K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Việc sản xuất “nước lọc Penicillin” của GS Đặng Văn Ngữ có ý nghĩa đặc biệt lớn lao, góp phần đắc lực cho công cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi. Nhờ nước lọc Penicillin mà 80% thương binh có thể trở về đơn vị chiến đấu không bị cưa chân tay. Những công lao đóng góp cho sự nghiệp y học nước nhà của GS Đặng Văn Ngữ luôn được đồng nghiệp, bạn bè, học sinh và nhân dân kính trọng và ghi nhớ.

GS Đặng Văn Ngữ sinh ngày 4/4/1910 tại An Cựu, thành phố Huế trong một gia đình nhà nho nghèo, sống nhờ buôn bán nhỏ. Từ thuở ấu thơ, ông đã tỏ ra là một học sinh xuất sắc. Ông học tiểu học ở Vinh, học trung học tại Huế. Ông học giỏi, đỗ đầu kỳ thi tốt nghiệp năm đó nên dù hoàn cảnh không mấy dư dật nhưng gia đình vẫn cố gắng thu xếp để ông ra Hà Nội học tiếp. Năm 1930, ông đỗ cả tú tài bản xứ lẫn tú tài Pháp, nhờ vậy ông đã nhận được học bổng để tiếp tục theo học tại Trường Y - Dược thuộc Đại học Đông Dương. Với thành tích học tập của mình ngay sau khi tốt nghiệp bác sĩ y khoa (năm 1937), ông là người Việt Nam đầu tiên được giữ lại làm phụ giảng cho Giáo sư Galliard - Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng, Hiệu trưởng Trường Y - Dược lúc đó. Sự nghiệp của ông đã được quyết định từ đây, lĩnh vực “ký sinh trùng” sẽ theo ông trọn cả cuộc đời. Thời gian này, ông còn hợp tác với bạn bè mở một phòng thí nghiệm đa khoa mang tên Lucac Championière - tên một giáo sư người Pháp đã chết vì lâm bệnh khi làm việc tại Việt Nam .

Năm 1942, ông trở thành Trưởng phòng thí nghiệm ký sinh trùng và là giảng viên Sinh học Ban Dược. Với cương vị này, ông đã dành toàn bộ thời gian trong cuộc đời của mình cho nghiên cứu khoa học. Suốt thời gian đó, ông đã công bố 19 công trình nghiên cứu, trong đó có những công trình nổi tiếng thế giới và khu vực. Năm 1936, ông đã phát hiện ra loài sán Clonorchis sinensis có thể ký sinh ở tụy. Phát hiện này đã gây một tiếng vang lớn ở Việt Nam và trên thế giới. Chu kỳ tiến hóa của loài này cũng được ông tìm hiểu, bằng thực nghiệm ở loài Bythinia chaperi và B.longicoris (1938). Ông nghiên cứu sự tiến hóa theo mùa của giun chỉ Diofilia immitis ký sinh ở muỗi Aedes hết sức tỉ mỉ và chính xác. Cũng với phong cách tỉ mỉ, cẩn trọng trong nghiên cứu về nấm, ông đã được giáo sư người Nhật - Masuo Ota từng cộng tác với ông nhận xét: ông thực sự là nhà nấm học xuất sắc của châu Á.

Hơn hẳn các nhà khoa học người Pháp nghiên cứu trước, GS Đặng Văn Ngữ đã dành nhiều công sức điều tra về phân bố, sinh thái, sự gây bệnh của các loài ký sinh - một công việc mà bất kỳ ai muốn dành cả cuộc đời cho sự nghiệp thanh toán các bệnh ký sinh trùng cho nước mình đều phải làm. Khi điều tra muỗi, ông đã phát hiện ra loại muỗi chưa từng biết và đặt tên là “muỗi A-nô-phen Bắc Kỳ”. Hoặc khi điều tra về nấm, ông đã phát hiện giống Piedraia hortai ở Việt Nam , mà trước đó người Pháp nghĩ rằng chỉ có ở châu Phi. Một giống Erytrema mới, chưa hề biết, ký sinh ở tụy trâu bò cũng được ông phát hiện và đặt tên: Erytrema tokinensis N.sp (1942)...

Do có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị trong lĩnh vực y học, năm 1943, ông được chọn đi du học ở Nhật với tiêu chuẩn “là người có trình độ cao, hiện đại, xứng đáng cho nền y học của Pháp tại Việt Nam ”. Từ năm 1943 đến cuối năm 1948, ông học tập và làm việc tại Nhật. Ông đã học và nghiên cứu về nấm, men gây bệnh, về lao và hủi tại Trường Đại học Tokyo, về vi trùng đường ruột ở Bệnh viện Truyền nhiễm Tokyo. Trong năm 1947 - 1948, ông nghiên cứu về vi trùng học và huyết thanh học tại Quân Y viện 406 của Mỹ tại Nhật Bản. Trong thời gian đó vừa làm vừa học, ông đã được tiếp xúc với khoa học y học của Nhật và của Mỹ có đầy đủ thông tin và trang bị hơn ở Hà Nội rất nhiều. Được sự khuyến khích của Giáo sư Ota, sau khi Alexander Fleming tìm ra penicillin, ông cũng tìm ra giống nấm sản xuất ra penicillin và có lẽ đó là một trong những giống nấm penicillin đầu tiên tìm thấy ở Nhật. Tại Trường Đại học Y khoa Tokyo, ông đã công bố 4 công trình giá trị: “Xác định loại nấm có tính kháng sinh cao”(1947)Xác định công thức kháng nguyên Salmonella”(1945); “Đặc điểm tiến hóa của D.mansoni”(1943)và hoàn chỉnh một số xét nghiệm miễn dịch.

