Vì sao không nên nói riêng trong giờ học (6-8 dòng)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nói chuyện riêng trong lớp còn tạo ra thói quen xấu cho bản thân. Các em có biết để tạo ra một thói quen tốt và từ bỏ một thói quen xấu là rất khó, nhưng làm nên một thói quen xấu lại rất dễ. Hơn nữa thói quen nói chuyện riêng trong lớp lại gây ấn tượng không tốt trước bạn bè và thầy cô. Các em thử nghĩ mà xem khi bạn mình đang chăm chú nghe giảng còn mình lại đang thao thao nói chuyện thì bạn ấy sẽ rất khó chịu. Thầy cô đang giảng bài mà phải dừng lại vì một số học sinh nói chuyện riêng thì không chỉ mất thời gian cho bài giảng mà còn gây ức chế, nản lòng và ấn tượng không tốt của thầy cô với mình, với lớp mình.Nói chuyện riêng trong lớp lúc đầu chỉ là dăm ba câu chuyện tầm phào, nhưng dần chuyển sang bàn tán nói “xấu người khác sau lưng”. Các em nghĩ thế nào khi nếu bạn mình vô tình biết được nội dung câu chuyện đó hoặc bạn mình cũng nói về mình như thế?Nói chuyện riêng trong lớp chỉ đem lại kết quả xấu đúng không các em? Nó không chỉ ảnh hưởng đến mình, bạn mình, lớp mình và cả uy tín của nhà trường nữa. Thế mà nhiều em chưa nhận ra, có những em đã nhận ra nhưng vẫn cố tình mắc phải. Có một bạn học sinh nói với rằng: “ Ai nói chuyện riêng trong lớp là thiếu tôn trọng thầy cô, bạn bè và chính bản thân mình”. Cô nghĩ câu nhận xét này của bạn khiến những ai hay nói chuyện riêng trong lớp cần phải suy nghĩ lại.Vậy để loại bỏ hiện tượng nói chuyện riêng trong lớp chúng ta phải làm như thế nào? Đầu tiên mỗi học sinh cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình về nhiệm vụ học tập của học sinh. Thứ hai chúng ta cần phải rèn luyện từ bỏ thói quen xấu bằng cách chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài học. Còn nữa tất cả các em cần hỗ trợ thầy cô giảng dạy bộ môn, cô giáo chủ nhiệm, cán bộ lớp và cả bản thân kiên quyết loại trừ hiện tượng nói chuyện riêng trong lớp. Nếu làm được như vậy thì chúng ta sẽ có những giờ học hiệu quả hơn."
Nói chuyện riêng trong giờ học vừa vi phạm nội quy nhà trường, vừa thể hiện hành vi thiếu văn hóa. Thật vậy, khi đến trường, việc học sinh chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của trường học là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nhờ những sự quy củ và có nguyên tắc mà việc học và việc dạy được duy trì tốt, đảm bảo được chất lượng dạy và học. Một trong những quy định đó là việc học sinh giữ gìn trật tự trong lớp. Việc học sinh mất trật tự trong lớp có tác hại vô cùng lớn và học sinh cần phải tuân thủ theo quy định của nhà trường. Việc học sinh mất trật tự trong lớp có 3 tác hại. Đầu tiên, những học sinh mất trật tự đó sẽ tự nhận lấy hậu quả là ko nghe giảng được nên chẳng thể hiểu bài. Về lâu về dài, nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, học tập bị giảm sút vì ko nghe giảng của các em. Thứ hai, việc mất trật tự trong lớp sẽ làm ảnh hưởng đến các học sinh đang chăm chú nghe giảng khác. Vì một vài tiếng động nên học sinh sẽ chẳng thể nào mà chuyên tâm nghe giảng được. Không những vậy, việc có tiếng ồn trong lớp sẽ gây ức chế trong giáo viên và gián đoạn việc giảng bài của thầy cô. Cuối cùng, về laai về dài nó sẽ ảnh hưởng đến ý thức của các em học sinh nói chuyện riêng, các em sẽ xây dựng 1 ý thức ứng xử ko tốt sau này khi lớn lên. Chính vì vậy, việc cả gia đình và nhà trường cần làm là giáo dục các em toàn diện, để chấm dứt được nạn nói chuyện riêng. Việc nói chuyện riêng, gây mất trật tự sẽ ảnh hưởng đến toàn thể việc dạy và học ở trường. Tự chính bản thân các em học sinh phải xây dựng được ý thức đến trường của mình: chuyên tâm trật tự nghe giảng.
Em không đồng tình với Tuấn.
