Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
Các phương thức biểu đạt, nội dung, (tìm từ ghép từ láy, nghĩa gốc nghĩa chuyển nếu có)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
NDC: Đoạn trích cho thấy sự ác liệt của chiến trường và sự thiếu thốn của chiếc xe nhưng tinh thần lạc quan và tiếng gọi của miền Nam thân yêu đã trở thành động lực cho những người lính tiến lên phía trước.
Thể thơ: bảy chữ kết hợp với tám chữ
Phương thức biểu đạt: miêu tả
Nội dung khổ thơ: miêu tả sự thiếu thốn về vật chất và hoàn nhưng lạc quan về tinh thần thái độ của những người lính.
Biện pháp tu từ: liệt kê, điệp từ "không"; cụm từ ẩn dụ/hoán dụ "một trái tim"
+) Tác dụng (giá trị biện pháp tu từ): thể hiện sự đối lập giữa những khó khăn về vật chất và hoàn cảnh mà những người lính đang gặp phải với sự lạc quan và hi vọng về miền Nam, vì chiến đấu và ước mơ cách mạng để giải phóng cho đất nước.
Thi tốt!
1.
- Đoạn thơ trên trích trong văn bản "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
- Tác giả: Phạm Tiến Duật
2.
- Biện pháp tu từ:
+ Điệp ngữ "Không có"
+ Ẩn dụ "trái tim"
- Tác dụng:
+ Tạo nhịp điệu cho câu thơ
+ Tăng tính gợi hình, gợi tả, gợi cảm cho câu thơ
+ Nhấn mạnh hiện thực khốc liệt của chiến tranh qua đó làm sáng lên phong thái ung dung, lạc quan, yêu đời, yêu dân tộc, yêu Tổ quốc của những người lính.
3.
ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam. Vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm tin chiến thắng.
... nội dung chính thi t nhớ là z..:>>
Good luck
Em tham khảo:
Được trích trong bài thơ " Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của tác giả Phạm Tiến Duật. Trong 4 câu thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ và hoán dụ. Trước hết tác giả đã sử dụng biện pháp điệp ngữ: điệp từ không có 3 lần để nhấn mạnh thêm tính chất khốc liệt của chiến tranh làm cho chiếc xe biến dạng đến trần trụi tưởng chừng như chiếc xe không thể chạy được nữa. Ngoài ra tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ :Lấy bộ phận để gọi toàn thể: "trái tim" chỉ người lính lái xe ở tuyến đường Trường Sơn những năm đánh Mỹ.Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng: "trái tim" chỉ tình yêu Tổ quốc lớn lao, như máu thịt, như mẹ cha, như vợ, như chồng...chỉ khát khao giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của người lính.Qua đó cũng là lí tưởng của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước.
Em tham khảo:
Được trích trong bài thơ " Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của tác giả Phạm Tiến Duật. Trong 4 câu thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ và hoán dụ. Trước hết tác giả đã sử dụng biện pháp điệp ngữ: điệp từ không có 3 lần để nhấn mạnh thêm tính chất khốc liệt của chiến tranh làm cho chiếc xe biến dạng đến trần trụi tưởng chừng như chiếc xe không thể chạy được nữa. Ngoài ra tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ :Lấy bộ phận để gọi toàn thể: "trái tim" chỉ người lính lái xe ở tuyến đường Trường Sơn những năm đánh Mỹ.Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng: "trái tim" chỉ tình yêu Tổ quốc lớn lao, như máu thịt, như mẹ cha, như vợ, như chồng...chỉ khát khao giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của người lính.Qua đó cũng là lí tưởng của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước.
1. Phương thức biểu đạt: biểu cảm
2. Điệp từ "không có" cùng phép liệt kê không chỉ nhấn mạnh sự thiếu thốn mà còn tô đậm hiện thực khốc liệt của chiến tranh
- Biện pháp đối lập: Lấy cái không có để khẳng định một cái có - trái tim đầy sức mạnh
- Hình ảnh ẩn dụ: trái tim
3. Nội dung
Nói về những khốc liệt, khó khăn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đó là hiện thực mà các chiến sĩ của chúng ta phải trải qua. Nhưng trái lại với hiện thực đầy khốc liệt đó là sự lạc quan, trẻ trung, sôi nổi, là vẻ đẹp tâm hồn của các chiến sĩ. Họ mang trong tim mình tình yêu đất nước mãnh liệt. Họ vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm, vẫn tiến với một trái tim hết mình vì đất nước, vì tổ quốc.