Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nông nghiệp:cao su,cọ dầu,cây lấy sợi bông
Công nghiệp:khai thác khoáng sản,chế biến dầu mỏ,
Tham khảo
- Một số trung tâm công nghiệp và các ngành của trung tâm công nghiệp:
+ Trung tâm công nghiệp Bri-xbên: nhiệt điện, điện tử - tin học, luyện kim đen, cơ khí, hóa chất.
+ Trung tâm công nghiệp Xít-ni: hóa chất, cơ khí, nhiệt điện, dệt - may, điện tử - tin học, khai thác than.
+ Trung tâm công nghiệp Men-bơn: sản xuất ô tô, điện tử - tin học, cơ khí, nhiệt điện, dệt - may.
+ Trung tâm công nghiệp Gi-lông: luyện kim đen, cơ khí, hóa chất, , dệt - may.
+ Trung tâm công nghiệp A-đê-lai: sản xuất ô tô, cơ khí, thực phẩm.
+ Trung tâm công nghiệp Pớc: sản xuất ô tô, cơ khí, khai thác bô-xít, thực phẩm.
- Một số sản phẩm nông nghiệp và sự phân bố:
+ Lúa mì: được trồng nhiều ở phía đông nam và tây nam.
+ Nho: trồng nhiều ở phía nam và tây nam.
+ Cam: trồng chủ yếu ở vùng phía đông và đông nam.
+ Mía: trồng nhiều ở vùng duyên hải phía đông.
+ Ngô: chủ yếu trồng ở phía tây nam.
+ Bông: được trồng ở vùng phía đông và tây nam.
+ Thuốc lá: được trồng ở vùng duyên hải đông nam và duyên hải tây nam.
+ Bò: hầu hết bò thịt được nuôi ở Quin-xlen, và nam xứ Uên.
+ Cừu: được nuôi ở hầu hết các vùng.
- Một số sân bay, cảng biển, đường giao thông:
+ Sân bay: Đác-uyn, Pho-xait, Xít-ni, Can-bê-ra, Men-bơn, A-đê-lai, Pớc
+ Cảng biển: Gla-xtôn, Bri-xbên, Can-bê-ra, Men-bơn
+ Đường giao thông: hệ thống đường giao thông bao chạy quanh lãnh thổ nối liền các trung tâm công nghiệp và các quặng khai thác khoáng sản.
Câu hỏi 2 trang 134 SGK Địa lí 11 Cánh diều: Viết báo cáo ngắn gọn về tình hình phát triển kinh tế của Ô-xtrây-li-a: GDP, tốc độ tăng trưởng, một số ngành kinh tế nổi bật.
Lời giải:
- Quy mô GDP: Ô-xtrây-li-a có nền kinh tế phát triển, năm 2020 GDP của Ô-xtrây-li-a đứng thứ 13 thế giới với 1327,8 tỉ USD, đứng thứ 15 về xuất khẩu hàng hóa và đứng thứ 20 về nhập khẩu hàng hóa.
- Tốc độ tăng trưởng GDP có xu hướng giảm, năm 2019 là 2,1% đến năm 2020 con số này đã về mức 0%, cho thấy tăng trưởng GDP đã chững lại.
- Một số ngành kinh tế nổi bật:
+ Công nghiệp: các ngành công nghiệp chủ yếu là thực phẩm, khai khoáng, luyện kim, hóa chất, vật liệu xây dựng. Ngành khai khoáng đóng góp 5,6% vào GDP nhưng lại chiếm tới 35% kim ngạch xuất khẩu năm 2020, phân bố ở nhiều nơi. Ngành công nghiệp điện tử - tin học, chế tạo, thực phẩm, phân bố chủ yếu ở phía đông và phía nam.
+ Nông nghiệp: Ô-xtrây-li-a có nền nông nghiệp phát triển mạnh, lúa mì là cây ngũ cốc hàng đầu, được trồng nhiều ở phía đông nam và tây nam. Các cây trồng quan trọng khác bao gồm: bông, thuốc lá, mía, ngô, nho, cam,… trồng chủ yếu ở các vùng phía nam. Chăn nuôi cừu và bò phát triển mạnh, cừu được nuôi ở hầu hết các vùng, hầu hết bò thịt được nuôi ở Quin-xlen, và nam xứ Uên.
+ Dịch vụ: ngành dịch vụ chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế Ô-xtrây-li-a, đóng góp 66,3% GDP, sử dụng 77,7% lực lượng lao động. Cơ cấu dịch vụ đa dạng, trong đó phát triển mạnh du lịch, tài chính.
- Nông nghiệp:
+ Lúa gạo phân bố ở các đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển của hầu hết các quốc gia. Đây là cây lương thực chính nên được trồng ở những nơi có điều kiện thích hợp như: khí hậu nóng ẩm, nước tưới dồi dào.