Cũng trong thời gian trên có nhiều người Pháp, Nhật, Mỹ đều muốn sử dụng tài năng của ông. Nhưng ông luôn nghĩ mình là người Việt Nam , cần phải làm gì cho Tổ quốc. Trong lúc nghiên cứu về nấm kháng sinh, ông đã tranh thủ lưu trữ được một số giống để sau này sẽ sử dụng khi về nước. Ông và khoảng 10 người Việt Nam nữa đã thành lập Hội Việt kiều tại Nhật Bản, ông được bầu làm Chủ tịch của Hội, tổ chức được một số hoạt động để đòi công nhận nền độc lập của Việt Nam. Trong những ngày du học tại Nhật Bản, tình cờ đọc được Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông bèn từ bỏ tất cả các công việc nghiên cứu khoa học để về nước tham gia vào sự nghiệp chung của dân tộc. Ông Nguyễn Song Tùng - một trong những người được Chính phủ cử đưa GS Đặng Văn Ngữ về nước chưa bao giờ thấy một khách bộ hành nào vượt Trường Sơn với hành lý kỳ lạ đến thế. Tháng 10 năm 1949, GS đi từ Nhật Bản qua Băng Cốc (Thái Lan), xuyên Lào rồi vượt dãy núi Trường Sơn để về tổ quốc. GS và bạn đồng hành đã vác bộ hàng chục kiện hàng đầy chai, lọ, nồi niêu, bình, ống nghiệm... Sau khi về nước, ông là một trong 3 người sáng lập Trường Đại học Y khoa kháng chiến tại chiến khu Việt Bắc (cùng các giáo sư Hồ Đắc Di và Tôn Thất Tùng). Sau một thời gian làm việc ở Liên khu IV, năm 1955, ông là một trong 45 vị giáo sư đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định phong tặng và được đề cử làm Giáo sư Trường  Đại học Y - Dược khoa cùng các vị: Hồ Đắc Di, Đỗ Xuân Hợp, Đặng Vũ Hỷ, Nguyễn Xuân Nguyên, Tôn Thất Tùng...

Trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, từ một phòng thí nghiệm nghèo nàn, ông đã tổ chức sản xuất được “nước lọc Penecillin” nổi tiếng trong kháng chiến chống Pháp. Lúc bấy giờ, do hoàn cảnh hết sức thiếu thốn, “cơm không đủ no, áo không đủ mặc” nên bệnh tật có điều kiện phát sinh. Mặt khác, trong chiến đấu, bộ đội ta bị thương vong không phải ít. Vì vậy, thuốc men dành cho điều trị, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh hết sức cần thiết, nhưng cũng đặc biệt khan hiếm. Trong bối cảnh đó, việc sản xuất được “nước lọc Penicillin” của GS Đặng Văn Ngữ có ý nghĩa đặc biệt lớn lao, góp phần đắc lực cho công cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi. Nhờ nước lọc Penicillin , mà 80% thương binh có thể trở về đơn vị chiến đấu không bị cưa chân tay. Người ta còn lưu được bài báo khoa học của GS Tôn Thất Tùng bằng tiếng Pháp: “Điều trị vết thương bằng nước Streptomycin và Penicillin” và các bài viết của ông nghiên cứu kháng sinh ở Việt Namnhư: Tăng gia men, nước bột ngô ngâm (1951) và Nghiên cứu kháng sinh của một số thảo mộc. Chính ông đã cho thử 100 loại lá thảo mộc để tìm tính kháng khuẩn cho chúng. Khi về Hà Nội, ông còn tiếp tục mở rộng điều tra tính chống ký sinh trùng của chúng. Đó là cách kết hợp đúng đắn y học cổ truyền và hiện đại. Ông đã được Bác Hồ thưởng Huân chương Lao động hạng ba cho thành tựu kỳ diệu chưa từng ai trước đó làm được.

Sau khi hòa bình lập lại, ông là người xây dựng ngành Ký sinh vật Việt Nam , từ đào tạo cán bộ đến xây dựng các mạng lưới có hệ thống. Năm 1957, ông sáng lập Viện sốt rét Ký sinh trùng và Côn trùng; Chủ nhiệm Chương trình tiêu diệt bệnh sốt rét ở miền Bắc. Ông là một trong số ít người thời đó có ý tưởng sản xuất vác- xin phòng chống sốt rét. Ông lãnh đạo bộ môn Ký sinh trùng, tổ Côn trùng của Viện nghiên cứu và Uỷ ban khoa học Nhà nước trong suốt 10 năm liền trên một phạm vi rất rộng về bức tranh toàn cảnh ký sinh trùng miền Bắc. Kết quả nghiên cứu miệt mài của ông và cộng sự đã được công bố trong “15 năm ngành ký sinh trùng học ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1965)”.

Sống trong một đất nước nhiệt đới, nóng ẩm nên hàng năm không biết bao người đã chết vì bệnh sốt rét. Điều này đã làm ông - một nhà ký sinh trùng hàng đầu của Việt Nam phải day dứt. Ông nghĩ: “Nếu ta làm tốt, sẽ không chỉ giúp một người, một vài người, mà là hàng trăm người, hàng ngàn, hàng triệu người thoát khỏi lưỡi hái tử thần của bệnh sốt rét”. Ông không cho phép mình đầu hàng, không cho phép mình được nghỉ ngơi. Ông lao vào nghiên cứu về ký sinh trùng sốt rét. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nghiên cứu trên các miền, vùng đang bị các ký sinh trùng sốt rét hoành hành. GS Đặng Văn Ngữ cùng các đồng nghiệp và học trò đã đến nhiều địa phương, mang theo kính hiển vi, bình bơm, túi thuốc, hóa chất... với phương tiện chủ yếu là đôi chân. Năm 1964, ông đã tìm ra muỗi An.sinensis - thủ phạm chính gây bệnh sốt rét tại đây và triển khai các phương pháp phòng, diệt. Tại Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh... các phương pháp diệt muỗi phòng dịch sốt rét, phun DDT, hun khói 10 loại thảo mộc cũng đã được ông và đồng sự thử nghiệm và triển khai thành công.