Vì:
- Hành vi của Tuấn là đang làm ồn lớp, ảnh hưởng đến việc học của các bạn học sinh và việc dạy dỗ của cô giáo.
- Tự do ngôn luận là được tự do ý kiến, bình luận không phải là tự do có quyền ảnh hưởng đến người khác vì lợi ích cá nhân của mình.
❤HaNa.
a. Không, vì đó thể hiện tính cách ỷ lại.
b. Em sẽ nói với A rằng đây là làm việc nhóm nên mỗi người cần góp vào một việc, không nên ỷ lại, không chịu làm.
Em không đồng ý với việc làm của bạn học sinh này vì những hành động như vậy là vô lễ với giáo viên. Nếu là em, em sẽ xin lỗi cô và hứa sẽ không bao giờ làm việc riêng trong lớp nữa.
1
a)- Em không đồng tình với suy nghĩ của Hòa vì gia đình, dòng họ nào cũng đều có những truyền thống tốt đẹp. Có thể gia đình bạn Hòa không có truyền thống về học hành nhưng lại có những truyền thống khác như: cần cù, chịu thương, chịu khó,…Chính truyền thống đó cũng đã giúp cho Hòa tự tin về dòng họ của mình.
b)- Nếu em là bạn của Hòa, em sẽ khuyên bạn cho dù không có truyền thống về học hành, không có ai làm chức vụ gì quan trọng nhưng cũng có thể có những loại truyền thống khác như: cần cù,…Bạn Hòa nên cố gắng phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình mình đang có và tích cực học tập để tạo nên một truyền thống tốt đẹp hơn cho gia đình.
2.Em không đồng tình với việc làm của Quý và Hiền bởi vì việc làm của Quý không thể hiện sự đoàn kết tương trợ, mà theo đúng nghĩa là phải giúp nhau tiến bộ. Bạn Hiền đã lợi dụng tình bạn để làm việc xấu.Cho bạn Hiền chép bài, không những giúp bạn mà còn hại bạn.Việc cả nể bạn mà bao che cho bạn là không đúng với qui định của giờ kiểm tra. Việc bao che cho bạn như vậy sẽ khiến cho học lực của bạn ngày một giảm sút và cứ như thế bạn sẽ ỷ vào mình mà đạt điểm cao.
- Em không đồng ý với cách nghĩ của Lan, bởi vì một làng quê nghèo khó quanh năm mọi người đầu tắt mặt tối lo cái ăn chưa đủ, nói đâu đến việc học hành, đỗ đạt làm quan. Cái nghèo khó có thể do thiếu điều kiện thiên nhiên không thuận lợi, mưa lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra... Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp. Có thể gia đình, dòng họ của Hiên có truyền thống cần cù, chịu thương, chịu khó trong sản xuất. Chính truyền thống đó cũng đã đủ để giúp Lan tự hào về quê hương, dòng họ của mình.
- Không tán thành việc của 2 bạn.
Đoàn kết tương trợ theo đúng nghĩa của nó thì phải giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Trong trường hợp này, Hiền đã lợi dụng tình bạn để làm điều xấu
Quý nể nang bao che cho bạn, làm cho bạn không tiến bộ được. Nếu cứ như vậy Hiền sẽ ngày càng học sa sút
Chúc bạn học tốt!
a) Theo em bạn Bình sử dụng quyền tự do ngôn luận chưa đúng
b) Nếu em là bạn của Bình em sẽ :
+ Khuyên bạn nên nói đúng khi thưa chuyện với thầy cô giáo
+ Phải nhận xét đúng , không nên hại bạn An
+ Cần học cách trung thực .
+ Bình nên lấy tấm gương của An để học hỏi .
+ Xin lỗi An khi đã nói những điều sai về An
+ Xin lỗi thầy cô giáo và hứa sẽ rút kinh nghiệm lại cho bản thân.
`a)` Theo em bạn Bình sử dụng quyền tự do ngôn luận chưa đúng.
`b)` Nếu là bạn của Bình em sẽ:
`-` Khuyên bạn không nên nói xấu bạn bè, nói không đúng sự thật.
`-` Bạn nên đi xin lỗi bạn An
`-` Xin lỗi thầy giáo vì nói không đúng sự thật.
`-` Rút kinh nghiệm và học cách trung thực.
`-` Nếu bạn ghen tị thì nên đi bắt chuyện với bạn An và hỏi bài để thành tích học tập tốt hơn.
`-`.....
