K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 1 2021

- Hợp tác quốc tế để cùng nhau giải quyết những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu

- Giúp đỡ tạo điều kiện cho các nước nghèo phát triển

- Để đạt được mục tiêu hòa bình cho toàn nhân loại

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
4 tháng 1 2021

- Những nước lớn cần hợp tác với nước nhỏ: để có thể mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, khai thác tài nguyên tiềm tàng, tăng trưởng nhanh hơn vì trong nước đã bão hòa. Bên cạnh đó, các nước nhỏ có thể gần như một nước phụ thuộc. Nước lớn có thể coi là đồng minh, đặt các căn cứ quân sự...

- Các nước chưa phát triển, đang phát triển : muốn liên kết để có thể được đầu tư, được tiếp cận công nghệ, tiếp cận cái mới, để có thể phát triển hơn. Được liên kết quân sự, được các nước lớn bảo vệ.

- Mặt khác, trái đất là của chung, có nhiều vấn đề mà một quốc gia, một vùng lãnh thổ không thể tự mình giải quyết được (Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, chiến tranh,...) Cần phải có sự chung tay của nhiều nước mới giải quyết được.

19 tháng 11 2021

Tham khảo

Hợp tác cùng phát triển là cùng chúng sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung, hai bên cùng có lợi. Hiện nay, trên thế giới đang đứng trước những vấn đề cấp thiết, đe dọa sự sống còn của toàn nhân loại (như: bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh hiểm nghèo…) ; để giải quyết những vấn đề đó, cần phải có sự hợp tác quốc tế, chứ không một quốc gia, một dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được.

8 tháng 11 2017

Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo giúp tiếp cận chuẩn mực giáo dục tiên tiến của thế giới phù hợp với yêu cầu phát triển của nước ta, tham gia đào tạo nhân lực khu vực và thế giới.

Đáp án cần chọn là: C

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
21 tháng 12 2020

1. Tại sao vấn đề bảo vệ môi trường cần phải có sự hợp tác quốc tế?

- Thứ nhất, môi trường của Trái Đất đều là của chung, con người cùng nhau chung sống trong môi trường, khai thác môi trường để đem lại lợi ích cho bản thân, thế nên bản thân mỗi cá nhân, mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ đều phải có trách nhiệm chung trong việc bảo vệ môi trường.

- Thứ hai, không có một quốc gia, vùng lãnh thổ nào có đủ khả năng một mình có thể bảo vệ được môi trường cả. Để bảo vệ môi trường, cần có sự hợp sức, đồng lòng của toàn quốc gia, toàn nhân loại thì mới có thể bảo vệ được môi trường bền vững.

2. Một số hoạt động trong lĩnh vực hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường:

Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP); Môi trường toàn cầu (GEF), Tổ chức Sáng kiến Không khí sạch châu Á (CAI-ASIA); Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Nhật Bản về quản lý chất thải nhằm chia sẻ thông tin, hỗ trợ xây dựng chính sách, mô hình quản lý, xử lý chất thải rắn hiệu quả, bền vững tại Việt Nam.

21 tháng 12 2020

hay quá bạn tôi ơi

 

17 tháng 9 2019

   - Nếu chỉ ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị mà không có các điều ước quốc tế về hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế thì đất nước khó có thể phát triển trong bối cảnh quốc tế hiện nay.

   - Vì không có hợp tác và hội nhập chúng ta sẽ không tranh thủ được sự giúp đỡ vốn và công nghệ kĩ thuật của các nước, sẽ bị tụt hậu ngày càng xa so với các nước trong khu vực và quốc tế.

1 tháng 4 2017

- Nếu chỉ ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị mà không có các điều ước quốc tế về hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế thì đất nước khó có thể phát triển trong bối cảnh quốc tế hiện nay.

- Vì không có hợp tác và hội nhập chúng ta sẽ không tranh thủ được sự giúp đỡ vốn và công nghệ kĩ thuật của các nước, sẽ bị tụt hậu ngày càng xa so với các nước trong khu vực và quốc tế.


2 tháng 4 2017

- Nếu chỉ ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị mà không có các điều ước quốc tế về hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế thì đất nước khó có thể phát triển trong bối cảnh quốc tế hiện nay.

- Vì không có hợp tác và hội nhập chúng ta sẽ không tranh thủ được sự giúp đỡ vốn và công nghệ kĩ thuật của các nước, sẽ bị tụt hậu ngày càng xa so với các nước trong khu vực và quốc tế.

17 tháng 2 2016

a. Hợp tác và đấu tranh.

* Hợp tác:

- Cùng phát triển KT - XH trên nguyên tắc các bên cùng có lợi.

- Phát huy tiềm năng, thế mạnh và hạn chế các mặt còn yếu của từng quốc gia.

- Mở rộng quan hệ trao đổi thương mại.

- Trao đổi KHKT và công nghệ để tạo điều kiện cùng phát triển.

- Nhiều vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi cả thế giới phải giải quyết.

* Đấu tranh:

- Chống sự can thiệp vào nội bộ của các quốc gia khác, chống âm mưu thực dân hóa bằng con đường kinh tế.

- Quá trình hợp tác luôn xuất hiện sự cạnh tranh để chiếm vị trí có lợi hơn trên trường Q.tế.

- Nhằm thiết lập quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

b. Nước ta vừa phải hợp tác vừa phải cạnh tranh vì:

- Do xu hướng QTH, KVH nền kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ. Mỗi nước muốn tăng cường tiềm lực kinh tế của mình phải mở rộng hợp tác liên kết với các nước khác.

- Các nước ĐNÁ có nền kinh tế phát triển cao hơn nước ta, việc hợp tác sẽ giúp nước ta đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc, thu hút vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm quản lí, vận hành nền kinh tế thị trường, đi tắt đón đầu, tránh tụt hậu.

- Việc khai thác tài nguyên Biển Đông, khai thác tổng hợp sông Mê Công liên quan tới quyền lợi của nhiều quốc gia trong khu vực cần có sự hợp tác cùng có lợi, tránh căng thẳng.

- Các nước ĐNÁ có nguồn TNTN khá giống nhau, nguồn nhân lực dồi dào, đều thiếu vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến nên việc cạnh tranh các mặt hàng này trên thị trường quốc tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài khu vực là tất yếu.

9 tháng 8 2018

   Điều ước quốc tế là công cụ hữu hiệu nhất trong quan hệ hợp tác và phát triển giữa các quốc gia vì :

   - Nội dung của điều ước quốc tế là các quy định về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên, là cơ sở pháp lí để thực hiện hợp tác quốc tế có hiệu quả.

   - Nôi dung của các điều ước quốc tế xác định rõ mục tiêu hợp tác của các quốc gia trong mỗi lĩnh vực, được thể hiện ở mỗi điều khoản cụ thể. Thực hiện các điều khoản này là thực hiện rõ mục tiêu hợp tác vì sự phồn thịnh và phát triển của mỗi quốc gia và cả cộng đồng quốc tế.