Ông nhanh chóng nhận ra rằng nếu không ngăn chặn bệnh sốt rét từ bên kia vĩ tuyến 17 thì không thể ngăn chặn được thành quả của công cuộc chống sốt rét tại miền Bắc.Lần này, nhà khoa học cùng một số học trò - đồng sự ''đi B'' với mục đích hạn chế sự hoành hành của dịch sốt rét đang phổ biến trên các chiến trường Trung, Nam bộ, giảm thiểu tổn thất về sức khoẻ và sinh mạng vì sốt rét cho bộ đội và thanh niên xung phong; trước mắt, nghiên cứu biện pháp phòng chống sốt rét tại chỗ, tìm hiểu khả năng sản xuất vaccine chống căn bệnh quái ác này. Theo hồi ký của con ông thì chuyến đi này còn gắn kết một tình cảm muốn về thăm mẹ già lúc này tuổi đã cao và sức cũng đã yếu. Chuyến vượt Trường Sơn đó cũng là hành trình cuối cùng của nhà giáo, nhà khoa học yêu nước Đặng Văn Ngữ. Chiều 1.4.1967, GS Đặng Văn Ngữ hy sinh sau loạt bom B52 rải thảm của máy bay Mỹ xuống chiến trường Thừa Thiên - Huế, quê hương ông. Thi hài ông nằm lặng lẽ suốt hai mươi năm cho đến khi tình cờ một người đốn củi tìm thấy mộ ông với gói vải dù bọc hài cốt và một tấm biển nhôm khắc vẻn vẹn mấy chữ: “Đặng Văn Ngữ 1-4-1967 .” Người ta cho rằng đây là hài cốt một người chiến sĩ vô danh nào đó nên đã đưa về nghĩa trang liệt sĩ xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên. Sau này các con ông đã tìm được và đưa ông về yên nghỉ vĩnh hằng tại nghĩa trang họ Đặng trên núi Ngự Bình.

     

Các học trò kính trọng GS Đặng Văn Ngữ không chỉ bởi lòng say mê khoa học mà đấy còn là một con người hết sức thuỷ chung với gia đình. Thầy Ngữ luôn có cặp lồng cơm đạm bạc tự nấu mang theo khi đi làm. Thầy còn làm cả nhiệm vụ của một người mẹ trong gia đình bởi vợ thầy đã mất vào năm 1954 khi thầy mới 44 tuổi.

    

Khi còn sống, GS Đặng Văn Ngữ nghe tiếng chim “bắt cô trói cột” thảng thốt đêm đêm thành “khó khăn khắc phục” để động viên học trò vượt qua những vất vả riêng để phấn đấu cho sự nghiệp chung. Đó cũng là lời khuyến khích lớp lớp thế hệ thanh niên ra sức học tập và rèn luyện.

Theo truyền thống hàng năm của chuyên ngành Ký sinh trùng cả nước, cứ vào dịp kỷ niệm ngày mất của Cố Giáo sư - Anh hùng, liệt sĩ Đặng Văn Ngữ các trường đại học, cao đẳng Y khoa, các Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng lại tổ chức lễ tưởng niệm và hội nghị khoa học chuyên ngành.

Tại Hà Nội, quận Đống Đa từ lâu đã có một con phố được vinh dự mang tên ông chạy dài từ ngã ba Phạm Ngọc Thạch tới hồ Xã Đàn. Đây là một con phố đẹp và có nhiều cửa hiệu kinh doanh sầm uất tới khuya. Tại các thành phố Hồ Chí Minh và Huế cũng có những phố mang tên ông.

Nghệ sĩ nhân dân Đặng Nhật Minh chính là con trai của cố giáo sư Đặng Văn Ngữ.

18 tháng 1 2021

bn ơi bn tra mạng à

4 tháng 3 2023

Nhân vật Bằng Vũ xuất hiện qua ngày hội họp quân lính ở chùa Khán Sơn, với ngôi kể chuyện ở ngôi thứ ba, có thể cho rằng người kể chuyện là nhóm tác giả Ngô Gia Văn Phái.

3 tháng 1 2018

Mình nghĩ là câu chuyện Thầy bói xem voi hay là Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Tóm lại những câu chuyện nào để lại cho chúng ta nhiều bài học nhất thì hẫy kể.

3 tháng 1 2018

thanks you very much

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

- Đọc kĩ những câu văn, đoạn văn miêu tả nhân vật Gia-ve.

- Từ đó nêu nhận xét về thái độ của người kể chuyện với nhân vật Gia-ve.

Lời giải chi tiết:

+ Qua lời của người kể chuyện, nhân vật Gia-ve:

- Có “bộ mặt gớm ghiếc”.

- Lời nói thì cộc lốc, thô bỉ, chứa sự man rợ, điên cuồng như “thú gầm”.

- Cặp mắt “nhìn như cái móc sắt, và với cái nhìn ấy hắn từng quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ”.

- Điệu cười ghê tởm, phô ra cả hai hàm răng.

+ Thái độ của người kể chuyện đối với nhân vật này là thái độ ghê tởm, căm ghét.