Không . Vì bài học đó cũng cần thiết áp dụng trong cuộc sống vì bài học chỉ nên điểm tốt của cuộc sống và khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp . Những bài học giúp chúng ta hiểu saau hơn về những phẩm chất tốt đẹp của con người
- Qua sự việc ấy, Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình. Đó là: Không được kiêu căng, tự phụ. Không được cậy vào sức khỏe của mình mà hung hăng làm bậy. Nếu không suy nghĩ cẩn thận trước khi làm sẽ mang họa vào thân.
1. Mở bài:
- Nói chuyện riêng là hành động xấu cần loại bỏ bởi đó là một đức tính xấu ảnh hưởng lớn đến vấn đề học tập của học sinh trong học đường…
2. Thân bài.
- Gọi tên: Nói chuyện riêng giờ học là rì rầm bàn tán, chuyện to chuyện nhỏ, chuyện lớn lao… không thuộc phạm vi bài giảng mà thầy cô đang giảng trên lớp.
- Biểu hiện: trao đổi, bàn tán về một vấn đề nào đó mà chúng ta đang quan tâm. Cho dù những chuyện đó là nhỏ hay lớn đều được đem ra bàn luận rất hào hứng bằng nhiều hình thức: viết giấy, hành động, cử chỉ.
- Nguyên nhân: Do ý thức kém, chưa chú ý học tập chưa chú ý vào vấn đề học tập, chưa coi việc học là việc quan trọng hàng đầu. Do học kém, do bị bạn bè rủ rê, lôi kéo nói chuyện. Do tò mò thích khám phá những vấn đề của người khác hoặc thích người khác chú ý đến mình, do thầy cô chưa nghiêm khắc hoặc xử phạt quá nhẹ với học sinh vi phạm.
- Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nói chuyện riêng trong giờ học nhưng cho dù là nguyên nhân gì đi chăng nữa thì việc nói chuyện riêng là một thói xấu đáng chê trách cần phải loại bỏ.
- Tác hại:
+ Mất đi một lượng kiến thức mà thầy cô đã giảng
+ Không hiểu bài giảng của thầy cô dẫn đến chán học, bỏ học, chơi bời lêu lổng
+ Ảnh hưởng tới người xung quanh, làm cho mọi người xung quanh có ấn tượng không tốt với mình
+ Hao tốn tiền bạc của gia đình là cho cha mẹ phải lo lắng
+ Ảnh hưởng đến quá trình giảng bài của thầy cô có thể thầy cô bị ức chế không thể giảng bài hay không thể truyền tải đủ lượng kiến thức như vậy học sinh mất đi lượng kiến thức.
- Biện pháp: Đây là một hành vi xấu, vì vậy mỗi chúng ta cần khắc phục những thói xấu đó bằng nhiều cách
+ Cách 1: Rèn luyện về ý thức, xây dựng mục đích học tập đúng đắn khi đến trường
+ Cách 2: Quan tâm đến vấn đề thầy cô đặt ra trong quá trình giảng bài bằng cách hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài.
+ Góp ý, phê bình với những bạn hay nói chuyện riêng. không những tập thể phê bình mà mỗi cá nhân trong lớp cũng phải có trách nhiệm phê bình, thầy cô phải xử phạt thật nghiêm khắc đối với những bạn nói chuyện riêng trong giờ, bị nhắc mà không sửa đổi.
- Học sinh chúng ta khi còn ngồi trên ghế nhà trường phải chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài, tập trung vào học tập để hiểu kỹ, hiểu sâu kiến thức, muốn được như vậy thì ngay từ hôm nay chúng ta cần phải loại bỏ thói xấu này để không còn tồn tại trong ngôi trường học tập của chúng ta.
3. Kết bài:
- Nói chuyện riêng trong giờ học là hành động xấu cần phải loại bỏ, mỗi chúng ta hãy chung tay góp sức vì môi trường học đường văn minh, vì tương lai tươi sáng của đất nước.
Nói chuyện trong giờ học là hiện tượng phổ biến trong các trường học Tiểu học, THCS, THPT,... Nói chuyện sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tiết học: bạn bè bị ảnh hưởng, thầy cô không vừa lòng. Dẫn đến một hai người nói chuyện ảnh hưởng đến cả lớp học, từ thầy cô giáo đến bạn bè. Không chỉ ảnh hưởng đến người khác, mà đó còn là một hành vi thiếu văn hóa. Hãy thử tưởng tượng bạn đang nói trước đám đông mà không ai nghe bạn nói, chỉ nói chuyện phiếm, bạn sẽ cảm thấy ra sao?-hẳn là rất khó chịu. Vì thế khi trong giờ học, nhất là khi thầy cô đang giảng bài, bạn hãy nghe giảng để không ảnh hưởng đến những người khác, và để thể hiện mình là con người có văn hóa.