lá, xòe to tròn như bàn tay/(8).
Sang hè, lá bàng chuyển sang màu xanh đậm, đan kín vào nhau/(9). Nhìn từ xa, cây bàng giống như một chiếc ô xòe tán rộng, che mát cả một khoảng sân trường/(10). Dưới vòm lá, chim hót líu lo và ve cũng bắt đầu râm ran ca hát/(10). Lẫn trong vòm xanh ấy còn có những đốm hoa li ti năm cánh, màu vàng nhạt/(12). Sau một thời gian, những bông hoa ấy lại nhường chỗ cho những quả bàng xanh, rồi chín vàng/(13). Quả bàng không ngon, nhưng mềm và có vị riêng của mình/(14).
Mùa thu đến, những chiếc lá bắt đầu chuyển sang vàng, màu đỏ rồi rụng dần/(15). Để mùa đông chỉ còn trơ lại những cành bàng khẳng khiu/(16).
Bốn năm trôi qua, dưới bóng cây bàng ấy em đã có biết bao kỉ niệm với bạn bè: nô đùa, chơi trò chơi hay ngồi đọc sách báo/(17). Thi thoảng lại có những cơn gió nhẹ ùa về, giúp xua đi cái oi bức của mùa hè/(18). Còn một năm nữa, em sẽ cùng các bạn thường xuyên chăm sóc cho cây để có thể lưu giữ thật nhiều kỉ niệm đẹp hơn nữa/(19).
Cây vú sữa ba trồng đầu hồi nhà thuở em còn là đứa trẻ lên ba, nay đã qua hai mùa trái ngọt. Mùa nào cũng sai bông trĩu quả. Và bây giờ, nó đang bước sang mùa thứ ba ở độ sung sức của tuổi trưởng thành.
Gốc cây to như bắp về người lớn với những chiếc rễ ăn sâu xuống đất, tạo cho cây vú sữa một dáng dứng vững chãi. Từ mặt đất lên chừng một mét, thân cây chia thành hai nhánh lớn, vươn thẳng lên cao ước chừng gần bằng nóc nhà em. Vòm lá sum suê toả bóng mát xuống cả một góc sân rộng, tạo thành một chỗ vui chơi lý tưởng cho hai chị em và lũ bạn cùng xóm. Những trò chơi đánh đáo, cướp cờ, bịt mắt bắt dê... thường tổ chức dưới gốc cây vú sữa này. Những lúc mệt mỏi sau những trò chơi thú vị, bổ ích, chúng em lại quây quần bên chiếc bàn nhỏ đặt dưới gốc cây, bày sẵn hai hàng vú sữa mà trước lúc đi làm, ba đã hái cho.
Nhà em trồng khá nhiều cây ăn trái: cam, bưởi, quýt, sa-bô-chê, táo... mỗi loại được trồng trên một bờ dài thẳng tắp. Tổng cộng có đến một mẫu vườn nhưng chỉ có một cây vú sữa “lò rèn” đặc biệt, không những sai quả mà hương vị của nó còn vượt hơn hẳn giống vú sữa thường thấy ở các vườn cây khác trong vùng. Quả nhiều bao nhiêu cũng không bán. Mùa nào cũng vậy, khi vú sữa chín, ba thường chọn một chục quả ngon nhất, đặt lên bàn thờ tổ tiên, cúng vái đất đai nhà cửa và tưởng nhớ đến người mẹ “kì diệu" trong truyện cổ tích đã hoá thân thành cây vú sữa tuyệt vời này. Còn lại ba dùng để biếu các bác, các chú thân quen trong hai cơ quan của ba và mẹ, và dành cho hai chị em bồi dưỡng hàng ngày.
Mùa thứ ba này, nhìn cây vú sữa, em cảm tưởng như cây thấp xuống và xoè rộng ra hơn mọi năm. Các cành lớn cành nhỏ lúng lẳng những trái là trái, ước tính đến vài trăm. Trái nào trái nấy căng tròn như những trái cam đường bóng láng. Có những cành chỉ nhỉnh hơn ngón chân cái chút xíu mà có đến bảy, tám trái chín mọng, treo từ trong ra ngoài, làm cho cành cây cong vòng hơn cả gọng vó. Nhiều lúc gặp phải những ngọn gin chướng thổi qua, tưởng như chúng sẽ bị gãy gập cá xuống. Nhưng vú sữa vốn dẻo và dai, bền vững như tình mẹ trong truyện cổ tích.