7 tháng 3 2023

Này có rõ rệt quá không :v

15 tháng 3 2023

bn cho mình gửi sắp đến thi học kì 2 rồi. đây là những món quà mà bn sẽ nhận đc:
1: áo quần
2: tiền
3: đc nhiều người yêu quý
4: may mắn cả
5: luôn vui vẻ trong cuộc sống
6: đc crush thích thầm
7: học giỏi
8: trở nên xinh đẹp
phật sẽ ban cho bn những điều này nếu cậu gửi tin nhắn này cho 25 người, sau 3 ngày bn sẽ có những đc điều đó. nếu bn ko gửi tin nhắn này cho 25 người thì bn sẽ luôn gặp xui xẻo, học kì 2 bn sẽ là học sinh yếu và bạn bè xa lánh( lời nguyền sẽ bắt đầu từ khi đọc) ( mình
 cũng bị ép);-;

15 tháng 3 2023

- chuyện cậu bé thông minh cùng thể loại chuyện hạt thóc giống

-Giống : đều là truyện dân gian 

- khác: + Truyện đề cao sự thông minh tài năng của tầng lớp nông dân. Ca ngợi và khẳng định tài năng của nhân dân thông minh trong những tình huống đặc biệt, là truyện cổ tích về nhân vật thông minh. Xây dựng tiếng cười hài hước vui vẻ bằng ngôn ngữ dân gian, giản dị.

+câu chuyện ca ngợi chú bé chôm, một con người trung thực, dũng cảm nói lên sự thật. nhờ đức tính trung thực , dũng cảm ấy, Chôm đã được truyền ngôi báu và trở thành một ông vua tốt. Người trung thực , thật thà là một con người tốt, có ích cho xã hội.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Khi nói về sống tử tế, giáo sư Đặng Cảnh Khang đã kể câu chuyện sau:Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Khi nói về sống tử tế, giáo sư Đặng Cảnh Khang đã kể câu chuyện sau:

Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng ra mặt, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười.

(Báo Gia đình và xã hội – Xuân Đinh Dậu 2017)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên 

Câu 2: Chuyển đổi câu sau thành câu bị động: Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông.

Câu 3: Tại sao cô gái lại không trực tiếp đưa tiền cho ông già mà phải lặng lẽ đút vào túi quần?

Câu 4: Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc là gì?

Câu 5: Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 120 chữ) để trả lời câu hỏi: Tại sao cần phải lan tỏa sự tử tế?

 

1
5 tháng 4 2022

Câu 1:PTBĐ:Tự sự

Câu 2:

Chuyển thành câu bị động: Tờ 5.000 đồng được 1 cô học sinh ở hàng ghế sau lén nhét vào túi quần của ông lúc này.

Câu 3: 

 Cô gái lén đưa cho ông cụ mà không đưa trực tiếp là vì để tránh ông không cảm thấy ngượng ngùng, xấu hổ.

Câu 4:

Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến là:

- Hoan nghênh cho cô gái

- Suy nghĩ về phong cách sống giữa người với người hiện nay

Câu 5:

Tham khảo:

Mỗi con người được học hỏi rất nhiều điều hay lẽ phải và cũng rèn luyện nhiều đức tính quý báu. Một trong số đó phải kể đến chính là sự tử tế. Sự tử tế là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác. Người sống tử tế là những người sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, sẵn sàng giúp đỡ người khó khăn hơn mình. Họ cũng là những người sống và làm việc có kỉ luật, biết lễ phép, yêu thương chan hòa, hướng đến và làm theo những điều tích cực. Những người sống tử tế sẽ lan tỏa được những hành động, thông điệp tích cực ra cộng đồng. Việc sống tử tế mang lại cho con người nhiều ý nghĩa to lớn. Khi người giúp đỡ người, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn. Một người làm cha, làm mẹ khi có lối sống tử tế sẽ làm gương cho con cái của mình, cho thế hệ măng non sau này làm theo, từ đó làm nền tảng để xây dựng một xã hội tử tế. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… những người này cần phải xem xét lại chính mình. Để sống thì dễ nhưng để sống có ích lại là việc vô cùng khó, chính vì thế, chúng ta hãy sống thật tử tế.

4 tháng 3 2023

   Lời nhận xét của người kể chuyện về đầu bếp và gia thần của Trịnh Tông như sau:

- Đầu bếp: tên là Dự Vũ, vốn là người cơ trí, nói năng rành mạch.

- Gia thần: tên là Gia Thọ, người làng Bát Tràng, huyện Gia Lâm, là kẻ tinh khôn.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 1 văn bản.

- Chú ý những chi tiết miêu tả về đầu bếp và gia thần của Trịnh Tông.

Lời giải chi tiết:

Lời nhận xét của người kể chuyện về đầu bếp và gia thần của Trịnh Tông như sau:

- Đầu bếp: tên là Dự Vũ, vốn là người cơ trí, nói năng rành mạch.

- Gia thần: tên là Gia Thọ, người làng Bát Tràng, huyện Gia Lâm, là kẻ tinh khôn.

16 tháng 2 2019

Trong cuộc sống có rất nhiều vật dụng được làm ra để phục vụ con người, và tôi cũng vậy, những bạn học sinh luân cần đến tôi, đó là quyển sách giáo khoa với tên gọi Ngữ Văn 10. Tôi đã đi theo các bạn cấp 3 trong suốt năm học lớp 10 và có biết bao nhiêu kỉ niệm buồn vui lưu luyến cùng các bạn, những kỉ niệm không bao giờ quên.