+ Cây công nghiệp là cao su, cà phê, mía,... tập trung trên các cao nguyên do yêu cầu về đất, khí hậu khắt khe hơn.
- Công nghiệp:
+ Luyện kim: có ở Việt Nam, Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, thường ở các trung tâm công nghiệp gần biển, do có nguyên liệu hoặc nhập nguyên liệu.
+ Chế tạo máy: có ở hầu hết các quốc gia và chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp gần biển do thuận tiện cho việc nhập nguyên liệu cũng như xuất sản phẩm đã được chế biến.
+ Công nghiệp hóa chất: phân bố chủ yếu ở In-đômê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Bru- nây, Thái Lan và Việt Nam.
+ Công nghiệp thực phẩm: có mặt ở hầu hết các quốc gia.
- Các trung tâm công nghiệp lớn : Hải Phòng, Nha Trang, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Cần Thơ, Cà Mau
- Nhận xét :
+ Tập trung chủ yếu ở miền Nam : ít ở miền Bắc và miền Trung
+ Gần nơi nguyên liệu phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn
Tham khảo
Yêu cầu số 1: Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp của Nhật Bản
- Nhật Bản là nước có ngành công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới.
- Năm 2020, ngành công nghiệp đóng góp khoảng 29% trong cơ cấu GDP và sử dụng khoảng 25% lực lượng lao động.
- Cơ cấu ngành công nghiệp rất đa dạng, trong đó công nghiệp chế tạo là ngành giữ vị trí quan trọng và chiếm khoảng 40% tổng giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản.
- Hiện nay, Nhật Bản tập trung vào phát triển các ngành công nghệ và kĩ thuật cao, một số sản phẩm nổi bật chiếm vị trí cao trên thế giới như: ô tô, rô-bốt, chất bán dẫn, dụng cụ quang học, hoá dược phẩm,...
+ Công nghiệp sản xuất ô tô được coi là động lực chính trong ngành công nghiệp chế tạo. Ngành này chiếm khoảng 20% trị giá xuất khẩu và 8% lực lượng lao động của Nhật Bản (năm 2020). Các hãng xe hơi của Nhật Bản đang hướng đến việc sản xuất các xe chạy bằng điện và công nghệ lái tự động.
+ Công nghiệp sản xuất rô-bốt là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản áp dụng nhiều công nghệ hiện đại cho ra đời những loại rô-bốt thông minh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
+ Công nghiệp điện tử - tin học ở Nhật Bản rất phát triển với các sản phẩm điện tử tiêu dùng. Ngoài ra, Nhật Bản còn là một trong những nhà sản xuất, xuất khẩu vi mạch và chất bán dẫn hàng đầu thế giới.
Yêu cầu số 2: Sự phân bố các trung tâm công nghiệp và một số ngành công nghiệp
- Các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản có mức độ tập trung cao ở khu vực ven biển, phần lớn trên đảo Hôn-su.
- Một số trung tâm công nghiệp lớn của Nhật Bản là: Tô-ky-ô; Na-gôi-a, Ô-xa-ca,…
a) Kể 20 trung tâm công nghiệp có ngành thực phẩm
Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hạ Long, Mộc Châu, Nam Định, Thanh Hóa, Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu, tp Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bến Tre, Sóc Trăng, Rạch Giá, Cà Mau.
b) Nhận xét và giải thích
- Nhận xét :
Phân bố chủ yếu ở các đô thị, tập trung ở đồng bằng, ven biển
- Giải thích :
+ Thị trường tiêu thụ lớn. Nguồn lao động dồi dào
+ Nguồn nguyên liệu phong phú
Tham khảo!
- Yêu cầu số 1:
+ Khu vực phía Đông Nam trồng nhiều loại cây ăn quả, cây lương thực.
+ Khu vực chăn nuôi gia súc ở khu vực phía Tây, Tây Nam, Đông và Đông Nam
+ Khu vực ven biển phát triển ngành đánh bắt hải sản tại một số vùng biển thuộc Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
- Yêu cầu số 2:
+ Một số trung tâm công nghiệp của Ô-xtrây-li-a là: Xit-ni, Men-bơn, A-đê-lai, Brix-ben…phân bố ở khu vực ven biển.
+ Một số ngành công nghiệp của Ô-xtrây-li-a là: điện tử - tin học, thực phẩm, cơ khí, sản xuất ô tô, hoá dầu…
- Yêu cầu số 3:
+ Một số sân bay của Ô-xtrây-li-a là: Rum, Het-len…
+ Một số cảng biển của Ô-xtrây-li-a là: Đac-uyn, Kep Biat-tơ-ri, Can-bê-ra,…
+ Một số điểm du lịch của Ô-xtrây-li-a là: Tảng đá U-lu-ru, Hẻm núi Ca-the-rin…
CUỐN BÀI TẬP NÀO,MIK CHỈ MUA TẬP BẢN ĐỒ HOI