Đúng là một giống cây ăn trái không những quý hiếm mà còn mang một biểu tượng tuyệt vời về tình mẹ. Mỗi lần cầm trái vũ sữa trên tay, dẫu chưa ăn mà em cảm nhận được cái hương vị ngọt ngào chảy ra từ những “bầu sữa kỳ diệu" ấy của người mẹ ôi! Tinh yêu của mẹ thật như “biển hồ lai láng” mà suốt cả cuộc đời chúng em không bao giờ đền đáp được.
Ở quê tôi (huyện Châu Đức – Bà Rịa Vũng Tàu) vườn nhà rộng rãi, cây bơ lại rất hợp với khí hậu thổ nhưỡng của vùng đất đỏ bazan nên nhà nào cũng trồng vài ba cây bơ, vừa lấy bóng mát, lại có quả để ăn, để bán, đãi khách hay làm quà biếu.
Quả bơ hay còn gọi là Lê Dầu là một loại cây có nguồn gốc rất lâu đời từ Mexico và Trung Mỹ, chỉ phát triển vùng nhiệt đới và ôn đới. Trái bơ một vài loại có hình tròn nhưng đa số hình giống như cái bầu nước, khi chín, có loại vẫn giữ nguyên màu như khi còn xanh, nhưng cũng có loại lại đổi qua màu tím đen, bên trong thịt mềm, màu vàng nhạt hoặc xanh nhạt, có vị béo ngọt.
Ở nước ta cây bơ được trồng nhiều ở các vùng Lâm Đồng, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ, thường trồng trong vườn hay xen canh cùng… Mùa hè là mùa của những quả bơ. Hiệu quả kinh tế từ cây bơ rất cao nên nhiều nông dân trong huyện Châu Đức bắt đầu chuyển dần sang chuyên canh loại cây trồng này. Chỉ cần trồng mấy sào bơ có năng suất lẫn chất lượng thì không cần phải dầm mưa dãi nắng vất vả khó nhọc mà vẫn có thu nhập cao.
Quả bơ không chỉ là loại trái cây để làm món sinh tố giải khát, rất bổ dưỡng và dễ tiêu hóa mà còn trị được nhiều chứng bệnh, chỉ cần sơ chế là có thể sử dụng ngay, rất ngon lại kích thích vị giác, hợp khẩu vị thích hợp cho mọi lứa tuổi nhất là người già và trẻ em. Bơ là nguồn dinh dưỡng quý giá, bảo vệ các tế bào não, vitamin B tổng hợp trong trái bơ có tác dụng tăng cường trí nhớ. Mỗi ngày chỉ cần ăn khoảng nửa trái là đủ, không nên lạm dụng ăn quá nhiều trong một lần sẽ có cảm giác ngán ngấy, đầy bụng… đặc biệt trái bơ còn được sử dụng trong việc làm đẹp cho phụ nữ bằng cách xay nhuyễn thịt bơ trộn với mật ong đắp mặt nạ chừng 15 phút, sau đó rửa mặt bằng nước ấm, sẽ có một làn da đẹp mềm mịn.
Mùa bơ quê tôi lại về. Nhìn những cành bơ sai trĩu quả, lòng tôi đầy phấn khởi mừng vui. Cảm ơn thiên nhiên ưu đãi đã ban tặng cho quê tôi loài cây này, để cuộc sống người dân nơi đây mỗi ngày một thêm sung túc đủ đầy.
Lớp em, đứa nào cũng thích cây bàng ở trước sân trường.
Chẳng hiểu cây được trồng từ năm nào mà nay ngọn đã vượt mái hiên nhà văn phòng. Nói là ngọn nhưng chỉ là cái tân lá tròn như cái bánh giầy to tướng che mát một góc sân. Vào những ngày hè oi bức, đứng dưới gốc bàng như đứng dưới một cái ô che nắng. Dưới tán lá xanh um, những cành bàng xòe ra tứ phía như những gọng ô lớn vậy. Có vài cành không theo kịp chúng bạn chạm tới tán lá, là là ngang đầu người lớn. Ở gần nách cành, những cành này to bằng cánh tay em, nhẵn thín vì những vết chân nhún nhảy hoặc những bàn tay nắm lấy để đu người của các bạn nam cao lớn. Thân bàng to bằng một vòng tay em nhưng xù xì, lồi lõm. Giữa thân có mấy cái u lồi ra như những củ nâu to ai gắn vào đó. Những cái u lồi ra đó thật tiện cho mấy bạn nghịch ngợm thích leo trèo, bám vào thân cây, đặt chân lên mấy bậc đã với tới tán bàng. Rễ bàng lan rộng gần bằng tán bàng. Nhiều cái rễ rộp lên to bằng thân cây hồng, uốn lượn trên mặt đất. Đó cũng là những chiếc "ghế" cố định cho chúng em ngồi đánh bài trong giờ ra chơi hay nghỉ giải lao trong các buổi lao động.