Tôi – quyển Ngữ Văn 10 này đã có mặt từ rất lâu, đã qua tay bao nhiêu nhà biên soạn và ngày càng cải tiến nâng cao hơn, được trang trí một cách tỉ mỉ, mang một vẻ đẹp riêng biệt. Những bạn học sinh lớp mười cần đến tôi nhiều lắm có cả những sinh viên hay thầy cô giáo đều sử dụng tôi để làm tài liệu cho mình. Ngày đầu nằm chễm chệ trên kệ sách cùng với bao bạn sách khác nào là Toán, Lịch sử… người người ra ra vào vào đều cầm trên tay sách toán, hay nhiều loại khác, các bạn đều vui vẻ vì mình đã tìm được chủ nhân. Còn tôi nằm lăn lóc cùng bao bạn sách văn khác, tôi ước gì có ai đó để mắt tới tôi dù chỉ một lần. Và thế là lời cầu nguyện của tôi đã thành sự thật, một cô gái vô cùng xinh xắn đã chọn tôi. Tôi mừng thầm trong bụng, cuối cùng mình cũng đã tìm được cô chủ nhân mới này. Cô ấy cẩn thận bỏ tôi vào trong cặp và mang về nhà, tôi nghĩ sẽ có những chuyện vui mới với chủ nhân này, rất nhiều chuyện,… Tôi được bao bìa giấy trong để giữ bụi và được đặt cùng với các bạn sách lớp 10 khác. tôi cảm thấp như cô học sinh này yêu Văn ghê gớm vì lúc nào cũng nâng niu tôi, thỉnh thoảng cô ấy còn lật nhè nhẹ xem những bài đầu tiên. Ôi, sao mà tôi sung sướng quá vậy nè. Và cuối cùng, ngày khai giảng năm học mới đã đến, các bạn học sinh tấp nập và về trường, chủ nhân tôi cũng vậy. Thủa vào học chính thức, chỉ là ngày nhận lớp mà thôi, nhưng cô ấy vẫn mang theo tôi bên mình, tôi vui lắm vì đây là lần đầu tiên tôi có thể đến trường trong buổi khai giảng. Trùng hợp thay, sách Ngữ Văn tôi đây lại được sử dụng ngày đầu tiên, cũng là ngày thứ hai đầu tuần. Tối trước đó cô chủ đã tâm sự với tôi rằng sẽ cố gắng học tốt môn Văn tôi và nâng niu tôi hơn cả, tôi cảm động lắm vì tình cờ tôi biết rằng cô chủ này luôn tràn đầy cảm xúc, cô yêu Văn hơn ai hết. Khi cô chủ ngủ thiếp đi. Các bạn sách khác cùng tôi nói chuyện, cùng hứa hẹn sẽ gặp những điều may mắn trong năm học này của cô chủ. Ngày đi học đầu tiên, nằm trên chiếc bàn bé nhỏ mà cô chủ đã đặt tôi trên đó cùng với các dụng cụ học tập khác. Tôi được sử dụng cẩn thận, cô chủ lật từng trang, từng trang không nề có nếp gấp nào cả, tôi cảm thấy mình được chiều chuộng hơn những bạn khác. Từng tiết học trôi qua mau và đến hết giờ Văn, tôi được cô chủ bỏ vào ngăn tủ, nằm trong ấy, tôi buồn lắm vì không được ngắm xung quanh trong lớp mà toàn là một màu tối om. Tôi thấy yêu cô chủ tôi lắm vì những bạn sách khác, chủ nhân của họ không hề trân trọng họ tí nào cả. Người ta nói: học sinh phải biết giữ gìn vở sách sạch sẽ nhưng những điều tôi thấy hoàn toàn trái sự thật. Và cuối cùng suy nghĩ vẫn vơ của tôi bị cắt đứt bằng tiếng trống ra về. Thời gian trôi mau quá mới đó mà đã hết tiết học rồi. Về nhà nằm trên ngăn tủ của cô chủ tôi thấy mình sao mà bơ vơ quá, cô chủ tôi đã đi học rồi, thường ngày được cô chủ sử dụng để học, xem, tôi vui vì mình có giá trị để sử dụng. Nhưng dù sao như thế tôi cũng mãn nguyện rồi, tôi còn vui nhiều cái nữa, cô hay kể những chuyện trong lớp hài hước mà cô chủ gặp, cô chủ đâu biết rằng ngày nào tôi cũng hiểu và rất muốn chia sẻ với cô chủ. Những ngày theo cô chủ đến lớp cũng như thế mà dần dần trôi qua. Tôi nhớ cho đến một ngày đang yên vị trên cái bàn học trên lớp, có một bạn nam khác đã giấu tôi đi vì muốn trêu ghẹo cô chủ, nằm trong cặp bạn nam ấy mà xung quanh là một màu đen bao trùm lấy tôi, không biết cô chủ có tìm được tôi không? Từ bên trong tôi nghe tiếng khóc của cô chủ bên ngoài, tôi thầm nghĩ rằng, cô học sinh này yêu quý tôi biết nhường nào và không hề muốn mất tôi, tôi vừa khóc, vừa cười trong nước mắt, tôi sẽ không bao giờ quên sự việc lần này. Thời gian dần trôi qua, tôi – quyển Ngữ Văn 10 tuy không bị rách hay nhăn như các sách khác, nhưng tôi trông mình như cũ đi vậy mà cô chủ không hề bỏ mặt tôi, tôi vẫn được cô chủ mang đi học ngày ngày, có biết bao chuyện vui buồn cô đều kể tôi nghe. Có nhiều chuyện trong lớp cũng vậy, chứng kiến nhưng mọi người cứ nghĩ tôi là vật vô tri vô giác, không biết nói, không biết nghĩ.Có cô chủ xem tôi như là một người bạn thôi. Tôi thực sự cảm ơn trời đã cho tôi gặp một người chủ vô cùng tốt bụng. Gần cuối năm học, những quyển sách khác gần như không được chủ nhân mình quan tâm nữa, trong lòn tôi lại dâng lên nổi lo lắng, tôi sợ mình bị bỏ rơi không còn giá trị nữa. Nhưng không,hoàn toàn không, cô ấy vẫn ấp ru tôi những ngày cuối cùng của năm học. Sắp xa cô chủ rồi, tôi nhớ lắm, nhớ những tháng ngày ở cùng nhau, cùng đi học, cùng vượt qua những kì thi mệt mỏi, và đặc biệt là những lời tâm sự ngọt ngào của cô chủ nhỏ. Và thế là năm học cũng kết thúc, cái gì đến rồi sẽ đến, tôi nằm trong thùng giấy nhỏ cùng bao bạn sách khác, tôi thực sữ đã rời bỏ chủ nhân này rồi, không biết cô ấy có cho tôi cho ai không, hay là bán đi nhỉ? Nhưng dù sao, tôi cũng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là phục vụ việc học của cô chủ, tôi hi vọng rằng năm sau có thể gặp được một người chủ tương tự vậy, cùng tôi đến trường ngày ngày.

