Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo nhé:
- Cấu tạo bộ xương:
+ Xương chim bồ câu nhẹ, xốp, mỏng, vững chắc thích nghi với sự bay
+ Bao gồm xương đầu, cột sống và xương chi: chi trước biến đổi thành cánh, xương mỏ ác phát triển, là nơi bám của cơ ngực vận động cánh, các đốt sống lưng, đốt sống hông gắn chặt với xương đai hông làm thành khối vững chắc
- Cơ quan tiêu hóa:
+ Hệ tiêu hóa có cấu tạo hoàn chỉnh hơn so với bò sát nên chim bồ câu có tốc độ tiêu hóa nhanh hơn. Sau miệng là thực quản, diều, dạ dày tuyến, dạy dày cơ, ruột, huyệt. Gan lớn, tụy bám vào phần trước của ruột.
- Cấu tạo hô hấp:
+ Gồm khí quản, phổi, các úi khí bụng và các túi khí ngực
+ Phổi là mạng ống khí có bề mặt trao đổi khí rất rộng. Sự thông khi qua phổi nhờ hệ thống túi khí phân nhánh => Làm giảm khối lượng riêng của chim, giảm ma sát khi bay. Tì (lá lách) nằm gần với dạ dày.
- Sinh sản: Chim trống có đôi tinh hoàn và đôi ống dẫn tinh, chim mái chỉ có buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển.
- Di chuyển: Chim bồ câu bay theo kiểu vỗ cánh, khác với chim hải âu bay theo kiểu bay lượn (cánh đập chậm, có lúc cánh chỉ dang rộng mà không đập).
2b/ Cấu tạo hệ hô hấp:
Gồm : Ống dẫn khí và hai buồng phổi
Ống dẫn khí gồm : Mũi, hầu họng, thanh quản, khí quản => Dẫn, lọc, làm ấm không khí từ bên ngoài vào phổi để thực hiện trao đổi khí, ngoài ra thanh quản còn có chức năng phát âm.
Phổi, là bộ phận quan trọng nhất trong hệ hô hấp gồm hai lá phổi, bên trong có các phế quản, phế nang có hệ thống mao mạch máu chằng chịt => Chức năng trao đổi khí với hồng cầu, chức năng cơ bản của hệ hô hấp.
3.
- Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất:
+ Mang 02 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào.
+ Mang các sản phẩm thải từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết.
- Hệ hô hấp giúp các tế bào trao đổi khí;
+ Lấy 02 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải C02 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.
+ Hệ hô hấp lấy 02 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải C02 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.
+ Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chât dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ thông qua hệ cơ quan tuần hoàn.
+ Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.
Câu 1:
Cấu tạo cơ quan trong hệ tiêu hóa:
Từ trên xuống: Gồm có miệng -> thực quản -> phần phình dạ dày, sang trái là gan, ruột non, ruột già, hậu môn và các tuyến tiêu hóa.
Hoạt động của hệ tiêu hóa làm thức ăn biến đổi thành các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và thải chất bã ra ngoài.
1) Động vật ăn thịt: thức ăn (thịt) mềm, giàu chất dinh dưỡng
- Răng: sắc nhọn, dùng để cắn, xé thức ăn. Do thức ăn đã mềm nên chúng không cần phải nhai mà chỉ cần nuốt
- Dạ dạy đơn to
- Ruột non dài nhưng ngắn hơn động vật ăn thực vật
- Manh tràng không phát triển, không có tác dụng cho việc tiêu hóa
- Không có tiêu hóa sinh học
2) Động vật ăn thực vật: thức ăn là thực vật, nghèo chất dinh dưỡng, khó tiêu
- Răng: có nhiều gờ cứng, có tấm sừng để giữ và giật cỏ
- Đối với động vật nhai lại (trâu bò):
+ Có 4 dạ dày: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế
+ Có hệ thống vi sinh vật sống trong dạ cỏ, các vi sinh vật này tiết ra enzim xenlulaza để phân giải thành xenlulozơ có trong thực vật
- Đối với động vật ăn thực vật khác: thỏ
+ Manh tràng rất phát triển, có hệ thống vi sinh vật sống trong đó để tiêu hóa xenlulozơ
+ Ruột non rất dài
=> Động vật ăn thực vật có quá trình tiêu hóa sinh học; còn ở động vật ăn thịt không có
Cơ quan tiêu hoá gồm:
Các ống tiêu hoá | Các tuyến tiêu hoá |
Miệng | Tuyến nước bọt |
Hầu | Tuyến gan |
Thực quản | Tuyến tuỵ |
Dạ dày | Tuyến vị |
Ruột (non, già) | Tuyến ruột |
Cấu tạo cơ quan trong hệ tiêu hóa:
Từ trên xuống: Gồm có miệng -> thực quản -> phần phình dạ dày, sang trái là gan, ruột non, ruột già, hậu môn và các tuyến tiêu hóa.
Hoạt động của hệ tiêu hóa làm thức ăn biến đổi thành các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và thải chất bã ra ngoài.