Tiết thu đến, lá bàng chuyển dần sang màu vàng rồi hung hung và đỏ sẫm lúc đông về. Cả tán bàng sum suê chỉ còn lại những cành trơ trụi khẳng khiu trông như bàn tay của những ông già khó tính.
Dưới gốc bàng, phủ đầy những lớp lá khô cong như những cái bánh tráng. Chiều chiều, bác lao công quét gom lại để nấu nước cho các thầy cô giáo uống. Chỉ mấy hạt mưa bay đầu mùa em đã nghe các chồi non tí tách nứt mầm. Các búp bàng trông giống những ngọn nến xanh lung linh khắp đầu cành. Ấy là lúc mùa xuân đến. Chẳng bao ngày nữa, tán bàng xòe rộng che mát cho chúng em vui chơi, nô đùa ở sân trường.
Rồi đây, đến ngày xa mái trường thân yêu, em sẽ mang theo nhiều kỉ niệm của thời thơ ấu bên gốc bàng thân thuộc giữa sân trường này như một hồi ức đẹp.
gợi ý:
cây mà em thích là cây gì? nó trồng ở đâu?
hình dáng cây đó như thế nào?
cây đó có ích lợi gì?
đây là gợi ý chứ không viết theo mà hãy viết theo mắt nhìn và nhớ viết 7 đến 8 câu thôi chứ không cần viết nhiều.
tham khảo
Nguyệt quế! Ôi loài cây thân thương! Chắc mọi người ai cũng thắc mắc tại sao tôi lại coi nó như một loài cây thân thương đúng không? Vì đây là loài cây có ý nghĩa với tôi rất nhiều. Cây nguyệt quế được trồng ở đầu ngõ là kỉ niệm của nội tôi. Nguyệt quế thân gỗ, to bằng ngón chân cái có nhiều cành to bằng chiếc đũa, hoặc chỉ to bằng cọng rơm màu nâu xám. Mỗi nhánh cây bằng chiếc tăm dài có từ bảy đến chín lá hình thoi màu xanh thẫm mượt bóng, nhất là sau một đêm mưa. Cành lá sum sê, xoè tán rất đẹp trông cứ như một chiếc ô xanh xinh xinh căng lên. Đến mùa hoa nở, từng chùm hoa trắng phau tỏa hương thơm ngào ngạt dưới ánh trăng rằm. Khi còn bé, mỗi khi qua nhà nội chơi là tôi và lũ em đều chạy lại và ngắm nghía cây một cách say sưa và nói về đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Có khi chúng tôi lại lặng yên ngồi bên cây nghe nội tôi kể về những kỉ niệm của nội về thời chiến tranh khốc liệt. Giờ nội tôi cũng không còn nữa nhưng nguyệt quế vẫn còn đó và luôn gợi nhớ chúng tôi về nội mãi.
Tham khảo:
Chợ hoa ngày Tết quê em trở nên nhộn nhịp, đông vui nhất là vào những ngày Tết. Khu chợ nhỏ trở nên rực rỡ hơn bởi hàng chục loài hoa đang khoe sắc thắm, đó là hoa hồng nhung, hoa cúc vàng, hoa ly trắng...Trong đó loài hoa mà ấn tượng nhất chính là hoa đào. Những cây đào, cành đào được bày bán dọc hai bên đường. Những cây đào nhỏ cao khoảng 50-80 cen-ti-mét được trồng trong những chậu cây nhỏ nhìn vô cùng xinh xắn. Thân cây đào nhỏ bằng cổ tay của em, lớp vỏ xù xì màu nâu sậm. Từ thân cây mọc ra rất nhiều nhánh, trên những nhánh cây lại nở ra những bông hoa đào rực rỡ. Cây đào khi nở hoa rất ít lá, những chiếc lá nhỏ dài thưa thớt trên cây càng làm nổi bật sắc hồng của cánh hoa. Nhìn từ xa, những cây đào như chiếc ô hoa rực rỡ sắc màu. Hoa đào nhỏ, màu hồng đậm hoặc hồng phai, cánh mỏng xếp chồng lên nhau. Hoa đào chỉ nở vào ngày Tết nên thấy hoa đào em biết Tết đã về.