Thế đấy, chỉ vẻ vẹn một năm học thôi, nhưng trong tôi luôn tràn đầy những kỉ niệm đẹp đẽ cùng với các bạn lớp 10, đặc biệt là cô chủ của tôi. Tôi luôn tự hào về mình vì mình là một vật vô cùng quý giá giúp ích cho các bạn học sinh. Tôi chỉ có một hi vọng nhỏ nhoi, hãy yêu quý tôi và luôn trân trọng tôi, chỉ có như thế mới để lại trong lòng tôi và các bạn những kỉ niệm đẹp.

16 tháng 2 2019

ong cuộc sống có rất nhiều vật dụng được làm ra để phục vụ con người, và tôi cũng vậy, những bạn học sinh luân cần đến tôi, đó là quyển sách giáo khoa với tên gọi Ngữ Văn . Tôi đã đi theo các bạn cấp 2 trong suốt năm học lớp 7và có biết bao nhiêu kỉ niệm buồn vui lưu luyến cùng các bạn, nh7
Tôi – quyển Ngữ Văn 7này đã có mặt từ rất lâu, đã qua tay bao nhiêu nhà biên soạn và ngày càng cải tiến nâng cao hơn, được trang trí một cách tỉ mỉ, mang một vẻ đẹp riêng biệt. Những bạn học sinh lớp mười cần đến tôi nhiều lắm có cả những sinh viên hay thầy cô giáo đều sử dụng tôi để làm tài liệu cho mình. Ngày đầu nằm chễm chệ trên kệ sách cùng với bao bạn sách khác nào là Toán, Lịch sử… người người ra ra vào vào đều cầm trên tay sách toán, hay nhiều loại khác, các bạn đều vui vẻ vì mình đã tìm được chủ nhân. Còn tôi nằm lăn lóc cùng bao bạn sách văn khác, tôi ước gì có ai đó để mắt tới tôi dù chỉ một lần. Và thế là lời cầu nguyện của tôi đã thành sự thật, một cô gái vô cùng xinh xắn đã chọn tôi. Tôi mừng thầm trong bụng, cuối cùng mình cũng đã tìm được cô chủ nhân mới này. Cô ấy cẩn thận bỏ tôi vào trong cặp và mang về nhà, tôi nghĩ sẽ có những chuyện vui mới với chủ nhân này, rất nhiều chuyện,… Tôi được bao bìa giấy trong để giữ bụi và được đặt cùng với các bạn sách lớp 10 khác. tôi cảm thấp như cô học sinh này yêu Văn ghê gớm vì lúc nào cũng nâng niu tôi, thỉnh thoảng cô ấy còn lật nhè nhẹ xem những bài đầu tiên. Ôi, sao mà tôi sung sướng quá vậy nè. Và cuối cùng, ngày khai giảng năm học mới đã đến, các bạn học sinh tấp nập và về trường, chủ nhân tôi cũng vậy. Thủa vào học chính thức, chỉ là ngày nhận lớp mà thôi, nhưng cô ấy vẫn mang theo tôi bên mình, tôi vui lắm vì đây là lần đầu tiên tôi có thể đến trường trong buổi khai giảng. Trùng hợp thay, sách Ngữ Văn tôi đây lại được sử dụng ngày đầu tiên, cũng là ngày thứ hai đầu tuần. Tối trước đó cô chủ đã tâm sự với tôi rằng sẽ cố gắng học tốt môn Văn tôi và nâng niu tôi hơn cả, tôi cảm động lắm vì tình cờ tôi biết rằng cô chủ này luôn tràn đầy cảm xúc, cô yêu Văn hơn ai hết. Khi cô chủ ngủ thiếp đi. Các bạn sách khác cùng tôi nói chuyện, cùng hứa hẹn sẽ gặp những điều may mắn trong năm học này của cô chủ. Ngày đi học đầu tiên, nằm trên chiếc bàn bé nhỏ mà cô chủ đã đặt tôi trên đó cùng với các dụng cụ học tập khác. Tôi được sử dụng cẩn thận, cô chủ lật từng trang, từng trang không nề có nếp gấp nào cả, tôi cảm thấy mình được chiều chuộng hơn những bạn khác. Từng tiết học trôi qua mau và đến hết giờ Văn, tôi được cô chủ bỏ vào ngăn tủ, nằm trong ấy, tôi buồn lắm vì không được ngắm xung quanh trong lớp mà toàn là một màu tối om. Tôi thấy yêu cô chủ tôi lắm vì những bạn sách khác, chủ nhân của họ không hề trân trọng họ tí nào cả. Người ta nói: học sinh phải biết giữ gìn vở sách sạch sẽ nhưng những điều tôi thấy hoàn toàn trái sự thật. Và cuối cùng suy nghĩ vẫn vơ của tôi bị cắt đứt bằng tiếng trống ra về. Thời gian trôi mau quá mới đó mà đã hết tiết học rồi. Về nhà nằm trên ngăn tủ của cô chủ tôi thấy mình sao mà bơ vơ quá, cô chủ tôi đã đi học rồi, thường ngày được cô chủ sử dụng để học, xem, tôi vui vì mình có giá trị để sử dụng. Nhưng dù sao như thế tôi cũng mãn nguyện rồi, tôi còn vui nhiều cái nữa, cô hay kể những chuyện trong lớp hài hước mà cô chủ gặp, cô chủ đâu biết rằng ngày nào tôi cũng hiểu và rất muốn chia sẻ với cô chủ. Những ngày theo cô chủ đến lớp cũng như thế mà dần dần trôi qua. Tôi nhớ cho đến một ngày đang yên vị trên cái bàn học trên lớp, có một bạn nam khác đã giấu tôi đi vì muốn trêu ghẹo cô chủ, nằm trong cặp bạn nam ấy mà xung quanh là một màu đen bao trùm lấy tôi, không biết cô chủ có tìm được tôi không? Từ bên trong tôi nghe tiếng khóc của cô chủ bên ngoài, tôi thầm nghĩ rằng, cô học sinh này yêu quý tôi biết nhường nào và không hề muốn mất tôi, tôi vừa khóc, vừa cười trong nước mắt, tôi sẽ không bao giờ quên sự việc lần này. Thời gian dần trôi qua, tôi – quyển Ngữ Văn 7 tuy không bị rách hay nhăn như các sách khác, nhưng tôi trông mình như cũ đi vậy mà cô chủ không hề bỏ mặt tôi, tôi vẫn được cô chủ mang đi học ngày ngày, có biết bao chuyện vui buồn cô đều kể tôi nghe. Có nhiều chuyện trong lớp cũng vậy, chứng kiến nhưng mọi người cứ nghĩ tôi là vật vô tri vô giác, không biết nói, không biết nghĩ.Có cô chủ xem tôi như là một người bạn thôi. Tôi thực sự cảm ơn trời đã cho tôi gặp một người chủ vô cùng tốt bụng. Gần cuối năm học, những quyển sách khác gần như không được chủ nhân mình quan tâm nữa, trong lòn tôi lại dâng lên nổi lo lắng, tôi sợ mình bị bỏ rơi không còn giá trị nữa. Nhưng không,hoàn toàn không, cô ấy vẫn ấp ru tôi những ngày cuối cùng của năm học. Sắp xa cô chủ rồi, tôi nhớ lắm, nhớ những tháng ngày ở cùng nhau, cùng đi học, cùng vượt qua những kì thi mệt mỏi, và đặc biệt là những lời tâm sự ngọt ngào của cô chủ nhỏ. Và thế là năm học cũng kết thúc, cái gì đến rồi sẽ đến, tôi nằm trong thùng giấy nhỏ cùng bao bạn sách khác, tôi thực sữ đã rời bỏ chủ nhân này rồi, không biết cô ấy có cho tôi cho ai không, hay là bán đi nhỉ? Nhưng dù sao, tôi cũng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là phục vụ việc học của cô chủ, tôi hi vọng rằng năm sau có thể gặp được một người chủ tương tự vậy, cùng tôi đến trường ngày ngày.

