HÃY GIẢI THÍCH
KHÔNG LÀM MÀ ĐÒI CÓ ĂN
TỰ DƯNG KHÔNG ĐẾN MÀ CHO ĂN
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TL
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
HT
báo cáo tại sao ko học cái tốt toàn học cái phản động
Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
không làm thì mới có ăn, có là mà đòi có ăn thì chỉ có ăn ...................................................."
Cuộc sống luôn đòi hỏi con người phải cố gắng, nỗ lực vươn lên để khẳng định giá trị của bản thân. Con người luôn luôn được đào tạo tính tự lập, kiên cường, ý chí. Mọi thứ chúng ta có được phải trả giá bằng mồ hôi, xương máu, bằng trí tuệ và sức lực của chúng ta thì mới có ý nghĩa và mang lại hạnh phúc cho ta. Chính vì vậy, trong kho tàng ca dao, tục ngữ của nước ta có câu nói “Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho”
Câu nói này muốn nhắc nhở khuyên nhủ con người ta phải biết lao động chân chính, để tạo ra của cải vật chất cho mình. Có như vậy cái bạn làm ra mới có ý nghĩa và lâu bền. Còn nếu như bạn không lao động chỉ nhăm nhăm chờ người khác mang quà, tới biếu mình thì chắc chắn là không bao giờ có chuyện đó. Nếu như bạn không làm gì có lợi cho họ. Không có động thái “Có qua có lại mới toại lòng nhau”
Trong xã hội phong kiến xưa kia, phần lớn của cải do người dân lao động làm ra rơi vào tay giai cấp bóc lột. Bọn chúng sống xa hoa, phè phỡn trên mồ hôi nước mắt dân nghèo. Thằng còng làm cho thằng ngay ăn, Ngồi mát ăn bát vàng là những sự thực phũ phàng diễn ra hằng ngày. Bởi thế, ông cha ta đã thể hiện rõ ràng quan điểm của mình về lao động và hưởng thụ; qua đó phản ánh mơ ước, khát khao có được sự công bằng, hợp lí trong xã hội: “Có làm thì mới có ăn. Không dưng ai dễ đem phần đến cho”
Câu nói trên đúc kết cho con người một nguyên tắc sống chân thành, mộc mạc, giản dị dạy con người phải biết quý trọng lao động, trân trọng những thành quả do công sức lao động của mình làm ra. Cuộc sống con người muốn tồn tại lâu dài, muốn tự mình hiên ngang, thẳng thắn đi trên con đường của mình được mọi người yêu quý, kính nể, thì cần phải biết lao động, lao động về thể xác hay trí óc thì đều là những lao động chân chính. Việc chúng ta tạo ra những vật chất, tiền tài từ sức lao động của mình giúp cho chúng ta khẳng định được vị thế, giá trị của bản thân trong cộng đồng, trong xã hội.
Có làm thì mới có ăn
Không dưng ai dễ mang phần tới cho
Còn những con người không biết lao động, không yêu quý việc lao động chỉ muốn ngồi mát ăn bát vàng, trông chờ người khác mang sẵn của cải vật chất tới cho mình, thì sớm muộn cũng phải trả giá đắt. Bởi trong cuộc sống nếu chúng ta không làm lợi cho họ, thì không có lý do gì họ lại mang lại lợi ích cho ta. Nhưng khi chúng ta làm lợi cho một người nào đó để nhận sự biếu xén của họ, thì vô tình chung chúng ta đang làm sai tới lợi ích của đông đảo mọi người. Việc làm sai trái này sẽ có ngày nào đó bị phanh phui ra ánh sáng, khiến cho chúng ta phải khốn đốn. Nhẹ thì cảnh cáo, kỷ luật, nặng thì tù tội, vướng vòng lao lý sinh tử…
Trong xã hội hiện đại của chúng ta ngày nay, bên cạnh những người biết quý trọng lao động, có ý thức lao động để tự lập, tự cường thì cũng có nhiều người đang sống như một cây tầm gửi, sống bám vào xã hội, mong chờ sự giúp đỡ bố thí tình thương của xã hội như: hot girl Bella đang rất thu hút mọi người ở trên mạng xã hội hiện nay.
Cô gái này chỉ sinh năm 1988 còn rất trẻ sức khỏe bình thường, nhưng lại muốn có cuộc sống ăn ngon, mặc đẹp mà không phải lao động. Cô gái này thường xa vào nhà hàng, khách sạn, đi xe taxi mà không chịu trả tiền, rồi khi mọi người mắng mỏ cô thì cô gái này lại kêu rằng mình đang có bầu cần phải được chăm sóc nhằm kêu gọi tình thương của xã hội.
Tất nhiên trong xã hội ta nhiều người có lòng hảo tâm và sẵn sàng giúp đỡ cô gái này. Nhưng dường như lòng tham của cô gái này quá lớn. Cô ta ngày càng đòi hỏi nhiều hơn và luôn luôn muốn người khác cung phụng mình mà không bao giờ nghĩ mình làm gì cho họ, gây phẫn nộ trong dư luận xã hội.
Những người có tư tưởng sống như cô gái Bella này thật đáng chê trách và đáng xấu hổ. Nên loại bỏ những con người này ra khỏi xã hội không nên quá quan tâm tới họ, để họ lợi dụng lòng tốt của cộng đồng nhằm trục lợi. Nên dạy họ những bài học để họ hiểu được giá trị của việc lao động ý nghĩa như thế nào.
Câu tục ngữ trên là thái độ sống, quan điểm hoàn toàn đúng đắn của cha ông ta việc cống hiến, lao động với thành quả hưởng thụ. Có lao động thì mới được hưởng thụ thành quả. Thông qua câu tục ngữ ông cha ta đã khẳng định một chân lý tồn tại mãi mãi đó là lao động mới là tiêu chuẩn đo sự thành công, đạo đức, giá trị của một con người khi sống trong xã hội.
Trong giai đoạn hiện đại, câu tục ngữ này càng có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó nhằm giáo dục, khuyên nhủ những vị quan chức, quyền cao chức trọng phải biết giữ mình trước những túi quà, những tập phong bì, để giữ cho tâm hồn trong sạch, thanh cao. Bởi “Không dưng ai dễ mang phần đến cho” đằng sau những món quà đắt tiền, những tập phong bì kia đều là những âm mưu khác, nếu vị quan chức kia nhận đồng nghĩa đã thương lượng, bao che cho điều ác, điều xấu, đã bán rẻ thanh danh và phẩm hạnh của mình. Rồi sẽ có một ngày anh ta phải trả giá trước pháp luật và trước toàn thể người dân trong xã hội.