Hè về, nắng trong vắt như mật ong, gió thoảng từng cơn oi nồng. Bọn học trò chúng em bận bịu với những bài ôn thi, những dòng lưu bút viết vội. Một hương vị mùa hè lan tỏa khắp trường. Mọi người vội nhìn ra sân: hoa phượng nở đỏ sân trường rồi. Nhìn cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em, chúng em biết mùa hè đã thật sự đến.
Cây phượng cao lắm, cao hơn cả tầng ba của tòa nhà em học. Thân cây to lớn đến phải hai bạn học sinh ôm vẫn chưa xuể. Lớp vỏ trên thân cây sần sùi, hằn từng khe, rãnh như là mặt ruộng vào mùa hạn. Bộ rễ của cây thì chắc hẳn rất to và dài. Vì chỉ với một phần nhô trên mặt đất đã to hơn cả bắp tay rồi.
Cành chính của cây phượng thì chỉ gồm bốn cành. Nhưng từ đó, tỏa ra nhiều cành phụ lắm. Chúng đan vào nhau tạo thành một chiếc ô khổng lồ che bóng mát cho chúng em vui chơi. Khi mùa hè đến, cây phượng nở hoa đỏ rực. Những cánh hoa mỏng manh như cánh gián, đỏ tươi hơn cả mặt trời trở thành tín hiệu báo cho chúng em sắp kết thúc năm học.
Cây phượng già đã chứng kiến bao niềm vui nỗi buồn của chúng em. Mỗi lần phượng nở hoa, lòng em lại rộn ràng lên những cảm xúc khó tả. Đó là lúc em khi sắp phải xa mái trường, xa cây phượng. Mai đây lớn khôn, em luôn nghĩ về ngôi trường tiểu học, nhớ tới cây phượng già thân quen này.
mơ đi cưng
Mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng, một ý nghĩa riêng…Hoa mai mang đến cho mảnh đất Phương Nam một sắc vàng của sự đầm ấm. Hoa ban mang một màu trắng giản dị cho vùng núi cao Tây Bắc. Riêng đối với người dân miền Bắc thì hoa đào là biểu tượng cho cái Tết đầm ấm, cho một mùa xuân tràn trề yêu thương và hạnh phúc.
Đào mùa đông cành lá khẳng khiu, thân cây sần sùi, trông không hề có sức sống. Nhưng khi mùa xuân về thì cây đào khác hẳn. Thân cây “mập” lên, cành lá tỏa ra xum xuê. Những chiếc lá bé xíu màu xanh bích nhô lên ở đầu cành như nói:”Xuân về rồi! Xuân về rồi!”. Đào mùa xuân tràn trề nhựa sống, một vẻ đẹp tuy giản dị nhưng cũng rất lộng lẫy, chẳng thế mà người ta bảo: “Thấy hoa đào nở là thấy Tết”. Những nụ hoa đào tuy nhỏ xíu nhưng ấp ủ và che chở cho những cánh hoa còn đang e ấp, thẹn thùng. Đến gần ráp ngày tết là những cái nụ dần dần hé nở, các cánh hoa vươn lên, tỏa ra như vừa tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài. Cánh nọ xếp lên cánh kia như nương tựa vào nhau để sống, như những người thân không thể tách rời nhau. Nhị hoa màu vàng tươi một sắc vàng của sự phú quý, giàu sang. Hoa đào đẹp đến vậy là phải cám ơn thân cây mẹ. Ai mà biết được trong cái lốt vỏ sần sùi cũ kĩ ấy lại mang một tình mẫu tử rất thiêng liêng và cao quý. Suốt ba mùa đông, thu, hạ, đào chắt chiu từng giọt nắng, từng hạt sương, từng chất dinh dưỡng từ lòng đất mẹ để ấp ủ cho một sức sống mãnh liệt khi mùa xuân về.
Không như hoa mai mang đến sắc vàng cho người phương Nam, hoa đào từ lâu đã là biểu tượng của cái tết ở miền bắc. Màu sắc đỏ thắm của hoa Đào đã tô điểm cho mùa xuân trên từng dãy phố, con đường, từng ngõ nhỏ làng quê; xua tan đi cái rét của miền Bắc và mang đến niềm vui, may mắn trong một năm mới an khang thịnh vượng.