Thế đấy, chỉ vẻ vẹn một năm học thôi, nhưng trong tôi luôn tràn đầy những kỉ niệm đẹp đẽ cùng với các bạn lớp 10, đặc biệt là cô chủ của tôi. Tôi luôn tự hào về mình vì mình là một vật vô cùng quý giá giúp ích cho các bạn học sinh. Tôi chỉ có một hi vọng nhỏ nhoi, hãy yêu quý tôi và luôn trân trọng tôi, chỉ có như thế mới để lại trong lòng tôi và các bạn những kỉ niệm đẹp.
 

11 tháng 3 2022

em có thể tham khảo:

Tên của tôi là Thạch Sanh. Sau đây, tôi sẽ kể lại câu chuyện về cuộc đời của mình.

Khi tôi vừa mới ra đời thì cha mất. Ít lâu sau, mẹ cũng qua đời. Tôi trở thành đứa trẻ mồ côi. Cả gia tài của tôi chỉ có chiếc rìu của cha tôi để lại. Khi tôi lớn thì có một vị thiên thần dạy cho tôi đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

Một người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua chỗ tôi. Anh ta gợi chuyện và nói kết nghĩa anh em với tôi. Mồ côi cha mẹ nên khi Lí Thông nói muốn kết nghĩa anh em với tôi, tôi vui vẻ nhận lời. Tôi đến nhà ở với Lí Thông và mẹ của anh ta.

Lần nọ, tôi thấy mâm cơm có rất nhiều thức ăn ngon. Chưa hiểu nhà có việc gì thì anh Lí Thông nói với tôi:

- Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về

Tôi chẳng nghi ngờ mà nhận lời. Đến nửa đêm, tôi đang lim dim mắt thì một con chằn tinh hiện ra. Nó nhe răng, giơ vuốt định vồ lấy tôi. Tôi nhanh tay vớ lấy búa đánh lại. Chằn tinh hóa phép, thoắt biến, thoắt hiện. Tôi không nao núng, dùng nhiều võ thuật đánh con quái vật. Cuối cùng, tôi giết được chằn tinh. Chằn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ. Nó chết để lại bên mình bộ cung tên bằng vàng. Tôi chặt đầu quái vật và nhặt bộ cung tên bằng vàng rồi xách đầu quái vật về nhà. Tôi gọi cửa mãi anh Lí Thông mới ra mở cửa. Không hiểu sao mẹ con anh Lí Thông cứ van lạy tôi rối rít.

Khi vào nhà, tôi kể đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong, anh Lí Thông nói với tôi:

- Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn đi ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.

Tôi tin rồi trở về túp lều dưới gốc đa ngày nào. Tôi lại sống bằng nghề kiếm củi. Có hôm, tôi đang ngồi dưới gốc đa thì nghe tiếng la hét trên cao. Ngước nhìn, tôi giật mình vì thấy một con đại bàng khổng lồ đang quắp một cô gái. Không do dự, tôi rút tên bắn vào cánh con đại bàng. Nó không chết, chỉ bị thương thôi. Lần theo dấu máu. tôi đến tận hang đại bàng trú ngụ. Tôi định xuống hang cứu cô gái nhưng hang quá sâu. Nghĩ rằng, con đại bàng cần phải trị thương, chưa làm gì được cô gái nên tôi trở về nhà, nhờ Lí Thông giúp đỡ.

1. Lập dàn ý cho bài sau:
a. Tự giới thiệu về bản thân:

 MB: 
–    Lời chào và lý do kể.
–    Em tên là Hoa học sinh lớp 6C trường THCS Phan Đình Phùng, gia đình em có 5 người, bố em, mẹ em, chị em, em, và em gái em.
TB: 
    –  Sở thích của em là hát, múa…
–    Sở đoảng: nấu ăn.
–    Môn học yêu thích là môn toán, ngữ văn.

KB: Lời kết khi giới thiệu xong.


b. Giới thiệu về người bạn thân mà em yêu quý.

MB:
–  Bạn ấy tên là gì, quê quan địa chỉ ở đâu?
– Lời chào và lý do kể.
TB: 
–    Lý do thích bạn ấy?
–    Bạn ấy có những phẩm chất gì?
–    Ngoại hình của bạn như thế nào?
–    Bạn là người như thế nào đối với mọi người?
KB:
–    Nhấn mạnh lý do yêu quý bạn ấy và khẳng định đó là bạn thân của tôi.

c. Kể về gia đình mình.

MB:
–    Gia đình ở đâu?
–    Gồm có mấy người?
TB:
–    Nói về nghề nghiệp của bố, mẹ?
–    Tính cách của bố, ẹm?
–    Anh chị đang làm gì?
–    Công việc ra sao?
KB: Khẳng định gia đình rất hạnh phúc như thế nào?


d. Kể về ngày hoạt động của mình?

MB:
Thời gian diên ra hoạt động đó, tại sao bạn tham gia vào hoạt động đó?
TB:
–    Hoạt động đó diễn ra ở đâu.
–    Mục đích của bạn khi tham gia hoạt động này?
KB: Hoạt động đó để lại rất nhiều bài học quý giá như thế nào?
Ví dụ về một bài:
Giới thiệu về gia đình:
Xin chào các bạn hôm nay tôi xin giới thiệu về gia đình của mình.Gia đình tôi gồm có 5 người bố tôi mẹ tôi, tôi chị tôi và em tôi.
Bố tôi là một kĩ sư xây dựng, mẹ tôi là nội trợ trong gia đình, chị tôi đang làm việc tại báo điện tử dân trí, tôi là học sinh lớp 6 C trường THCS Kim Liên, em gái tôi là học sinh lớp 3 trường tiểu học Kim Liên.
Rất cảm ơn các bạn đã lắng nghe cuộc giới thiệu của tôi, chúc các bạn có một ngày thật vui vẻ.

14 tháng 10 2018

1. Tự giới thiệu về bản thân:

 Mở bài: 

– Lời chào và lý do kể.

– Em tên là ,,,học sinh lớp ...trường ..........., gia đình em có ..... người,

Thân bài: 

– Sở thích của em là hát, múa…

– Sở đoảng: nấu ăn.

– Môn học yêu thích là môn toán, ngữ văn.

Kết bài: Lời kết khi giới thiệu xong.

2. Giới thiệu về người bạn thân mà em yêu quý.

Mở bài:

– Bạn ấy tên là gì, quê quán địa chỉ ở đâu?

– Lời chào và lý do kể.

Thân bài:

– Lý do thích bạn ấy?

– Bạn ấy có những phẩm chất gì?

– Ngoại hình của bạn như thế nào?

– Bạn là người như thế nào đối với mọi người?

Kết bài:

– Nhấn mạnh lý do yêu quý bạn ấy và khẳng định đó là bạn thân của tôi.

3. Kể về gia đình mình.

Mở bài:

– Gia đình ở đâu?

– Gồm có mấy người?

Thân bài:

– Nói về nghề nghiệp của bố, mẹ?

– Tính cách của bố, ẹm?

– Anh chị đang làm gì?

– Công việc ra sao?

Kết bài: Khẳng định gia đình rất hạnh phúc như thế nào?

4. Kể về ngày hoạt động của mình?

Mở bài:

Thời gian diễn ra hoạt động đó, tại sao bạn tham gia vào hoạt động đó?

Thân bài:

– Hoạt động đó diễn ra ở đâu.

– Mục đích của bạn khi tham gia hoạt động này?

Kết bài: Hoạt động đó để lại rất nhiều bài học quý giá như thế nào?


 

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

- Đọc phần tri thức ngữ văn về người kể chuyện.

- Dựa vào lý thuyết về ngôi kể, người kể chuyện để chỉ ra ngôi kể của người kể chuyện và sự nhất quán ngôi kể ấy trong văn bản.

Lời giải chi tiết:

- Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.

- Ngôi kể thứ ba có sự nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện. Người kể chuyện không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện mà chỉ xuất hiện thông quan những câu hỏi, lời bình luận đánh giá cảm xúc của nhân vật.

8 tháng 3 2023

- Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.

- Ngôi kể thứ ba có sự nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện. Người kể chuyện không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện mà chỉ xuất hiện thông quan những câu hỏi, lời bình luận đánh giá cảm xúc của nhân vật.